1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4378 người đang online, trong đó có 333 thành viên. 18:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1438234 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.964
    Chủ nhân của pic đã "đoạt giải thưởng - người đoán nhanh nhất"!

    Tuy nhiên, phần phân tích của chủ pic thì em chưa "tâm phục khẩu phục"!
    Bác có biết tại sao em ko tâm phục, khẩu phục ko?
    nhpu1, sttsglephamvuchinhndc thích bài này.
  2. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Em nghĩ mãi mà không biết ý kiến khác của bác là gì ? Mạn phép hỏi vậy ?

    Theo em esop tùy vào tỉ lệ % và cái "tâm" lãnh đạo, 1 doanh nghiệp trước hết vì xã hội, đến nhân viên, rồi mới đến cổ đông thì đó mới là 1 doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững như MSN, MWG, HBC, CTD, VNM.

    MSN thì esop trốn thuế + giúp cho nhân viên có động lực, giờ mua lại esop thì cổ đông cũng chẳng mất gì. :D
    Last edited: 08/10/2017
    sttsg thích bài này.
  3. minhkhang1102

    minhkhang1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2016
    Đã được thích:
    2.385
    Giao diện này của trang cafef mà bác :D
    sttsglephamvuchinhndc thích bài này.
  4. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.964
    Tâm không phục, khẩu không phục!

    Giao diện thì bác @minhkhang1102 đã trả lời!
    Nhưng là một nhà đầu tư giá trị như bác, bác phán phần này, khiến em chỉ biết thở dài thôi!

    Em chỉ hỏi bác một câu:

    Nếu bác bỏ tiền mua MSN từ ngày nó lên sàn 05/11/2009, bác là NĐT giá trị theo cái tôn chỉ như tuyên ngôn này: "Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to" thì đến nay, bác thu được LN như thế nào?

    Bác có hài lòng với LN ấy không? Và làm thế nào để bác gia tăng LN nếu chỉ nhắm vào việc trung thành (ôm lâu dài) với nó?

    Và sau khi bác ôm lâu dài như vậy, thì ko biết bác có coi số LN thu được là Lãi to hay không?

    Bác @lephamvuchinhndc hãy nghỉ ngơi cho khỏe, thật sảng khoái, bình tĩnh xong, hãy trả lời các câu hỏi này.

    Với luận điểm của bác trong 2 đoạn em trích ra kia, nếu bác ko trả lời đc mấy câu này, bác mà đi đầu tư "giá trị" theo tôn chỉ mà bác đặt tên cho pic này, thì có ngày bác sạch váy đấy!

    Lúc ý, đảm bảo rằng bác sẽ đoạn tuyệt con đường "đầu tư giá trị và ôm lâu dài", mà bác sớm trở thành chuyên gia lướt sóng hay đánh lung tung đấy!
    Last edited: 08/10/2017
    ltl98, nhpu1, Lavici3 người khác thích bài này.
    LaviciSuperboy1202 đã loan bài này
  5. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Cám ơn nhé bác, lâu nay lên cafef kiếm thông tin mà bây giờ mới nhìn thấy chỗ này, tiện lợi cho việc coi lịch sử cổ tức và phát hành. :)
    nhpu1 thích bài này.
  6. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Phân tích CTCP Tập đoàn MaSan.

    Thành công của nhà đầu tư MSN cuối 2009 đến cuối 2011, lãi gấp 3 lần.

    Khi lên sàn cuối 2009 MSN giá có 43k ( điều chỉnh còn 27k ), p/e= 15. Với 1 cty tiêu dùng còn khả năng tăng trưởng mạnh khi ấy thì p/e= 15 mua là hợp lí. Và thực tế như bác cũng thấy chỉ trong 2 năm giá có thời điểm lên 150k, p/e phi lên 50. Vậy theo bác 1 cty được gọi là "đầu tư giá trị" p/e= 50 có hợp lí không ? Chốt đúng lúc đó vẫn đủ giàu khi mới mua thời điểm MSN lên sàn.

