1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Danh mục hàng tăng trưởng năm nay..

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 15/03/2018.

6943 người đang online, trong đó có 893 thành viên. 13:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24659 lượt đọc và 172 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
    Phát Đạt: Lợi ích doanh nghiệp luôn song hành cùng trách nhiệm xã hội
    Thứ Tư, 4/4/2018 07:00
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Có ít nhất 10 giá trị mang lại cho các doanh nghiệp khi bước đi trên con đường phát triển bền vững, trong đó trách nhiệm xã hội luôn được Phát Đạt coi trọng.
    [​IMG]Không gian sống đẹp tại The EverRich Infinity
    Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social responsibility - CSR) không phải là khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi người tiêu dùng ngày càng có ý thức rõ hơn về việc sản phẩm họ mua được sản xuất trong điều kiện môi trường và lao động như thế nào, trong đó bất động sản cũng không phải là ngoại lệ.

    Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt cho biết, một doanh nghiệp thành công không chỉ về thương mại, đời sống nhân viên, mà còn phải gắn kết với cộng đồng, gắn kết với xã hội.

    Thực tế, khi trình độ nhận thức của con người ngày càng trưởng thành, doanh nghiệp nào ý thức được trách nhiệm xã hội của mình, biết hiện thực hoá nó một cách hiệu quả và thiết thực, doanh nghiệp đó sẽ nhận được thêm nhiều giá trị trong tài sản thương hiệu

    “Quan tâm đến trách nhiệm xã hội trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh là giá trị cốt lõi mà Phát Đạt theo đuổi kể từ thành lập cho đến nay”, ông Đạt khẳng định và cho biết, với mỗi doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng luôn là mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, với Phát Đạt, không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ trách nhiệm xã hội. Nếu doanh nghiệp nào bất chấp tất cả vì mục tiêu lợi nhuận, thì trước sau gì cũng phải trả giá, bởi nó không mang tính dài hạn.

    Ông Đạt cho biết, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trước tiên là về mặt hành vi, cam kết thực hiện các trách nhiệm về chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông qua các quyết định của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Với Phát Đạt, bên cạnh kiến tạo ra những không gian sống lý tưởng cho khách hàng của mình, mang lại giá trị lợi ích cho cổ đông, Công ty còn hướng đến những cam kết đảm bảo cho sự phát triển bền vững là cân bằng 3 yếu tố phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.



    [​IMG]
    Ông Mai Phước An Tâm - đại diện truyền thông, thừa ủy quyền của lãnh đạo Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt nhận Cup vinh danh Dự án The EverRich Infinity
    Theo ông Đạt, trách nhiệm xã hội mà Phát Đạt theo đuổi là cách tiếp cận có hệ thống, tích hợp các yếu tố phi tài chính vào hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở xây dựng hướng đến phát triển bền vững. Phát Đạt không vì lợi ích của doanh nghiệp mà làm xói mòn nền kinh tế, xã hội, con người và nguồn tài nguyên. Điều này đã được Công ty thể hiện tại các dự án The EverRich 1, 2, 3 và mới nhất là Millennium. Nhờ vậy, các dự án này nhận được sự tin tưởng là yêu mến của các khách hàng và được cộng động đánh giá cao.


    "Chúng tôi có trách nhiệm về tác động xã hội, môi trường và kinh tế của các hoạt động của mình. Chúng tôi xây dựng các chính sách và thực tiễn kinh doanh để phản ánh các tiêu chuẩn cao nhất về tính minh bạch của Công ty, quản trị và đạo đức. Chúng tôi hỗ trợ tất cả các khía cạnh của các chương trình trách nhiệm xã hội và có các kỹ năng để triển khai công tác này”, ông Đạt nhấn mạnh.
    Các chương trình mà Phát Đạt tham gia và phát động thời gian qua là Lễ phát động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và đi bộ đồng hành truyền thống lần XIII năm 2018, gây Quỹ Khuyến học quận 4 với số tiền ủng hộ 20 triệu đồng; tài trợ áo thun cho Hội sinh viên TP.HCM tổ chức Chiến dịch Xuân Tình Nguyện lần thứ 10; tài trợ lắp đặt hệ thống nội thất cho khu bán trú của Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở Trà Xinh…

    Tham gia các chương trình này không đơn thuần chỉ là câu chuyện đóng góp từ thiện, mà qua đó, Phát Đạt muốn lan tỏa nhiều hơn tinh thần của một doanh nghiệp đại chúng: phải biết gắn liền nhiệm vụ phát triển kinh tế và sứ mệnh hỗ trợ cộng đồng.



