1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7228 người đang online, trong đó có 1116 thành viên. 11:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1438741 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. ntvinh1602

    ntvinh1602 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/02/2017
    Đã được thích:
    3.580
    Ông nào mà chỉ dựa vào lý luận cứ bơm tiền là lạm phát thì nói thật cũng không phải là tư duy sách vở, mà là tư duy học mót chưa tới nơi tới chốn. Lạm phát có 2 lý do, một là cầu kéo, hai là chi phí đẩy.

    Chi phí đẩy thì hiếm khi xảy ra, ví dụ như giờ tự dưng quặng sắt biến mất khỏi thế giới, chế tạo cái gì cũng trở nên đắt đỏ hơn => lạm phát.

    Cái hay xảy ra hơn là cầu kéo. Mà cầu kéo thì có nhiều nguyên nhân, trong đó đúng là có bao gồm cung tiền mặt tăng mạnh. Tuy nhiên cái quyết định ở đây phải là tốc độ vòng quay tiền. Vòng quay tiền phải lớn, hàng hóa trao tay nhanh thì mới xảy ra sự cập nhật giá, giá hàng hóa lúc đó mới tăng nhanh => lạm phát. Điều này lý giải tại sao hiện tại, đúng là cung tiền trên toàn cầu đang rất cao, tuy nhiên lại chưa có lạm phát. Vì vòng quay tiền hiện đang rất thấp :)

    Lạm phát về bản chất, với hệ thống fiat money như hiện giờ, thì nguyên nhân cốt lõi là do niềm tin của người tiêu dùng với đồng tiền mất đi. Khi niềm tin tăng lên, thì lạm phát cũng chấm dứt. Nếu không hiểu điều này mà chỉ chăm chăm nhìn vào cung tiền, thì sẽ không bao giờ lý giải được cách mà Brazil từng chấm dứt lạm phát phi mã bằng cách phát hành một loại tiền fake để đánh lừa tâm lý người tiêu dùng https://www.npr.org/sections/money/2010/10/04/130329523/how-fake-money-saved-brazil
    lecung192, Outsider1987lephamvuchinhndc thích bài này.
  2. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Bác lí luận cao siêu chi phức tạp, chỉ cần đúng bản chất, đơn giản và ngắn gọn, dễ hiểu mới là cách nhìn nhận thông minh, học lẹ với người không học chính quy, sách vở. :D

    Chi phí đẩy gì đó thì cứ nhớ ví dụ hàng hóa mắc lên như dịch bệnh (heo) => khan hiếm => giá tăng => CPI tăng => dễ hiểu.

    Còn vòng quay tiền gì đó thì em cứ đơn giản là hết dịch => đi lại, đi học, chi tiêu hàng hóa, du lịch nhiều hơn => giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng => lạm phát.

    Còn muốn hết lạm phát thì chính phủ cứ in tiền mới, gạch hết nguyên hàng số 0, làm lại ván mới là giải quyết được khủng hoảng lạm phát 1 phần, gọn lẹ, đánh trúng tâm lý người dân. :)
    Last edited: 13/08/2020
  3. ntvinh1602

    ntvinh1602 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/02/2017
    Đã được thích:
    3.580
    Thế kia mà đã là phức tạp thì tôi cũng chịu... :D

    Cụ ví dụ thế kia thì nên mở lại sách kinh tế vĩ mô đọc lại định nghĩa vì chi phí đẩy. Cái cụ ví dụ chính là cầu kéo.

    Còn lạm phát mà chỉ in tiền hay gạch số 0 đi mà hết thì lại dễ quá. Cụ này hoặc hơi ngây ngô hoặc chưa sống qua thời đổi tiền ngày xưa của VN :) Zimbabwe nó cũng gạch số không với in tiền mới suốt đấy cụ ạ :))
    qhi, vietsky1507lephamvuchinhndc thích bài này.
  4. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Thiếu gì người trẻ hơn em mà tư duy tốt, có người trẻ hơn mà viết sách chứng khoán nữa kìa.

