Đầu cơ chính sách ,hé lộ bước đầu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DMcacmod, 25/07/2011.

7650 người đang online, trong đó có 1084 thành viên. 14:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 25828 lượt đọc và 111 bài trả lời
  1. thaodancaonguyen

    thaodancaonguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    37
    còn chính trị, còn đầu cơ, mới mẻ gì
  2. haobanhuu

    haobanhuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Năm con Rồng, chứng khoán cần thay thời đổi vận
    (*********) - Trải qua một không khí buồn đến não ruột của TTCK năm 2011. Chỉ mong sao năm Tân Mão này qua nhanh để năm Nhâm Thìn đến với hi vọng năm con Rồng sẽ thay thời đổi vận.
    Chứng khoán đang chứng kiến chuỗi ngày lê thê kéo dài thách thức và tra tấn nhà đầu tư. Nhà đầu tư trong nước thì quay lưng mất niềm tin, một số nhà đầu tư nước ngoài thì rời khỏi thị trường không một lời giã biệt. Các doanh nghiệp trong nước thì tự nguyện hủy niêm yết.
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=52804

    Trong tình trạng bất động sản thì đóng băng, ngân hàng mất thanh khoản, chứng khoán liên tục phá đáy, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trì trệ... Việc đưa ra giải pháp cứu các doanh nghiệp nhà nước, bất động sản, ngân hàng đã được quan tâm, riêng TTCK thì vẫn “im hơi lặng tiếng”. Hàng loạt các vấn đề như minh bạch thông tin, thanh khoản thị trường (giao dịch T+2), quản lý tài khoản NĐT, chất lượng các hoạt động của các CTCK… đang khiến cho sự phát triển của TTCK bị trì trệ và cần được giải quyết.

    T+2

    Để giúp thị trường trong năm 2012 khởi sắc hơn thì UBCKNN cần phải có thêm những sản phẩm mới để thu hút nhà đầu tư chứ không chỉ dừng lại bởi hứa hẹn.

    Trong những sản phẩm mới như margin, giao dịch cùng phiên, T+2.. thì cần thiết nhất lúc này chính là giao dịch T+2, sản phẩm mà nhà đầu tư phải mòn mỏi chờ đợi qua nhiều năm.

    Việc giao dịch T+2 sẽ giúp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư, và giúp tăng thanh khoản cho thị trường, các công ty chứng khoán cũng có thêm phần thu nhập.

    Tái cấu trúc CTCK tạo niềm tin cho thị trường

    Khi thị trường trầm lắng, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) có thị phần nhỏ gặp sự cạnh tranh gay gắt nên lâm vào tình trạng bất ổn về tài chính. Điển hình gần đây nhất CTCK Đông Dương (DDSC) phải tạm dừng hoạt động và chuyển khách hàng qua một CTCK khác. Đã có ít nhất ba CTCK nộp đơn xin ngừng cung cấp dịch vụ môi giới – là hoạt động chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

    Việc tái cấu trúc khối công ty chứng khoán là nhu cầu cần thiết nhất lúc này. Với số lượng 105 công ty chứng khoán “chen chúc” trong một thị trường bé nhỏ; sự chật vật tồn tại làm cho một số công ty âm cả vốn chủ sở hữu.

    Theo Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường - UBCKNN, phát biểu tại một hội thảo do ********* tổ chức gần đây thì việc tái cấu trúc TTCK sẽ gồm 4 bước:

    Thứ nhất, sẽ chia CTCK thành 3 nhóm: hoạt động bình thường, diện kiểm soát và kiểm soát đặt biệt. Theo lộ trình, từ nay đến 1/4/2012 sẽ có phân định rất rõ về mảng tái cấu trúc CTCK.

    Thứ hai, việc tái cấu trúc hai Sở, hợp nhất các Sở hay là thành lập một Tập đoàn Sở với các Sở còn là vấn đề cân nhắc. Đề án này sẽ báo cáo Chính phủ, trên cơ sở sẽ phân loại thành thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường công cụ phái sinh. Theo lộ trình, việc tái cấu trúc này sẽ mất từ 2 – 3 năm.

