1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7574 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 10:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 1438734 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. heonguyen0904

    heonguyen0904 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/04/2015
    Đã được thích:
    1.245
    Giá trị đầu tư của 14k ha này là bao nhiêu? Chứ còn đưa ra lý thuyết bên ngoài mà áp vào trường hợp TTF thì k chính xác đâu. Bài ca 100k ha rừng được lão Thành hót từ 2007 tới giờ rồi vẫn chưa được gì cả. Hết keo lâu năm thì sang tràm cho thu hoạch nhanh, tràm k được thì hót thêm bò sữa mắc ca, rồi tự trồng k đủ vốn thì bảo liên kết với bọn nhật ở phú yên. Nói chung là toàn vẽ chém gió trên media chứ chưa thấy gì chứng minh có doanh thu lợi nhuận tốt từ mảng này cả. Như bọn cao su khai thác xong bán gỗ còn ngon hơn nhiều :)):)):))
  2. heonguyen0904

    heonguyen0904 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/04/2015
    Đã được thích:
    1.245
    CHẾ BIẾN GỖ RỪNG TRỒNG: NAN GIẢI CHUYỆN THỪA NGUYÊN LIỆU
    Cập nhật lúc 10:00, Thứ Hai, 14/07/2014 (GMT+7)

    Dak Lak có tiềm năng rất lớn để phát triển trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng, tập trung chủ yếu ở các huyện M’Drak, Lak, Krông Bông, Ea Kar, Ea H’leo…. Tuy nhiên, do chưa có nhà máy chế biến lâm sản quy mô lớn, nên nguyên liệu rừng trồng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ tại chỗ, phải xuất bán ở các địa phương khác với giá bấp bênh…

    [​IMG]
    Anh Lưu Quang Hùng, xã Ea H’Mlay, huyện M’Drak bên vườn keo đến tuổi khai thác.
    Huyện M’Drak là địa phương phát triển mạnh việc trồng rừng từ năm 2007 đến nay với diện tích hơn 13.900 ha, trong đó diện tích rừng của người dân là hơn 6.000 ha, còn lại là của các đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp M’Drak, Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu, Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Mai, Công ty TNHH Tam Phát, Công ty cổ phần trồng rừng Trường Thành M’Drak và Dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên” (FLITCH). Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng là không cao. Theo tính toán của những người trồng rừng, với chu kỳ 5 -7 năm, bình quân mỗi ha rừng trồng phải đầu tư 15 - 25 triệu đồng tiền giống, phân bón và công chăm sóc, nhưng chỉ khai thác được từ 60 đến 80 ster đôi (1ster đôi tương đương gần 1 m3 gỗ tròn), với giá bán hiện nay khoảng 400.000 đồng/ster đôi sẽ thu được từ 24 - 35 triệu đồng, tính ra lợi nhuận chẳng còn bao nhiêu. Do hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra sản phẩm bấp bênh, chi phí đầu vào tăng cao trong khi tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp (DN) trồng rừng lại hạn chế, nên diện tích rừng trồng hàng năm không tăng nhiều. Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp M’Drak có 2.650 ha rừng trồng liên kết với người dân, sản lượng khai thác bình quân hàng năm khoảng 20.000 – 26.000 m3 nhưng chưa có khả năng chế biến tại chỗ nên phải bán cho các công ty nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, do chưa có hợp đồng tiêu thụ lâu dài nên công ty phải mời thầu thu mua hàng năm, giá cả bấp bênh. Do phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường nên DN rất bị động trong kế hoạch tài chính và sản xuất kinh doanh hàng năm. Cụ thể, năm 2014 công ty dự kiến khai thác 400 ha, nhưng do giá cước vận chuyển tăng, đơn vị thu mua hạn chế số lượng mua nên chỉ khai thác được 200 ha, vì vậy việc tổ chức sản xuất và trồng mới rừng cũng phải giảm xuống 50%. Ông Ngô Văn Đức, Phó Tổng giám đốc công ty cho biết, lợi nhuận từ việc trồng rừng không cao do giá bán gỗ quá thấp và không có nhà máy chế biến tại chỗ. Đơn vị dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ công suất lớn, nhưng thiếu vốn nên chưa triển khai được. Nếu có nhà máy chế biến tại chỗ thì giá thành sản phẩm sẽ được nâng cao, giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng.