    Mảng thực phẩm, tiêu dùng MCH khi đó với lợi nhuận 2.200 tỉ năm 2011, tăng trưởng 90% so với 2010.

    ------------------------------------------------

    Nguyên nhân thất bại của nhà đầu tư MSN trong giai đoạn 2012 trở đi.

    Nguyên nhân là do tham vọng của Masan quá lớn, muốn mở rộng đa ngành trở thành tập đoàn hàng đầu của VN nên phát hành riêng lẻ số lượng lớn, phát hành trái phiếu và vay tiền ngân hàng đầu tư giai đoạn ban đầu nhiều dự án như Núi Pháo, đổ tiền thâu tóm nhiều cty khác với giá cao.

    Ở Núi Pháo thì Dragon Capital đã nhận về gần 30 triệu cổ phiếu Masan Group cùng một lượng lớn tiền mặt, hoàn tất phi vụ trong năm 2013. Kéo dài đàm phán từ 2011-2013.

    Tiếp đó KKR trở thành cổ đông lớn của Masan Consumer từ năm 2011-2013 với giá trị đầu tư ban đầu 359 triệu USD mua. Đồng nghĩa MSN bán gần 20% cổ phần MCH để lấy tiền mặt huy động cho mở rộng ngoài ngành => lợi nhuận cty mẹ MSN giảm xuống ở MCH.

    -----------------------------------------------

    Việc làm cho lợi nhuận và giá cổ phiếu MSN đi xuống là do 4 nguyên nhân.

    %%- Nguyên nhân 1 : Vay nợ tăng cao thêm => lợi nhuận giảm. Vay nợ trong năm 2010 chỉ 6.000 tỉ, lãi vay là 270 tỉ. Sang 2011-2012 là 10.000- 14.000 tỉ, đến 2017 là 40.000 tỉ, trả lãi vay tăng gấp 11 lần lên 3.100 tỉ.

    Nếu chỉ duy trì kinh doanh tiêu dùng MCH với lợi nhuận 2.200 tỉ năm 2011, tăng trưởng 90% so với 2010. Cứ theo đà duy trì đầu tư tiêu dùng, giảm nợ thì MSN đã lãi rất lớn.

    %%- Nguyên nhân 2 : Phát hành thêm pha loãng ở MSN, giảm tỉ lệ sở hữu ở MCH mảng đẻ ra tiền là tiêu dùng ( gần 20% ), mục đích đều là lấy tiền mở rộng.

    %%- Nguyên nhân 3 : Đầu tư ngoài ngành nhưng chưa thu được kết quả lợi nhuận tương xứng, cần 1 thời gian dài nữa.

    %%- Nguyên nhân 4 : Không tiếc tiền thâu tóm các cty khác với giá rất cao, lợi nhuận chưa tương xứng với mức giá. Ví dụ phi vụ mua Vissan (VSN) giá 126k/cp p/e 100, Cholimex giá 90k p/e 21, Vĩnh Hảo 85k với p/e 51....

    Là 1 nhà đầu tư giá trị em không đồng tình với việc đầu tư vào 1 doanh nghiệp mà liên tiếp lấy tiền đầu tư đa ngành như vậy trong giai đoạn 2012 trở đi ( bắt đầu có dấu hiệu từ cuối năm 2011). Nếu vậy mua khi chào sàn (chưa có dấu hiệu), bán đi cuối năm 2011 trước khi lợi nhuận MSN cắm đầu. Topic không khuyến khích đầu tư cty đa ngành, ngay từ phần giới thiệu topic đã ghi rõ :"1 nghề hơn 9 nghề". Trong khi thời kì này Vinamilk chỉ làm đúng 1 ngành, liên tục mở rộng hoạt động mảng sữa, không vay nợ gì.

