Dấu hiệu thị trường đang ở giai đoạn cuối cùng của Đáy

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luckyman79, 02/04/2011.

3476 người đang online, trong đó có 83 thành viên. 01:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2873 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. pmXiKay

    pmXiKay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Em thấy khi nào các cụ bắt đáy kêu gào thị trường quá lởm xin lỗi mọi người về quê chăn vịt đây thì mới là đáy =))
  2. freshdmd

    freshdmd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi bác chú ý nhìn xuống , quần bác hở . Chắc con ấy nó sắp vươn ra báo hiệu bác sắp thắng nhờ bác bình tĩnh .
  3. anhtit1605

    anhtit1605 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Đã được thích:
    0
    vote cho bac [r24)]
  4. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    ----

    Đó cũng là 1 chỉ báo tốt đấy.

    Chỉ cần nhìn thấy cô như avatar kia cởi Trần là thị trường của tôi nó Trần ngay.

    Tăng hết biên độ ngay:))
  5. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    ----------

    [r2)][r2)][r2)]
  6. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    Khả năng cao sẽ không có tăng dự trữ Bắt buộc

    Quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn cách đây hai hôm khiến khả năng tăng dự trữ bắt buộc tiếp theo là rất thấp.

    “Cửa” tăng dự trữ bắt buộc có còn hay không?

    Cuối tuần qua, thị trường chứng khoán đón nhận thông tin tăng một số mức lãi suất trên thị trường mở. Tuy nhiên, điều mà giới đầu tư mong đợi là thông tin liên quan đến dự trữ bắt buộc - vốn được đồn thổi nhiều tuần qua - vẫn chưa đến.

    Các bình luận trước khi có quyết định cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước hôm 1/4 vẫn có hai luồng quan điểm trái ngược.

    Một luồng ý kiến cho rằng rất có thể dự trữ bắt buộc sẽ phải tăng để dập tắt khả năng lạm phát leo thang trước những diễn biến mới về giá đầu vào.


    Luồng ý kiến thứ hai cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ đang dần phản ánh vào nền kinh tế và có độ trễ dài hơn một chút. Do đó, các ưu tiên sử dụng “biện pháp mềm” sẽ vẫn được áp dụng, thay vì dùng “liệu pháp sốc”.


    Quyết định tăng các mức lãi suất thị trường mở lần thứ 3 trong vòng hơn hai tháng qua đã cho thấy cơ quan quản lý vẫn ưu tiên sử dụng các “biện pháp mềm” khi dư địa cho khả năng này vẫn còn. Cũng giống như hai lần tăng lãi suất tái cấp vốn trước đó, hiệu quả của chính sách sẽ biểu hiện chậm hơn. Lãi suất tái cấp vốn áp dụng đối với các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại qua các hình thức như cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác...


    Việc lựa chọn giải pháp tăng lãi suất tái cấp vốn vào thời điểm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tiếp tục tăng cao cho thấy Ngân hàng Nhà nước vẫn muốn giảm dần tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải chứ không muốn “phanh gấp” dòng vốn ra.


    Vậy “cửa” tăng dự trữ bắt buộc có còn hay không?


    Với quyết định ngày 1/4, có thể kỳ vọng chí ít sẽ chưa có thay đổi nào cho tới khi công bố CPI tháng 4. Nguyên nhân khá dễ hiểu, vì sử dụng đến công cụ dự trữ bắt buộc là liều thuốc rất mạnh, cần dựa trên những căn cứ định lượng chắc chắn. Với các thông tin vĩ mô tháng 3 vừa công bố, cơ quan quản lý cho rằng chưa cần tới giải pháp đó.


    Mặt khác, rất có thể chính cơ quan quản lý cũng cần chờ đợi xem những “liều thuốc” đã “bốc” từ đầu năm đến nay có tác dụng đến đâu. Nếu CPI tháng 4 không tăng đến mức lo ngại trong quan điểm của Ngân hàng nhà nước thì rất có thể “thuốc” sẽ bắt đầu “ngấm” dần dần các tháng tiếp theo.


    Tuy nhiên, hiện vẫn có quan điểm cho rằng cần sử dụng đến công cụ dự trữ bắt buộc. Ông Fiachra Mac cana, Giám đốc điều hành, phụ trách nghiên cứu của Công ty Chứng khoán HSC, cho rằng việc tăng lãi suất tái cấp vốn vừa qua có nguyên nhân là tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao.


