1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5206 người đang online, trong đó có 545 thành viên. 18:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1438390 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Đầu tư thì phải xác định vĩ mô trước, xem ngành đó đang suy thoái hay đang tăng trưởng, không xác định được thì có đầu tư cty tốt đến mấy thì cũng thua vì ngành bão hòa hoặc do cạnh tranh gay gắt, yếu tố kinh tế khác ảnh hưởng.... Lãnh đạo doanh nghiệp là chuyên về quản lí thì người ta đi sâu hơn mình ở trong doanh nghiệp nhưng về kinh nghiệm định giá cổ phiếu và phân tích vĩ mô thì sẽ không hơn 1 nhà đầu tư giỏi được, mấu chốt thành bại của nhà đầu tư là : "xác định trong tương lai giá cổ phiếu tăng hay giảm", nhìn ra cty mình mua trong tương lai sẽ như thế nào.

    Sóng thép năm 2016 sau khi ra tin bảo hộ thì không những HPG, HSG tăng mà những doanh nghiệp tầm trung, nhỏ có lúc bị nhà đầu tư thiếu niềm tin lại tăng chóng mặt như : NKG, TLH, SMC. Năm ấy thì cổ phiếu thép nào chẳng tăng, trúng ngành là đã lãi to còn hơn mua 1 cty tốt thuộc ngành khác.

    ---------------------------------------
    Thép tăng 1 phần cũng nhờ yếu tố quan trọng là bđs tăng trưởng. Bđs tăng trưởng thì sóng xây dựng đồng hành là tất yếu như : HBC, CTD, PHC.

    Nếu phân tích yếu tố chỉ số tài chính và vị thế thì nhà đầu tư sẽ có niềm tin chọn mua CTD hơn HBC, PHC. Cuối cùng 1 năm qua thì nhà đầu tư chọn HBC nợ lớn lại thành công và kiếm nhiều tiền hơn là CTD không nợ và số 1 ngành. Mua cổ phiếu là định giá cty đó rẻ hay mắc chứ đừng quan tâm quá đến việc cty đó tốt hơn các cty cùng ngành hay không mà bỏ qua cơ hội khi có giá rẻ. Ví dụ như hiện tại cơ bản đồng ý là RAL hơn DQC về nội bộ doanh nghiệp nhưng về giá cổ phiếu thì chưa chắc RAL lại hơn DQC.

    Thà mua 1 cty bình thường nhưng : "giá siêu rẻ, đúng sóng ngành" còn hơn mua 1 cty tốt với giá trên trời rồi sập (bài học TV2, DQC, LIX, SKG thời điểm trên "đỉnh cao" vẫn còn đó )

    Ngay cả Mỹ là thị trường cao cấp mà những năm thời kì bùng nổ cái gọi là : sóng ngành công nghệ thông tin, đua nhau mua và có lãi như bitcon hiện tại. Cuối cùng "nổ bong bóng" dotcom cho những ai đến sau.
    Last edited: 01/09/2017
    golong, hosino, nhpu12 người khác thích bài này.
  2. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Đương nhiên phải phân tích vĩ mô chứ. Nhưng nó là đk cần, không phải là đk đủ, em hiểu logic đó không?

    Về chuyện giá rẻ với cả giá trên trời, anh có 2 câu hỏi: 1 là giá này có phải chính là giá cậu vào RAL lúc đầu không? Anh đoán thậm chí cậu vào tầm 120. Lúc đấy thì có nghĩ là giá trên trời ko, hay giờ ăn xong thì quay lại ị thẳng vào mâm cơm? Câu hỏi 2 là cậu đã nghe các khái niệm "cigar butt" với "compound machine" chưa? Nếu chê cty tốt giá trên trời thì tại sao vẫn khen MWG lúc này, có gì mâu thuẫn ko (và nói về định giá thì cậu định giá MWG bằng gì, P/E hay DCF hay gì)? Các vd về bài học của cậu bên trên, trừ TV2 anh chưa thể lý giải cách nào khác ngoài tâm lý thị trường, còn DQC & SKG lao dốc ko đơn giản vì giá cao (chính xác là vì thời điểm đó họ ko còn là "cty tốt" nữa), cậu không hiểu lý do lại đổ tại giá trên trời thì anh càng thất vọng với cậu.

