Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2456 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 04:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1435003 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. Cuonghandy

    Cuonghandy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    4.834
  2. Bighunter

    Bighunter Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/11/2016
    Đã được thích:
    294
    Case study cho Một trong những vấn đề về tồn kho bác chủ pic đang thảo luận. Nói chung nếu là người điều hành kinh doanh, cũng không đơn giản ra được một quyết định hệ trọng !

    http://s.cafef.vn/hhs-213586/hhs-da...ky-vong-dai-han-vao-duong-cao-toc-bac-nam.chn


    Đa phần các doanh nghiệp kinh doanh xe tải lớn đều giảm mạnh cả doanh số và lợi nhuận từ mức 50%, thậm chí lên tới 70% so với năm 2015. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến năm 2016 công ty chỉ đạt 35% kế hoạch về lợi nhuận so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu của HHS đạt 1.577 đồng, giảm 55%; lợi nhuận sau thuế đạt 138,5 tỷ đồng, giảm 71% so với năm 2015.

    Khi những biến động mạnh của thị trường xe tải trong năm 2016 xuất hiện, công ty đã đẩy mạnh bán hàng, áp dụng chính sách kiểm soát nhập khẩu, duy trì quy mô hàng tồn kho ở mức tối ưu. Giá trị xe tồn kho của HHS đến cuối năm 2016 chỉ còn 369 tỷ so với mức 817 tỷ hồi đầu năm.


    [​IMG]

    Ban lãnh đạo công ty cho biết: Nếu công ty thực hiện duy trì nhập khẩu như giai đoạn 2014 – 2015 và duy trì mức hàng tồn kho từ 800-1.000 tỷ, Công ty có thể thua lỗ lên tới hàng trăm tỷ đồng bởi biến động tiêu cực của mặt bằng giá bán, tồn kho lớn sẽ khiến hàng chậm luân chuyển, giảm chất lượng .v.v.

    Do vậy, với việc duy trì cơ cấu hàng tồn kho ở quy mô vừa đủ hợp lý đã đảm bảo cho việc kinh doanh xe ô tô tải của công ty vẫn duy trì mức lợi nhuận khá tốt. Đồng thời, công ty kiên quyết không đẩy mạnh kinh doanh hay đầu tư khi không thấy hiệu quả hoặc chưa thuận lợi nhằm bảo an toàn nguồn vốn.
  3. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.437
    @dautu68 @lephamvuchinhndc @vetopower
    vetopower thích bài này.
  4. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Em nhìn PTB dài hạn nhé, em thấy tốt và tương lai lợi nhuận tăng trưởng đều theo năm thì khen thôi, còn ngắn hạn như lợi nhuận mảng đá sụt thì em không có ý kiến nhiều , tùy bác chỉnh.

    Khấu hao nhanh là để lợi nhuận giảm thì đóng thuế giảm đi, chủ doanh nghiệp thông minh sẽ làm như vậy, lấy tiền tránh thuế đi đầu tư vậy mới ngon.
    Last edited: 13/03/2017
    hoatuyetden thích bài này.
  5. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.437
    Ok, bạn nhìn dài hạn, mình giữ ptb mới được 5 năm nên cũng k dám nhận là dài. Mình thấy mọi người thắc mắc thì giải đáp cho mọi người rõ hơn thôi. Có lẽ làm việc thừa !
    messi2015, vetopowerlephamvuchinhndc thích bài này.
  6. ctcj82

    ctcj82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Đã được thích:
    26
    việc gọi điện này có thể dễ dàng với bác nhưng lại là khó khăn với em, và hơn nữa nếu khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính tốt thì cũng có thể tìm ra đáp án rồi nhưng em lại không có được hai khả năng này, hầu hết công ty em đầu tư em chỉ dùng cảm nhận để nhìn người lãnh đạo, chỉ nhìn vào tính cách của con người để suy luận có nên đầu tư hay không, em dùng mạng để tìm hiểu sâu về những vấn đề định tính mà trước kia phải dùng cách gọi điện mới tiếp cận được. Việc em hỏi là do em vẫn chưa biêt cách giải thích bằng định lượng , nhưng vẫn đầu tư vì em luôn tin tưởng vào trực giác của mình.
  7. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    PGC eps2017 >2k, pe5.x, blue ngành có tiếng tăm xưa giờ
    PGC luôn vượt kế hoạch , năm nay cũng sẽ thế
    thị trường đang bỏ quên em nó, lái thì đè gom hết trong thời gian vừa qua