    [​IMG]
    Ông Phạm Trọng Hòa – Phó Tổng giám đốc Xây dựng Công ty Phát Đạt trao tài trợ cho Hội khuyến học quận 4, TP.HCM
    Bằng những đóng góp tích cực, Phát Đạt một lần nữa khẳng định vai trò, vị thế của doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế đi đôi với sứ mệnh hỗ trợ cộng đồng.


    Khi phát triển dự án, Phát Đạt không giới hạn mình trong khuôn khổ nào

    Phát Đạt rất vinh dự khi được bạn đọc Báo Đầu tư tín nhiệm bình chọn dự án The EverRich Infinity là 1 trong 20 không gian sống chuẩn mực trên địa bàn cả nước. Đây là sự ghi nhận của cư dân, khách hàng đối với dự án nhưng cũng là áp lực để Phát Đạt tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm cao cấp xứng với sự kỳ vọng của người tiêu dùng.

    Chúng tôi chọn phát triển dòng sản phẩm căn hộ cao cấp, vì đó là chiến lược kinh doanh của Phát Đạt ngay từ khi thành lập. Đó cũng là lý do mà chúng tôi tạo nên thương hiệu The EverRich thuộc phân khúc cao cấp.

    Hơn nữa, khi ấp ủ dự án đầu tay, Phát Đạt đã thực sự không giới hạn mình trong khuôn khổ nào, mà để ước mơ được dẫn dắt tự do. Phát Đạt mơ về một kiệt tác mỹ thuật trong kiến trúc, một không gian sống cao cấp, yên bình dành cho những chủ nhân thành đạt tận hưởng một cuộc sống sang trọng và tiện nghi. Chúng tôi đã mơ về một cuộc sống mãi mãi sung túc, mãi mãi thịnh vượng. Đó là lý do để thương hiệu The EverRich ra đời, mang đến cho gia chủ một cảm giác được nâng niu trong từng thời khắc sống tiếp thêm sinh lực cho họ trên con đường công danh và trong cuộc sống.
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
    [Live ĐHĐCĐ FPT] Lợi nhuận quý I/2018 dự kiến tăng trưởng 30%
    [​IMG]
    Bình An

    (NDH) Năm 2018 là năm đầu tiên FPT chỉ còn hoạt động chính trên 3 lĩnh vực công nghệ, viễn Thông, giáo dục đào tạo sau khi đã thoái vốn khỏi lĩnh vực phân phối và bán lẻ.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Chiều ngày 5/4, Công ty cổ phần FPT (mã CK: FPT) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.

    Lợi nhuận 2017 tăng đột biến nhờ thoái vốn

    Về KQKD năm 2017, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất 43.845 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2016, tương ứng 94% kế hoạch. LNTT hợp nhất đạt 4.255 tỷ đồng, tăng 41% so với năm trước và vượt 25% kế hoạch.

    Kết quả vượt trội này nhờ một phần từ hoạt động thoái vốn tại lĩnh vực phân phối và bán lẻ. Nếu không tính ảnh hưởng từ việc thoái vốn (thực hiện hợp nhất kết quả kinh doanh cả năm 2017 của FPT Retail và Synnex FPT) thì doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 45.213 tỷ đồng, tăng 11,5% và 3.373 tỷ đồng, tăng 11,9%. Kết quả này tương ứng với tỷ lệ hoàn thành 97% kế hoạch doanh thu và 99% kế hoạch lợi nhuận năm 2017.

    Trong đó, trên thị trường toàn cầu, công ty ghi nhận doanh thu đạt 7.199 tỷ đồng, tăng 18% và LNTT đạt 1.207 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2016.