    Khả năng tư duy em thiên về óc quan sát, phán đoán, khả năng sáng tạo giúp phân tích vấn đề kinh tế-xã hội. Nhược điểm là tốc độ học thuật và nghiên cứu lại không được nhanh, văn chương thì không giỏi làm hạn chế khả năng đọc hiểu nên khó ghi nhớ, ví dụ tủ sách 160 cuốn mà mới đọc 10 cuốn, do hơi lười với nề nếp sinh hoạt.

    Thế là chậm chạp đó bác, đang cố dần dần, chắc đóng cửa "lên núi" quy ẩn luyện công dài hạn quá, với đi học lại văn chương cho giỏi để dễ đọc sách, Bí thư với chủ tịch quốc hội thời trẻ giỏi văn, học đh xã hội và nhân văn cả, thế mới lí luận và khéo nói được. :)

    Vậy thì bác mua cơ sở thôi, đừng phái sinh nữa. Khác gì ra chiến trận giỏi kị binh, lại vừa lên thuyền đánh trận. Chơi phái sinh thì phải quan sát liên tục, tốn thời gian và mệt mỏi chứ được gì, đòn bẩy cao = đánh bạc. Đầu tư cơ sở, mua dài hạn để đó chờ khi mọi người "tham lam" vẫn hơn, thời gian đó dùng để nghiên cứu tài liệu, kiến thức về cổ phiếu, ngành, kinh tế, xã hội tốt hơn.

    Sách kinh tế vĩ mô và vi mô gì đó chưa đọc, đang trong danh sách chờ đọc rất dài của em, học mót nên mỗi lĩnh vực 1 ít để kết hợp. Vì thế đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhưng giải quyết được vấn đề để làm trọng tâm. :)

    Gạch đi hết số 0 thì chỉ được 1 phần thôi, nhất là tâm lý dân chúng. Tất nhiên mấu chốt vẫn là kinh tế tốt lên thì lạm phát mới đi đúng hướng.
    Last edited: 14/08/2020
  5. vietsky1507

    vietsky1507 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    1.355
    Lần đầu nghe thấy chữa lạm phát bằng gạch số 0, muốn chữa bệnh gì phải phải chữa cái gốc, còn cái vỏ thì sơn xanh hay sơn đỏ cũng ko giải quyết vấn đề gì, thằng Nhật tiền nó nhiều số 0 thế mà vẫn giảm phát, có lẽ CP Nhật nên thêm vào vài số 0 nữa để đạt được mục tiêu kéo lạm phát tăng cao, chứ bển in quá nhiều tiền mà lạm phát vẫn âm :)
    In tiền để làm gì mới quan trọng, in tiền ra để kích cầu thì dễ xử lý ko, in ra được thì cũng hút lại được, chả có vấn đề gì, chỉ sợ in tiền trả nợ, trả lương do nợ công nhiều quá mà nguồn thu ko có mới khó chữa
    Last edited: 14/08/2020
    qhi thích bài này.
  6. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Có nguồn dẫn chứng lịch sử 100 năm trước luôn bác, có hiệu quả nên mới áp dụng. Không nên so sánh giữa nước thông minh và tư bản như Đức với ông Zimbabwe dân trí không cao, tham nhũng và kém mọi lĩnh vực kia được, cách làm thì giống nhau nhưng do nhiều yếu tố sẽ ra kết quả khác nhau.

    -------------------------------------------

    Đức (1921 - 1923)

    Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29.500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ mác (papiermark) để đổi lấy 1 USD.

    Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng đến củi và than để thay để cho đồng mác đã bị mất giá thảm hại do lạm phát. Lúc đó, dùng tiền để đốt thậm chí còn rẻ hơn so với củi và than.