    “Có một xu hướng rằng mặc dù lãi suất cho vay đối với khối khách hàng tư nhân cao (hiện nay vào khoảng 21-22%), tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay vẫn rất cao. Thực ra, một số ngân hàng như đã cùng trao đổi với chúng tôi, dường như đã vượt quá quota nội bộ trong quý 1 cho thấy các nỗ lực để kiểm soát tăng trưởng tín dụng vẫn chưa có tác dụng tốt... Và trên thực tế là sau nhiều năm thực hiện tăng trưởng tín dụng nới lỏng, các ngân hàng trở nên khó gò mình theo quy định. Điều này gợi ý rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải được tăng lên trong thời gian tới nhằm đưa ra một thông điệp rõ ràng hơn tới các ngân hàng”, chuyên gia phân tích này viết trong bình luận của mình hôm 1/4.


    Khả năng tăng dự trữ bắt buộc cũng có liên quan đến việc sẽ "giam" lại tiền như thế nào. Hiện tại, một lượng tiền đã bị "giam" lại tại các ngân hàng thương mại với quy định của Thông tư 13 và Thông tư 19. Mặt khác, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN có mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng có lộ trình và các biện pháp “trừng phạt” rất nặng là tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung.


    Cuối cùng là vấn đề thanh khoản. Chỉ khi thanh khoản dư thừa và cung tiền mạnh như năm 2007 thì công cụ dự trữ bắt buộc mới có tác dụng tốt.


    Theo Khánh Hà

    VnEconomy
  7. Chuyengiadoanmo

    Chuyengiadoanmo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Đáy thì múc đi.pác này có SDH lên nổi đâu,đang dính SDH ah? ăn xong 30/4 rồi nhảy lầu.
  8. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    Cảm ơn cụ,

    Cũng hạ giá vốn được tương đối rồi. Không đến nỗi phải cắt lose.

    Cụ đợi đến 30/4 mới nhảy lầu cơ ah;))

    Khiếp, còn phải xem ngày nữa cơ đấy:))
  9. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
  10. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    Vẫn đợi xuân về, dù có muộn
    Thứ hai, 4/4/2011, 15:00 GMT+7

    (ATPvietnam.com) -Năm 2008 khủng hoảng, nhà đầu tư ai cũng chấp nhận mất mát thiệt thòi bởi cả thế giới gặp cơn bạo bệnh khủng hoảng tài chính.


    Năm 2009 là hậu khủng hoảng, vừa thoát khỏi miệng hố thì thôi cũng đành chấp nhận một năm nữa làm ăn bết bát.

    Năm 2010 bắt đầu kỳ vọng là năm khởi sắc, là ăn bù trả bữa sau bệnh, là cơ hội bù đắp cho những người kiên trì nhất. Nhưng không, vẫn là hậu khủng hoảng. NĐT lớn nhỏ ngậm bồ hòn làm ngọt tự an ủi thôi thì 2011. Năm mới vận hội mới.

    Nhưng rồi lập xuân đã qua, xuân phân sắp tới mà mùa xuân vẫn chưa chịu về trên các sàn chứng khoán Việt Nam. Cái lạnh lẽo mùa Đông năm ngoái vẫn còn đó và sự ảm đạm của thị trường khiến nhà đầu tư khi chạm vào cổ phiếu vẫn run rẩy như đang chạm vào những bông hoa tuyết trên núi cao Sapa.

    Còn biết chờ mong gì? Kinh tế cải thiện? Không phải chuyện ngày một ngày hai. Nhiều người còn lo ngại, giờ lạm phát thế, phải thắt chặt và kìm hãm thì lại giảm tăng trưởng. Giảm tăng trưởng đến mức nào đó thì phải kích thích, kích cầu. Chẳng may lại lạm phát trở lại. Tiếp tục thắt chặt. Biết đến khi nào xuân mới về với chứng khoán?

    Khó khăn của đất nước thì đương nhiên người đầu tư chứng khoán cũng phải chia sẻ. Họ vẫn miệt mài đóng thuế cho từng lần giao dịch, kể cả khi ê chề cắt lỗ. Không trách được vì khó khăn không chừa ai cả và các biến cố địa chính trị trên thế giới không bao giờ báo trước với từng nhà ở Hà Nội hay Sài Gòn, Hà Nam hay Bình Phước.

