Đầu cơ chính sách ,hé lộ bước đầu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DMcacmod, 25/07/2011.

8397 người đang online, trong đó có 1008 thành viên. 09:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25815 lượt đọc và 111 bài trả lời
  1. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
  2. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    http://tranhung09.blogspot.com/2011/...t-giong-o.html
    Chuyện 100 “hạt giống đỏ”


    Hồ Bất Khuất:

    Cuộc đời và sự nghiệp nhóm “hạt giống đỏ”

    Tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của họ, tôi cứ bâng khuâng nghĩ ngợi mãi. Họ đúng là những con người “vừa hồng, vừa chuyên” theo những tiêu chuẩn mà Bác Hồ mong muốn. Họ cũng chính là những người được gửi đến Liên Xô - lúc đó rất mạnh mẽ và “khỏe khoắn” để sống, học tập từ khi còn là những đứa trẻ. Họ đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước, nhưng đáng ra, họ còn có thể làm được nhiều hơn thế.

    [​IMG]
    Ngôi nhà số 28 phố Kachalov - nơi ở của "hạt giống đỏ" màu đông 1954

    [​IMG]
    Những "hạt giống đỏ" giữa bạn bè quốc tế

    Tại sao họ được gọi là “hạt giống đỏ”?


    Bởi vì họ chỉ có 100 người được lựa chọn kỹ càng trong số hàng ngàn con em của những chiến sỹ cách mạng đã từng được lựa chọn để đưa sang Trung Quốc học tập từ những năm trước đó. Cụ thể, rõ ràng là thế này: Ngày 10/9/1954, có một đoàn tàu chở 30 thiếu nhi Việt Nam, xuất phát từ Nam Ninh, qua Quế Lâm đón 70 em nữa, rồi chạy thẳng đến Bắc Kinh, sau đấy đến Moskva.
    Cũng xin nói rõ thêm một chi tiết: trong số này có hai người Lào mang tên Việt. Người thứ nhất là Nguyễn Văn Quang, con Hoàng thân Xuvanuvong, sau này là ************* Lào. (Nguyễn Văn Quang đã hy sinh tại Sầm Nưa năm 1967, khi đang giữ cương vị Bí thư Trung ương Đoàn cách mạng Lào). Người thứ hai là Lê Văn Lợi, con một chiến sỹ cách mạng Lào, (sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô về, đã trải qua nhiều công việc. Năm 1990, là Vụ trưởng Vụ Ngân sách Quốc hội Lào; nay vẫn giữ chức vụ quan trọng ở đó). Như vậy là chỉ có 98 người Việt, nhưng năm 1958, 2 người Việt nữa được bổ sung, như vậy vẫn chẵn 100 người Việt (62 nam, 38 nữ) thuộc nhóm “hạt giống đỏ”!
    100 người này là những thiếu niên ưu tú của Việt Nam . Họ là con của những người cộng sản đầu tiên, con của những chiến sỹ cách mạng và chỉ huy quân đội đã hy sinh, con của những nhà chỉ huy quân sự, những lãnh đạo đang nắm vận mệnh đất nước lúc bấy giờ và sau này như Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Đặng Việt Châu,Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Trần Huy Liệu, Nguyễn Xiển, Trần Duy Hưng, Lê Khắc… Điều quan trọng nhất ở đây: họ không chỉ là con của những người cách mạng, mà phải có những phẩm chất tốt về trí tuệ và nhân cách. Vào thời điểm đó, tuy là đất nước còn bộn bề sau chiến tranh, nhưng Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã chỉ đạo trực tiếp sự lựa chọn này.
    Trước đó, Bác Hồ đã đặt vấn đề với Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô về việc đào tạo cán bộ lãnh đạo tương lai cho Việt Nam . Sau khi trao đổi kỹ lưỡng, Liên Xô đã dành một tòa biệt thự ngay trung tâm Moskva, số nhà 28, phố Kachalov để làm chỗ ăn (học ở chỗ khác, cùng với con em Liên Xô) ở cho 100 thiếu nhi Việt Nam. Nhìn bề ngoài, ngôi biệt thự này khá giản dị, nhưng nó có tầng ngầm và khuôn viên rộng tới 4000 m2 (trước đây là chỗ ở của Beria – nhân vật đầy quyền uy một thời ở Liên Xô) . Trong những năm sống và học ở đây, 100 người này được hưởng chế độ tạm gọi là “chủ nghĩa cộng sản”. Tuy không được giữ tiền, tiêu tiền nhưng hầu như họ muốn gì được nấy. 50 người Liên Xô phục vụ 100 trẻ em Việt Nam ăn ở, sinh hoạt, từ nấu nướng đến giặt giũ quần áo. Chi phí cho mỗi em một tháng là 100 rúp (trong khi lương tối thiểu của cán bộ, công nhân Liên Xô lúc đó chỉ 30 rúp/tháng).
    Bù lại, những thiếu niên này đã học tập, rèn luyện với tinh thần cao nhất, vượt qua khó khăn xa nhà, xa Tổ quốc, học tiếng Nga không có từ điển. Trên thực tế, họ đã phát huy hết mọi khả năng của mình, từ những đứa trẻ từ 9 đến 14 tuổi, họ đã trở thành những thanh niên, hiểu biết nhiều thứ, làm được nhiều việc, yêu thương nhau như con một nhà.

