Đáp số cho TTCK 2011, đọc xong mà không nhập hàng là chuyện lạ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi amater_s, 15/02/2011.

3315 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 03:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7592 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Hiện nay mình cũng chia ra 2 rổ. 1 Đầu cơ, 1 đầu tư
    Nhưng kinh nghiệm xương máu những năm qua đã cho thấy một điều đầu tư vẫn ăn lồi mồm
    Còn số vốn lướt sóng thì lõm vẫn hoàn lõm (tính theo gold thì lõm nặng)
    Ở TTCK VN ngay cả BigBoy đến giờ này cũng không dám vỗ ngực là có thể nắm chắc phần thắng 70%
    Dù sao thì trong 5 năm nữa, TTCK VN sẽ về đúng với bản chất của nó như ở các nước PT
    Các cụ biết vì sao các CTCK hiện nay đang thoái lui đánh sóng, shortsell, tự doanh....không.
    Đơn giản vì mùi của chính sách nó đã ngửi được
    Chỉ trong năm này là CP sẽ thắt chặt chính sách đối với các CTCK mà thôi
    Cái kết cục của KLS không xấu như nhiều cụ lầm tưởng
    Nó làm như vậy là hổ mọc thêm cánh đấy
    Cho dù trong ngắn hạn thì có vẻ khó khăn
    Nhưng là khó khăn cho cổ đông của nó, chứ nó thì không
    Hiện nay: Chân lý thuộc về kẻ cầm tiền..........................mặt
  2. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.161
    Trúng ý em vụ KLS quá, em đợi bán xong DPM bắt đáy nó đây >:D<
  3. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Hôm nay cụ múc thêm KLS không?[r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.161
    Ko có cổ KLS cụ ah, cỡ giá 9 em moi xem xét [:D]
  5. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.161
    nhà cái ủn DPM của em dc 2 phiên rồi, chưa đủ T4 nữa hihi
  6. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    DPM : 1 con hàng cứng cáp[r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.161
    KLS khoảng giá 8-9 em xem xét, đang vào sóng giảm 5 cuối trong năm 2011.
  8. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Việc bình ổn làm trong sạch TTCK của CP nhằm tạo niềm tin cho NĐT trong nước và nước ngoài ở đây Sơ bộ chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2011-2020
    Việc bình ổn TT USD, Góld đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả: giám sát chặt TT ngoại tệ tự do, TT vàng vật chất và ra chế tài nghiêm khắc, lãi suất huy động USD đã giảm
    Đi kèm là xúc tiến bán CP của CTG, VCB, họ Petro.
    Thắt chặt tín dụng chứng khoán, vay tiêu dùng và kích thích cho vay sản xuất (VD cho vay theo tài trợ của JICA)
    Thắt chặt cung tiền bằng việc nâng lãi suất tái cấp vốn tỏ ra rất hiệu quả
    Sắp tới sẽ tăng DTBB USD (chủ yếu là tăng khả năng dự trữ ngoại hối, đảm bảo thanh khoản USD)
    Sắp tới có khả năng sẽ đưa ra trần lãi suất cho vay đối với các TCTD ----> phạt nặng nếu vi phạm và hoàn lại tiền lãi over cho DN vay vốn
    CPI có chiều hướng giảm
    Do đó các NĐt NN đã đầu tư mạnh hơn vào TTCK Việt Nam và đang chuẩn bị mua lại nhiều DN niêm yết ( VD Vietcombank vừa mua 110 triệu USD từ IFC để IFC mua CTG (sao lại không bán cho CTG nhỉ, thực ra giá mua này chỉ = 110 triệu USD x 90%))
    Vàng TG đang trên đà giảm, tâm điểm bây giờ không phải là Trung Đông nữa mà là ý chí quật cường của NHật Bản trong thảm họa, các cụ cứ xem Kobe tái thiết, phát triển nhanh thế nào sau động đất.
    Thủ Tướng đã rất quyết liệt trong bình ổn TT Vàng, ngoại tệ
    Các cụ cứ tìm hiểu Vĩ mô, tất cả các tín hiệu tốt đã trở lại
    Do đó, tình hình vĩ mô diễn biến theo chiều hướng tích cực
    Như vậy: các cụ cứ quyết định mua hay bán cổ đi:-bd
  9. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    TÀI CHÍNH QUỐC TẾ17/03/2011 15:59 | A A A

    Chứng khoán châu Á dần hồi phục vào cuối phiên


    (NDHMoney) Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm điểm phiên thứ 3 trong tuần này nhưng mức giảm điểm đã hạ bớt nhờ đợt hồi phục cuối phiên.

