Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7683 người đang online, trong đó có 1063 thành viên. 13:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1437045 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.322
    Cứ MWG, PNJ mà múc.
  2. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    ACV giá 8x cứng rồi cụ chủ Thread ơi. Tăng gần 20 giá từ lúc tôi và cụ chém đó.
  3. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Định giá giờ nhiều khi vô lý lắm, em chém với bác cũng có câu bộ giao thông nắm 95,4% và tây nắm hết 3,5% thì đẩy giá bao nhiêu chẳng được. :D

    APC thì chấp nhận đầu tư được, còn VJC thì mãi mãi không công nhận, VJC lãi từ nghiệp vụ bán máy bay rồi cho thuê lai, cái đó chỉ trong ngắn hạn, dài hạn 5 năm sau chẳng hạn thì khó nói trước giống QNS bơm lợi nhuận esop trước lên sàn vậy.

    Thà mua MWG tăng trưởng cũng thế mà chắc cú hơn không phải lo sự cố máy bay, đủ giá cổ phiếu đi mãi mãi rồi.

    Hôm bác nói VJC và APC em định comment lại là :"Thà mua HVN thương hiệu quốc gia còn hơn mua VJC, tiếc là giờ mới vào topic, HVN tăng rồi nên thôi không viết câu này ". :D
    wb_investor, nhpu1co_be_thich_dua thích bài này.
  4. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.322
    Gần 5000 iPhone X được đặt hết trong ngày đầu "mở cọc" ở Việt Nam
    Chia sẻ
    Chưa đầy 1 ngày, mỗi hệ thống bán lẻ tại Việt Nam nhận được hơn 2000 đơn hàng đặt mua iPhone X, tốc độ đặt hàng tăng trưởng gấp nhiều lần so với iPhone 8 và 8 Plus chính hãng gần đây.
    [​IMG]

    iPhone X
    Hôm nay 1/12, hầu hết các nhà bán lẻ lớn ở Việt Nam đã chính thức mở chương trình đặt hàng iPhone X chính hãng dành cho người tiêu dùng trong nước. Giá iPhone X chính hãng ở mức 29,9 triệu đồng dành cho phiên bản 64 GB và 34,79 triệu đồng dành cho phiên bản 256 GB. Khách hàng đặt hàng từ hôm nay đến hết 7/12 và nhận hàng từ ngày 8/12.

    Theo như kỳ vọng trước đó, các nhà bán lẻ tiên lượng, sức hút sản phẩm này đang rất hot tại Việt Nam và sẽ cháy hàng sớm khi mở đặt cọc. Và điều này đã thành hiện thực chỉ chưa đầy 1 ngày mở cọc.

    [​IMG]
    Tốc độ đặt hàng iPhone X tăng nhanh ở Việt Nam
    Cụ thể, đến chiều ngày 1/12, hầu như 3.000 đơn hàng mở cọc của Thế giới Di động đã gần hết, ghi nhận vào lúc 17h chiều đã có 2444 người dùng đặt mua. Theo dự báo của đơn vị này, tối nay sẽ hết 3.000 đơn hàng đầu tiên. Đây là một tốc độ đặt cọc nhanh gấp nhiều lần so với thế hệ iPhone 8 và 8 Plus trước đó, bởi 8 ngày mới có 7.000 đơn.

    Theo nhà bán lẻ FPT Shop, ngày mở cọc đầu tiên cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đã có hơn 2050 đơn đặt hàng của khách hàng tính đến 17h ngày 1/12. Đơn vị này cũng tự tin cho biết tốc độ đặt hàng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, ít nhất là gấp đôi so với thế hệ iPhone 8 và 8 Plus gần đây.

    Một số nhà bán lẻ khác không công bố chi tiết về lượng đặt hàng trong ngày đầu tiên, tuy nhiên số lượng được chia sẻ là gần hết tổng số đơn hàng giao cho ngày mở bán đầu tiên sắp tới.

