Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3648 người đang online, trong đó có 387 thành viên. 17:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 9 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 9)
Chủ đề này đã có 1436680 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. hanoian79

    hanoian79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    3.677
    Bản thân tôi cũng rất hiểu đây đang là giai đoạn chuyển từ tài sản nhà nước sang tài sản tư nhân với giá hấp dẫn cho một số người.
    Cậu nghĩ sao khi VNM được SCIC thoái vốn đợt đấu giá vừa rồi với giá không quá 144k thôi hay VNM vẫn còn quá hấp dẫn nhưng thoái giá đây là hợp lý? Còn BMP các anh không thích nữa nên muốn thoái với giá không dưới 200k?
    Nhìn chung cậu chuyện thoái vôn rất nhiều vấn đề. Như công ty xuất nhập khẩu cầu tre làm ăn lỗ vẫn được đối tác hàn quốc vưa thâu tóm với giá không ngờ nhỉ? và còn nhiều công ty nưa.
    @lephamvuchinhndc: tôi đã đọc comment đấy rồi nên mới gủi lời chúc mừng đến những bà con nào hiểu được hiều về BMP cũng như lãnh đạo BMP và cũng dừng ý định tranh luận khi đọc comment đấy.
  2. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Những cty tốt là những cty không phát hành thêm tăng vốn mà AAA này phát hành tăng vốn nhiều quá, em ngại nhất những cty thế này. CTD cũng thế nhưng là số 1 ngành xây dựng, có vị thế hàng đầu thì chấp nhận được.

    Sản phẩm xuất khẩu thì cũng thường thôi, không có quyền tự quyết số phận nếu đối tác ép giá . Em thì thích các cty có sản phẩm nội địa có có sản phẩm thương hiệu mạnh, hệ thống phân phối trong nước tốt thì mới dám xác định tiềm năng trong dài hạn.

    Tạm thời trước mắt thì AAA đang tăng trưởng ăn nên làm ra nhưng sau này thế nào thì em không dám nói trước.
  3. monsterstock

    monsterstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    815
    Bác chủ top vui lòng cho vài dòng đánh giá ntn về con NKG nhé. Thanks
    lephamvuchinhndc thích bài này.
  4. congacity

    congacity Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    636
    Thanks bác
    lephamvuchinhndc thích bài này.
  5. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Cty Cầu Tre phát triển được kênh bán lẻ mạnh từ siêu thị đến đại lý phân phối rộng khắp, sản phẩm đa dạng và phong phú được người tiêu dùng ưa chuộng. Đang xây thêm nhà máy mới 600 tỉ vì ăn nên làm ra, cty tốt là mở rộng đầu tư chứ bê bát thì sao dám. Dự tính lỗ chẳng qua tập trung đổi mới về công nghệ chế biến, nhận diện thương hiệu và phát triển kênh bán lẻ nội địa, nhất là ở khu vực nông thôn.

    Từ 2 năm trước, mỗi lần đi siêu thị nhìn vào đống hàng đông lạnh chế biến là thấy ngay Cầu Tre 1 hàng dài, cảm nhận có vẻ ngon, thấy ngay là cty tốt. Về tra ngay mới biết là chưa lên sàn, cty vốn sở hữu có 136 tỉ, sổ sách có 11k, lãi 1 tỉ mà được Hàn Quốc trả 80k, định giá 1.000 tỉ thì mới thấy khủng khiếp thế nào. Doanh thu 750 tỉ với hệ thống phân phối tốt, sản phẩm thương hiệu là sẽ có giá đó.

    Thủy sản HVG tài sản lớn mà phụ thuộc vào xuất khẩu quá thì thua 1 cty bé tẹo là đúng rồi, ở siêu thị VN chẳng thấy sản phẩm HVG đâu thì sao bền vững ? Đó cũng là lí do vì sao em định giá cty nội địa lớn hơn so với cty xuất khẩu như AAA nhé bác @congacity .

    Về bác hanoian thì chắc cũng có cái nhìn khác về BMP khi Cầu Tre được Hàn Quốc thâu tóm nhỉ, BMP thì có cổ đông Thái Lan là Tập đoàn công nghiệp Siam (SCG) (SCG nắm giữ 91% tại Nawaplastic Industries) dòm ngó thâu tóm từ lâu nên em tin sẽ có mức giá cao hơn cho BMP khi SCIC chính thức thoái vốn.
    Last edited: 04/06/2017
  6. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Em thì không còn đánh giá cao các cty thuộc ngành thép nữa, cho dù là NKG, HSG hay HPG, hết đột biến lợi nhuận tạo sóng lớn như 2016 tăng trưởng mạnh. Năm nay các cty thuộc ngành này chỉ tăng trưởng tầm 20% trong năm 2017 là cùng.

