Đau lòng lắm các bác à, nhưng lương tâm buộc em phải lên tiếng !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Konnyaku, 03/08/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5027 người đang online, trong đó có 390 thành viên. 23:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 33197 lượt đọc và 332 bài trả lời
  1. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    xxx: Nói chung em tốt với từng người. Chị đã cắt CTA 4.x ko mua lại. Chị nghe em chị thua lỗ
    Chun: em mua CTA giá 5.5 đợt đầu
    Chun: có lãi không bán ôm đến giờ
    Chun: có mua bình quân giá vùng 3.6-4.2
    Chun: chấm hết
    Chun: nếu một mai CTA lên 5.5 em có lãi và lãi khá
    Chun: và từng có lúc em lỗ 25% vì CTA
    Chun: Mỗi người môt quan điểm, mỗi người một cách chơi
    Chun: và TÙY SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA TỪNG NGƯỜI
    Chun: Năm xưa, em mua CMI giá 5.5 sau đó nó xuống 4.3 em cũng CẮN RĂNG CHỊU ĐỰNG
    Chun: Rất nhiều người mua CMI theo em lúc giá 5.5 và thấy CMI xuống từng ngày họ không chịu nổi & cắt lỗ - Họ đau khổ - Họ đau khổ em cũng chẳng vui gì.
    Chun: sau đó thì CMI lên 12-13-14
  2. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    “Công nghệ chế tác” rượu quê

    VĂN NGUYỄN - Thứ Ba, 02/10/2012, 9:55 (GMT+7)

    Rượu quê vốn được các “đệ tử Lưu Linh” ưa chuộng từ bao lâu nay bởi uống “phê”, êm. Nhưng những "bợm nhậu" sẽ phải giật mình khi “công nghệ chế tác” rượu quê được hé mở.

    Rượu giả “vả” rượu thật

    Thật không khó để tìm ra loại rượu “siêu rẻ” này, bởi nó được bán công khai ở hầu khắp các quán nhậu bình dân ở Hà Nội, đặc biệt là các huyện ngoại thành. Sở dĩ gọi rượu siêu rẻ vì được sản xuất theo “công nghệ” đặc biệt chứ không còn thủ công như ngày xưa. Tóm lại, nếu tính toán chi ly, giá của loại rượu này còn thấp hơn giá thành của rượu được nấu từ sắn, phẩm cấp thấp nhất của rượu quê.

    Ở làng Vân, xã Vân Hà (Việt Yên – Bắc Giang) có hơn 600 hộ nấu rượu. Hàng ngày, làng này cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn lít rượu. Tuy vậy, trong số đó có không ít cái gọi là rượu được “chế tác” từ men tươi. Theo chân ông Quyết, một người “nấu rượu thật thà” trong làng, PV không khó để tận mắt chứng kiến “công nghệ chế tác rượu quê”. Cầm trên tay gói men được mệnh danh là “men rượu số 1 tại Việt Nam – Hơn cả sự mong đợi”, ông Quyết bảo, mỗi gói men thế này mua với giá tiền trên dưới 40 nghìn đồng, sử dụng được cho 1 tạ gạo, sắn. “Đây là thứ thần dược giúp rượu ra nhiều hơn khi nấu. Theo đúng cách nấu truyền thống, thì nhà nào nấu giỏi nhất của làng Vân cũng chỉ đạt được 7 đến 7 thành rưỡi (10kg gạo nấu được 7-7,5 lít rượu - PV). Tuy nhiên, sử dụng men này theo đúng “công thức”, thì 10kg gạo có thể nấu được 13-15 lít rượu, gấp đôi so với nấu thủ công”, ông Quyết khẳng định.

    Bởi thế, thứ “rượu quê” này được bán ra với giá rất rẻ. Khảo sát của PV cho thấy, tại làng Vân, nếu giao buôn, rượu “men tươi” bán giá 8 nghìn đồng/lít. Còn nếu mua lẻ, giá chỉ chênh thêm mỗi lít 1 nghìn đồng. Theo ông Quyết thì dùng men tươi không những “được rượu”, mà còn “giải phóng sức lao động thủ công”, bởi người sử dụng không cần trải chiếu, trải nong nia thúng mủng như trước để trộn men, mà chỉ cần pha men vào nước, tưới đều lên cơm, rồi mang đi ủ trước khi cho vào nồi chưng cất.