    Cũng theo các nhà bán lẻ trước đó cho biết, dù sức hút sản phẩm này rất cao ở Việt Nam, tốc độ đặt hàng trước tăng mạnh mẽ nhưng các nhà bán lẻ đã tiên lượng đủ để cung cấp hàng cho ngày mở bán đầu tiên và đủ hàng cho tháng 12.

    Ngoài ra, thị trường iPhone X cũng đang có sự thay đổi đáng kể, giá iPhone X ở thị trường xách tay đã giảm rất sâu, trước thời điểm iPhone X chính hãng lên kệ. Mỗi phiên bản iPhone X dung lượng 64 GB hiện chỉ ở mức 27 triệu đồng và phiên bản 256 GB có giá ở mức 30,9 triệu đồng, rẻ hơn khoảng 2 đến 4 triệu đồng so với hàng chính hãng.
    --- Gộp bài viết, 29 phút trước, Bài cũ: 30 phút trước ---
    MWG chuẩn bị lồi mồm.:))
    nhpu1 thích bài này.
  5. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.322
    Nó viết chưa đầy đủ vào trang thegioididong.com thấy đặt 2 phiên bản ( 256Gb, 64GB ) đã gần 6000 con rồi. Khủng khiếp.
    nhpu1 thích bài này.
  6. Canada01

    Canada01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2011
    Đã được thích:
    12.105

    Bạn ko thấy NN hôm nay ăn vã VNM sao ? Chắc nhỏ lẻ bán hết cho NN thật ?
    Butchep01, nhpu1co_be_thich_dua thích bài này.
    Butchep01 đã loan bài này
  7. binh3535

    binh3535 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2014
    Đã được thích:
    5.746
    Băc Vũ đánh giá LHG và Dgw sao ạ. Nên mua ko anh
  8. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    2 cty này em không đánh giá được tiềm lực cty và tiềm năng nhé bác, không phải cty nào em cũng đánh giá được, bác nên nhờ người giỏi về ngành KCN phân tích cho.

    DGW phân phối sỉ hàng điện tử, em nghĩ sớm muộn MWG cũng lấy thị phần của DGW thôi.

    Chinh chứ không phải Vũ. :D
    Last edited: 02/12/2017
    wb_investornhpu1 thích bài này.
  9. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.104
    Cái đoạn em bôi đỏ ý.

    Nghiệp vụ "Sales and lease back" là một nghiệp vụ đã được Phương Tây áp dụng từ rất lâu rồi. Trong 3 bên tham gia vào nghiệp vụ này, bên nào cũng có lợi:
    - Bên SX máy bay, bán được máy bay.
    - Bên "cho thuê tiền" cũng cho thuê được tiền nhàn rỗi, trong khi các nền KT phương Tây đang có lãi suất âm (ko thực dương, thậm chí có QG còn phải mất tiền để "thuê NH giữ tiền giúp"...)
    - Bên khai thác máy bay thì được lợi vì, chỉ cần lượng vốn nhỏ, họ cũng có thể kinh doanh, khai thác. Trong khi nếu phải bỏ ra tất cả, thì tại VN lãi suất lớn hơn tại phương Tây rất nhiều. Áp lực chi phí vốn rất cao. Nếu hãng khai thác có thể khai thác tốt thị trường (chấm theo thang điểm), thì thực tế, họ có quyền định đoạt cuộc chơi trong 3 người tham gia mâm này! ==> giá máy bay được chiết khấu cao; lãi suất "thuê tài chính" rẻ hơn - hay nói khác đi là "phí thuê máy bay" rẻ hơn so với các hãng khai thác kém (vì hãng khai thác kém có độ rủi ro cao hơn nhiều).

    Quay lại câu chuyện của VietJet Air, nghiệp vụ bán và thuê lại chắc chắn đã được tính toán rất kỹ, so sánh chi phí vốn mà thôi. Một lợi điểm nữa, khi thị trường giảm, họ có thể trả máy bay về (như VietJet đang làm cho mùa thấp điểm). Theo em thấy, VietJet khai thác cực kỳ hiệu quả tất cả các nguồn lực, trong đó có nguồn lực về vốn!

    Với HVN thì sao?