    MSN lợi nhuận thấp và giá cổ phiếu khi lên sàn đến nay không tăng. Nguyên nhân là do chiến lược kinh doanh mở rộng đa ngành nghề với quy mô hàng đầu VN nên cần tốn nhiều thời gian, tiền bạc đầu tư giai đoạn đầu như Amazon không có lãi trong giai đoạn đầu tư ban đầu vậy. Về mặt esop thì em cho là "hợp tình" vì để cty phát triển quy mô như ngày nay thì người lao động bỏ công sức ra thì tất nhiên được hưởng là dĩ nhiên, nếu lãnh đạo có "tâm" thì ai cũng làm như vậy. Với việc esop của MSN thì thực chất không đáng kể, có tầm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và giá cổ phiếu.

    Bên cạnh đó em cũng có câu hỏi muốn hỏi bác là : " Nếu cty chỉ tập trung làm đúng 1 ngành là ngành hàng tiêu dùng, giảm bớt nợ vay xuống còn 2.000 tỉ, không pha loãng cổ phiếu bằng phát hành riêng lẻ và bán bớt 20% mảng tiêu dùng => lợi nhuận của cổ đông cty chắc chắn sẽ rất lớn, cổ tức đều như Vinamilk => giá cổ phiếu tăng đều theo năm, khi đó cty phát hành esop tỉ lệ 6% = 70 triệu cổ phiếu trong 8 năm thì liệu có quá cao ? ".

    --------------------------------------

    Câu hỏi :
    Vì sao đầu tư dài hạn mà chỉ đầu tư trong vòng 2 năm lại thoái vốn thì đâu có phù hợp với phong cách Buffett ?

    Trả lời :

    Từ cuối 2011 cty đã có thay đổi chiến lược kinh doanh, mở rộng quy mô ra đa ngành nghề bằng cách tăng nợ vay và phát hành thêm..., nên dự đoán trong tương lai lợi nhuận (eps) suy giảm mạnh là tất nhiên. Nếu phân tích ra được tương lai theo chiều hướng xấu thì ngay cả Buffett cũng thoái vốn, Buffett cũng chỉ thích cty với giá hợp lí chuyên 1 ngành nghề, ít nợ vay, ROE cao và p/e thấp, thấy được tiềm năng trong tương lai. :)

    ----------------
    p/s : câu hỏi của bác khó nên cần thời gian phân tích viết bài, lại khuya rồi nên để bác nghỉ ngơi tối thứ 7, sáng em mới viết.
    Last edited: 08/10/2017
    ltl98, nhpu1, sttsg3 người khác thích bài này.
  7. wb_investor

    wb_investor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2015
    Đã được thích:
    787
    bro nhìn tinh tường thật

    nếu trả lương thì bảo hiểm tổng cộng là 34,5%, chưa kể thuế tncn nữa, nếu làm theo esop thì tốn phí giao dịch 0,1% thôi

    công ty mình cũng đang muốn đi theo hướng này, save cost cho cả công ty và staff
    --- Gộp bài viết, 08/10/2017, Bài cũ: 08/10/2017 ---
    nhpu1, sttsg, vinasdaq1 người khác thích bài này.
  8. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Em xin bổ sung thêm phân tích về vấn đề esop.

    Phân tích ESOP.


    Về doanh nghiệp :

    1/ Xét về mặt % "sinh lãi" thì nộp tiền quá nhiều cho bảo hiểm xã hội là không khôn ngoan, nộp cho đã sau này nhiều người lại thích rút tiền bảo hiểm 1 lần.

    2/ Tiết kiệm thuế tncn.

    3/ Esop thì tính toán trả lương thấp đi 1 thời gian, nhân viên cũng phải nộp tiền mua.