    Thứ ba, UBCK sẽ nâng cao tiêu chuẩn niêm yết, đây là điều đã được đưa vào Nghị định của Chính phủ, dự kiến Nghị định này sẽ được ký trong tháng 12 này. Đối với khu vực thị trường trái phiếu, sẽ cơ cấu lại hàng hóa trên cơ sở hoán đổi các mã trái phiếu hiện nay trên thị trường thành một số mã nhất định tạo ra số lượng lớn trên một mã trái phiếu nhằm gia tăng tính thanh khoản.

    Thứ tư, triển khai các sản phẩm đầu tư mới nhằm mục đích khuyến khích phát triển các định chế, đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệp. Cụ thể là tạo lập ngân quỹ mở để tạo cơ chế thông thoáng và là bài toán để xử lý cho các quỹ đóng đến thời điểm đóng quỹ có thể chuyển đổi thành quỹ mở. Ngoài ra sẽ phát triển các loại quỹ khác như ETF, quỹ hưu trí tự nguyện, các sản phẩm liên kết bảo hiểm.

    Sáp nhập hai sàn

    Trên thực tế, việc sáp nhập các TTCK hiện đang trở thành một xu hướng khá phổ biến trên thế giới. Gần đây là vụ sáp nhập hai sàn New York (Mỹ) và Frankfurt (Đức), sàn Tokyo và Osaka để trở thành sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới.

    TTCK Việt Nam quy mô vẫn còn nhỏ, vẫn đang rất cần thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy TTCK nên chịu sự quản lý trực tiếp từ UBCK, do một Sở GDCK duy nhất vận hành.

    Việc sáp nhập sẽ giúp các cơ quan quản lý tập trung được nhân lực, bộ máy để hoàn thiện thị trường một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn và tận dụng được hệ thống công nghệ mới, mà không phải đầu tư nâng cấp từng sàn. Giúp các doanh nghiệp niêm yết, các CTCK đỡ được các thủ thủ tục hành chính rườm rà trong chế độ báo cáo.

    Việc gộp tất cả các thị trường cũng góp phần tăng quy mô của TTCK Việt Nam trước mắt bạn bè quốc tế. Từ đó có cơ hội thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư mới chảy vào TTCK Việt Nam.

    Thay cho lời kết, người viết rất mong muốn UBCKNN có sự thay đổi. Điều ấy sẽ tạo cho nhà đầu tư một hi vọng và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.
    http://*********.vn/ChannelID/145/Tin-tuc/211141-nam-con-rong-chung-khoan-can-thay-thoi-doi-van.aspx
  3. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Nhóm lợi ích: Cần một cuộc đại phẫu

    Thường Sơn
    Nhà báo tự do ở Tp HCM
    “Tình hình kinh tế xã hội đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay” - vào đầu tháng 10/2011, ông Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương đã bình luận như vậy.
    Không phải vô cớ mà vào cuối tháng 10/2011, một bản kiến nghị từ một cuộc hội thảo về kinh tế vĩ mô Việt Nam đã được Ủy ban Kinh tế Quốc hội gửi đến Quốc hội. Xét về tinh thần và nội dung, đây là một sự kiện chưa có tiền lệ.



    Vẻ độc đáo của bản kiến nghị này là lần đầu tiên từ trướcđến nay, hàng loạt điểm kiến nghị về xóa bỏ mọi ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước như không khoanh nợ, giãn nợ, chấm dứt kinh doanh “tay trái” đối với bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào… đã được đại biểu Quốc hội nêu ra một cách không khoan nhượng. Những nghịch lý phát triển

    Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, được xem là hệ quả đương nhiên từ khủng hoảng kinh tế thế giới, huyết mạch tài chính Việt Nam lại một lần nữa bị thử thách nghiêm trọng với nhiều vụ đổ bể nợ nần trong khối doanh nghiệp.
    Câu chuyện thua lỗ đến 4,4 tỷ USD của Vinashin vào năm 2009, tương đương đến 4,5% GDP Việt Nam, là tâm điểm mà người ta bắt buộc phải đề cập như một minh họa không thể thiếu. Nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan như nhiều trường hợp mà căn bệnh chủ quan duy ý chí không còn phù hợp với thực tiễn.
    Thực tế, khả năng quản trị đầu tư, quản trị tài chính và không thể không nói đến quản trị rủi ro của phần lớn doanh nghiệp nhà nước là yếu kém.
    Chính vì thế mà dù được ưu đãi quá nhiều về nguồn nhân lực, tài lực cùng thế lực độc quyền, khối doanh nghiệp này vẫn bộc lộ những điểm yếu chết người, kìm hãm sự phát triển bền vững và minh bạch của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua, khiến cho nền kinh tế này đang trong “tình trạng xấu nhất” như nhà nghiên cứu Lê Đăng Doanh đã đánh giá.
    Nhưng ở Việt Nam vẫn luôn tồn tại những nghịch lý về sự phát triển không ngừng, không biết mệt mỏi trong bối cảnh suy thoái. Những nhân vật phản diện trên sân khấu phát triển nghịch lý ấy chính là giá xăng dầu và giá điện.
    "Ở Việt Nam vẫn luôn tồn tại những nghịch lý về sự phát triển không ngừng, không biết mệt mỏi trong bối cảnh suy thoái. Những nhân vật phản diện trên sân khấu phát triển nghịch lý ấy chính là giá xăng dầu và giá điện."
    Hãy nhìn ngược về đầu năm 2011, khi những bà nội trợ kêu trời vì giá thực phẩm và rau quả tăng đến 50% hoặc có mặt hàng tăng gấp đôi chỉ trong vài tháng. Đến tháng 5-6/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lập mức kỷ lục trên 3%/tháng. Số doanh nghiệp phá sản cao gấp đôi cùng kỳ năm 2010. CPI tăng do vàng thế giới và kéo theo giá vàng trong nước chăng?
    Đó chỉ là một yếu tố, chứ không phải tất cả. Bằng mô hình tính toán Leontief, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định được tác động của đợt tăng giá xăng dầu các loại ngày 29/3/2011 đã làm cho chỉ số CPI tăng khoảng 1,6%!
    Một cách chính xác, tác động của giá xăng dầu đã chiếm hết phân nửa tỷ lệ tăng CPI hàng tháng. Và chính xác hơn nữa, việc tăng giá xăng dầu, hơn bất cứ yếu tố nào khác, là thủ phạm chính tạo nên lạm phát, càng làm cho kinh tế Việt Nam què quặt hơn.
    Nhóm lợi ích nào?

    Cũng vào đầu năm 2011, cụm từ “nhóm lợi ích” bắt đầu được nhắc lại, nhưng với tần suất cao hơn hẳn thời gian trước đó.
    Khác với quan niệm đa dạng và đa loại hình tại các nước phát triển, “nhóm lợi ích” ở Việt Nam lại thường được hiểu nôm na là nhóm những người giàu – bao gồm các đại gia và những quan chức được người dân liệt vào tầng lớp “tư sản đỏ”. Còn với giới nghiên cứu và báo chí trong nước, tự thân cụm từ đó đã thể hiện mối liên hệ hữu cơ, hay nói cách khác là mối quan hệ cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và “tư sản đỏ” nhằm trục lợi.
    Đợt tăng giá xăng dầu mang hàm ý “đổ thêm dầu vào lửa” vào tháng 3/2011 được cho phép bởi Bộ Tài chính, khi đó bộ trưởng là ông Vũ Văn Ninh (hiện nay ông Ninh là phó thủ tướng). Nhưng để có được quyết định đó, lại cần phải căn cứ vào ý kiến của Bộ Công thương.
    Với Bộ Công thương, nhiều người dân Hà Nội đã dùng cách nói ẩn dụ về hình ảnh “ruột rà” giữa bộ này với Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex). Chủ nghĩa thân quen đã phát triển theo chiều rộng và cũng đã đủ sâu để bất chấp xu thế giảm giá dầu trên thế giới, giá xăng dầu ở Việt Nam vẫn được cấp số cộng một cách đều đặn.
    Vì thế, bất chấp việc Petrolimex thua lỗ đến 10.700 tỷ đồng trong năm 2008, nghịch lý phát triển trong suy thoái ở Việt Nam vẫn diễn ra theo logic hết sức tự nhiên của nó. Nhóm lợi ích xăng dầu, dưới sự bảo bọc của Bộ Công thương, ngày càng trở nên một thách thức đối với “thị phần” an sinh xã hội càng lúc càng bị co hẹp ở Việt Nam, không khác gì việc tổng thống Mỹ Obama đã phải thừa nhận về sự ích kỷ của những ông chủ Phố Wall.
    [​IMG]Điện là một trong những mặt hàng mới nhất vừa tăng giá