    [​IMG]
    bác Hồ giữa "vòng vây" của "hạt giống đỏ" và bạn bè quốc tế
    Những đóng góp quan trọng cho đất nước.

    [​IMG]
    Đại học Tổng hợp Lomonosov - nơi rất nhiều "hạt giống đỏ" học đại học và NCS
    Tôi đã gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người trong số họ. Khi hỏi, được đào tạo bài bản như vậy, vừa “hồng”, lại vừa “chuyên”, có bao nhiêu người thành đạt trên con đường quan lộ? Họ có vẻ lúng túng và chỉ đưa ra được vài cái tên như : Hoàng Đức Nghi, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề dân tộc; Hồ Anh Dũng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam .
    Còn khi được hỏi về những đóng góp cho văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật thì họ có thể đưa ra một danh sách dài. Thật vậy, họ chỉ có 100 người, nhưng hầu như đều có những đại diện ưu tú của mình trong nhiều lĩnh vực.Trong âm nhạc: Cao Việt Bách, Đỗ Dũng; kiến trúc: Hoàng Đạo Kính, Đặng Việt Nga; văn học: Phạm Vĩnh Cư; toán học: Vương Quốc Cường, Phạm Phu; vật lý:Võ Hồng Anh, Ngô Quốc Bưu; hóa học: Lê Đông Hải, Nguyễn Quang Huỳnh; địa lý- địa chất: Phạm Khoản; sinh học – y học: Lê Thị Muội, Tạ Thúy Lan; tin học: Trịnh Đông A; kinh tế: Đỗ Trọng Thiều… Có thể kể nhiều thêm nữa vì trong số 100 người, có tới 38 người trở thành tiến sỹ, công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đều thuộc loại cán bộ khoa học đầu ngành.
    Họ còn có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quân sự nữa. Tuy họ là “những hạt giống đỏ”, “lá ngọc, cành vàng” nhưng không ai ngại gian khổ hy sinh. Vào thời điểm chiến tranh ác liệt nhất, gần hai mươi người trong số họ gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu và có những đóng góp quan trọng. Được biết, trong số họ có người tham gia vào việc cải tiến tên lửa SAM của Liên Xô để bắn máy bay B.52 của Mỹ. Trong nhóm những người đưa ra sáng kiến tháo rời xe tăng T.54 ra từng bộ phận, đưa vào mặt trận trận rồi mới lắp lại để tạo sự bất ngờ, cũng có sự đóng góp của người thuộc nhóm “hạt giống đỏ”. Có ba “hạt giống đỏ” gia nhập binh chủng hải quân ngay sau “sự kiện vịnh Bắc bộ”. Sau đó có Phạm Quang Đẩu tham gia vào Đoàn tàu không số, tạo nên “Đường mòn Hồ Chí Minh” trên biển.
    Trong số họ có người được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về “cụm vũ khí đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ”. Ngày ấy vì bí mật quân sự nên không nói cụ thể, còn bây giờ, có thể nói rõ hơn. Đó là chị Trịnh Tô Hợp (con ông Trịnh Đình Cửu, 1 trong 7 người cộng sản đầu tiên), nghiên cứu tên lửa, có cấp bậc Đại tá, trưởng phòng tại phân viện tên lửa.
    Nhưng theo Tiến sỹ Phạm Phu, cái mà nhóm “hạt giống đỏ” để lại cho đất nước là hàng trăm công trình khoa học, đã, đang và sẽ phát huy hiệu quả.
    Họ không là những nhà lãnh đạo, quản lý – Tại sao?
    [​IMG]
    Họ đấy, sau khi gần như hoàn thành "sư mệnh" của mình