    Thôi anh cũng ko muốn mất thêm tgian tranh luận, cậu có thể tiếp tục thói quen ăn xong ị vào mâm cơm, và tiếp tục với mớ phân tích hời hợt chủ quan một chiều của cậu.
    golong, RULE1, nongdanHN2 người khác thích bài này.
  3. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Định giá MWG bằng tỉ số PEG và tốc độ tăng trưởng của 1 thương hiệu lớn giống với cái cách định giá Amazon vậy ( cũng tăng dần theo thời gian, lấy thị phần các đại gia siêu thị ). 1 cty tăng trưởng ở tốc độ cao và xác định xu hướng rõ như ban ngày thì giá đó là rẻ, trong 3 năm x3 cũng không có gì ngạc nhiên cả.

    TV2 chỉ tốt thời điểm đó lại định giá gấp 4 lần sổ sách hơn cả đầu ngành CTD P/B =2,5 (chắc gì tương lai sẽ có hợp đồng thành công ? Các hợp đồng của TV2 nhờ 1 phần yếu tố nhà nước chứ không như CTD, HBC) . Về giá trị thương hiệu và sự bền vững bán lẻ ( đối thủ như TAG chết và FPT thì đang đi xuống và bị bỏ quá xa ) thì không thể giống MWG => không thể so sánh với MWG được nên đừng đổ là tâm lý thị trường.

    -------------------------------
    -Còn DQC và SKG thì mua quá cao mà không nhìn ra tương lai DQC bị đe dọa dần bởi led Trung Quốc và RAL, philips. Hay yếu tố tâm lý bất ngờ như vụ đánh TT Hoa.

    -SKG thì quá cao và cũng đâu phải thương hiệu gì, ảnh hưởng nhiều yếu tố như xăng dầu ( giá dầu đã tăng từ lâu), nội bộ bán ra từ lâu còn mua vào thì chịu, SKG từ lâu em đã thấy 2 yếu tố bất thường đó mà giá cứ "neo" cao 1 cách khó hiểu ? Thêm tin thuế bất ngờ hạ knock out ( chắc chắn ban lãnh đạo biết từ lâu nên bán ra ).
    Last edited: 01/09/2017
    RULE1 thích bài này.
  4. FIP

    FIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2017
    Đã được thích:
    100
    Đầu tư mà chỉ nhìn vĩ mô giống như phán sức khỏe một người không dựa vào bố mẹ nó, lịch ăn uống thể dục ngủ nghỉ của nó mà dựa vào nhiệt độ và độ ẩm của thời tiết trong 3 tháng tiếp theo vậy.
    nhpu1 thích bài này.
  5. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Nếu dự báo thời tiết trong nhiều tháng trời mưa, thậm chí cả bão thì ở trong nhà cho khỏe và an toàn ( đi chơi xa nhiều tháng liền như đầu tư doanh nghiệp không phải là ý tưởng hay), lịch đi chơi hay ra ngoài tập thể dục chắc chắn hủy hết. Sức khỏe có tốt cỡ nào thì bệnh tật tăng khi dự báo thời tiết đúng.

    Có dịch sốt xuất huyết nữa, gặp muỗi thì trốn trong mùn và lo lắng suốt ngày. Hay trời lạnh, rét mướt thì tất nhiên hạn chế ra nhà. Lịch sinh hoạt đảo lộn ngay, dựa vào đó mà chọn lịch cho đúng thời điểm tốt nhất, giống với đầu tư cổ phiếu chọn thời điểm ra vào gọi là :"Thiên thời".

    -------------------------------
    "Địa lợi" và "Nhân hòa" là phân tích doanh nghiệp với cơ sở vật chất và con người. Phân tích "nhân hòa" thì em cũng có bài viết ở trang 190 rồi. Không có :"thiên thời", yếu tố may mắn xuất hiện đúng lúc thì dù có địa lợi và nhân hòa thì cũng khó thành công.
    http://f319.com/threads/dau-tu-gia-...i-chi-co-lai-to.682041/page-190#post-23864843
    Last edited: 01/09/2017
    nhpu1 thích bài này.
  6. FIP

    FIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2017
    Đã được thích:
    100
    Okie, hiểu rồi.
    Tranh luận mà ko ra tiền thì ko tranh luận :drm. Nên tôi stop ở đây.
    hoatuyetdenlephamvuchinhndc thích bài này.
  7. dautu68