    Còn từ 2018 trở về sau thì khó nói tương lai của các cty này lắm khi mà ngành thép đang trên đà tăng trưởng lớn, các vị lãnh đạo ngành thép đã mở rộng công suất ganh đua với các đối thủ, ham làm giàu bằng mở rộng nhà máy (ngành này cty nào cũng nâng công suất, xây thêm nhà máy cả ) thì lúc đó sẽ dư công suất thiết kế, giá thép sẽ quay đầu, cùng lúc đó thị trường bđs bão hòa thì sẽ vô cùng khủng khiếp. Chính vì vậy em né ngành thép ngay từ bây giờ chứ không phải chờ có dấu hiệu mới rút lui, lúc đó quá muộn rồi.

    Có bài viết câu chuyện cuối tuần ở trang 151 : giá heo và giá cổ phiếu, cũng nói về mối quan hệ cung cầu và lòng tham của con người, chắc bác cũng đọc rồi và có lẽ cũng hiểu em đang nói gì.
    Last edited: 04/06/2017
    bambo08monsterstock thích bài này.
  7. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.439
    Tôi không giữ HSG, HPG do đã full THG, HCC, DXG nhưng không có nghĩa là HSG và HPG đã hết thời
    Đánh giá sơ bộ về dự án KLH Hòa Phát Dung Quất Tổng công suất toàn bộ Khu liên hợp là 4 triệu tấn thép/năm, bao gồm 2 triệu tấn thép dài và 2 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC): Giai đoạn 1 (2 triệu tấn thép dài): Thép xây dựng vẫn là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Tập đoàn (67% năm 2016- BVSC ước tính). Các nhà máy sản xuất thép xây dựng của HPG hiện tại đã hoạt động tối đa công suất, do đó nếu không tiến hành đầu tư mới, hoạt động sản xuất thép xây dựng sẽ gần như không có tăng trưởng từ năm 2018 trở đi. Việc đầu tư giai đoạn 1 Dung Quất sẽ giải quyết bài toán tăng trưởng của mảng thép xây dựng, giúp tăng gấp đôi công suất sản xuất so với mức hiện tại.  Giai đoạn 1 Dung Quất có thể giúp HPG đạt 36% thị phần thép xây dựng. Tổng nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam năm 2016 ước tính khoảng 9,4 triệu tấn, tăng trưởng 5,6% so với 2015. Nếu giả định mức tăng trưởng trong vòng 3 năm tới bình quân là 5,6%/năm, tổng nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng đến 2019 sẽ đạt 11 triệu tấn thép. Công suất 4 triệu tấn của HPG sau khi Dung Quất giai đoạn 1 hoàn thành sẽ tương đương 36% thị phần thép xây dựng của cả nước, tăng mạnh so với mức 22% cuối 2016.  Thị phần gia tăng sẽ chủ yếu tại khu vực miền Nam và miền Trung. Tôi cho rằng, việc đạt được mức thị phần này của HPG là khả thi, khi vị trí KLH tại Dung Quất sẽ giúp HPG thâm nhập tốt hơn vào thị trường miền Nam và miền Trung. Tính đến tháng 12/2016, HPG đã đạt được 36% thị phần tại miền Bắc và mới chỉ 7,2% thị phần miền Nam và và 23% thị phần miền Trung, chủ yếu do bị giới hạn về công suất và chi phí vận chuyển vào miền trong sẽ cao hơn. Sau khi dự án Dung Quất hoàn thành, HPG sẽ là một trong 2 doanh nghiệp duy nhất tại miền Nam và miền Trung (bên cạnh Khu liên hợp Cà Ná của HSG) sử dụng công nghệ lò cao trong luyện thép, khác với toàn bộ các doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lò điện với nguyên liệu đầu vào là thép phế. Từ 2009 đến nay, các Khu liên hợp của HPG tại Hải Dương đi vào hoạt động đã chứng minh được lợi thế về giá thành so với công nghệ lò điện, khi HPG luôn nhanh chóng đạt tối đa công suất thiết kế sau khi các nhà máy mới hoàn thành nhờ vào giá thành sản xuất thấp. Biên lợi nhuận gộp bình quân của hoạt động sản xuất thép xây dựng của HPG ngay cả khi chưa có thuế tự vệ thương mại đã đạt khoảng 21,5% năm 2015 và tăng lên khoảng 30% năm 2016 sau khi được áp thuế; trong khi mức biên gộp bình quân của các doanh nghiệp khác trong ngành (POM, TIS, VIS, VGS) chỉ khoảng 7%. Do đó, Tôi cho rằng việc HPG có thể giành được thị phần tại miền Trung và miền Nam tương đương như mức thị phần tại miền Bắc hiện nay là khả thi nhờ giá thành cạnh tranh từ khác biệt về công nghệ sản xuất. Giai đoạn 2 (2 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC): Nhu cầu nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Việt Nam ước tính