    Đến nay đã có hơn chục người trong số họ đã đi xa vĩnh viễn, số còn lại đã nghỉ hưu. Họ hài lòng với cuộc sống hiện tại, không kêu ca, không trách móc; với họ, mọi thứ dường như đã an bài. Nhưng tôi nghĩ, cuộc đời và sự nghiệp của họ đáng để chúng ta suy ngẫm và rút ra những bài học có giá trị cho hôm nay và ngày mai.
    Tài năng, đức độ, sức khỏe của những người trong nhóm “hạt giống đỏ” không có gì phải bàn cãi nữa. Chỉ có câu hỏi: Tại sao họ không trở thành những nhà quản lý, lãnh đạo có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nắm giữ những chức vụ quan trọng?
    Nếu chúng ta trả lời thỏa đáng được câu hỏi này, sẽ có những bài học có ý nghĩa cho ngành giáo dục – đào tạo (mà hiện nay chúng ta đang loay hoay tìm phương hướng), cũng như công tác tổ chức cán bộ - lĩnh vực có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

    Có thể có ý kiến cho rằng, họ chỉ giỏi chuyên môn đơn thuần…
    Không phải vậy. Họ có khả năng quản lý, lãnh đạo; thậm chí một số người trong họ có thiên hướng về chính trị, đã có sự chuẩn bị cho việc này. Theo như nhận xét của nhiều người, trong số họ có một số người như Trần Tam Ngạn (con ông Trần Văn Cung), Vương Minh Tường (con Trung tướng Vương Thừa Vũ), Hoàng Đạo Kính (con ông Hoàng Đạo Thúy), Nguyễn Bích Hà (con Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên), Trần Nguyệt Hồng (con Nhà sử học Trần Huy Liệu), Võ Hồng Anh (con Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và nhiều người khác đã tỏ ra có tư chất làm lãnh đạo ngay từ thời còn đi học. Họ đã được chuẩn bị khá kỹ càng, sẵn sàng đảm trách cương vị lớn, nhiệm vụ quan trọng. Nhưng trên thực tế, họ đã không được làm như vậy. Ví dụ, Trần Tam Ngạn chỉ làm Thư ký cho Giáo sư – Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, và nghỉ hưu vào năm 1995, khi mới 51 tuổi.
    Trong lĩnh vực quân sự, chúng ta có thể thấy rõ hơn. Trong số những ông bố của 100 này có 4 đại tướng (Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn), 2 thượng tướng, 4 trung tướng… Nhưng tất cả những “hạt giống đỏ” công tác trong quân đội, cấp bậc cao nhất chỉ là đại tá. Có những trường hợp đáng tiếc và hơi khó hiểu. Văn Tiến Tình (con Đại tướng Văn Tiến Dũng), học tên lửa ở Liên Xô, chiến đấu bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, giữ cương vị tham mưu trưởng trung đoàn khi còn rất trẻ, nhưng năm 1990 đã về hưu với quân hàm đại tá khi mới 47 tuổi. Lê Đông Hải (con Đại tướng Lê Trọng Tấn) là Giáo sư – Tiến sỹ, được nhiều huân chương, trong đó có Huân chương Chiến công hạng nhất, giải thưởng quốc gia, phục vụ trong quân đội cho đến khi về hưu, nhưng cũng chỉ là đại tá. Rõ ràng, “con đã thua cha”. Thậm chí, cố GS-TS Võ Hồng Anh còn cho rằng, họ không làm nên “trò trống gì” theo cách hiểu chung của xã hội hiện thời.