    dautu68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2013
    Đã được thích:
    1.687
    Nói thêm về có cần/có thể phân tích kỹ về một cp hay không, cứ thử lấy một ví dụ so sánh thế này:
    Một viên bi đang lăn, nếu muốn nắm bắt hành trình của nó theo thời gian thì phải quay video, thế nhưng khi quay video thì hình ảnh của viên bi không thể rõ nét, luôn bị nhoè (do độ phân giải thấp, do chuyển động gây nhoè)...điều này không thể tránh khỏi khi nhìn sự vật trong toàn thể chuyển động của nó.
    Còn muốn soi kỹ từng li từng tí về viên bi đó, từng chỗ sứt sẹo, màu mè trên bề mặt viên bi thì lại phải chụp ảnh chứ không phải quay video, và ảnh chụp muốn nét, rõ lại phải đòi hỏi "đóng băng" các chuyển động, hoặc viên bi phải bị dừng lại, hoặc phải đẩy tốc độ chụp lên cao (ví dụ thời gian phơi sáng chỉ còn 1/1000s thôi chẳng hạn).
    Đây là cái nghịch lý gặp phải khi nhà đầu tư phải đối diện khi xem xét một cp: nhìn tổng thể thời gian dài hay nhìn vào lát cắt gần nhất? Mỗi cách nhìn đều chứa đựng trong nó sai số không thể tránh khỏi.
    Người thông minh, nhà đầu tư thông minh là người sớm nhận ra cái bẫy này trong quá trình tìm hiểu một hay nhiều cổ phiếu, rằng ta có thể và luôn có sai lầm trong đánh giá ---vậy làm gì để đối phó với những sai lầm của chính ta?
    Thật ra, mấy năm qua do thị trường đi lên, nhiều người có lãi và sinh ra ảo tưởng về khả năng của bản thân, rằng mình có thẻ dự đoán tương lai của doanh nghiệp với xác suất đúng lớn hơn xác suất sai. Thật ra tỷ lệ người dự đoán đúng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có lẽ thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ người có lãi từ cp mấy năm qua, và người có lãi từ cp mấy năm qua lại ít hơn rất nhiều so với người đầu tư vào cp, nhiều khi anh có lãi không phải vì anh đoán đúng tương lai mà chỉ vì anh mua cp đủ rẻ để bù đắp cho cái đoán sai của anh mà thôi.
    Vậy đầu tư phải dựa vào đâu: dựa vào dự đoán chính xác và đặt cược vào dự đoán đó hay dựa vào việc dùng biên an toàn để bù trừ cho các sai số trong dự đoán?
    Trường phái của Grahham thì dựa vào biên an toàn để bù cho sai số đánh giá (Buffet coi đó là phương pháp định lượng, dựa vào các thông số tài chính để mua rẻ), trường phái của Fisher thì tìm kiếm cp tăng trưởng (dù không rẻ) và phải dựa vào sự đánh giá cực kỳ chính xác mới tồn tại được khi theo phương pháp này vì sai thì lỗ nặng do giá mua thường là không rẻ.
    Bản thân Buffet trong một bức thư gửi cổ đông, có nhận xét là các cú đầu tư định lượng (mua rẻ) thì đem lại các khoản lãi chắc chắn và thường xuyên còn các cú đầu tư "tăng trưởng" đặt cược vào dự đoán chính xác tương lai doanh nghiệp thì đem lại những khoản lãi lớn nhưng không thường xuyên và không chắc chắn (trong thư đó, ông ta nói rằng trong 3 năm gần nhất thì chỉ thực hiện được một cú đầu tư như vậy thôi).
    Thời gian mang lại hiệu quả cao nhất của Buffet là gian đoạn đầu, khi bám vào phương pháp "mẩu xì gà ướt-mua rẻ", sau này khi quy mô vốn lớn lên hàng chục hàng trăm tỷ đô thì ông ta buộc phải mở rộng sang mua các cp không rẻ nhưng vững chắc và có quy mô lớn vì các cp rẻ không đủ để ông ta mua vào mà k làm nâng giá cp.
    Nên nhớ là cả Fisher lẫn Buffet đều đầu tư nhiều công sức, thời gian và có nhiều phương tiện hơn một cá nhân khi tìm hiểu một cp nhưng số lần tìm được một cp tăng trưởng đủ để bù cho giá mua cao là không nhiều trong suốt cuộc đời đầu tư, chưa nói đến các sai lầm đắt giá.
    Nhà đầu tư cá nhân ảo tưởng về khả năng đánh giá của bản thân là một kẻ chờ chực để đốt tiền.