    [​IMG]

    Lợi nhuận ba mảng hoạt động chính năm 2018 dự kiến tăng 18%

    Trước triển vọng kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, xu hướng phát triển ngành công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng chiến lược của công ty, HĐQT đưa ra kế hoạch năm 2018 với chỉ tiêu doanh thu đạt 21.900 tỷ đồng, giảm 50,1% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 3.484 tỷ đồng, giảm 18%. Tuy nhiên, nếu loại trừ phần lợi nhuận từ thoái vốn của năm 2017 thì kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2018 của FPT tăng lần lượt 10,7% và 17,8%.

    Năm 2018 là năm đầu tiên FPT chỉ còn hoạt động chính trên 3 lĩnh vực công nghệ, viễn Thông, giáo dục đào tạo sau khi đã thoái vốn khỏi lĩnh vực phân phối và bán lẻ. Bức tranh tài chính của FPT sẽ thay đổi với việc doanh thu chỉ còn đến từ các lĩnh vực công nghệ, viễn thông và giáo dục. Đồng thời các lĩnh vực này có tỷ suất lợi nhuận cao nên tỷ suất lợi nhuận chung toàn tập đoàn dự kiến tăng 2 lần lên mức gần 16%.

    Tổng tỷ lệ cổ tức 40% cho năm 2017

    HĐQT của FPT trình ĐHĐCĐ thông qua phương án sử dụng lợi nhuận năm 2017, phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu và chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2018.

    Theo đó, FPT đưa ra mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt 2017 là 25%, 10% đã được chi trả vào năm 2017, 15% còn lại sẽ được chi trả sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt và thời gian dự kiến ngay trong quý II.

    Bên cạnh đó, HĐQT của FPT còn dự định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% (20:3). Thời gian dự kiến chi trả sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt (cùng với thời gian trả cổ tức 2017 bằng tiền mặt).

    Còn về chính sách cổ tức cho năm 2018, HĐQT của FPT dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% (2.000 đồng/CP- căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu 15%). Mức chia cổ tức bằng tiền mặt của cả năm 2018 sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 quyết định.

    Phần thảo luận:

    Ở mảng viễn thông, cuộc cách mạng 4G, 5G đang diễn ra nhưng FPT đã bỏ qua mảng 4G vậy liệu công ty có tham gia vào 5G sau này?

    Mạng không dây là một thèm muốn lâu dài của FPT. Nhưng làm 5G liên quan đến nhiều vấn đề, FPT vẫn luôn chờ cơ hội.

    Liệu có thể tăng cổ tức do đây là năm FPT kỷ niệm 30 năm, lợi nhuận để lại sẽ còn khoảng 4.000 tỷ (sau khi chia cổ tức) để làm gì?

    Chính sách của FPT là ổn định năm này so với năm sau đều tương đương nhau về tỷ lệ cổ tức. Hơn nữa, cổ tức năm nay đã tăng thêm so với trước 5%.

    FIS suy giảm lợi nhuận đáng kể trong 2017, giải pháp 2018 trong chiến lược 5 hay 6 năm tới là gì?

    Tương lai năm tới FIS sẽ khởi sắc.

    FPT có thoái vốn khỏi TPBank?

    FPT chưa có kế hoạch thoái vốn khỏi ngân hàng này.

    FPT đang có khoản dự phòng gần 300 tỷ, trong đó phần của TPBank là bao nhiêu?

    Phần lớn là thương mại điện tử, trong khi phần dự phòng của TPBank rất ít.

    Hiện nay đang có tin SCIC sẽ thoái vốn tại FOX, vậy FPT có ý định mua lại số cổ phần này?

    FPT có ý định mua lại cổ phần tại FOX. Nhưng tin SCIC sẽ thoái vốn tại FOX thì FPT chưa nắm được.

    Kết quả kinh doanh quý I?