    Nhưng sự nghịch lý do nhóm lợi ích tạo ra vẫn chưa dừng ở đó. Vào tháng 10/2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại tiếp tục thách thức dư luận với đề nghị tăng giá điện thêm 13%. Chưa tính đến khả năng đề nghị này được thông qua, từ năm 2007 đến nay, giá điện đã tăng khoảng 50%, góp phần làm cho các doanh nghiệp sản xuất lâm vào tình trạng khốn đốn.
    Một lần nữa, Bộ Công thương lại nói “Có” với đề xuất tăng giá điện của EVN, cũng như đã từng không lắc đầu với Petrolimex khi tăng giá xăng dầu. Một lần nữa, kịch bản của Petrolimex tái hiện nhưng còn trầm kha hơn, khi số lỗ của EVN vào năm 2010 đã lên đến trên 23.000 tỷ đồng, và cho đến tháng 6/29011 tập đoàn điện lực độc quyền này đã tích lỗ đến trên 31.000 tỷ đồng – số tiền có thể xây được đến 10 nhà máy điện.
    “Cậu ấm hư hỏng”

    Khi Quốc hội bắt đầu kỳ họp XIII vào cuối tháng 10/2011, một tờ báo Việt Nam đã ví EVN như “Cậu ấm hư hỏng”. Biệt danh này có lẽ mang tính thời thượng trong dân gian, thời sự về xã hội, và có thể sẽ ám ảnh EVN trong suốt một thời gian dài sau này. Một lần nữa, trường hợp “đứa con cưng” này lại minh chứng rõ rệt cho mối quan hệ thân quen và hình ảnh nhóm lợi ích ở Việt Nam.
    Vì sao cậu ấm lại hư hỏng – câu hỏi nóng cho những cái đầu lạnh?
    Cũng như Petrolimex, EVN đã trở thành quán quân về đầu tư ngoài ngành, đổ tiền vào các thị trường chứng khoán và bất động sản. Nhưng thật không may cho họ, và cũng bất hạnh cho người dân đóng thuế, từ năm 2008 đến nay cả hai thị trường mang nặng tính đầu cơ đó đều suy giảm nặng nề.
    "Một cuộc đại phẫu đối với khối doanh nghiệp nhà nước, dù với những lát cắt rất đau, sẽ hết sức cần thiết. Nhưng trên tất cả, nhát cắt đại phẫu vào vị trí của những nhóm lợi ích còn cấp thiết hơn."
    Chỉ số chứng khoán sàn Hà Nội, được các nhà đầu tư nhỏ lẻ xem là thước đo chuẩn xác cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đã mất đến 86% giá trị đỉnh năm 2007 và cũng mất đến 70% so với giá trị phục hồi năm 2009. Trong khi đó, thị trường bất động sản tuy giảm sút nhẹ hơn – khoảng 40-50% - nhưng tình trạng thanh khoản lại gần như đóng băng.
    Giá trị cổ phiếu mất quá nhiều, đất nền và căn hộ lại quá khó để tiêu thụ, cả Petrolimex lẫn EVN đều nằm trong tình thế cám cảnh của nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư trái ngành. Hậu quả này còn được gia cố bởi khả năng quản trị đầu tư, quản trị tài chính hoàn toàn không tương xứng với quy mô đầu tư, chưa kể đến quan niệm quá đơn giản về độ rủi ro trong quá trình đầu tư mà đã khiến cho Petrolimex và EVN sa vào vũng lầy do chính họ tạo ra.
    Thế nhưng tự thân nghịch lý vẫn có thể đẻ thêm nghịch lý. Trong những đề xuất và những cuộc vận động hành lang nhằm tăng giá xăng dầu và giá điện, Petrolimex và EVN đều cố gắng thuyết phục các cấp quản lý rằng chuyện tăng giá chỉ để phục vụ cho… bù lỗ!
    Cần một cuộc đại phẫu