    [​IMG]
    Men tươi có thể mua dễ dàng tại làng Vân​

    Cái thứ được gọi là men tươi này, ở làng Vân, mua quá dễ. PV có thể tạt vào bất kỳ một cửa hàng tạp hóa, hoặc một đại lý bán rượu nào, là có thể mua được. Theo chỉ dẫn của ông Quyết, chúng tôi tìm mua ở một cửa hàng ngay đầu làng 3 gói men tươi với giá 45 nghìn đồng/gói. Gói men được đựng trong túi nilon màu đen, ghi trọng lượng là 500gram, bên trong là 5 túi nhỏ màu bạc. Theo “công thức” của men, mỗi túi nhỏ màu bạc có thể sử dụng cho 20kg gạo, sắn, tức là 1 túi to được dùng cho 1 tạ gạo hoặc sắn. Theo “quảng cáo” được in trên bao bì, men tươi là sản phẩm của Cty Men rượu Hà Nội. Thứ men “Hương nếp” này dùng được cho gạo tẻ và sắn, ra loại rượu thơm như rượu nếp. Đặc biệt, lượng rượu được nhiều hơn gấp đôi so với men thông thường.

    Ông Quyết bảo, ở làng Vân, thứ men này đã sử dụng vài năm nay, trước kia nhập từ Trung Quốc. Nhưng thời gian gần đây, người địa phương đã nắm bí quyết sản xuất nên tự làm được. “Cũng chẳng biết họ làm ở đâu, nhưng nhu cầu thị trường đang cao nên men này bán khá chạy”, ông Quyết cho hay.

    Là người có thâm niên và đau đáu với nghề nấu rượu truyền thống, ông Quyết rất bức xúc trước “vấn nạn” mà gia đình ông và các hộ nấu rượu ở đây đang gặp phải, đó là rượu làng Vân bị mang tiếng. Ông Quyết bảo, “sự cạnh tranh không lành mạnh” trên đã khiến nhiều gia đình làm ăn đứng đắn ở đây khóc dở mếu dở, bởi rượu sản xuất ra không bán được.

    Ông Quyết tính toán: “Thường cứ nấu 10 kg gạo sẽ thu được khoảng 7-7,5 lít rượu. Giá 1 kg gạo rẻ cũng trên dưới 10 nghìn đồng, vị chi tiền gạo đã hết cả trăm nghìn đồng rồi, chưa kể tiền than, tiền men, tiền vận chuyển... Bán 7,5 lít rượu với giá 10 nghìn đồng/lít mới chỉ thu về 75 ngàn đồng. Tính sơ đã thấy lỗ nặng. Ai dại gì mà đi nấu rượu để bán nữa”.

    [​IMG]
    Sắn chất đống bên đường để chờ ủ men tươi
    Ở làng Vân, hiện nhiều gia đình đã thay thế gạo bằng sắn để nấu rượu. Dọc hai bên đường vào làng, những đống sắn lớn tràn phủ kín lối đi, có chỗ chỉ lách qua được bằng xe máy. Ông Quyết bảo: “Sắn đó dùng để nấu rượu đấy. Giá chỉ 5 nghìn đồng/kg, “kinh tế” hơn nhiều so với nấu bằng gạo”. Tuy nhiên, theo ông Quyết, dù có nấu rượu sắn nhưng làm nghề “thật thà” thì cũng chẳng thể nào làm ra được thứ rượu bán buôn với giá trên 8 nghìn đồng/lít. “Ở đây, đa phần các hộ dân đều nấu rượu gạo để bán. Nhà tôi cũng nấu rượu gạo nguyên chất, bán với giá 15 nghìn đồng, 17 nghìn đồng và 30 nghìn đồng/lít tùy thuộc vào độ rượu và chất lượng nhưng lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu, nói đúng hơn chỉ lấy công làm lãi thôi”, ông Quyết bảo.

    Công khai làm rượu giả

    Chỉ cách làng Vân một chuyến phà qua sông Như Nguyệt, thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) chính là “đại bản doanh” sản xuất rượu quê giả. Những thùng nhựa màu xanh dựng rải rác dọc từ đầu đến cuối con đường thôn như minh chứng cho việc làm rượu giả một cách công khai. Và, đây mới chính là nơi làm ra thứ rượu kinh hoàng mà nếu đọc được thông tin dưới đây, các bợm nhậu sẽ phải suy nghĩ lại trước khi nâng chén.

