Đầu tư đón đầu: Viettel Global

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 25/12/2016.

3516 người đang online, trong đó có 189 thành viên. 06:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19130 lượt đọc và 52 bài trả lời
  1. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
  2. moneyyolo

    moneyyolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2016
    Đã được thích:
    716
    Viettel Global năm nay lỗ hơn 3400 tỷ, k có cổ tức tiền mặt nữa nhé.
    vinasdaqsttsg thích bài này.
  3. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Viettel Global đặt mục tiêu thoát lỗ, dự kiến đầu tư vào Indonesia và Nigeria


    [​IMG]

    Dù các thị trường châu Phi vẫn tăng trưởng tốt tính theo đồng nội tệ nhưng việc các đồng tiền này mất giá mạnh khiến cho Viettel Global ghi nhận khoản lỗ hơn 3.000 tỷ khi quy đổi về Việt Nam Đồng.

    Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) – đơn vị phụ trách hoạt động đầu tư ra nước ngoài – vừa công bố các thông tin về tình hình hoạt động trong năm 2016 và kế hoạch 2017.

    Năm vừa qua là năm khá khó khăn của Viettel Global. Tổng doanh thu cộng ngang toàn hệ thống đạt hơn 1,04 tỷ USD (hơn 23.000 tỷ đồng) chỉ bằng 70% kế hoạch năm và giảm 21% so với năm 2015.

    Theo kết quả hợp nhất, Viettel Global đạt 15.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3% so với năm trước. Do giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng tăng mạnh và đặc biệt là do lỗ chênh lệch tỷ giá khiến cho Viettel Global phải ghi nhận khoản lỗ trước thuế 3.115 tỷ đồng (-139 triệu USD). Năm 2015, dù cũng bị tác động lớn từ tỷ giá nhưng Viettel Global vẫn có lãi gần 1.300 tỷ.

    Lỗ sau thuế là gần 3.500 tỷ đồng trong đó phần lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ Viettel Global là 2.600 tỷ đồng.

    Viettel Global cho biết nguyên nhân doanh thu giảm và lỗ là do một số thị trường châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang USD như Mozambique biến động 58%, Burundi chênh lệch tỷ giá tăng 28%.

    Tuy nhiên, tính theo đồng nội tệ của các nước thì doanh thu tại thị trường châu Phi vẫn tăng, như Tanzania tăng 1.343%, Cameroon tăng 43%, Burundi tăng 42%, Mozambique tăng 7%. Ngoài ra, lý do khiến doanh thu Viettel Global sụt giảm còn do một số thị trường gặp thiên tai như bão, lũ lụt.

    [​IMG]

    Viettel Global cho biết các thị trường công ty đã đầu tư đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro, Digicel, Axiata… Đây là các nhà mạng có thương hiệu và đã khai thác nhiều năm, tiềm lực kinh tế mạnh.

    Ngoài ra, xu thế sử dụng các dịch vụ OTT như Viber, WhatsApp, Facebook... đã khiến cho doanh thu các dịch vụ truyền thống như điện thoại, nhắn tin ngày càng giảm.

    Năm 2017, Viettel Global đặt kế hoạch doanh thu cộng ngang là 1,34 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016. Công ty cũng đặt mục tiêu có lợi nhuận dương với kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5 triệu USD.

    Viettel Global đánh giá, việc mất giá của đồng nội tệ các nước mà công ty đầu tư so với đồng USD có đã có xu hướng tốt lên nhưng vẫn có thể ảnh hưởng trở lại. Những biến động chính trị, thiên tai, kinh tế cũng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh; đi kèm đó là những rào cản do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật…

    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, Viettel Global đã trình Đại hội thông qua chủ trương đầu tư vào 2 thị trường rất đông dân là Indonesia (dân số 264 triệu người) và Nigeria (dân số 188 triệu người).

    Theo Viettel Global, mật độ thuê bao 3G, 4G của Indonesia mới chỉ chiếm 58% dân số, còn thấp so với các nước tương đương trong khu vực (Philippines 60%, Thái Lan 126%), vì thế tiềm năng khai thác viễn thông tại đất nước này còn lớn.

    Nigeria là nước có GDP đầu người cao hơn Việt Nam, là một thị trường có khả năng tiêu dùng, có thu nhập, trình độ dân trí cao, người dân có nhiều giao dịch nên có nhu cầu sử dụng lớn. Trong khi đó mạng lưới viễn thông tại đây lại chưa phát triển, thuê bao 3G vẫn đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ, là cơ hội để Viettel phát huy ưu thế về hạ tầng mạng lưới viễn thông của mình.