    [​IMG]
    Xe tải chở gỗ tràm về nhà máy chế biến ở Khánh Hòa.
    Cũng vì hiệu quả kinh tế thấp mà người dân không còn mặn mà với việc đầu tư trồng rừng hoặc liên kết với các đơn vị lâm nghiệp. Anh Lưu Quang Hùng, thôn 1, xã Ea H’Mlay (huyện M’Drak) cho biết, trước đây gia đình anh trồng 2 ha rừng keo nhưng giá bán quá thấp và không ổn định nên phần lớn diện tích chuyển sang trồng các loại cây khác, chỉ còn lại 3 sào rừng. Ông Trần Mạnh Quân, Phó phòng NN-PTNT huyện M’Drak cho biết, mỗi năm huyện khai thác khoảng 92.000 m3 gỗ rừng trồng, tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị chế biến, công suất nhỏ, khối lượng gỗ còn lại phải bán đi các tỉnh khác, nhiều nhất là Khánh Hòa. Hiện Hợp tác xã Tiến Nam đang triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất dăm gỗ (tại thôn 1, xã Cư Kroa, M’Drak), công suất 25.000 tấn sản phẩm/năm. Hy vọng sau khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết được phần nào chuyện dư thừa nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện.

    Toàn tỉnh hiện có hơn 84.000 ha rừng trồng, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Một số DN đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến như: Công ty TNHH Lan Chi, Công ty TNHH Bảo Lâm, Công ty Cổ phần trồng rừng Trường Thành M’Drak. Tuy nhiên cơ sở chế biến hầu hết công suất nhỏ, chủ yếu là sơ chế, hiệu quả còn thấp, trong khi đó các đơn vị muốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhưng do nguồn kinh phí hạn chế nên rất khó thực hiện. Theo tính toán của những nhà chuyên môn, để tiêu thụ sản phẩm cần đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản có công suất 400.000 – 500.000 m3 gỗ/năm, nhưng do trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn nên đầu ra cho gỗ rừng trồng vẫn đang là vấn đề nan giải. Do vậy, địa phương cần quy hoạch, khuyến khích phát triển mạng lưới chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các cá nhân, DN tham gia trồng rừng.

    Không ngon ăn như tưởng tượng đâu :D
    ladaphv thích bài này.
  3. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Em biết PHR của bác ngon và rẻ rồi, chặt hết chắc chắn lãi nhiều lắm và chia tiền cho cổ đông, dẹp luôn cty khỏi sản xuất cao su cho mệt. :))

    Không thì chặt xong lại trồng sau này lại khai thác tạo doanh thu nhỉ, chỉ lo bán nhiều quá tiêu thụ ở đâu cho hết. :D

    Em tính cho TTF mệt rồi nên nghỉ. :((

    Thu hoạch rừng thì không tính thuế thu nhập doanh nghiệp, 2000 tỉ là cũng gần chính xác rồi. :D
    Về giá trị đầu tư thì chắc chắn phải rẻ rồi, góp vốn của mấy cty trồng con trồng rừng ít mà, trả lãi khổ tâm lâu nay rồi. Ai bán rừng 5- 10 năm thì chẳng có lãi 50% so với doanh thu .

    Keo với rừng tràm là 1 thứ nhé bác . :D
    --- Gộp bài viết, 09/04/2017, Bài cũ: 09/04/2017 ---
    Bác kêu thừa nguyên liệu lấy tin từ năm 2014, trong khi giá gần đây keo tăng lên 1,3 triệu/ 1 tấn gỗ dăm rồi, thu hoạch lãi 50- 60 triệu 1 ha trồng 5-6 năm đó bác.
    Last edited: 09/04/2017
    trunglph thích bài này.
    Kaiser1004 đã loan bài này
  4. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Ông chủ cũ có kho gỗ Tech cao cấp lâu năm thu mua lúc giá trên trời, sau này rớt giá nặng thì không dự phòng giảm giá hàng tồn kho, sau này thì VIC vào định giá lại nên đó cũng là 1 lí do tồn kho bay. Không báo cáo doanh thu và tồn kho ảo thì ngân hàng vào siết từ năm 2013 rồi vì thấy cty lỗ quá và lấy đâu ra dòng tiền hoạt động, lấy nợ trồng rừng 10 năm là 1 sai lầm lớn. Sau này thấy TTF hoạt động ổn trở lại thì VIC vào mua với giá cổ phiếu cao , bây giờ kiểm kho tức quá nên bắt đền và đuổi đi.