    Ông Quyết dẫn tôi qua phà, đi vào làng Đại Lâm. Vừa đi ông vừa bảo, nếu rượu gạo mà chứa trong những thùng nhựa thế kia thì vứt đi, bởi nó sẽ nhạt và bớt ngon. Tuy nhiên, những thùng nhựa này là tỏ ra thích hợp cho việc chế biến rượu cồn. Công thức chế biến rượu cồn cũng cực kỳ đơn giản: Mỗi thùng dung tích 200 lít, được bơm đầy nước. Sau đó cho 20 lít rượu sắn nhập từ làng Vân, cho thêm một lượng nhất định cồn hoa quả bán trôi nổi trên thị trường, quấy đều để tạo ra thứ rượu gạo giá cực rẻ, có mùi vị y như rượu thật.

    Để mục sở thị “công nghệ chế tác” rượu từ cồn hoa quả, nhập nhoạng tối, ông Quyết dẫn chúng tôi đi sâu vào làng. Ngay ven đường, từng nhóm người đang dùng máy bơm để bơm nước vào thùng. Một số người khác thì dùng tuy-ô (ống nhựa nhỏ - PV) để hút một thứ chất lỏng gì đó vào trộn lẫn. Sau khi hoàn tất công đoạn trộn các chất lỏng, một phụ nữ với lấy cây gậy ở bên cạnh, một đầu có gắn chiếc phễu nhỏ kèm theo cái nhiệt kế nhúng xuống thùng nước rồi lấy lên xem thử. Hình như rượu pha chưa đủ độ (nhìn vào vạch trên nhiệt kế có thể biết được độ rượu - PV) nên họ lại cho thứ chất lỏng bí mật đựng sẵn ở chậu vào thùng và lặp lại thao tác như đã nêu trên.

    “Cách thức pha cồn hoa quả và nước lã thành rượu gạo không chỉ giá thành siêu rẻ mà còn không phải nổi lửa, không phải chưng cất, không phải tốn nhiều diện tích mặt bằng”, ông Quyết cho biết. Theo ông, cồn hoa quả có giá khoảng 15 nghìn đồng/lít và thường thì 1 lít cồn hoa quả có thể pha chế với nước lã để tạo thành nhiều lít rượu gạo.

    [​IMG]
    Những thùng nhựa dùng đựng rượu cồn hoa quả
    Rượu sắn nấu bằng “công nghệ men tươi” thường có mùi nồng, hắc, không thơm như rượu gạo và rất khó uống, không được các “ma men” ưa chuộng. Để “khử” những đặc tính bất lợi này, dân nấu rượu siêu rẻ còn phải thực hiện thêm một thủ thuật khác, tuy đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả rất cao. Cách đó là pha thêm nước và đường hóa học với công thức: 10 lít rượu sắn + 2 lít nước + 5 viên đường hóa học, rồi cho tất cả vào thùng, đậy kín, lăn qua lăn lại là được rượu gạo thơm, rẻ.

    Ông Quyết cho biết, cồn hoa quả nghe đâu được đưa từ Quảng Ngãi ra nhưng giờ ở địa phương cũng tự sản xuất được rồi. Một số hộ kinh doanh lấy cồn hoa quả, pha với nước lã và rượu sắn để làm rượu gạo bán cho các mối hàng ở xa. Rượu nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tỷ lệ cồn/nước/rượu sắn và nhu cầu của khách hàng. Việc làm rượu pha nước lã và cồn hoa quả ở Đại Lâm có từ nhiều năm nay, cùng thời với “công nghệ rượu men tươi” ở làng Vân. Tuy nhiên, từ trước đến nay ông Quyết vẫn chưa nghe nói, hay chưa được chứng kiến vụ bắt bớ hay dẹp bỏ của chính quyền địa phương với vấn nạn này.

    Ông Vũ Đình Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cũng thừa nhận với PV việc này. Theo ông Minh, Đại Lâm từ lâu đã có tiếng về nghề nấu rượu gạo. Tuy nhiên, từ năm 2000, một số người đã đưa công nghệ “pha chế rượu từ cồn và nước lã” về làng khiến cho nghề nấu rượu truyền thống nơi đây bị mai một dần. Từ chỗ có tới 80% số hộ dân trong làng có bếp nấu rượu, giờ con số đó chỉ còn chưa đầy 30%. Mỗi ngày ước chừng có không dưới 10 nghìn lít rượu lên xe rời khỏi Đại Lâm.