    Còn nhớ khoảng 2007-2008 gì đó, tôi có mua cp STP khi nó mua lại mỏ đá hoa trắng nửa triệu tấn ở Yên Bái, giá đá hoa trắng lúc đó là hơn 1000$/m3....sau khi ngồi tính toán, dự đoán các kiểu, còn cẩn thận trừ hao đến hơn 50% các tính toán của mình, tôi rút ra kết luận là vận hành thành công mỏ đá này có thể làm giá cp STP tăng lên mức 500.000đ/cp, phân tích xong thì post bài bên ********** kèm theo đủ thứ phân tích, số liệu, cả dữ liệu địa chất lẫn dữ liệu thị trường đá, xem ra thì rất chi tiết, có sức thuyết phục và hoàn toàn khả thi.
    Nhớ lại lúc đó được bao người khen là "cao thủ", mình cũng hơi hơi tin là thật!!!
    Không chỉ mình tôi lúc đó nghĩ thế mà khá đông người cũng nghĩ vậy nên cp Stp tăng từ 30 lên hơn 90 chỉ trong khoảng hơn một tháng. Đúng lúc đó thì ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ (nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc) nên tôi bán tất cả các cp mình nắm trong đó có Stp đã lãi gấp 3, nhưng trong lòng vẫn nghĩ Stp sẽ đi theo con đường mình dự đoán và sẽ chờ cơ hội để quay lại.
    Thực tế sau đó cho thấy tất cả các phân tích, dù dựa trên số liệu tính toán đều không trở thành sự thật.
    Vấn đề là các nguyên nhân làm cho dự đoán không thành hiện thực chỉ rõ ràng khi nó đã xảy ra, và khi đó thì k còn thời gian sửa sai nữa cho người đã đặt cược số lớn tiền vào các dự báo.
    Khi đánh giá Stp, thật ra so với người khác là tôi có lợi thế về chuyên môn, về khả năng tiếp cận tài liệu (do ngành nghề và quan hệ), về kinh nghiệm (vừa từng có thời gian làm trong ngành liên quan, vừa có kinh nghiệm kinh doanh và điều hành công ty riêng), nhưng điều đó chỉ làm cho phân tích của tôi "có sức thuyết phục " hơn chứ không hề làm cho nó chính xác hơn.
    STP là một cp đem lại lãi lớn trong thời gian ngắn nhưng lại là bài học về sai số của phân tích có thể lớn đến mức nào (ít nhất là trong lĩnh vực dự đoán tương lai như đầu tư).
    Sau đó là một khoảng thời gian bận rộn nên k tham gia đầu tư, chỉ đến 2012 mới quay lại, và lần này thì tôi theo đuổi cách tiếp cận khác , mang tính thụ động hơn: đa dạng hoá, chú trọng biên an toàn, không quá quan tâm đến các phân tích quá cụ thể, chú trọng đến yếu tố dài hạn và cơ bản, luôn có dự trữ tiền mặt....cách làm này khá buồn chán nhưng cuối cùng thì kết quả tuyệt đối cũng như tương đối cũng không tồi, tuy Chậm hơn kiểu gấp 3 trong 2 tháng nhưng lại thu lớn hơn về giá trị tuyệt đối vì mình yên tâm bỏ nhiều tiền hơn.
    Tóm lại, bài học ông Grahham dạy vẫn đúng: càng nhận ra mình có thể sai lầm sớm thì càng sớm trở nên nhà đầu tư thông minh.
    Ông Soró khuyên là "chiết khấu sự rõ ràng" hay ông Buffet khuyên "tham lam khi đám đông sợ hãi và sợ hãi khi đám đông tham lam" đều rất hữu hiệu để phòng ngừa các sai lầm của việc quá tin vào phân tích dự đoán.
  8. qhi

    qhi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2014
    Đã được thích:
    2.130
    Cứ như bác này này, viết dài quá làm ko ai đọc hết đc thế là ko có ai phản biện :D
    messi2015DeMenDauTu thích bài này.
  9. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Xuất phát dân làm mỏ thì đầu tư theo p/b với cả tập trung vào rẻ thì đúng rồi chứ còn gì nữa hehe. Mua áo rét thì càng kín càng dày càng tốt, mua bikini thì càng hở càng sexy càng tốt, logic đơn giản thôi mà ;).

    P/S: thật ra tôi chưa bao giờ phản đối việc phải đề cao biên an toàn, tuy nhiên cái tiêu chí thế nào là biên an toàn thế nào là rẻ thì tôi ko dùng p/b, thế cho vuông.
    Last edited: 01/09/2017
    nhpu1 thích bài này.
  10. hosino

    hosino Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    2.466
    Người cứ đẻ ầm ầm, dân cứ chui về thành phố. 20-30 năm nữa dân mình vẫn cần chung cư, hày mua thằng nào giỏi bán và xây chung cư nhất. Chắc chắn sẽ không sai.
    nhpu1 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này