    [​IMG]
    Biến động chứng khoán thế giới tính đến 4:02 chiều ngày 17/3/2011. Nguồn: Financial Times.

    Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,6% xuống 128,27 điểm lúc 3:28 chiều tại Tokyo và đang hướng đến tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Tỷ lệ cổ phiếu giảm so với tăng là 2:1. 7/10 nhóm ngành tính trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm điểm.

    Chứng khoán Nhật Bản hôm nay đóng cửa chỉ giảm 1,4%. Trong phiên, có lúc chỉ số Nikkei 225 giảm 5%, sau đó đã hồi phục dần nhờ tâm lý lạc quan về kế hoạch đối phó với thảm họa hạt nhân tại Nhật.

    Chứng khoán Nhật cũng hồi phục một phần nhờ đồng yên giảm giá làm giảm áp lực đối với cổ phiếu của các công ty xuất khẩu. Đồng yên giảm giá do kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ can thiệp để hỗ trợ xuất khẩu.

    Ngày mai, Bộ trưởng Tài chính nhóm G7 sẽ có phiên họp thảo luận về các thị trường tài chính và nền kinh tế Nhật Bản, Bộ trưởng Tài chính Nhật Yoshihiko Noda phát biểu với phóng viên ngày hôm nay.

    Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục vào cuối phiên với mức tăng nhẹ 0,05% khi cổ phiếu của các công ty năng lượng tăng mạnh nhờ kỳ vọng cầu năng lượng sẽ tăng tại Nhật Bản. Tuy vậy, cổ phiếu của các công ty năng lượng nguyên tử vẫn giảm, Kepco Engineering & Construction giảm 2,8%.

    Chứng khoán Australia cũng hồi phục vào cuối phiên và đóng cửa chỉ giảm nhẹ 0,06%. Cổ phiếu của các công ty năng lượng tăng điểm và cổ phiếu của các công ty khai mỏ hồi phục khi thị trường chứng khoán Nhật đảo chiều vào cuối phiên.

    Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm 1,14%. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 1,83%. Cổ phiếu của Tencent Holdings, công ty Internet có giá trị thị trường lớn nhất Trung Quốc, giảm hơn 10% sau khi lợi nhuận quý tăng 46% - mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua.



    Tuyết Mai - NDHMoney
    Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70-100% GDP vào năm 2020

    Tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.
    Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.
    Theo ông Nguyễn Thành Long, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ - Ủy ban Chứng khoán, sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho giai đoạn tới là điều cần thiết, khi thị trường chứng khoán có vẻ như đã đạt tới những ngưỡng cuối cùng theo định hướng phát triển trước đây.
    “Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của thị trường chứng khoán, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế”, ông Long cho biết.
    Điểm đột phá của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011-2020, theo ông Long, chính là sự phát triển về chất của thị trường chứng khoán. Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của thị trường chứng khoán.
    Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...
    Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý.
    Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.
    Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...
    Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.
    Theo ông Long, cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế...
    Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.
    Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.
    Theo Hoàng Xuân
    VnEconomy


    EU bỏ thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam từ 31/3

    Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu tiếp tục cơ chế giám sát việc nhập khẩu giày mũ da từ Việt Nam và Trung Quốc trong vòng một năm nữa.
    Ngày 16/3, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ chính thức bãi bỏ việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam kể từ ngày 31/3.
    Thương vụ Việt Nam tại EU và Bỉ-Luxembourg khẳng định thông tin trên đã được Công báo của EU đăng tải ngày 16/3, theo Thông báo số 2011/C 82/04 của Ủy ban châu Âu (EC) về việc thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc sẽ chấm dứt vào ngày 31/3 tới.
    Tuy nhiên, Công báo cũng nêu rõ EC sẽ tiếp tục áp dụng cơ chế giám sát trong vòng một năm nữa để đánh giá việc nhập khẩu giày mũ da từ Việt Nam và Trung Quốc.
    Quá trình giám sát này nhằm giúp EC có thể sớm đưa ra các biện pháp trong trường hợp lại xảy ra tình trạng bán phá giá.