    “Chúng tôi chỉ nhìn bằng mắt thường. Biết người ta bỏ cồn và nước lã vào rượu nhưng không đủ căn cứ để bảo người ta vi phạm. Nếu người dân uống rượu này rồi lăn ra chết thì lại là chuyện khác. Đằng này, về hình thức và cảm tính, đúng là thứ chất lỏng đặc biệt đó vẫn là rượu. Chúng tôi rất muốn các cơ quan hữu trách cấp trên và nhà khoa học vào cuộc, lấy mẫu phân tích để chỉ tận tay, day tận trán các cơ sở vi phạm, chúng tôi mới có hướng xử lý”, ông Minh đề nghị.
  3. giaoxuvinhduc

    giaoxuvinhduc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    1
    NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT

    Thứ hai, ngày 29 tháng mười năm 2012

    Mục tiêu, lý tưởng sống của Dương Văn Kháng

    Dear all,
    Mục tiêu của Dương Văn Kháng trong cuộc đời này:
    1. Quản lý quỹ đầu tư tương hỗ với số vốn tương đối khá, vốn (cá nhân, hi động vốn từ NDT, NH,…) năm 30-32 tuổi (Năm 2016-2018)
    2. Mở một trung tâm chuyên về đào tạo phân tích chứng khoán (thay đổi thói quen, tư duy, cách tiếp cận thị trường theo hướng mới,…), đào tạo về phát triển con người (đánh thức sức mạnh bên trong, giúp vượt qua nỗi sợ hãi trong cuộc sống, vượt lên số phận bằng tư duy con người) bắt đầu tháng 9/2012
    3. Năm 40-45 tuổi, gây dựng 1 quỹ từ thiện có tên Dương Văn Kháng giúp đỡ những thanh niên nghèo vượt khó, giúp đỡ những gia đình ở vùng quê nghèo, định hướng cho những trẻ em bán vé số có tương lại tốt hơn, giao dục và giúp các em đi làm bỏ nghề xin ăn, bán vé số
    Hành động:
    Nghiên cứu, khám phá ra quy luật thị trường chứng khoán, tiếp tục nghiên cứu, update thường xuyên, không tự mãn với thành tích hiện tại, phát triển tiếp từng ngày
    Chia sẽ những hiểu biết về thị trường chứng khoán cho tất cả NDT Việt Nam bằng các khóa học về chứng khoán, để giúp các anh chị tránh rủi ro, kiếm lợi nhuận bằng khả năng của mình, đưa TTCK Việt Nam phát triển minh bạch, công bằng, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển bền vững, phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam trong 10-20 năm tới, lúc đó Việt Nam sánh vai với các cường quốc Năm Châu.
    Mở các khóa học về phát triển con người, khám phá sức mạnh bạn thân cho mọi tầng lớp (sinh viên, các anh chị đi làm muốn nâng cao sức mạnh tiềm tàng trong mình, giúp vượt qua nỗi buồn, nỗi sợ hãi trong cuộc sống).
    Khi đã có mục tiêu sống, lý tưởng thì những cái khó khăn, thử thách, áp lực ban đầu, Kháng sẽ vượt qua hết.

    Cảm nhận cá nhân:
    Cảm ơn các vị anh hùng, các anh chị chiến sĩ đã hi sinh cho đất nước Việt Nam, dành được Độc Lập. Sự hi sinh của bậc tiền bối lúc xưa làm nền tảng động lực cho thế hệ trẻ, thanh niên Việt Nam phải phấn đấu hơn nữa, để không phụ lòng của các bậc tiền bối. Sư hi sinh của các vị sẽ không uổng đâu.

    Cảm ơn chị Võ Thị Sáu, chị không sợ chết, rồi chị sẽ thấy đất nước Việt Nam sẽ phát triển mạnh như chị tưởng tượng. Dương Văn Kháng hứa với chị đó, em góp 1 phần nhỏ nhoi vào sự phát triển đó.