    FPT dự kiến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận quý I/2018 lần lượt là 18% và 30% so với cùng kỳ.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
    Tuần qua
    FPT tăng 1.200 đ
    PDR tăng 2.600 đ
    HBC tăng 4.400 đ
    NVL tăng 7.300 đ
    THI tăng 5.000 đ
    APC giảm 1.450 đ
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
    Thibidi (THI): Gelex sẽ chuyển nhượng 23,6 triệu cổ phiếu mua phát hành riêng lẻ năm 2016
    Thứ Bảy, 7/4/2018 16:47
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2018 của CTCP Thiết bị điện (THI) vừa công bố, năm 2018, THI dự kiến doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với năm 2017, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 410 tỷ đồng, không tăng trưởng so với năm 2017.
    [​IMG]

    Năm 2018, THI dự kiến cổ tức tỷ lệ 25%.
    Để đảm bảo kế hoạch kinh doanh, bên cạnh tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước, THI sẽ thực hiện các giải pháp đầu tư giảm giá chi phí vật tư chế tạo các máy biến áp, tiết giảm chi phí quản lý để đảm bảo hiệu quả lợi nhuận.
    Một nội dung đáng chú ý khác dự kiến trình tại Đại hội là THI sẽ cho phép chuyển nhượng đối với 23,6 triệu cổ phần đã phát hành riêng lẻ năm 2016 cho Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (GEX).

    Theo đó, GEX sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần này cho Công ty TNHH Thiết bị điện GELEX (100% vốn của GEX) theo phương án tại cơ cấu của GEX.

    Công ty TNHH Thiết bị điện GELEX có vốn điều lệ 368 tỷ đồng, sẽ cam kết nắm giữ cổ phiếu THI trong thời gian hạn chế chuyển nhượng còn lại, tức đến hết ngày 11/11/2021.
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
    360° DOANH NGHIỆP
    HBC ký hợp đồng 280 tỷ đồng thi công TMS Luxury Hotel & Residence Quy Nhon.
    Thứ Sáu, 6/4/2018 16:02
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Ngày 6/4/2018 tại Quy Nhơn, Tập đoàn TMS và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã ký kết hợp tác thi công dự án TMS Luxury Hotel & Residence Quy Nhon.
    [​IMG]
    Dự án TMS Luxury Hotel & Residence Quy Nhon là tổ hợp dự án khách sạn và căn hộ du lịch 5 sao có quy mô 42 tầng nổi, 01 tầng hầm, sau khi đưa vào hoạt động sẽ trở thành tòa tháp cao nhất Quy Nhơn sở hữu tầm nhìn panorama 360 độ ngắm trọn bờ biển và toàn cảnh thành phố, cùng với tổng hòa hơn 30 dịch vụ tiện ích hiện đại tiêu chuẩn quốc tế.

    Ở dự án này, Hòa Bình là nhà thầu chính thi công kết cấu phần thân, hoàn thiện xây trát phần thân dự án, tổng giá trị hợp đồng khoảng 280 tỷ đồng và thời gian thi công là 14 tháng.

    Đây là dự án thứ 2 của Hòa Bình tại Bình Định, trước đó là dự án khách sạn Liberty Central Quy Nhơn Beach thi công vào tháng 11/2017.

    Trước đó, ngày 4/4/2018 Tập đoàn Hòa Bình cũng đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm Tổng thầu thiết kế & thi công (Design & Build) dự án Tân Hoàng Mai (Hà Nội) và dự án Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM).

    Trong đó, dự án Tân Hoàng Mai có quy mô gần 20 ha là tổ hợp chung cư cao cấp, biệt thự liền kề và shophouse; dự án Nguyễn Thị Minh Khai có quy mô 19 tầng cao và 6 tầng hầm.

    Thu Hương
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
    [​IMG]
    Khuyến nghị mua cổ phiếu PDR tại mức giá từ 42.500 đến 43.400 đồng

    (CTCK BIDV – BSC)

    PDR – Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt

    Điểm nhấn kỹ thuật:

    - Xu hướng hiện tại: tăng giá dài hạn

    - Chỉ báo MACD: phân kỳ bên trên đường tín hiệu

    - Chỉ báo RSI: tăng, vượt ngưỡng kháng cự

    - Chỉ báo OBV: tăng

    Nhận định: PDR đang trong xu hướng tăng giá dài hạn. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu PDR đã vượt ngưỡng kháng cự 41.5 với giá trị thanh khoản tốt.