    Thử tìm cách lý giải

    Có một loại ý kiến cho rằng, khi họ trưởng thành, có học vị và tri thức thì Bác Hồ - Người chủ trương gửi họ đi và có kế hoạch sử dụng họ, đã không còn nữa. Do vậy, họ không còn được quan tâm đúng mực nữa, họ không là trung tâm của sự chú ý nữa.
    Quan điểm này ít có sức thuyết phục, vì tuy Bác Hồ không còn nữa, nhưng những cộng sự của Bác, những học trò xuất sắc của Bác vẫn tiếp tục sự nghiệp của Người. Mà họ lại là những người cha ruột của những “hạt giống đỏ”. Đó là các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Duy Hưng… Uy tín và quyền lực của những con người này sau năm 1975 là rất lớn. Và hơn ai hết, họ hiểu năng lực của các con mình. Vậy tại sao họ không đưa ra kế hoạch bố trí những người ruột thịt, tin cậy, xứng đáng cả về đức và tài vào những vị trí quan trọng của đất nước?
    Trả lời câu hỏi này, chỉ có thể đoán rằng, cụm từ “con ông, cháu cha” được xã hội chủ yếu tiếp nhận nó với nghĩa tiêu cực đã phần nào tác động đến họ. Người ta ghét cái câu “con vua nối nghiệp làm vua”, vì vậy, vào thời điểm đó những ông bố có chức, có quyền, nhưng luôn luôn chí công, vô tư, không muốn, và cũng có thể là không dám dùng ảnh hưởng của mình để buộc tập thể, tổ chức sắp xếp có lợi cho con của mình. Thậm chí họ còn hy sinh quyền lợi của con để bảo vệ uy tín của mình. Điều này cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa mới kết luận được, nhưng rõ ràng một phần tư thế kỷ về trước, con cái của những cán bộ chủ chốt hầu như không được nối nghiệp cha. Có thể đây là điều thiệt thòi cho đất nước.
    Nhưng thực ra, điều quyết định để những người của nhóm “hạt giống đỏ” không thể trở thành những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn nằm ngay trong chính con người họ, quá trình học được giáo dục, đào tạo. Có người nhận xét, họ gần như được đào tạo và giáo dục trong “môi trường chân không” - ở đó không có cái xấu, không có sự dối lừa, không có cách sống “hai mặt”, không có “cửa sau”. Chính GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính nói: Cha mẹ cho chúng ta cuộc đời. Tổ quốc cho chúng ta mảnh đất để yêu, để thương, để phấn đấu và chịu đựng. Nước Nga cho chúng ta sự sung túc của tâm hồn, cái cơ bản để làm người, để ta thực thi bổn phận của con người.
    Nói tóm lại, họ tốt quá, trung thực quá, trong sáng quá và cũng …ngờ nghệch quá! Họ là những con người tốt, nhưng thiếu phẩm chất gì đó…Họ không thể trở thành người lãnh đạo, quản lý vì khái niệm “chạy chức, chạy quyền” với họ hoàn toàn xa lạ. Thậm chí, họ tỏ ra khó chịu, nếu ai đó tự quảng bá về mình. (Họ được đào tạo khá toàn diện, nhưng chắc là họ chưa biết đến bộ môn khoa học tương đối mới là Public Relation, mà nay người Việt thường nói tắt là PR!?)
    Như vậy, quá trình đào tạo và tự đào tạo của họ cũng có những chỗ xa rời thực tế, không đáp ứng được sự thay đổi của cuộc sống. Có thể, họ là những người hơi cứng nhắc và bảo thủ. Hoặc là xã hội ta có một điều gì đấy không phù hợp với họ? Họ đã lý tưởng hóa một xã hội còn lâu mới đạt đến mức lý tưởng.