    Hiện Viettel Global đang hoạt động tại 9 nước gồm Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Myanmar cùng với thị trường Peru do Tập đoàn Viettel trực tiếp đầu tư. Tổng số thuê bao lũy kế đến cuối năm 2016 đạt 36 triệu thuê bao.

    Mạng Mytel tại Myanmar mới được cấp giấy phép trong năm 2016 và đang trong quá trình triển khai mạng lưới.
  4. huuhieu90

    huuhieu90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    1.008
    Có báo có tài chính 2016 chưa các bác nhỉ, mình xem trên trang chủ của nó có link nhưng file not found :((
  5. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Viettel chuẩn bị IPO công ty con tại Tanzania - Giá trị vốn hóa 4 tỷ USD


    [​IMG]

    Viettel Tanzania Limited Company (Halotel) đang thuê tư vấn định giá, chuẩn bị bản cáo bạch cho đợt IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Dar es Salaam (DSE) tại Tanzania.

    Luật Điện, Bưu điện và Viễn thông của Tanzania quy định các công ty viễn thông phải IPO và niêm yết 25% cổ phần qua sở giao dịch chứng khoán Dar es Salaam (DSE). Hiện các nhà mạng lớn như Vodacom, Tigo và Airtel ở Tanzania đều đã nộp hồ sơ IPO, trong đó Vodacom đang tiến hành chào bán 25% cổ phần sau khi được cấp phép.

    Dự kiến nếu IPO thành công, Halotel sẽ là mạng di động đầu tiên thuộc sở hữu của một doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở nước ngoài.

    Trao đổi với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên của Viettel Global ngày 25/4 vừa qua, ông Lê Đăng Dũng – Phó TGĐ Tập đoàn Viettel kiêm TGĐ của Viettel Global cho biết hiện tại chưa phải là thời điểm chín muồi để Halotel niêm yết, do thị trường chứng khoán Tanzania có quy mô nhỏ (tổng vốn hóa thị trường chỉ xấp xỉ 10 tỷ USD), Halotel lại chỉ mới khai trương dịch vụ được hơn 1 năm (từ tháng 10/2015).

    Trả lời câu hỏi của cổ đông về định giá, lãnh đạo Viettel Global cho biết Halotel sẽ tiến hành IPO theo luật định, tuy nhiên công ty chưa đặt kỳ vọng nhiều ở đợt IPO này. Lãnh đạo công ty có gợi ý cho cổ đông để ước tính nhanh giá trị của 1 mạng di động: mỗi thuê bao viễn thông, tùy thuộc ARPU (doanh thu bình quân/thuê bao/tháng) ở từng nước, sẽ có giá trị khoảng 100-150 USD/thuê bao, ví dụ Viettel Global hiện tại có gần 36 triệu thuê bao thì ước tính vốn hóa sẽ khoảng 4 tỷ USD.

    Mặc dù là mạng khai trương muộn nhất ở Tanzania nhưng Halotel là mạng đứng số 1 về hạ tầng với 5.500 trạm BTS, 18.000 km cáp quang, vùng phủ đạt 95% dân số, vượt trên cả các nhà mạng cũ đã có gần 20 năm hoạt động. Theo báo cáo thường niên 2016, Halotel có khoảng 4,8 triệu thuê bao chỉ sau hơn 1,5 năm khai trương dịch vụ, một tốc độ phát triển thuê bao kỷ lục.

    3 nhà mạng lớn nhất Tanzania là Vodacom, Tigo và Airtel có số thuê bao lần lượt là 12,06 triệu (31% thị phần), 11,6 triệu và 10,3 triệu thuê bao. Trong báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, Halotel đặt mục tiêu chiếm vị trí thứ 3 về thị phần. Dự báo nếu đạt được mục tiêu này, Halotel có thể sẽ đạt điểm hòa vốn trong năm 2017 (việc khai trương dịch vụ của Halotel cuối năm 2015 khiến cho giá vốn của Viettel Global tăng thêm hơn 2.000 tỷ trong năm 2016, là một nguyên nhân khiến kết quả hoạt động 2016 của Viettel Global không được như kỳ vọng, bên cạnh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ trên báo cáo tài chính).
  6. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Lợi tỷ giá tại nhiều thị trường, Viettel Global hoàn thành 735% kế hoạch năm 2017 chỉ trong 6 tháng

    Nửa đầu năm 2017, nhờ số lượng thuê bao tăng trưởng mạnh mẽ ở các thị trường mới và tỷ giá phục hồi ở hầu khắp các thị trường, đặc biệt là Mozambique, kết quả kinh doanh đảo chiều hết sức ấn tượng.