    => 1 + 2 + 3 = cty có thêm vốn để mở rộng làm ăn, vốn không bị thất thoát đi đâu cả, người lao động có cổ phần, là cổ đông nên sẽ gắn bó đồng hành với doanh nghiệp lâu hơn, không bị cty khác lôi kéo rồi tốn chi phí đào tạo lại.

    --------------------------
    Về cán bộ nhân viên :

    %%-- Ở trường hợp 1 không esop : Nếu trả lương cao thì tốn tiền thuế TNCN, nộp bảo hiểm đã đành, có nhiều người có thói quen sẵn tiền là bắt đầu xài không thể tích góp được, bao giờ mới mua được căn nhà ?

    %%-- Ở trường hợp 2 có esop : Phải giữ ít nhất 2 năm, có khi lâu hơn vì nhân viên coi như đó là "của để dành" hoặc thể hiện thái độ gắn bó với cty bằng cách giữ cổ phiếu. Esop - đa số người lao động đều có lãi lớn, nếu bán ra ở thời điểm cty làm ăn tốt, giá cổ phiếu tăng cao như MWG chẳng hạn thì chắc chắn đủ mua cái nhà để "an cư lập nghiệp" thì người lao động có cuộc sống ổn định hơn, cty đỡ khỏi lo. Còn với cán bộ 4x, 5x tuổi thì có tiền lo cho con cái ăn học, thậm chí du học, mua xe hơi để di chuyển an toàn, phòng hờ ốm đau bệnh tật.

    Nếu cứ như ở trường hợp 1 bao giờ mới có tiền làm được như vậy ? Nhân viên được lo chu đáo sẽ tận tâm với cty hơn thì cty sẽ phát triển ngày càng lớn mạnh => giá cổ phiếu tăng => cổ đông hưởng lợi.

    ---------------------

    Tóm lại là esop thì đôi bên cùng có lợi, quan trọng là nhà đầu tư có nhìn ra lãnh đạo có "tâm" esop cho nhân viên thật hay làm lợi riêng cho bản thân. Cái đó thì ngay từ ban đầu phải chọn 1 lãnh đạo vừa có "tâm" vừa có "tài" để đầu tư rồi. :)
    Last edited: 08/10/2017
    wb_investor, nhpu1, sttsg2 người khác thích bài này.
    Lavici đã loan bài này
  9. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    8.149
    Esop bác phân tích em thấy chưa thuyết phục. Đặc biệt esop ở msn thối kinh khủng!
    sttsgvinasdaq thích bài này.
  10. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    - Thuyết phục hay không chủ yếu là do chiến lược kinh doanh của MSN- nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm. Nếu giá cổ phiếu tăng ( không bị ảnh hưởng bởi 4 nguyên nhân em đã phân tích ), cổ đông và nhà đầu tư nhìn vào thì việc Esop của MSN- sẽ có cái nhìn khác so với hiện tại.

    - So sánh với MWG trong vòng 3 năm chiếm đến 11,7% lượng lưu hành MWG thì còn khiếp hơn nhiều so với esop 6% của MSN trong 8 năm, nhưng MWG đi đúng hướng là chỉ tập trung 1 ngành mình giỏi là bán lẻ, lợi nhuận tăng => giá cổ phiếu tăng và có niềm tin vào tương lai của MWG=> cổ đông không chửi ESOP của MWG là "thối kinh khủng". :D

    - Nói chung là nếu giá cổ phiếu ở 1 cty có esop tăng thì chẳng ai chửi cả. Còn bản chất esop vẫn có lợi cho doanh nghiệp nhiều hơn là hại, nhất là với các ngành "cần con người" là yếu tố thành bại như bán lẻ, xây dựng, cả hàng tiêu dùng- khi mà nhân viên phải tốn sức thuyết phục từng nơi bán hàng, esop là "thuốc kính thích" tinh thần để tăng hưng phấn và nhiệt tình làm cả ngày không biết mệt. :-bd
    Last edited: 08/10/2017
    nhpu1, sttsgvinasdaq thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này