    Ban đầu, người ta cho rằng nguyên nhân của cuộc siêu lạm phát này là việc chính phủ Đức in quá nhiều tiền để chi tiêu cho chiến tranh. Nhưng nguyên nhân thực sự đã được hé lộ vài năm sau. Đó là chính phủ Đức quyết định vay mượn để chi trả chiến tranh. Năm 1919, giá cả gần như đã tăng gấp đôi và nước Đức thất trận. Khoản tiền bồi thường sau chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles buộc Đức phải trả bằng vàng hay ngoại tệ tương ứng thay vì đồng mác. Để mua số ngoại tệ này, chính phủ Đức đã phải sử dụng đồng papiermark được đảm bảo bằng nợ chính phủ và vì vậy đã làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền.

    Tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn khi Đức không thể trả được các khoản nợ và quân đội Pháp và Bỉ đã chiếm thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để đòi Đức phải trả bằng hiện vật. Sự việc này đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế Đức rơi vào lạm phát phi mã.

    Để thoát khỏi tình trạng này, chính phủ Đức đã lập một ngân hàng trung ương đặc biệt và phát hành loại tiền tệ mới, rentenmark với tỷ giá 4,2 rentenmark/USD và giảm bớt 12 số 0 trên tờ tiền papiermark. Đồng rentenmark đã giúp bình ổn kinh tế Đức một cách khá hiệu quả.
    Last edited: 14/08/2020
  7. vietsky1507

    vietsky1507 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    1.355
    Vậy cái gốc của nó là gì ? chắc chắn phải giải quyết cái gốc đó thì mới chấm dứt lạm phát được, chứ ko phải cái bề nổi là đổi tiền bỏ số 0, nếu đổi tiền rồi mà ko giải quyết được cái nguyên nhân thì lạm phát vẫn cứ thế thôi

    Vấn đề chính của việc in tiền ở Đức là để mua ngoại tệ và vàng bồi thường chiến phí, và cả trả nợ trong nước, hòa ước quy định Đức bồi thường bằng vàng và ngoại tệ, Chính việc Chính phủ Đức đàm phán được với chủ nợ nước ngoài về thay đổi hình thức bồi thường sang bằng chấp nhận cả khoáng sản,hàng hóa,và cơ cấu lại nợ trong nước năm 1923, phải có tiền đề này thì sau đó Đức mới đổi tiền để ổn định tâm lý và bỏ bớt số 0 cho khỏi bất tiện, nó chấm dứt bằng việc giải quyết cái gốc là thay đổi phương thức bồi thường chiến phí chứ không phải bằng hình thức bỏ số 0
    Last edited: 15/08/2020
    lephamvuchinhndc thích bài này.
  8. Outsider1987

    Outsider1987 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/09/2014
    Đã được thích:
    2.871
    chú ko hiểu sâu thì đừng chém về lạm phát. tất nhiên là in tiền tè le hột me cực nhiều thì sẽ làm lạm phát tăng, nhưng ở tình hình covid như hiện nay còn các yếu tố khác tác động đến là cung cầu hàng hoá. Covid đè cả cung lẫn cầu nên phải theo dõi thêm, in tiền chỉ là 1 trong nhiều yếu tố tác động lên lạm phát thôi.
    AK10000 thích bài này.
  9. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Bác nêu ra quan điểm giống với em ở chỗ Đức đổi tiền để ổn định tâm lý và bỏ bớt số 0 cho khỏi bất tiện. Nhưng mà có vấn đề bác hiểu nhầm là không phải chính phủ Đức đàm phán với chủ nợ nước ngoài đổi hình thức sang bồi thường bằng vàng và ngoại tệ. Chính mấy tay chủ nợ ( nước thắng trận ) nhất định đòi bồi thường bằng vàng và ngoại tệ mới đúng, đỉnh điểm là Pháp và Bỉ chiếm 1 vùng của Đức ép đòi nợ gây nên thêm siêu lạm phát. Chính vấn đề nợ này mà chính phủ Đức phải in ra nhiều tiền thu mua lại vàng và ngoại tệ của dân chúng trong nước gây lạm phát.