    Theo thông tin từ Viettel Global, 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Viettel Global ước đạt 41,2 triệu đô-la Mỹ, tương đương 735% kế hoạch được thông qua tại ĐHCĐ thường niên.

    Năm 2016, do biến động cực đoan của tỷ giá ở Mozambique, cùng với việc khai trương một loạt thị trường mới, kết quả kinh doanh của Viettel Global không đạt kế hoạch đề ra. 6 tháng đầu năm 2016, công ty lỗ tới 2.112 tỷ trước thuế (trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 1.537 tỷ).

    Nửa đầu năm 2017, nhờ số lượng thuê bao tăng trưởng mạnh mẽ ở các thị trường mới và tỷ giá phục hồi ở hầu khắp các thị trường, đặc biệt là Mozambique, kết quả kinh doanh đảo chiều hết sức ấn tượng. Theo thống kê của công ty, tỷ giá phục hồi 15% ở Mozambique, từ 2% đến 5,7% ở Peru, Cameroon, Haiti.



    [​IMG]

    2017 nhiều khả năng sẽ là năm đánh dấu việc Viettel Global gia nhập trở lại câu lạc bộ lợi nhuận ngàn tỷ. Trong quá khứ mức lợi nhuận này không phải là điều xa lạ với công ty. Cách đây 5 năm, từ năm 2012, Viettel Global đã đạt lợi nhuận trước thuế 2.340 tỷ với doanh thu chỉ là 10.210 tỷ, thấp hơn nhiều so với doanh thu 2016 (15,336 tỷ). Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu bình quân giai đoạn 2012-2014 lên tới 20,85%, một con số mơ ước tại mức doanh thu cao trên 10.000 tỷ đồng/năm.

    Kết quả kinh doanh chỉ bắt đầu lạc nhịp trong 2 năm gần đây do biến động bất thường ở Mozambique, khiến cho đứa con cưng của Tập đoàn viễn thông quân đội, phụ trách mảng đầu tư nước ngoài – 1 trong 4 trụ cột trong chiến lược dài hạn của Viettel - phải chao đảo bởi cơn bão tỷ giá.



    [​IMG]

    Bước lùi về lợi nhuận của Viettel Global trong 2015-2016 còn do việc khai trương một loạt các thị trường mới (Cameroon và Peru trong 2015, Burundi và Tanzania trong 2016) khiến chi phí tăng nhanh hơn doanh thu.

    Với 41,2 triệu đô-la Mỹ, tương đương với 939 tỷ lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2017 và kế hoạch 50 triệu thuê bao di động cuối năm 2017 (cuối 2016: 35 triệu thuê bao), Viettel Global đang trở lại với quỹ đạo tăng trưởng và vị thế của nhà mạng di động đang “làm mưa làm gió” tại 9 thị trường nước ngoài (chiếm vị thế số 1 về thị phần tại 5/9 thị trường), chưa kể thị trường Myanmar sẽ khai trương dịch vụ vào đầu năm 2018.
  7. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Thế này chết.... em!

    Bộ Tài chính bác đề xuất Viettel bảo lãnh vay nợ cho công ty con

    Bộ Tài chính cho rằng việc bảo lãnh công ty con khi dự án đang bị lỗ, âm vốn chủ sở hữu của Viettel là chưa phù hợp...


    [​IMG]

    Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, hồi cuối tháng 4/2017, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao cho Bộ Tài chính phối hợp với các bộ ngành rà soát, phát hiện các quy định về cơ chế, chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, báo cáo Chính phủ kết quả trong năm 2017.


    Sau rà soát, Bộ Tài chính cho rằng, kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không có sự chồng chéo giữa cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nước ngoài và chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam và các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã ký kết.

    Bác đề xuất của Viettel

    Rà soát ở phía doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Tập đoàn Viettel kiến nghị được tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài dưới hình thức bảo lãnh vay vốn trong khi dựu án đang bị lỗ kế hoạch dẫn đến âm vốn chủ sở hữu.

    Hiện Viettel đang đầu tư ra nước ngoài thông qua công ty Viettel Global. Đến hết năm 2016, dự án đầu tư nước ngoài của tập đoàn lỗ luỹ kế 3.745 tỷ đồng, nợ phải trả vượt 22.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thông cáo gửi báo chí mới đây, Tập đoàn Viettel khẳng định 6 tháng năm 2017, Viettel Global lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng.