khoảng 9,5 triệu tấn (2015) và tăng trưởng bình quân 35%/năm trong vòng 5 năm trở lại đây.Khoảng 50%-60% sản lượng sẽ được tiêu thụ nội bộ. Sau khi giai đoạn 2 KLH Dung Quất hoàn thành, HPG sẽ là doanh nghiệp thứ 2 sau ******* sản xuất thép cuộn cán nóng tại Việt Nam. Việc tự sản xuất được thép cuộn cán nóng sẽ giúp HPG hoàn thiện được toàn bộ quy trình khép kín trong sản xuất thép, khi nguyên liệu thép cuộn cán nóng này có thể được sử dụng để phục vụ cho dự án tôn mạ màu (400.000 tấn/năm) và ống thép (hiện tại 600.000 tấn/năm). Hai mảng hoạt động này sẽ có thể tiếp tục gia tăng công suất trong các năm tới, khi tăng trưởng của ngành tôn mạ và ống thép trong vòng 5 năm trở lại đây ở mức khá cao, bình quân 17%/năm với tôn mạ và 20%/năm với ống thép tỷ lệ huy động công suất cao có thể giúp giá thành sản xuất HRC của HPG cạnh tranh được với HRC nhập khẩu. Chúng tôi cho rằng, mấu chốt thành công của HPG trong các năm qua nằm tại khả năng huy động công suất ở mức cao. Điểm khác biệt về công nghệ sản xuất (lò cao) so với các doanh nghiệp nội địa (chủ yếu lò điện) đã giúp giá thành HPG cạnh tranh và có thể đạt 100% công suất, trong khi hiệu suất của toàn ngành ở mức thấp (51% năm 2015 và tăng lên 64% năm 2016 nhờ thuế tự vệ thương mại). Việc giải quyết được bài toán hiệu suất này, đã giúp HPG có thể đạt lợi nhuận rất tốt trong các năm vừa qua trong khi Trung Quốc – quốc gia có chi phí sản xuất thép thấp nhất thế giới cũng phải chịu thua lỗ nặng nề trong năm 2015 do hiệu suất bình quân toàn ngành chỉ đạt khoảng 65%, khiến các chi phí cố định/tấn sản phẩm ở mức cao. Do đó, đối với giai đoạn 2 Khu liên hợp Dung Quất, việc tiêu thụ nội bộ đã đảm bảo 60% đầu ra của dự án sẽ giúp HPG có thể đạt được tỷ lệ huy động ở mức cao và giúp giá thành sản xuất có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Ngoài ra, nếu so sánh với *******, suất vốn đầu tư của HPG đang thấp hơn rất nhiều. Trong tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 Dung Quất đã công bố (20.000 tỷ VNĐ) đã bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng cầu cảng tiếp nhận hàng cho cả 2 giai đoạn, do đó rất khó có thể tính được tổng mức đầu tư thực tế cho 2 triệu tấn thép cuộn cán nóng của riêng giai đoạn 2. Tuy nhiên, nếu tính tổng vốn đầu tư của cả 2 giai đoạn (40.000 tỷ VNĐ) chia cho công suất của riêng giai đoạn 2 (2 triệu tấn HRC), sẽ tương đương suất vốn đầu tư 889 USD/tấn (đồng nghĩa với việc suất vốn đầu tư của giai đoạn 2 sẽ thấp hơn rất nhiều). Trong khi suất vốn đầu tư giai đoạn 1 của ******* đã là 1.408 USD/tấn thép (10 tỷ USD cho 7,1 triệu tấn thép HRC), gấp 1,6 lần so với mức tính toán ở trên.  Không loại trừ khả năng có thể xin bảo hộ đối với thép cuộn cán nóng sau khi trong nước đã có thể tự chủ. Hiện tại thuế nhập khẩu thép cuộn cán nóng đang là 0% do trong nước chưa tự chủ được. Tuy nhiên, nếu sau khi HPG và ******* hoạt động, tổng công suất HRC của cả nước có thể đạt 9,1 triệu tấn, gần tương đương với nhu cầu nhập khẩu hiện nay. Do đó, không loại trừ khả năng có thể sẽ đánh thuế với HRC nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước – điều đã từng xảy ra đối với một số mặt hàng thép trước đây (phôi thép, thép cán nguội), đặc biệt trong bối cảnh xu hướng bảo hộ đang gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu như hiện nay.
    fire_unicornntvinh1602 thích bài này.
    sttsg đã loan bài này
  8. City_Hunter

    City_Hunter Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    557
    Còi vẫn chiến SDI à
    cc0975157450 thích bài này.
  9. cc0975157450

    cc0975157450 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/09/2015
    Đã được thích:
    3.257
    :) HiHi. Ôm đến 2019 luôn đi anh:))
  10. clra9on

    clra9on Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/10/2015
    Đã được thích:
    81
    nói phét
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này