    Biện pháp giải quyết lạm phát: 1923 Đức đã đưa đồng rentenmark vào lưu hành, gạch 12 số 0. Do không có vàng để bảo đảm giá trị đồng tiền, chính phủ tuyên bố thế chấp bằng bất động sản của các ngành công nghiệp và nông nghiệp trị giá 3,2 tỉ rentenmark. 1924, đồng rentenmark đã trở thành đồng tiền chính thức và đồng tiền lại bắt đầu có giá.

    Các thành phố và nhà máy, nông trại của Đức không bị tàn phá trong chiến tranh, cơ sở vật chất vẫn còn đó, mấu chốt là do chính phủ Đức, "gián tiếp" lấy tiền của dân Đức bằng cách in tiền ( mua lại vàng và ngoại tệ ) để trả nợ cho phe thắng trận.
    --------------------------

    Những người bị thiệt hại nhiều nhất là những người có tài sản bằng tiền, những người gửi tiết kiệm, giữ công trái, những người nhận lương hưu. Cả các ngân hàng và bảo hiểm cũng bị thiệt hại nặng nề về vốn. Tầng lớp trung lưu thiệt hại và bị tước đoạt nặng nề nhất.

    Tuy nhiên cũng có một số người được hưởng lợi từ việc tiền mất giá là những người nợ nần, các chủ nhà máy là những người được lợi từ cuộc khủng hoảng: Họ sở hữu máy móc, nhà xưởng, những giá trị vật chất vượt qua được sự biến động của tiền tệ. Hầu hết nông dân cũng sống rất sung túc qua thời kỳ siêu lạm phát. Nhà văn Lion Feuchtwanger mô tả: “Nhiều nông dân có rất nhiều tiền. Có người mua cả một chuồng đầy ngựa đua, có người thì mua xe ô tô hạng sang”. Đó là thời kì nước Đức trải qua việc phân chia lại tài sản.

    => Với đầu tư cổ phiếu, nếu siêu lạm phát xảy ra thì các cty ôm tiền nhiều sẽ thiệt hại như ngân hàng, bảo hiểm, các cty giữ nhiều tiền mặt. Với các cty có nhiều tài sản cố định, nợ nần nhiều sẽ hưởng lợi.

    Lạm phát là hình thức “thu thuế gián tiếp” thông qua sự trượt giá đồng tiền của chính phủ, bởi quyền lực chính phủ được trao là "vay tiền, in tiền, tiêu tiền => để không phải là nạn nhân của lạm phát chỉ có dùng vàng, hoặc các tài sản cố định.
    Last edited: 15/08/2020
    aaa123 thích bài này.
  10. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Không nói thì làm sao biết mình dở chỗ nào, không hiểu chỗ nào. Chính vì thế em mới nghiên cứu lại lạm phát 1 cách bài bản, chính quy rồi. :)

    Tất nhiên ngoài việc bơm tiền thì lạm phát còn có nhiều nguyên nhân khác như : tiền lương, giá hàng hóa thiết yếu như điện, thực phẩm... dựa vào cung cầu và sự độc quyền, do xuất- nhập khẩu.

    Mấu chốt để lạm phạt phi mã đến siêu lạm phát : từ 10% đến >1000% thì chắc chắn là do chính phủ bơm : vay, in, tiêu tiền quá mạnh tay. Bằng chứng là khủng hoảng kinh tế 2008 thì năm 2009 chính phủ VN bơm ra gói kích thích kinh tế 8 tỉ $ thì năm 2009 và 2011 lạm phát lên tới 23% và 18%.

    Cứ nhớ đơn giản, dễ hiểu như thế này : " Nếu dự báo được chính phủ sẽ bơm tiền mạnh, sẽ đoán ra được lạm phát phi mã, mua vàng ngay". Còn các yếu tố khác chỉ là phụ, vì lạm phát của nó chỉ dao động 5-8%.
    Last edited: 15/08/2020
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này