    Đối với kiến nghị của Viettel, Bộ Tài chính dẫn khoản 5, Điều 20 Nghị định số 91 quy định: “Doanh nghiệp chỉ thực hiện bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước với điều kiện các công ty con phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn, việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả dự án và cam kết trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh”.

    Bộ Tài chính đánh giá, Viettel là một tập đoàn nhà nước bảo lãnh công ty con khi dự án đang bị lỗ, âm vốn chủ sở hữu là chưa phù hợp. Thực tế, tồn tại nhiều trường hợp các công ty con được doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh vay vốn để thực hiện đầu tư nhưng không hiệu quả.

    Đối với công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn đã đầu tư tại các công ty này thì nghĩa vụ bảo lãnh của doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại.

    "Nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, cần xem xét lại quy định về việc cho phép doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng”, Bộ Tài chính kiến nghị.

    Về việc trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, quy định tại Thông tư 228 chưa hướng dẫn việc trích lập các khoản đầu tư vào các tổ chức kinh tế nước ngoài mà bị lỗ.

    Sửa quy định tránh găm giữ lợi nhuận ở nước ngoài

    Bộ Tài chính khẳng định các quy định về thuế và đầu tư hiện nay đang có nhiều vướng mắc. Cụ thể, theo Điều 1 Thông tư 96 về Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định "khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai thuế vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

    Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có thu nhập tại dự án ở nước ngoài nhưng chưa chuyển về nước thì chưa thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số thu nhập này.

    Tại điều 31, Nghị định 91/2015 quy định: “Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định, chia lãi cho các bên góp vốn, trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, lợi nhuận còn lại được nộp về ngân sách nhà nước”.


    Bộ Tài chính cho rằng hai quy định trên dẫn đến những cách hiểu khác nhau, cụ thể, trường hợp công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước nhận được thông báo chia cổ tức lợi nhuận của dự án ở nước ngoài nhưng chưa chuyển về nước. Theo Thông thư 96 thì phần lợi nhuận đó chưa được hạch toán vào doanh thu tài chính của công ty mẹ, do đó không làm phát sinh tăng phần lợi nhuận còn lại được chia của công ty mẹ phải nộp về ngân sách nhà nước.

    Song Nghị định 91, lợi nhuận đó được hạch toán vào doanh thu tài chính của công ty mẹ không phụ thuộc vào việc công ty mẹ đã nhận được tiền hay chưa nhận, qua đó làm tăng lợi nhuận của công ty mẹ, đồng thời tăng phần lợi nhuận còn lại phải nộp về ngân sách nhà nước của công ty mẹ.

    Trên thực tế đó Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng trình các cấp.

    Thứ nhất, để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán đối với doanh nghiệp nhà nước và tránh trường hợp doanh nghiệp không bảo toàn được số lợi nhuận sau thời gian để lại tại nước ngoài, Bộ Tài chính muốn sử Thông tư số 96 theo hướng chia lợi nhuận của các dự án đầu tư nước ngoài sẽ hạch toán vào thu nhập của năm phát sinh thu nhập tại nước ngoài.

    Trường hợp việc chia lợi nhuận đươc thông qua sau năm phát sinh thì doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ hạch toán vào thu nhập của năm có nghị quyết chia lợi nhuận. Sau khi hạch toán vào thu nhập, doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

    Về lâu dài, nhằm đảm bảo ann toàn tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao cho nghiên cứu, xem xét lại các quy định về việc cho phép doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
    vinasdaq đã loan bài này
  8. hoangviet289

    hoangviet289 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    173
    Trên Otc thủ tục mua và cách kiếm mua thế nào vậy bác?
    vinasdaq thích bài này.
  9. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Bác vào đây: www.sanotc.com
    Tha hồ bác chọn hàng.
    hoangviet289 thích bài này.
  10. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Kính chào các bác!
    Đã rất lâu rồi, em ko quay lại cái pic này. Mục đích của em là "hãy quên cái cp VTGI - nó vẫn còn nguyên trong TK". Giá vốn của em thì thấp lắm, rất thấp là khác (các bác xem ở trang 1 ý).

    Em có bản lĩnh quên đc nó, để vài năm, mục tiêu là 10 năm.
    Ngày nghỉ rảnh rỗi, lôi cái pic này ra đọc lại.... cảm xúc những lúc bị ném đá lại ùa về...

    Nhưng cũng phải cảm ơn các bác đã ném đá.... em đã xây đc một ngôi nhà...!
    Superboy1202 thích bài này.

Chia sẻ trang này