Đầu tư theo giá trị DN – Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn (Kỳ 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 22/04/2013.

8180 người đang online, trong đó có 1000 thành viên. 10:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 82066 lượt đọc và 1232 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tin về HVT bạn xem trên website của DN là đầy đủ nhất, link đây http://www.viettrichem.com.vn[:p]
    Rose2018 thích bài này.
  2. thitde_com

    thitde_com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Đã được thích:
    6.837
    Việc lướt có mấy mục đích như làm giảm giá vốn, quay vòng được dòng tiền. nhưng đó là lý thuyết tối ưu thôi :D làm được một phần việc cũng tốt quá rồi.
    chính vì kết hợp cả 2 phương án, nên danh mục cổ phiếu cơ bản tốt rất cần thanh khoản cao. như HVT thì em cũng không dám mua nhiều, vì thanh khoản tương đối thấp.
    về quyển sách đó thì bác nên đọc, y chang những gì bác đang hướng tới ở đây luôn. :D
    [r2)]
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Trả lời bạn về SD6 trước nhé (vì cả 2 mã này tôi không theo dõi nên thử phân tích từng mã một):
    - Có điều này tôi suy nghĩ mãi mà không lý giải nổi, chả lẽ bọn này lập bc đểu (?): nếu bạn để ý tỷ suất giữa lợi nhuận gộp trên giá vốn của 4 năm gần nhất ta có: 2009=77/514.5~15%; 2010=123/698~17.6%; 2011=163/750.8~21.7%; 2012=203/606~33.5% Nếu nghĩ đơn giản là tỷ suất lợi nhuận tăng dần thì có vẻ DN làm ăn ngày 1 hiệu quả. 2012 đạt tỉ lệ tới 33.5% -> kinh dị. Nhưng suy nghĩ kỹ thì lại có vẻ không hợp lý vì tính chất ngành nghề không thay đổi mà sao 2012 lại đạt được sự thay đổi lớn đến vậy (trong khi sự tăng dần của các năm trước có vẻ hợp lý hơn). Do không theo dõi em này nên tôi chỉ nêu vấn đề còn bạn thử tìm hiểu nguyên nhân nhé
    - Chi phí lãi vay nhiều quá 64.5 tỷ trong khi lợi nhuận trước thuế có hơn 47 tỷ -> có vẻ nuôi NH nhiều hơn nuôi cổ đông:))
    - Cơ cấu vốn rất bất hợp lý: vốn điều lệ 192 tỷ mà đi góp vào cty con hết 102 tỷ (quá bán) trong khi hoạt động cần rất nhiều vốn -> trở thành con nợ thường xuyên. Điều này dẫn tới chi phí tc lớn, thiệt hại cho cty và cổ đông như trên đã nói. Ngoài ra điều này còn cho thấy quan điểm pt cty của lãnh đạo không sáng suốt. DN quá tham lam ôm đồm hết mọi việc (= cách thành lập cty con trong khi thiếu vốn). Lẽ ra nên thuê các DN khác từng phần để giảm bớt chi phí. Với cơ cấu vốn thế này mà trả cổ tức = tiền nữa thì DN càng khó khăn thêm. Dạng DN kiểu này theo quan điểm cá nhân tôi thấy sẽ không có kết cục tốt đẹp. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này chắc cần phải có tăng vốn đột biến để giảm bớt gánh nợ và đủ tiềm năng mở rộng hoạt động như ban ld muốn
    - Tập đoàn Sông Đà đang còn nhiều khó khăn, em này may vẫn còn có lãi, nhưng theo tôi thể nào cũng phải chia sẻ khó khăn chung nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Đây chính là lý do tôi không quan tâm tới các mã nằm trong các Tập đoàn lớn gặp khó khăn.
    Tóm lại: quan điểm cá nhân tôi thấy nhà đầu tư nhỏ lẻ nên tránh mấy em này ra, hãy nói không với những cty có cấu trúc DN phức tạp thế này.
    [-X[-X[-X
    Rose2018 thích bài này.
  4. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    OK. Việc đọc cuốn sách đó tôi sẽ để tâm thực hiện khi có tg. Việc giao dịch để giảm giá vốn là nên làm (nhất là với những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm), nhưng đừng dùng từ lướt vì nói thế dễ bị hiểu sang mục đích đầu cơ. Trong phần sau nói về quản lý DMCK tôi sẽ nói kỹ về điều này. Việc gd để giảm giá vốn vẫn làm được dù thanh khoản có kém chút. Mà nói chung những mã sx làm ăn tốt, cổ tức cao thì thanh khoản luôn thấp nên nếu bạn đặt yêu cầu thanh khoản cao thì mất rất nhiều cơ hội. Việc gd giảm giá vốn nếu làm được thì tốt nhưng không bắt buộc vì nhà đầu tư đã tính trước lợi nhuận tối thiểu từ lúc mua cp rồi.[r2)][r2)][r2)]
    Rose2018 thích bài này.
  5. okesss