    Cuộc đời, sự nghiệp và số phận của 100 “hạt giống đỏ” là một phần trong lịch của nước Việt Nam hiện đại. Ở đây có nhiều điều để nêu gương, để học hỏi, để làm theo, để suy ngẫm. Sau khi suy ngẫm kỹ càng mới có thể rút ra bài học kinh nghiệm. Tôi chỉ mới tạm nêu những suy nghĩ của mình.
    HBK

    =================

    http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-w..._opinion.shtml
    Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị?
  3. tienhung2013

    tienhung2013 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2012
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này chắc phải có không nhiều thì ít, thể chế nào cũng có
  4. tienhung2013

    tienhung2013 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2012
    Đã được thích:
    0
    Theo Bác thì phải giải quyết vấn đề này như thế nào nhỉ?
  5. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Nhóm lợi ích - Đành phải làm chuyện nhà không có chó !


    HỒ TRUNG TÚ
    [​IMG]
    Nghe Thống đốc định nghĩa về lợi ích nhóm tôi ngứa ngáy cả người mất mấy ngày, chờ các chuyên gia cao thủ kinh tế ra tay vạch trần sự ngụy biện này, thế nhưng chờ mãi không thấy ai lên tiếng đành phải làm cái việc sở đoản này, như là chuyện nhà không có chó mà chỉ có mèo này vậy.

    Xem phiên chất vấn của Quốc hội với Chính phủ thấy nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhấn mạnh đến “lợi ích nhóm” với một thái độ khá quyết liệt, căng thẳng như buộc người trả lời phải đề cập đến một chuyện gì đó không minh bạch, khuất tất. Thế nhưng đến khi Thống đốc trả về thế nào là lợi ích nhóm thì tất cả chưng hửng, mọi căng thẳng như rơi tỏm xuống cái hố ngơ ngác, không một tiếng vọng nào: Trả lời câu hỏi của một số đại biểu có hay không lợi ích nhóm trong hoạt động các ngân hàng thương mại, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận: “Tôi khẳng định luôn có lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực nhất định. Cả một ngân hàng chỉ phụ thuộc vào quyết định của một vài ông, kiểm soát hết hoạt động thì các khách hàng thân quen được hưởng lợi ích. Lợi ích nhóm là đó chứ đâu ! Chúng tôi đã đề nghị các bên phải xử lý bằng tài chính, nếu nghiêm trọng thì tái cấu trúc, có dấu hiệu hình sự chuyển sang cơ quan điều tra”.

    Trời đất ! Như vậy là lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, là lợi dụng chức quyền chứ sao gọi đó là lợi ích nhóm được?

    Cảm giác có điều gì đó không ổn, tôi tìm kiếm và ra hai hai bài khá quan trọng gần đây nhất, một của nhà báo Nguyễn Vạn Phú và một của TS Nguyễn Hữu Lam, giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị (CEMD), trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

    Nhà báo Nguyễn Vạn Phú thì nói rõ cái ví dụ một nhóm người thao túng hoạt động ngân hàng mà Thống đốc nói đến như một ví dụ điển hình “lợi ích nhóm là đó chứ đâu” thật ra là : “hành động vi phạm pháp luật, là phù phép của nạn thao túng, lũng đoạn thị trường. Cán bộ địa phương lợi dụng quy hoạch để cùng doanh nghiệp chiếm đất, hưởng lợi từ chênh lệch giá đất là một hình thức tham nhũng, lạm quyền chứ ở đây không có lợi ích nhóm nào cả.” http://nguyenvanphu.blogspot.com/2012/11/toi-o-loi-ich-nhom.html

