Đầu tư giá trị !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 18/08/2020.

2773 người đang online, trong đó có 94 thành viên. 01:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 20127 lượt đọc và 164 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Gạo vào EU sau EVFTA có giá hơn 1.000 USD/tấn
    ĐTVKD 10:23 07/09/2020
    Với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch 80.000 tấn với thuế suất 0%.
    Lô gạo đầu tiên do Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ vừa xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) có giá hơn 1.000 USD/tấn.

    Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, đơn vị này đã ký hợp đồng bán gạo với ba khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức với tổng khối lượng lên đến 3.000 tấn.

    [​IMG]
    Với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch 80.000 tấn với thuế suất 0%.

    Trong đợt giao lô hàng lần đầu tiên, đơn vị này sẽ giao 6 container với khối lượng tương đương khoảng 150 tấn gạo. Hai chủng loại gạo thơm được Công ty xuất khẩu lần này là gạo ST20 và Jasmine. Trong đó, gạo ST20 được bán với giá trên 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá trên 600 USD/tấn.

    Theo ông Bình, để thị trường EU chấp nhận, sản phẩm gạo phải có vùng trồng rõ ràng, truy xuất nguồn gốc, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có chất lượng thơm ngon.

    “Trước đây xuất khẩu gạo vào châu Âu thì chịu thuế suất từ 5 - 45% thế cho nên rất khó cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện thuế xuất khẩu gạo vào châu Âu đã bằng 0%, thì hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, thực phẩm rất cạnh tranh với quốc gia khác. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang châu Âu ngoài chất lượng cần phải chú ý thương hiệu, nhãn mác để làm sao nâng thương hiệu gạo của Việt Nam lên”, ông Bình cho hay.

    Theo Kinh tế môi trường
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Nắm bắt lợi thế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu

    07/09/2020 11:40 GMT+7
    Giá nông sản xuất khẩu đi châu Âu đã tăng cao hơn so với thời điểm chưa có EVFTA. Các DN đang tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh chất lượng, tiếp cận thị trường nhằm tận dụng tối đa ưu đãi của hiệp định mang lại
    Tại tọa đàm trực tuyến: “Xuất khẩu châu Âu từ lợi thế EVFTA, hàng Việt cần gì?” ngày 3-9, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc của Trung An cho biết, mới đây, giá FOB ở TPHCM của lô gạo công ty xuất khẩu đi Đức là 1.080 USD/tấn. Đây là mức giá cao hơn hẳn giá xuất bán gạo thơm của công ty đi thị trường châu Âu lâu nay (cao nhất cũng chỉ 800 đô la Mỹ/tấn) khi chưa có EVFTA.

    Với mức giá này, DN đã có lãi hơn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Song mức giá xuất khẩu vẫn chưa cao, chưa phản ánh đúng với giá trị thật của gạo Việt Nam.

    Ngoài ra, một vấn đề là gạo Việt Nam đưa vào châu Âu vẫn chưa có thương hiệu, vẫn đến tay người tiêu dùng theo nhãn mác của nhà nhập khẩu, chỉ ghi xuất xứ.

    [​IMG]
    DN nỗ lực khai thác lợi thế, thúc đẩy xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu
    Châu Âu đã dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo trong năm 2020. Từ nay đến cuối năm, mặt hàng gạo có những tín hiệu tốt để xuất khẩu đi châu Âu nói riêng cũng như thế giới nói chung.

    Trong đó, EVFTA là cơ hội để gạo Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào châu Âu và thúc đẩy tăng chất lượng gạo.

    Ông Nguyễn Quang Trường, Tổng giám đốc Vinaseed cho biết, vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã chính thức xuất khẩu thành công gạo mang thương hiệu VJ Pearl Rice và gạo thơm RVT sang 2 quốc gia châu Âu là Hà Lan và Cộng hòa Séc với giá 1.040 USD/tấn. Đây là mức giá hấp dân hơn giá bình quân năm mà Vinaseed xuất khẩu trong năm 2019.

    Năm 2020, Vinaseed đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 5.000 tấn gạo sang chấu Âu, gấp đôi sản lượng năm trước.

    Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng bột rau sấy (bột rau má, bột tía tô, lá diếp, lá sen...) sang thị trường EU trong 4 năm qua, bà Nguyễn Ngọc Hương, giám đốc Công ty TNHH Thiên Nhiên Việt, cho hay, muốn đưa hàng qua thị trường EU, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ giấy tờ, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng để có thể cung cấp ngay khi khách hàng yêu cầu.

    Ngoài việc kiểm soát chất lượng tốt và ổn định, các doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tăng quy mô sản xuất nếu có đơn hàng lớn.

    Ban đầu, nhà nhập khẩu châu Âu thường mua thăm dò với số lượng ít, nếu thấy chất lượng sản phẩm tốt sẽ tăng lượng nhập khẩu nhiều lên. Nếu DN có năng lực tăng quy mô sản lượng, đối tác sẽ đánh giá cao và có thể làm ăn lâu dài.

    Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, có nhiều thị trường ngách phù hợp với năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường của các DNNVV. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chưa cao nhưng đang có xu hướng gia tăng và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh. Đây được coi là cánh cửa giúp hàng Việt vào sâu hơn nữa thị trường EU.
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Giống cây trồng miền Nam (SSC) dự chi 26,5 tỷ đồng trả cổ tức năm 2019
    Openstock | 07/09/2020 08:28
    Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Message IN Gửi qua Email
    CTCP Giống cây trồng Miền Nam (HOSE – Mã: SSC), một thành viên của Tập đoàn PAN, vừa thông báo chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt.

    Cụ thể, vào ngày 15/9 tới đây Giống cây trồng miền Nam sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng).

    Thời gian thanh toán 7/10/2020.

    Như vậy với gần 13,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SSC sẽ chi khoảng 26,5 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Trong đó Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) – hiện đang là công ty mẹ nắm giữ 96,4% cổ phần SSC, sẽ được nhận về 25,5 tỷ đồng.

    Năm 2019, SSC ghi nhận mức lợi nhuận 73,8 tỷ đồng và các cổ đông chấp thuận với mức cổ tức 20% bằng tiền.

    Sang năm 2020, công ty đặt mục tiêu có lãi 51 tỷ đồng giảm mạnh 31% so với kết quả đạt được năm 2019, mức cổ tức dự kiến là 10%.

    Báo cáo bán niên mới đây cho thấy công ty có lãi 19,5 tỷ đồng giảm hơn 58% so với cùng kỳ, tương đương với thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) bán niên 1.471 đồng.

    Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 4/9, SSC đứng giá tham chiếu 59.000 đồng/cp – tương ứng vốn hóa thị trường đạt 783 tỷ đồng. Thanh khoản mã này không được cao.

    [​IMG]
    Theo Hoàng Quyên/Kinh tế chứng khoán Việt Nam
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Chuẩn bị cho cú vượt 70 lần tiếp theo một cách bền vững
  5. thanhnv77

    thanhnv77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2011
    Đã được thích:
    223
    Tây bán PAN đều lắm ah

Chia sẻ trang này