    Sau khi VietJet Air triển khai thành công nghiệp vụ Bán và thuê lại, thì Vietnam Airlines cũng phải học theo. Vậy câu hỏi tiếp theo phải đặt ra là, nếu VietJet Air ko thực hiện nghiệp vụ này, thì chẳng lẽ Vietnam Airlines ko biết sao?
    Câu trả lời ko phải như vậy. Vietnam Airlines trước khi CP hóa, thì họ kinh doanh bằng nguồn vốn do NN cấp và giao theo (Chiến lược phát triển đội bay của Vietnam Airlines đã được CP phê duyệt). Triển khai chiến lược này, HVN phải vay vốn rất lớn (các bác tự tìm hiểu thông tin này). Do là "một quả đấm thép" nên một loạt NH lớn có nguồn gốc NN buộc phải triển khai phương án vốn để "phục vụ" HVN triển khai chiến lược này. Vì vậy, chẳng có gì lạ khi Vietcombank lại nghiễm nhiên "có cổ phần" và đưa người vào HĐQT của HVN. Câu chuyện này, nó chẳng khác nào VietinBank làm cổ đông lớn của SGP (Cảng Sài Gòn - thuộc Vinalines" - cũng là một trong các "quả đấm thép" vậy!

    Tuy HVN "biết tuốt", nhưng do cơ chế vốn NN, và nghiệp vụ Bán và thuê lại gần như chưa đc kiểm chứng ở VN, cho nên, phải sau khi VietJet thực hiện, HVN mới "học đòi đua theo"; cùng nhờ hoàn cảnh by giờ, HVN được gắn cái mác "cổ phần" nên mọi thứ thực hiện theo Luật DN (trước theo Luật DNNN).

    TTHK thế giới và tư duy của các Nhà quản lý đêm trước phong trào "giá rẻ":
    Đêm trước của "giá rẻ" thì dường như ngành HK đòi hỏi quy mô vốn rất lớn để vận hành và khai thác theo mô hình Standard - mà gần như nước nào cũng có một hãng hàng không quốc gia. Hãng HK quốc gia - gần như là một biểu tượng của quốc gia đó....
    Cho đến khi phong trào giá rẻ ra đời, thì rất nhiều hãng quốc gia do tư duy trì trệ, đội ngũ quản lý toàn là người của quốc gia "lụi" vào, làm ít, chơi nhiều, hoang phí khủng khiếp, thị phần bị chia sẻ dẫn đến giảm doanh thu và thua lỗ, đã dẫn đến phá sản. Bằng chứng là một loạt các hãng sừng sỏ của Mỹ - nơi có nền CN hàng không phát triển sớm nhất và quy mô tích tụ vốn cũng lớn nhất cũng rơi vào vòng xoáy phá sản. Chưa dừng lại ở đó, như một hiệu ứng domino, Japan Airlines - cái tên lừng lãy ngày nào, rồi cũng phải nộp đơn lên CP Nhật Bản xin phá sản. CP Nhật Bản phải dùng "nội lực" của Nhật để hà hơi tiếp sức - giúp cho Japan Airlines tạm thoát khỏi sự thua lỗ triền miên.. và tồn tại đc đến ngày nay. Rộng ra chút nữa, Malaysia Airlines cũng đang trong vòng xoáy thua lỗ cũng cần sự trợ giúp của Chính phủ. Một hãng hàng không sừng sỏ khác - Singapore Airlines cũng đang lao đao sau nhiều quý giảm sản lượng, giảm doanh thu.... Tình trạng này cũng tương tự đối với hãng Air India của Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ nhì thế giới.