    Hiện tại, PDR đang trong nhịp tăng giá sóng 3 Elliott. Các chỉ báo kỹ thuật tích cực cho thấy khả năng tiếp tục xu hướng tăng giá dài hạn của cổ phiếu. Kỳ vọng PDR sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.

    Khuyến nghị: Giá mua: 42.500 – 43.400. Giá mục tiêu gần là 46.900. Trong trường hợp giá cổ phiếu tăng vượt ngưỡng này, PDR sẽ trong sóng 3 mở rộng với giá mục tiêu 50.000. Cắt lỗ: mất ngưỡng hỗ trợ 40.000 đồng/cổ phiếu.

    Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 70.000 đồng
    (CTCK MB - MBS)
    - Kế hoạch kinh doanh 2018 với doanh thu 21.900 tỷ đồng và LNTT 3.484 tỷ đồng, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.

    - Kết quả kinh doanh 2017 khả quan với 42.650 tỷ đồng doanh thu và 3.528 tỷ đồng LNST. Lợi nhuận tăng mạnh nhờ thoái vốn tại FRT và FTG.

    - TPBank niêm yết – Thông tin hỗ trợ triển vọng FPT ngắn hạn.

    - Tiềm năng từ xuất khẩu phần mềm & thị trường viễn thông trong nước lớn.

    - Chúng tôi dự phóng năm 2018 FPT đạt doanh thu 21.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 2.187 tỷ đồng. EPS 2018 ước đạt 3.582 đồng.

    Chúng tôi khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 70.000 đồng/cổ phiếu.

    >> Chi tiết
  7. Jocker123

    Jocker123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2018
    Đã được thích:
    1.124
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
  9. Jocker123

    Jocker123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2018
    Đã được thích:
    1.124
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.362
    ĐHĐCĐ FPT: Chia cổ tức 45% cho năm 2017, lợi nhuận quý 1 tăng 30% cùng kỳ
    05/04/2018 21:45
    FPT trở lại thành công ty công nghệ đúng nghĩa
    • Chiều ngày 5/4, CTCP FPT (HOSE: FPT) đã tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Với một năm nhiều biến động, vấn đề được quan tâm nhất trong phiên họp chiều nay xoay quanh câu chuyện dùng tiền thu được từ thoái vốn và động lực tăng trưởng của FPT sau khi trở thành công ty công nghệ “đúng nghĩa”.


      ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 CTCP FPT diễn ra ngày 05/04/2018

      Báo cáo trước ĐHĐCĐ, Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc cho biết năm nay sẽ là năm đầu tiên FPT chỉ còn hoạt động chính trên ba lĩnh vực: công nghệ, viễn thông và giáo dục đào tạo, sau khi đã hạ tỷ lệ sở hữu khỏi lĩnh vực phân phối và bán lẻ vào cuối năm 2017.

      Theo đó, bức tranh tài chính của tập đoàn cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể với việc doanh thu chỉ còn đến từ các lĩnh vực này. Một trong những điểm đáng chú ý là tỷ suất lợi nhuận chung toàn tập đoàn dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên mức gần 16%. Theo ban lãnh đạo FPT, việc thoái vốn khỏi phân phối và bán lẻ, vốn là hai lĩnh vực đem lại nhiều doanh thu những có biên lợi nhuận thấp, sẽ tác động giúp các chỉ số tài chính của FPT đúng với đặc thù một doanh nghiệp công nghệ.

      Trước triển vọng kinh tế, xu hướng phát triển ngành công nghệ thông tin và định hướng chiến lược, ban lãnh đạo FPT đề ra kế hoạch năm nay với chỉ tiêu doanh thu đạt 21,900 tỷ đồng, chỉ còn một nửa so với năm trước, nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ giảm 18%, đạt 3,484 tỷ đồng. Trong đó, nếu loại trừ phần lợi nhuận từ thoái vốn của năm 2017 thì kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2018 của FPT tăng lần lượt 11% và 18%.