    Theo: Vietnam+


    BIDV đề xuất Đề án Sở giao dịch Vàng quốc gia

    Các giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp lệnh liên tục. Nếu cung cầu trên sàn không cân đối thì những lệnh chưa được khớp sẽ bị hủy.

    Ngay sau khi Chính phủ yêu cầu giám sát hoạt động của việc kinh doanh vàng và tiến đến xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, nhiều đề xuất đã được đưa ra về việc hình thành một Sở giao dịch hay Trung tâm giao dịch vàng quốc gia. CafeF xin trích đăng Đề xuất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để bạn đọc tiện tham khảo.
    Đề án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc thị trường vàng nội địa của các nước, vấn đề kết nối với thị trường vàng quốc tế và đặc biệt là mô hình hoạt động, quản lý của 5 Sở giao dịch vàng có doanh số lớn nhất trên thế giới gồm: COMEX (Mỹ), TOCOM (Nhật Bản), MCX (Ấn Độ), DGCX (Dubai), SGE (Trung Quốc). Đề án đặc biệt lưu ý đến SGE do bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng.
    Đặc điểm chung của các Sở giao dịch vàng nêu trên là Sở giao dịch vàng duy nhất tại một quốc gia, thuộc Sở giao dịch hàng hóa hoặc tồn tại độc lập, đây là đơn vị kinh doanh độc lập về tài chính, song chịu sự giám sát chặt chẽ của NHTW.
    Các Sở giao dịch không thực hiện chức năng tự doanh chỉ cung cấp địa điểm, các tiện ích và dịch vụ chính vì vậy đảm bảo minh bạch, khách quan và công bằng.
    Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm từ các Sở giao dịch vàng quốc tế, Đề án của BIDV đã đề xuất mô hình cho Sở giao dịch vàng Việt Nam trên tất cả các khía cạnh:
    Sở hữu và quản lý: Sở giao dịch vàng quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước. Sở giao dịch là đơn vị kinh doanh độc lập về tài chính, song Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn giữ vai trò giám sát, quản lý về mặt vĩ mô.
    Phạm vi hoạt động kinh doanh: Sở giao dịch chỉ cung cấp địa điểm, dịch vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán, và giao nhận vàng, không tham gia giao dịch trên Sàn.
    Thành viên giao dịch trực tiếp tại Sàn là các ngân hàng hoặc doanh nghiệp kinh doanh vàng có uy tín và danh tiếng tốt, minh bạch trong kinh doanh. Gồm 2 loại: Tự doanh và Môi giới.
    Cách thức tổ chức hoạt động giao dịch: Các doanh nghiệp vàng không đủ điều kiện là thành viên trực tiếp và người dân sẽ thông qua các thành viên môi giới của Sở để giao dịch tại Sàn.
    Các lệnh giao dịch phải tập trung toàn bộ lên sàn Trung tâm, các thành viên môi giới không được tự khớp lệnh của khách hàng.
    Các giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp lệnh liên tục. Nếu cung cầu trên sàn không cân đối thì những lệnh chưa được khớp sẽ bị hủy.
    Ngoài những đặc điểm đó, Đề án cũng đã đề xuất các phương án về xây dựng hệ thống thanh toán, lưu trữ, vận chuyển, đảm bảo chất lượng vàng và đặc biệt là vấn đề quản lý rủi ro và đảm bảo minh bạch cho hoạt động giao dịch tại Sở.
    Theo BIDV, việc thành lập một Sở giao dịch vàng duy nhất tại Việt Nam, được tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia sẽ thu hút được đông đảo các thành viên thị trường tham gia giao dịch trên sàn tập trung này và qua đó tập trung được các giao dịch vàng vào một “mặt bằng”, sẽ khắc phục được các hạn chế về quy mô hẹp hay tính thanh khoản kém của các “sàn giao dịch” vàng trước đây.
    Xem chi tiết: Đề án Thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia do BIDV đề xuất và trình Thủ tướng, NHNN tháng 12/2010.
    CafeF
    Theo BIDV





  10. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Đúng như tôi đã dự đoán
    Đô đã về 21.100, xin tuyên bố sóng thần bắt đầu tuần sau

Chia sẻ trang này