    okesss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    5.794
    Dòng tiền âm đc bù đắp bằng nợ vay NH thì lấy đâu máu nuôi dưỡng
    Không nên rờ vào cp họ SĐ làm gì lúc này, có thằng nào khoẻ à, SĐ cho bồng bế em còi xem lớn đc không, nhìn VIS là rõ, bồng một em vừa già vừa xấu
  6. thitde_com

    thitde_com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Đã được thích:
    6.837
    ok, rất mong bài viết của bác về việc quản lý danh mục sau khi mua.
    việc giảm giá vốn thì dễ hiểu rồi. còn việc quay vòng dòng tiền thì bác thấy sao. Ý em là giả định trong rổ cổ phiếu theo dõi sẽ có những mã thay nhau bứt phá, rồi đi ngang, hoặc đi xuống rồi đi ngang, thì trong những lúc nó đi ngang đó, nếu bác thoát ra và chuyển vốn vào những mã khác có khả năng chuẩn bị tăng... cứ thế thì dòng vốn sẽ quay được nhiều lần.
    Để thực hiện được điều này, thì phải có 2 hệ thống tín hiệu để tìm xem khi nào thì một cổ phiếu sẽ tích lũy, đi ngang, và khi nào thì một cổ phiếu chuẩn bị tăng giá. :D
    cũng đúng như bác nói, chính vì khối lượng công việc cực lớn khi phải theo dõi cả rổ khoảng 30 cp; chưa kể phải lọc từ 700 cp ra được 30 cp trước đã, do đó cần thêm đồng đội để share danh mục bớt đi công lọc cổ phiếu.
    Mọi người cứ bảo phân tích kỹ thuật khó, thực ra nó dễ hơn đầu tư theo phân tích cơ bản. Đầu tư giá trị, hay theo phân tích cơ bản cực khó, trước hết vì là có quá nhiều biến đầu vào, và thứ 2 là cần có tâm lý cực tốt. Còn phân tich kt cứ theo đồ thị mà phang, hoặc không thì tìm mua robot mà chơi.
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Cái hướng tăng hiệu quả dòng vốn mà bạn nói đó tôi dùng cụm từ "thay đổi linh hoạt tỷ trọng của DMCK". Điều quan trọng là khi đã đưa vào DMCK thì không nên bán hết cp. Chỉ đảo DM khi có cơ hội khác tốt hơn hẳn mà thiếu vốn hoặc một hạng mục có nguy cơ rủi ro cao. Tôi đang cố hoàn thành nhanh phần này vì tôi nghĩ chắc nhiều người cũng gặp rắc rối trong việc ứng xử sau khi đã tham gia đầu tư.[:p]
    Rose2018 thích bài này.
  8. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Bác nói đúng, em hay cớp hàng quen rôi. Hôm nay kiem chế lắm mới không múc cap giá 61. Thôi em có 5 mã đầu tư rồi. Còn lại Tính sau. HMH đang giảm có nên gia tăng thêm không anh, em đang đợi nó xem thế nào :-??
  9. unio

    unio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    30
    Vote cho chủ pic đầu tư hàng giá trị sản xuất [r2)]
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Em đã bắt đầu có DMCK của mình rồi, giờ tập bình tĩnh và áp dụng tính toán để làm cơ sở cho quyết định gd của mình. Vd: nếu em định mua cp CAP thì giá nên mua theo e là nhiu? Tại sao lại có giá đó? Cuộc chơi đầu tư diễn ra thong thả hơn là khi quyết định mua-bán lướt sóng. Em hãy cố tự hỏi mình tại sao mình định làm cái này hay làm cái khác? Rồi tự tìm cách lý giải cho hành động đó xem. Khi em có câu trả lời một cách rõ ràng cho dự tính định làm là lúc em sẽ tự thấy được có lên làm như vậy hay không. HMH cũng như các cp khác có hôm tăng hôm giảm, em nên quan sát để tự rút ra kiểu biến động giá của từng mã ck mà mình sở hữu. Nếu em vẫn còn tiền và còn muốn tăng tỷ lệ nắm giữ HMH thì nên đặt ra chiến lược, vd như nếu thị giá tăng thì thế nào, thị giá giảm thì giảm đến mức độ nào bắt đầu mua thêm và mua thêm bao nhiêu,... đại loại như vậy đó. Quan trọng là luôn có sự chuẩn bị và có chiến lược gd phù hợp với từng mã ck. Điều này không phải nói là làm ngay được, nên anh có nói là đừng dàn trải quá, cứ từ từ xây dựng dần dần chậm mà chắc em ạ.:-bd
    Rose2018 thích bài này.

Chia sẻ trang này