    Với TS Nguyễn Hữu Lam thì đó là : “Trong môi trường luật pháp thiếu minh bạch, các quy trình ra quyết định chính sách không rõ ràng, … thì các nhóm lợi ích sẽ ảnh hưởng, cấu kết, mua chuộc những người ra quyết định để hưởng chính sách về phía có lợi cho lợi ích của nhóm mình, bất chấp lợi ích của các nhóm khác, của số đông và lợi ích quốc gia”. http://www.svvn.vn/vn/news/thoisu/4815.svvn
    *
    Vậy là rõ, mặc dù nhà báo Nguyễn Vạn Phú đã cảnh báo trước gần một tháng nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn đánh tráo khái niệm lợi ích nhóm để thoát một cuộc truy hỏi nhằm tìm ra thủ phạm đích thực khiến nền kinh tế suy thoái, cũng có nghĩa là đánh mất cơ hội giúp các đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn khái niệm lợi ích nhóm, thứ mà hơn ai hết, Quốc hội, tức các nhà làm luật, cần được hiểu rõ để không bị tác động bởi những nhóm lợi ích âm thầm hướng các điều luật mà Quốc hội thông qua về phía có lợi cho nhóm lợi ích của mình.

    Nếu hiểu lợi ích nhóm chính là việc các cơ quan công quyền ra các quyết sách nhằm có lợi cho một nhóm nhỏ người nào đó bất kể đến lợi ích quốc gia, lợi ích số đông nhân dân là thứ tội đồ cần sớm được nhận diện để có những răn đe thích đáng.

    Nhìn lại trước đây, vụ án Thứ trưởng Mai Văn Dâu là điển hình nhất của chuyện ra những chính sách về ngành xuất khẩu may mặc có lợi cho một nhóm người nào đó. Và chúng ta cũng nhớ như in những quyết định cho nhập xe máy nghĩa địa trong các năm 1990 đến 2000 rồi không cho, rồi lại cho đã giúp cho không ít doanh nghiệp phất lên hoặc lụn bại đi vì những quyết sách này.

    Nếu quyết sách bảo hộ thị trường ô tô với những loại thuế cao ngất ngưỡng nhằm xây dựng nền công nghiệp ô tô non trẻ thoạt nghe là hợp lý, thế nhưng cuối cùng mục tiêu, như là lý tưởng này thất bại thì toàn bộ sự bảo hộ đó đã mang rất nhiều lợi ích cho các hãng ô tô đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam, tức VAMA. Với góc nhìn này thì những quyết sách đó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nhóm các nhà đầu tư nước ngoài này còn phần thiệt thì toàn bộ nhân dân Việt Nam đang gánh chịu và sẽ còn gánh chịu không biết đến bao giờ nếu lợi ích nhóm VAMA này chưa được gọi tên tính sổ thẳng ra. Các nhà ra chính sách bảo hộ này có bị tác động của nhóm lợi ích VAMA hay thực sự ngây thơ không biết là mình chặn lợi ích của dân để đem lợi cho một số nhóm người này ?
    Chủ trương nâng giá điện cho bằng với thế giới hoặc khu vực, việc tính giá điện dựa trên giá của than đá, khí đốt, xăng dầu thoạt nghe là có lý nhưng vô hình trung đã che dấu thứ vô cùng lãi do giá thành vô cùng thấp là thủy điện; trong khi đây là thứ chủ yếu là các công ty cổ phần, tức tư nhân. Nhóm lợi ích từ thủy điện này liệu có tác động để đòi tăng giá cho bằng được nhằm hoàn vốn nhanh có lãi sớm ?

    Thống đốc nói không có lợi ích nhóm trong việc chọn SJC làm thương hiệu độc quyền nhà nước nhưng thực tế thị trường cho thấy SJC đã được hưởng rất nhiều lợi ích trong quyết định này, trước khi quyết định có hiệu lực giá vàng SJC luôn cao ngất ngưỡng so với các thương hiệu vàng khác. Một nhà quản lý giỏi và công tâm chắc chắn sẽ nhận ra điều này và tính trước lợi ích của các bên. Không những vậy, không biết cố tình hay không các thông báo lại tỏ ra không rõ ràng để rồi cuối cùng Thống đốc đã nhận lỗi trước Quốc hội. Chỉ có vậy thôi nhưng ai lợi ai thiệt ở đây thiết nghĩ hoàn toàn có thể tính được bằng những con số cụ thể.