      Đi vào chi tiết cho từng lĩnh vực, doanh thu khối công nghệ dự kiến đạt 12,149 tỷ đồng, tăng 10%, với lợi nhuận đạt 1,460 tỷ, tăng 29%. Khối viễn thông đặt mục tiêu doanh thu tăng 13% lên 8,660 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 14%. Chỉ có lĩnh vực giao dục và đầu tư đặt mục tiêu lợi nhuận 216 tỷ đồng, giảm 12%, dù doanh thu tăng 4% lên 1,090 tỷ.

      Đối với vấn đề phân phối lợi nhuận cho năm 2017, sau khi ghi nhận kết quả lợi nhuận tăng 41% so với năm trước và vượt 25% kế hoạch, FPT cũng đề xuất kế hoạch chia cổ tức cao hơn 5% so với mọi năm.

      Theo đó, mức chia cổ tức dự kiến là 40%, bao gồm 25% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu. Theo ban lãnh đạo FPT, mức chia cổ tức cao hơn mọi năm là “món quà khích lệ” cho cổ đông với một năm FPT ghi nhận lợi nhuận đột biến từ thoái vốn.

      Trước câu hỏi về việc tại sao ban lãnh đạo FPT không chia mức cổ tức cao hơn, khi mà lợi nhuận chưa phân phối sau khi trừ cổ tức năm 2017 còn tới hơn 4,000 tỷ đồng, đại diện tập đoàn cho rằng mục tiêu hướng tới của FPT là sự ổn định, thay vì đột biến.

      “Chính sách chia cổ tức cần cân đối giữa quyền lợi cho cổ đông và sự phát triển trung dài hạn. FPT hướng tới việc duy trì một chính sách cổ tức ổn định, từ đó là căn cứ để nhà đầu tư định giá FPT”, CEO FPT, ông Bùi Quang Ngọc đánh giá.

      Chia sẻ về kết quả kinh doanh trong quý 1/2018, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng giám đốc FPT cho biết, con số chi tiết vẫn chưa được quyết định, tuy nhiên doanh thu ước tính của ban lãnh đạo trong quý đầu tiên của năm nay tăng 18% so với cùng kỳ 2017, với lợi nhuận tăng 30%.

      Riêng với kế hoạch của FPT Trading và FPT Retail trong năm 2018, ông Phương cho biết hai công ty này giờ là công ty liên kết với FPT nên không đưa vào kế hoạch chi tiết cho năm nay của HĐQT. Về mặt số liệu cụ thể, FPT Trading dự kiến không tăng trưởng do FPT cùng đối tác chiến lược Synnex muốn tập trung tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp này, trong khi đó FPT Retail đặt mục tiêu tăng trưởng 30%.

      Với các vấn đề như khoản đầu tư vào TPBank, chủ tương có đầu tư tiếp vào FPT Telecom sau khi SCIC thoái vốn hay nới room cho khối ngoại, ban lãnh đạo tập đoàn đã có những định hướng cụ thế. Trong đó, ban lãnh đạo FPT cho biết tập đoàn này vẫn chưa có ý định thoái vốn khỏi TPBank trong thời gian tới. Việc đầu tư vào FPT Telecom đã có chủ trương từ trước, tuy nhiên vẫn chờ những động thái cụ thể từ SCIC.

      Riêng với vấn đề nới room cho khối ngoại, về mặt chủ trương thì đây là điều FPT mong muốn, tuy nhiên việc thực hiện không dễ dàng. Phó Tổng giám đốc FPT cho biết hiện tập đoàn đang vướng phải một số vấn đề về nghành nghề kinh doanh có điều kiện không được tăng giới hạn sở hữu nước ngoài lên 100%, đơn cử như viễn thông, báo chí và các vấn đề liên quan đến an ninh mạng. Do đó, việc nới room sẽ khó có thể thực hiện ở hiện tại.

      Nhã Tâm
    MrBongBang thích bài này.

Chia sẻ trang này