    Cho đến giờ, câu chuyện dài kỳ về những “cậu ấm hư hỏng” như Petrolimex và EVN vẫn chưa kết thúc. Sự việc mới chỉ tạm lắng khi gần đây, bộ trưởng mới của Bộ Tài chính là Vương Đình Huệ - một người nắm chắc chuyên môn, khiêm nhường nhưng cương quyết - đã nêu ra một phát ngôn ít có tiền lệ ở Việt Nam: không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà phải vì quyền lợi của 84 triệu người Việt Nam.
    Khó có lý do nào bào chữa cho việc tăng giá xăng dầu và giá điện để bù đắp cho những khoản lỗ khủng khiếp, cũng khó có ai trong số 84 triệu người dân Việt Nam lại có thể chấp nhận tình trạng nhóm lợi ích đổ hết hậu quả lên đầu người đóng thuế.
    “Cần xóa bỏ mọi ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước về tiếp cận các nguồn tín dụng, quyền kinh doanh, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiếp cận thông tin, nhất là thông tin về các loại quy hoạch, tiếp cận các nhà hoạch định chính sách…” – xin trở lại với những nội dung kiến nghị của các đại biểu quốc hội được Ủy ban kinh tế tập hợp trình lên Quốc hội.
    Một cuộc đại phẫu đối với khối doanh nghiệp nhà nước, dù với những lát cắt rất đau, sẽ hết sức cần thiết. Nhưng trên tất cả, nhát cắt đại phẫu vào vị trí của những nhóm lợi ích còn cấp thiết hơn.
    Nếu không vì tính cấp thiết ấy, nguy cơ nền kinh tế Việt Nam bị thao túng và lũng đoạn hoàn toàn bởi nhóm lợi ích là rất dễ xảy ra. Khi đó, mức độ xấu nhất của tình trạng kinh tế xã hội không còn được quy chiếu từ năm 1991 nữa, mà sẽ được tính từ năm 2011 này.
    http://www.webwarper.net/ww/~av/www...rum/2011/11/111107_viet_interest_groups.shtml
  4. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/ww...ch/7658580.epi

    Khi Thủ tướng thừa nhận có “nhóm lợi ích”