    PGC 2x vẫn tốt, nến bán cho NN thì 3x trở lên bác ơi !
  8. Tran Nam

    Tran Nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2014
    Đã được thích:
    5.824
  9. vetopower

    vetopower Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    152
    3. Bác nào rụng hàng thì cover lại ngay nhé, năm nay chia thưởng nhiều hơn kế hoạch đấy :)[/QUOTE]
    Lại do thằng đánh máy nhầm số liệu gỗ sang đá à. Cứ duy trì Biên lợi nhuận mảng gỗ như quý 4 thì quá ngon nhỉ?
    Còn chia thưởng sẽ hơn 20 % đã hưa nhỉ.
    Thích số 302 vdl hơn .
  10. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    TTF ( 2015 ) : Phải thu và tồn kho = 2400 tỉ / doanh thu 2752 tỉ = 87% và dòng tiền kinh doanh bị âm => Tỉ lệ rủi ro cực kì cao. Đây là bài học rút ra phải tránh xa trong tương lai dù năm 2015 báo cáo là lãi tốt => xào nấu lợi nhuận. Để tránh thảm họa TTF 1 lần nữa xảy ra ta sẽ áp dụng :

    Chuẩn áp dụng doanh nghiệp tốt dựa vào khoản phải thu và tồn kho.


    [​IMG] Doanh nghiệp sản xuất : muốn an toàn thì cứ lấy chuẩn gần sát VNM là được, dòng tiền kinh doanh tất nhiên là phải dương rồi.

    Vinamilk : 15,6%.

    -Khoản phải thu / doanh thu = 2900 / 47.000 = 6,1% . Vậy ta lấy chuẩn 10% là được.

    -Tồn kho / doanh thu = 4500 / 47.000 = 9,5% . Vậy ta lấy chuẩn 15% là được.

    => Phải thu + tồn kho = 25%/ doanh thu là doanh nghiệp tốt.

    ------------------------------

    [​IMG] Doanh nghiệp bán lẻ : cứ áp dụng chuẩn của MWG là tốt nhất , do mở rộng quy mô thì dòng tiền kinh doanh bị âm nên tạm bỏ qua.

    MWG = 11000 tỉ / doanh thu 45.500 tỉ = 24%. Lấy chuẩn 27% nhưng cũng phải coi đó là mặt hàng giảm giá như thế nào theo thời gian nếu trữ lớn. PNJ = 33% ( chủ yếu tồn kho ) thì không vấn đề do là trữ vàng.

    %%- Doanh nghiệp xây dựng : đặc thù ngành này các khoản phải thu khách hàng thường rất lớn , rủi ro cũng thường cao nên lấy chuẩn 40%.

    - 2 doanh nghiệp quản lí cực tốt, chủ yếu nhờ uy tín cty nên thu tiền tốt, dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh lớn.

    Coteccons CTD : 22,7%.
    - Tồn kho + phải thu = 4700/ 20700 tỉ = 22,7%.
    Đạt Phương DPG : 30% (mảng xây dựng cty mẹ - thủy điện)
    - Tồn kho + phải thu = 600 / 2000 = 30%

    -Hòa Bình : 74% , dòng tiền hoạt động kinh doanh âm => Nếu theo quy tắc thì phải bị loại nhưng đang cơ cấu vượt khó và bđs tăng trưởng nên tạm chấp nhận rủi ro, sau này chắc chắn tỉ lệ sẽ giảm lại, dù sao HBC cũng đầu ngành, có uy tín ngành xây dựng. HBC phải chấp nhận rủi ro do sai quy tắc.


    [​IMG] Doanh nghiệp thương mại : chủ yếu tích trữ để bán ra, tùy diễn biến giá hàng hóa thị trường , ý chí và dự đoán của lãnh đạo mà tồn kho khác nhau nên không áp dụng vào được. Làm thương mại thì không có thương hiệu nên ít có doanh nghiệp nào nổi tiếng, khó lấy chuẩn. Em thì không thích đầu tư dạng cty này vì khó dự đoán, rủi ro cao nên em không phân tích, dài hạn để rủi ro là không chấp nhận được.
    Last edited: 14/03/2017
    TV2008, nhpu1, trunglph2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này