    Ngày nay, người ta đang nói rằng thị trường hàng không - là thị trường của các hãng giá rẻ. Điều này rất đúng. Có lẽ, người khai sinh ra mô hình "giá rẻ" đã sớm nhìn thấy một góc cạnh khác của cái thực thể "1% người giàu nhất thế giới, chiếm 1/2 tài sản toàn cầu" và họ sớm nhìn ra góc khác của nguyên lý "20/80" và ngành HK ko thể sinh ra chỉ để phục vụ cho 1% hay 20% số người này! Nguyên lý 20/80 đã được cha đẻ của HK giá rẻ "đảo ngược" lại cái mệnh đề thực sự thuyết phục. Đây chính là văn minh do tri thức nhân loại đem lại! Cha đẻ của mô hình "giá rẻ" đã biến vận tải hàng không dân dụng - vốn trước đây chỉ chủ yếu phục vụ giới trung lưu và thượng lưu, thì ngày nay, nó phục vụ tất cả mọi người - Ai cũng có thể bay!

    Tóm lại:
    1) Khai thác vận tải hàng không đòi hỏi quy mô vốn và các nguồn lực khác rất lớn. Trong khi sự tồn tại đòi hỏi các hãng phải liên tục mở rộng đường bay, tăng quy mô khai thác (tăng lượng máy bay, tăng số chuyến bay trên một đường bay) để tối đa hóa hiệu quả khai thác.
    2) Chiêu "giá rẻ" vẫn là chiêu hữu hiệu nhất, vì thế giới này có trên 80% là những người ko dư tiền. Đây chính là đối tượng "lấp đầy" cái máy bay - đáp ứng tiêu chí số 1) trên đây.
    3) Hãng nào sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực thì mới mong tồn tại và phát triển. Trước áp lực này, Bán và thuê lại là nghiệp vụ hữu hiệu nhất, tối ưu nhất mà rất nhiều hãng hàng không sừng sỏ, lớn, nhỏ đều đem ra áp dụng, trong đó có VietJet Air, và ngày nay thêm cả Vietnam Airlines ở Việt Nam.

    Cuối cùng: Bán và thuê lại, là một nghiệp vụ rất cần thiết - nằm trong ma trận chi phí mà các hãng hàng không phải tính toán rất kỹ để tận dụng. Trong ma trận ấy, bài toán chi phí phải được cắt giảm tối đa và chính nghiệp vụ này đáp ứng tốt yêu cầu đó.

    Có lẽ, những NĐT chúng ta chưa thể đủ tầm để hiểu về nghiệp vụ "Bán và thuê lại" đối với một hãng hàng không!
    Và khi ko hiểu đc, thì việc ko thừa nhận một hãng như VJC ko có gì làm lạ
    .

    Cơ mà HVN ngày nay cũng thực hiên nghiệp vụ Bán và thuê lại sau khi học được từ VJC, thì lại được bác @lephamvuchinhndc thừa nhận. Vậy bác có thiên kiến và cảm tính ko đấy? Hay HVN cũng đang "gặm mòn tương lai" chỉ vì học theo thằng em VietJet???

    Riêng cá nhân em, em thực sự khâm phục người mà đã xây dựng nên Chiến lược kinh doanh của VietJet - chắc chắn đó ko chỉ là chị Thảo, mà phải là một đội ngũ tư vấn dày dạn kinh nghiệm, hiểu sâu sắc ngành hàng không thế giới, hiểu sâu sắc nền kinh tế Việt Nam, thấu hiểu rất rõ đức tính "cần kiệm" của người Việt Nam để xây dựng nên một hãng VietJet non trẻ nhưng đầy uy lực!

    Xin có vài dòng trao đổi!

    P/S:
    1) phần comment này sẽ được sử dụng trong loạt bài "
    Tất tần tật về ngành hàng không dân dụng Việt Nam – Hãy chọn cổ phiếu tốt!" trong một chuyên mục "Bán và cho thuê lại" của em.
    2) Thị giá của cp, nhiều khi nó ko phản ánh giá trị DN - như chính bác @lephamvuchinhndc đã thừa nhận. Cơ mà Ngài TT thích như thế và Ngài có nhiều bàn tay vô hình nằm ngoài cơ thể Ngài và hiện diện ở khắp nơi, đúng lúc Ngài muốn đấy!
    Last edited: 02/12/2017
  10. dautudichthuc

    dautudichthuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    6.115
    Bác chủ top đánh giá hộ e CMG
    lephamvuchinhndc thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này