    Khó khăn sẵn sàng chấp nhận. Những biện pháp thắt chặt của NHNN gây khó khăn lắm cho TTCK, và làm đau lòng những NĐT hao mòn tài khoản. Nhưng không ai trách cứ gì. Điều đó cần cho nền kinh tế nói chung.

    Nhưng giữa sự chấp nhận đó, chợt loé lên trong mỗi NĐT một niềm hy vọng. TTCK hoàn toàn có thể khởi sắc trong gian khó mà không cần chờ đợi những yếu tố cơ bản phải đến ngay.

    Đó là một sự cải cách mang tính kỹ thuật.

    Rút ngắn T+4 xuống, tất nhiên rồi. Ai cũng hiểu...

    Gần như chắc chắn, biện pháp kỹ thuật được chờ mong qua tháng ngày này sẽ giải quyết ngay vấn đề thanh khoản, và tạo hứng khởi đưa thị trường sôi động hơn. Mọi so sánh là khập khiễng, nhưng hình như số đề vẫn hấp dẫn không ít người chơi bởi tính nhanh gọn trong khâu thanh toán bù trừ đấy thôi, dù bản thân từng con số nếu phân tích cơ bản thì chẳng có gì để mà đợi mong. Trong khi kinh tế khó khăn và doanh nghiệp khốn cùng thì vẫn còn một giá trị nhất định ghi trên sổ sách.

    Rủi ro của mọi nhà đầu tư sẽ được giảm xuống tỷ lệ thuận với mức giảm ngày T. Niềm tin sẽ hối hả tìm về bởi giờ đây, rút T+ thì ai cũng như ai chứ lợi thế không nghiêng về các đại gia và những người làm ăn khuất tất nữa. Nhà đầu tư người trần mắt thịt không còn phải chiến đấu với các đại gia được trang bị kính hồng ngoại trong bóng đêm chứng khoán nữa.

    Các công ty chứng khoán sẽ lại tất bật nghe lệnh. Phần mềm giao dịch sẽ hoạt động với công suất cao hơn thay vì chip IBM Core 2 Duo lại chỉ phục vụ vài người mỗi phút. Mảng môi giới lại khởi sắc, tự doanh cũng rục rịch trở mình sinh sối và các nhận định hàng ngày của CTCK lại giàu chất chuyên môn mà càng đậm chất thơ hơn nữa...

    Lòng người càng phấn khởi tin yêu hơn, khi NĐT biết rằng những người cán bộ ở UBCK đã làm một điều mà những người đóng thuế chứng khoán ngày đêm mong mỏi.

    Và còn nhiều lắm, những cái lợi của một cử chỉ mang tính nỗ lực trên cả 100% từ UBCK đối với việc rút ngắn T+.

    Sẽ vướng mắc rất nhiều, vô số cản trở, điều kiện còn chưa cho phép. Nhưng, nếu như những con người ưu tú đó cố gắng hơn 100% sức lực và trí tuệ trong thời điểm gian khó như hiện nay để mang về một niềm vui cho NĐT thì hẳn lòng người không bao giờ quên.

    Trên UBCK còn có Bộ Tài chính. Nhưng nếu như UBCK tiếp tục mạnh mẽ và khoa học, nhiệt tình và nói phải, chắc cũng sẽ thuyết phục được Bộ Tài chính để Bộ dù đang bận trăm công ngàn việc đại sự thì vẫn có thể yên tâm cho phép UBCK đẩy nhanh tiến độ.

    UBCK đã làm việc cật lực, đã lao tâm khổ tứ, đã cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển thị trường vốn còn non trẻ mà lắm chông gai. Nhà đầu tư hiểu lắm, và cũng chỉ ước ao sự nỗ lực hơn nữa, cống hiến hơn nữa, và lao tâm khổ tứ chút nữa, bởi nay thị trường ấy đang gặp khó khăn và cần mọi người góp sức nhiều hơn.

    Vậy nên dù thất bát liên hồi, NĐT vẫn đang còn đó để đợi xuân về, dù có muộn. Bởi họ biết rằng, trong gian khó, người tài sẽ càng thể hiện được sự khác biệt.

Chia sẻ trang này