    Trích lời chị Võ Thị Sáu: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, chị bắt đầu cất cao tiếng hát. Chị hát bài Tiến quân ca. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: "Đả đảo thực dân Pháp!". "Việt Nam độc lập muôn năm!". "Hồ Chủ tịch muôn năm!".—PageBreak”

    Chúng ta cùng bắt tay hợp tác, hòa đồng, chia sẽ để giúp Việt Nam phát triển cùng với năm Châu
    Rất mong được sự ủng hộ của các anh chị !

    Dương Văn Kháng
    Được đăng bởi Dương Văn Kháng vào lúc 18:13
  4. sgnvina

    sgnvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    102
    Chúc Kháng thành công !
  5. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Các đồng chí phải hết sức bình tĩnh, những hiện tượng, sự việc trên chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, cơ bản cán bộ ta đều tốt, tuy nhiên đây đó có một vài đồng chí có những biểu hiện xa rời lý tưởng là điều không thể tránh khỏi. Các đồng chí phải hết sức đề cao cảnh giác, nâng cao tính chiến đấu của Đảng, kẻo bị các thế lực thù địch, thành phần chống phá cách mạng, có âm mưu diễn biến hòa bình dụ dỗ, lôi kéo.
  6. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Xanh mặt với làn sóng thất nghiệp​



    Tại nhiều tỉnh miền Bắc, hàng ngàn doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, sản xuất đình trệ, hàng tồn kho lớn đã khiến hàng ngàn lao động bị mất việc làm.

    Mất việc ngày càng nhiều

    Cách đây hai năm, do bị vỡ nợ vì kinh doanh chứng khoán, chồng chị Trần Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) phải bán hết nhà cửa, xe cộ để trả nợ cho ngân hàng. Từ chỗ nhà lầu, xe hơi, không phải làm gì, nay chị Thảo cùng con phải ở trọ trong một căn phòng chật chội.

    May mắn, chị Thảo xin được vào làm ở một sàn giao dịch bất động sản nhưng BĐS khó khăn, sàn phá sản khiến chị Thảo và hàng chục nhân viên khác mất việc làm.

    “Chúng tôi nghỉ việc nhưng không được hỗ trợ gì vì DN đang nợ đầm đìa, không đủ tiền duy trì hoạt động và trả lương cho nhân viên”- chị Thảo nói.

    Theo chị Thảo, vì chưa kiếm được việc làm mới nên cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, lâm vào bế tắc. “Tiền học cho con, tiền thuê nhà, điện nước, xăng xe... cũng phải gần 10 triệu đồng/tháng. Giờ mất việc, nợ nần chồng chất, không biết phải xoay xở ra sao. Nếu khó khăn quá có khi em phải gửi con về quê cho ông bà nuôi” - chị Thảo tâm sự.

    Không riêng gì chị Thảo mà rất nhiều lao động khác phải đến Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội để đăng ký hưởng BHTN.

    Theo ông Vũ Trung Chính - Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, số người đăng ký hưởng BHTN đến trung tâm gia tăng theo tuần. Tính riêng trong tháng 10, đã có gần 3.000 lao động đến đăng ký hưởng BHTN.

    Tại Hải Dương, theo ông Lưu Văn Bản - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, số lượng người lao động đăng ký hưởng BHTN cũng tăng cao hơn nhiều so với năm ngoái. “Từ đầu năm đến nay, có tháng lao động đăng ký hưởng BHTN lên tới gần 1.000 người. Trong đó lao động nữ thất nghiệp cao hơn nam giới và độ tuổi trung bình từ 25-40 tuổi” - ông Bản cho biết.
    Tại Hải Phòng, tình trạng lao động mất việc làm diễn ra nghiêm trọng hơn. Đại diện Phòng Lao động việc làm tiền lương và BHXH thuộc Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng cho biết, đến hết tháng 9-2012, trên địa bàn Hải Phòng có 6.501 lao động đăng ký để hưởng BHTN.

    Trong khi đó, theo Cục Thuế Hải Phòng, trong số 23.000 doanh nghiệp (DN) đang đăng ký hoạt động, đã có hơn 3.000 DN bị thu hồi giấy phép; gần 7.000 D tạm đóng mã số thuế; gần 13.000 DN còn lại không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động. “Trong 6 tháng đầu năm, có hơn 4.000 lao động nghỉ việc chờ lương, 11.800 lao động nghỉ chờ việc không lương. Số lao động mất việc làm là 14.000 người, tập trung ở các ngành đóng tàu và sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, da giày” - vị cán bộ Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng cho biết.