    (PL)- Một trong những điểm nổi bật trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng là phân tích rõ các đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị trường mà ở đó ông chính thức thừa nhận về “nhóm lợi ích”.
    Theo Thủ tướng, thể chế kinh tế thị trường sẽ hình thành cấu trúc đa sở hữu và từ đó dẫn đến sự hình thành các “nhóm lợi ích”. Người đứng đầu khối hành pháp xác nhận trong bài viết của mình: “Về khách quan, các “nhóm lợi ích” này có thể tác động đến quá trình ra quyết định”.
    Có lẽ sau khi Hội nghị Trung ương 3 kết thúc, đây là lần thứ hai cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới bởi cấp cao nhất, dù thực tế người dân, các chuyên gia hay các tổ chức xã hội đã cảm nhận thấy “nó” một cách rõ ràng, không chỉ trong từng đề án (sử dụng tài nguyên hay ưu đãi chính sách) cụ thể, mà ở cả những quyết định quan trọng. Đặc biệt, khi nguồn lực và các tài nguyên (như nhân công giá rẻ, đất đai, khoáng sản, thương quyền kinh doanh…) ngày càng trở nên hạn hẹp, các “nhóm lợi ích” gần như công khai tác động vào các khâu (ảnh hưởng và ra quyết định) nhằm thu lợi cho mình. Ngay tại Quốc hội, nhiều đại biểu của dân đã thẳng thắn nêu tên các đề án cụ thể và cũng không phải ngẫu nhiên mà Quốc hội đã thẳng thừng bác một số đề án rất lớn được đệ trình từ các bộ, ngành…
    Nhưng không phải đề án nào cũng đưa ra Quốc hội và được mổ xẻ công khai. Trong thực tế người ta có nhiều cách để “né” Quốc hội, “né” sự công khai bằng cách chia nhỏ dự án hoặc đội lốt “mục tiêu chính trị-xã hội”.
    Vì thế, một khi Thủ tướng đã viết nên những dòng này: “…Thực hiện công khai minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định, bảo đảm cho các quyết định theo chuẩn “giá trị chung”, vì lợi ích của đất nước”, thì đủ hiểu ông đã nắm rõ nguyên nhân và giải pháp để xử lý.
    Đáng nói là trong các giải pháp được nhắc tới, không phải cơ quan nào, cấp nào cũng đồng thuận với Thủ tướng khi mà việc cố tình không công khai, không minh bạch vẫn xảy ra. Do đó, dư luận sẽ rất đồng thuận khi Thủ tướng nhấn mạnh “phải bảo đảm quyền của người dân trong tiếp cận thông tin và phản biện xã hội”, mà ông với tư cách đứng đầu Chính phủ cam kết “sẽ nghiên cứu hoàn thiện các quy định về công khai thông tin và quyền tiếp cận thông tin, đồng thời tăng cường đối thoại chính sách, các đề án phát triển giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các chuyên gia độc lập và người dân, không chỉ ở công đoạn “hậu kiểm” như đang làm hiện nay mà quan trọng hơn là ở công đoạn “tiền kiểm”, trước khi các quyết định được ban hành”.
    Nếu điều đó sớm được thực thi, dân sẽ chẳng ngại gì “nhóm lợi ích”.
  5. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    ??????
  6. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Đa số ai cũng nghĩ thế .

  7. chungvangphat

    chungvangphat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2011
    Đã được thích:
    131
    Là một dạng tư bản mà. Nước nào cũng thế cả thôi. Trừ khi lên cộng sản chủ nghĩa, khoảng 5000 năm nữa:D
  8. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Hay nhể.
    Thế bao nhiêu người VN nằm xuống trong suốt ~ 70 năm qua, bao cuộc đổ máu cho cuộc chiến miền Bắc rồi miền Nam, gia đình giòng họ nào cũng có thương binh - liệt sĩ để rồi lại giống hệt hay tệ hơn xưa thì ai chịu trách nhiệm cho những việc nầy đây ?!!

    .v.v. .v.v.
  9. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Khi mọi chuyện đã cũ, sau khi thời hạn niêm phong bảo mật , " tuyệt mật " đã hết thì mới thấy công khai .
  10. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    ông Đào Văn Hưng - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - đã về nhận nhiệm vụ mới ở Bộ Công Thương từ ngày 1/2 theo quyết định điều động của Thủ tướng Chính phủ.

    Theo thông báo từ PVN, năm 2011, EVN đã nợ Tập đoàn này tới 14.000 tỷ đồng, bao gồm cả 2.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. PVN đã liên tục gửi trát đòi nợ rồi nhờ cả Bộ Công Thương "can thiệp" mà không ăn thua.
    Cũng do khó khăn tài chính, EVN cũng nợ Tập đoàn Than Khoáng sản tới gần 2000 tỷ đồng tiền điện và than và nợ cả tiền mua dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. EVN cũng chây ỳ khoản nợ 40 triệu USD tiền mua điện của nhà máy điện Hiệp Phước vào đầu năm 2011.
    Trước dư luận, EVN và cả Bộ Công Thương đã công bố không có khả năng trả nợ nếu như, không tăng được giá điện?!

    Trong bối cảnh thua lỗ nặng nề, EVN còn được quyền phân bổ các khoản lỗ trong kinh doanh điện vào chính giá bán lẻ điện. Sự tính toán này đã cho EVN nghiêm nhiên sẽ được tăng giá điện gấp nhiều lần nữa trong tương lai, khi mà các khoản lỗ kinh doanh điện hàng chục nghìn tỷ đồng đã được xác nhận.

Chia sẻ trang này