    Cũng chuyện vàng, quyết định bình ổn giá vàng là chuyện ngay từ đầu người bình thường ai cũng hiểu là chuyện bắt có bỏ đĩa. Vàng Việt Nam liên thông với vàng thế giới, theo sát vàng thế giới, nó lên vì vàng thế giới lên , bỏ mớ tiền bình ổn chứ kịp thấy bình ổn thì vàng thế giới đã họa hơn cả mục tiêu bình ổn đặt ra.Tiền của dân thì mất nhưng vẫn đề là mất vào túi ai thì chắc chắn có thể tìm ra . Quyết định bình ổn này là do không biết con cóc sẽ nhảy hay bị nhóm lợi ích nào xúi dục ? Cũng là chuyện có thể lịch sử ghi nhớ và sẽ tìm ra tội phạm vào một ngày nào đó.

    Chúng ta còn nhớ một chính sách ra, thoạt nghe như công tâm, cấm toàn bộ xe xích lô, ba gác và xe tự chế nhằm an toàn giao thông hoặc trong sạch môi trường và nhiều lý do có thể nghĩ ra khác nữa, thế nhưng thập thò ngay biên giới là những chiếc xe tải Trung Quốc loại nhỏ, xe mô tô kéo thùng chuẩn bị để nhảy vào thay thế. Không hiểu sao quyết định này sau đó không thực hiện và quên dần đi, xích lô ba gác vẫn chẳng gây nên tội đồ gì đến độ phải cấm nó, chỉ không hiểu ai đề xuất lệnh cấm này và liệu có bị nhóm lợi ích cộng cụ vận tải thay thế tác động để ra một quyết định như vậy ?

    Còn có thể kể ra đây hàng trăm ví dụ khác nữa mà dấu ấn bàn tay nhóm lợi ích là có thể nhận thấy rõ đã tác động đến các nhà ra chính sách, nhất là ở các bộ liên quan đến nền kinh tế như Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành Ngân hàng.

    Đã đến lúc cần có bộ luật về lợi ích nhóm trong các quyết sách, cần có một bộ phận nhận chân ra các quyết định, điều luật, chính sách chủ trương nào đó sẽ đem lợi cho ai và thiệt thòi cho ai. Cần sớm nhận ra đàng sau những lời nói hoa mỹ, những mục tiêu, ý nghĩa mục đích đẹp đẽ trong các quyết sách là những mục đích lợi ích nhóm ẩn dấu đâu đó.

    Hơn ai hết Thống đốc là người hiểu rõ về tác động và tác hại của lợi ích nhóm. Không giúp Quốc hội nhận chân ra loại tiêu cực thường là nghiêm trọng hơn tham nhũng này nhằm tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt ông lại trình bày một định nghĩa lợi ích nhóm khá lệch lạc. Không hiêu ông không hiểu ý nghĩa thực của lợi ích nhóm hay ông giả lơ, nói lãng. Chuyện này mình ông biết cũng giống như các nhà ra các quyết sách bị chi phối bởi lợi ích nhóm, chỉ mình họ biết.

    Nói vậy chứ lịch sử cũng sẽ biết, không gì dấu được lịch sử đâu !
    Blog Hồ Trung Tú
  6. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Trình Thủ tướng phê duyệt quyết định quy hoạch bể than sông Hồng trong tháng 11


    “Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm theo Đảng hoạt động cách mạng. 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay khác. Tôi cũng không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Là 1 cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng về bản thân mình. Đảng, Bộ Chính trị, BCH TƯ đã hiểu rõ về tôi, cả ưu điểm, khuyết điểm, cả phẩm chất đạo đức, năng lực, sức khỏe, thương tật. Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo NN, đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng. QH cũng đã bỏ phiếu bầu tôi là Thủ tướng. Tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng. Tóm lại là gần suốt cả cuộc đời theo Đảng, tôi không có chạy, không có xin, không có thoái thác từ chối nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm như 51 năm qua.”
    (TT *************** trả lời về yêu cầu "tiền lệ từ chức" tại quốc hội,..)

  7. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    SCIC gửi ngân hàng nghìn tỷ tiền nhà nước: Lợi ích nhóm

    (ĐVO) - Việc SCIC hay BHXHVN đem tiền nhà nước cho vay ngàn tỷ, có thể được lý giải rằng để “bảo toàn vốn”. Nhưng bản chất, đằng sau những thương vụ cho vay ngàn tỷ này, còn là vấn đề lợi ích nhóm mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu được...