    Vấn đề là đuổi thì nhân viên bất mãn, TTF mất linh hồn là Võ Trường Thành thì làm việc xuống tinh thần và nghỉ việc => năng suất công việc giảm mạnh dù có đầu ra dồi dào, VIC chịu không nổi tình trạng đó và có nguy cơ mất trắng từ vụ đầu tư TTF nên mới bán lại cho a Tín vào cơ cấu giúp.

    Tuy là định giá rừng vậy nhưng mà bán 1 lúc thì không thể nào được, cung tăng mà nhà máy không ổn định thì khó tiêu thụ giá tốt. Phải chặt dần trong 8-10 năm rồi cho vào nhà máy TTF sản xuất thì mới lãi ngon được.

    Còn rừng TTF thật hay ảo thì em có niềm tin tốt thì em mua TTF, còn bác không mua thì bác có niềm tin khác. Cũng giống như đức tin Phật và Thiên chúa giáo khác nhau nên tranh luận tốt và xấu là không thể dung hòa, nên dừng vụ tranh luận ảo hay không ảo về rừng vì chuyện đó phải có niềm tin chứ chứng minh thật hay không là không thể. Nếu nghĩ lại rừng ảo thì VIC lại la làng lên như vụ tồn kho ảo rồi.:D
    Last edited: 09/04/2017
    Thich thích bài này.
  5. heonguyen0904

    heonguyen0904 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/04/2015
    Đã được thích:
    1.245
    Chém láo từ 2007 đây tới giờ vẫn chưa thấy keo hay tràm :)):)):))
    Hiện tại TTFC đã mua 2000 héc ta rừng từ 4 – 6 tuổi của các chủ trang trại ở Tây Nguyên và miền Trung trong năm 2007, có thể cho phép khai thác chỉ sau 2 năm nữa, mỗi năm khoảng 50.000 m3 gỗ, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu cho 6 nhà máy của công ty.
  6. Kiendinh2020

    Kiendinh2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    2.546
    E đầu tư TTF nhiều năm thì không cần phải tranh luận và trả lời từng người . Còn không thì đầu cơ như DPG, HBC, HSG, HSG... thôi. Nếu TTF tái đầu tư thành công thì có cơ hội tài khoản của e tăng gấp 4, 5 lần. Nhưng để có thể đạt như vậy ít nhất cũng phải 3 năm :)
    lephamvuchinhndc thích bài này.
  7. Duongnam87

    Duongnam87 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/07/2016
    Đã được thích:
    81
    Ảo vãi
    sttsg thích bài này.
  8. anhmgcy

    anhmgcy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Đã được thích:
    65
    mấy hôm nay mã ttf hot quá. nhưng xem báo cáo tài chính thì đúng là không phải ai cũng dám mua (nợ ngăn hạn > tổng tài sản). vậy thì làm sao làm ăn được? mong chủ pic giải thik giùm.
    lephamvuchinhndc thích bài này.
  9. ladaphv

    ladaphv Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/05/2015
    Đã được thích:
    1.119
    cái này trích lại từ top của em:
    "........Công ty cổ phần trồng rừng Trường Thành M’Drak và Dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên” (FLITCH). Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng là không cao. Theo tính toán của những người trồng rừng, với chu kỳ 5 -7 năm, bình quân mỗi ha rừng trồng phải đầu tư 15 - 25 triệu đồng tiền giống, phân bón và công chăm sóc, nhưng chỉ khai thác được từ 60 đến 80 ster đôi (1ster đôi tương đương gần 1 m3 gỗ tròn), với giá bán hiện nay khoảng 400.000 đồng/ster đôi sẽ thu được từ 24 - 35 triệu đồng, tính ra lợi nhuận chẳng còn bao nhiêu....."
  10. ntvinh1602

    ntvinh1602 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/02/2017
    Đã được thích:
    3.580
    Khai thác, kiểm đếm hết được 100,000ha rừng cũng vã mồ hôi hột nhỉ, rộng 1000km2 thì nhỉnh hơn cả diện tích tỉnh Hưng Yên luôn chứ đùa :-s
    sttsg thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này