    Theo lãnh đạo Hải Phòng, hiện có hơn 100 DN báo cáo gặp khó khăn do không có đơn hàng. Nhiều DN phải cho lao động nghỉ luân phiên hoặc nghỉ chờ việc. Điển hình như Cty TNHH Thái Sơn, thời kỳ đỉnh cao sử dụng gần một ngàn lao động nhưng mới đây, do lãnh đạo Cty bị bắt giam nên đã khiến toàn bộ lao động mất việc làm; hay như Cty giày Long Sơn, sau khi tuyên bố giải thể, cũng đã đẩy hàng ngàn lao động ra đường.

    DN phá sản, công nhân ra đường

    Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong năm 2012, xu hướng giảm thất nghiệp ở thành thị có thể sẽ khó duy trì do tác động cộng hưởng của sự suy giảm kinh tế với gần 50.000 DN đóng cửa và một phần biểu hiện lạm dụng quỹ BHTN.

    Bà Hương phân tích: Đến cuối năm 2011, đã có 7,9 triệu người tham gia BHTN, chiếm 15% lao động có việc làm. Năm 2012, số người đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó có 221 ngàn người đề nghị hưởng BHTN, tăng 48% so với năm 2011.

    Theo bà Hương, lý do thất nghiệp gia tăng là do từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế biến động theo mô hình chữ W (nhiều đáy với các dao động bất thường), trong đó tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng đi xuống, chỉ đạt 6,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng việc làm tương ứng chỉ đạt 2,5%. Đặc biệt, năm 2009 và 2011 được coi là những năm “đáy” khi tốc độ tăng GDP chỉ đạt 5,3% và 5,8%, tốc độ việc làm cũng xuống thấp, chỉ đạt 1,6% và 2%.

    Năm 2011, tổng việc làm đạt 50,6 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm 2010, thấp hơn khoảng gần 260 ngàn so với mức tăng bình quân thời kỳ trước khi gia nhập WTO (khoảng 1,26 triệu việc làm). Ngoài ra, nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp chung và thiếu việc làm giảm là do áp lực cung giảm. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong khu vực thành thị tăng lên là do ngành công nghiệp giảm mạnh và do tác động từ quá trình đô thị hoá.

    Ông Lê Quang Trung - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho biết, nguyên nhân chính khiến thất nghiệp gia tăng là do thời gian qua kinh tế khó khăn, đã làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giảm quy mô sản xuất kinh doanh. Hệ quả là khiến cho hàng ngàn công nhân phải nghỉ việc. “Tính riêng thời điểm đầu năm 2012, đã có khoảng 1,3 triệu người thất nghiệp và hơn 4,5 triệu người phải tìm việc làm bán thời gian”- ông Trung nói.

    Theo Nguyễn Hà
    Vietnamnet
  7. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
  8. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    KHI MỘT ÔNG GIÀ KHOE MẼ..

    http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/khi-mot-ong-gia-khoe-me.html

    Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.
    Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng.
    Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
    Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.
    Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.
    Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
    Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.
    Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt. Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
    Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ. Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
    Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ chồng cũng có khi bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
    Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai, khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
    Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.
    Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.
    Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau ,cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được? Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính. Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác.Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.Lúc nầy, không còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh. Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có. Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng.Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả.Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như đi chơi, chứ không phải “đi cày” như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì về nhà nghỉ ngơi.Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này? Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
    Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đóAi thay da mãi mãi sống muôn đời ? Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ, Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi …

    Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.
    Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao?Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có p hải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi…
    Tác giả: Trần Kinh Nghị
  9. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
  10. Longthuongxot

    Longthuongxot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Ai mua cổ cánh lúc này là có lỗi với vợ con, họ hàng, người thân, xóm giềng. Trước khi xuống tiền hãy nghĩ đến vợ hiền con thơ đang khát sữa ở nhà. Lý do:

    1> Chỉ là cú nảy lên trước khi rơi xuống vực thẳm: HNX = 50 VNI = 320...Nói cho văn vẻ là cú hồi kỹ thuật

    2> Vĩ mô còn u ám lắm, hàng ngàn, hạn vạn doanh nghiệp lớn bé đang thở thoi thóp những ngày cuối cùng của cuộc đời. Nước xa không cứu được lửa gần

    3> TT vừa le lói xanh bìm bịp nở rộ như nấm sau mưa >>>> còn chết dài dài... 80-90% anh em F319 đang đẹp rất nặng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này