    Vụ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) dùng hơn 1.000 tỷ đồng tiền đóng góp chờ hưu của người lao động gửi vào Công ty cho thuê tài chính II (ALC II, thuộc Agribank) còn chưa xử lý xong hậu quả thì tuần qua lại rộ lên vụ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) năm 2012 mang gần 20.000 tỷ đồng gửi ngân hàng, để nhận được khoảng 1.500 tỷ đồng tiền lãi. Những vụ mang ngàn tỷ tiền nhà nước gửi ngân hàng này nói lên điều gì?

    Theo thông tin trên một tờ báo, một trong những ngân hàng được SCIC chọn mặt gửi vàng là Vietinbank. Bởi những năm gần đây, SCIC đều gửi tiền tại ngân hàng này: Năm 2011, đã gửi 4.227 tỷ đồng theo hình thức ủy thác đầu tư không kỳ hạn và kỳ hạn 14 tuần, lãi suất 3-14%/năm; Năm 2010, cũng gửi theo hình thức trên 7.199 tỷ đồng, không kỳ hạn và kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 2,4-11,2%/năm...

    Còn theo cựu giám đốc một ngân hàng cổ phần, thì một ngân hàng chỉ cần có được một khoản tiền gửi như trên, đã mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ. Bởi tiếng là gửi không kỳ hạn (lãi suất chỉ trên 2%/năm), nhưng vì đây là những tổ chức giàu có, nên rất ít khi họ rút tiền ra, hoặc nếu có rút thì cũng báo trước cả tháng cho ngân hàng. Với những khoản tiền gửi này, ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất cực lớn, có thời điểm tới 20%.

    Vài năm lại đây, gần như không khi nào hệ thống ngân hàng thương mại tự tin về thanh khoản, mà phần lớn lâm cảnh đói vốn. Bởi thế, nhiều ngân hàng đành phải phá rào, đẩy lãi suất huy động lên cao; khuyến mãi người gửi tiền...

    Trong bối cảnh ấy, ngân hàng nào huy động được nguồn tiền giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn), thì coi như thắng lớn. Bởi chỉ so sánh chênh lệch lãi suất với tiền gửi có kỳ hạn, đã chênh nhau từ 7-10%, cộng thêm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thì ngân hàng hốt bạc, kể cả sau khi đã trừ chi phí hoa hồng.

    Việc SCIC hay BHXHVN đem tiền nhà nước cho vay ngàn tỷ, có thể được lý giải rằng để “bảo toàn vốn”. Nhưng bản chất, đằng sau những thương vụ cho vay ngàn tỷ này, còn là vấn đề lợi ích nhóm mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu được.

    Bởi thực tế, việc cho ngân hàng vay không phải lúc nào cũng tuyệt đối an toàn. Như khoản cho vay hơn 1.000 tỷ của BHXHVN, đến nay mới chỉ thu hồi lại được vài trăm tỷ đồng, dù khoản vay được ngân hàng Agribank bảo lãnh.


    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

    Người ta mong đợi SCIC có những hoạt động đầu tư thật sự chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả cao và bền vững, chứ không phải là việc ngồi nhà chờ nhận tiền lãi tiết kiệm ngân hàng.

    Việc gửi tiền lấy lãi tiết kiệm ở các ngân hàng của SCIC càng không chấp nhận được trong bối cảnh hàng ngàn doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình cảnh thiếu vốn, phải vay vốn lãi suất cao phục vụ cho việc đầu tư, kinh doanh. SCIC đang thu lại lợi nhuận thông qua kênh ngân hàng cũng có nghĩa thu lợi nhuận vào những doanh nghiệp nhỏ và vừa vay lại vốn của ngân hàng.


    Theo TPO
  8. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    ??????????????/
  9. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
  10. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.512
    Chẳng biết Thống đốc không dám nói hay không muốn nói =))

Chia sẻ trang này