Đầu tư theo giá trị DN - Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn (kỳ 5)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 08/06/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7739 người đang online, trong đó có 1104 thành viên. 10:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 156098 lượt đọc và 3334 bài trả lời
  1. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Khi nó chạy tít mù thì sẽ tự biết câu trả lời thôi =))
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
  3. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Công ty Kiểm toán còn không hiểu báo cáo tài chính của ITD thì ai hiểu được
    QEC là công ty con của ITD, hiện đang nợ ACB số tiền 58,7 tỷ đồng và đang đối mặt với việc kiện tụng của ACB.
    Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) công bố văn bản giải trình ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính 15 tháng (từ 1/1/2012 đến 31/3/2013 - sẽ gọi tắt là năm 2012)

    Liên quan đến tình hình tài chính của Công ty CP Thiết bị điện Thạch Anh (QEC), ITD cho biết tính đến 31/3/2013, QEC lỗ lũy kế 42,2 tỷ đồng, trong đó khoản lỗ phát sinh trong năm 2012 là 36,5 tỷ đồng.

    Cũng tại thời điểm này, ITD cùng các công ty con gồm CTCP Cơ điện Thạch Anh (QMC) và Công ty TNHH MTV Phần mềm Tiên Phong (ITDS) đã góp vốn và cho QEC vay với tổng số tiền 75 tỷ đồng, trong đó riêng ITD trực tiếp cho QEC vay 25,6 tỷ đồng và góp vốn 3 tỷ đồng. Riêng ITD trích lập dự phòng ảnh hưởng từ QEC 7,6 tỷ đồng.

    ITD cho biết khoản lỗ lũy kế của QEC đã làm giảm 64% vốn của QEC, do vậy khoản góp vốn vào QEC bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp cũng bị ảnh hưởng từ việc giảm 64%. Các khoản đầu tư nói trên đã được phản ánh thông qua trích lập dự phòng theo các chuẩn mực kế toán hiện hành.

    Với giả định QEC không hoạt động liên tục, các ảnh hưởng còn lại từ QEC không lượng hóa được vào thời điểm 31/3/2012 - văn bản giải trình cho biết - vì giá trị ảnh hưởng phụ thuộc vào kết quả và thời điểm xử lý nợ của ACB với QEC.

    Ngoài ra, do không xác định được cụ thể giá trị ảnh hưởng từ QEC đối với ITD và các công ty con, các công ty này không thể xác định được giá trị cần trích lập dự phòng bổ sung cho các khoản ITD, QMC và ITDS cho vay/hỗ trợ tài chính đối với QEC tại ngày 31/3/2013.

    ITD cho biết công ty cùng với kiểm toán báo cáo tài chính năm 2012 cũng không thể xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của khoản đầu tư vào công ty con và khoản cho vay ngắn hạn vào QMC và QEC.
  4. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Xuất khẩu thủy sản: Bao giờ hết cơn “bĩ cực”?
    Nhìn tổng thể thủy sản xuất khẩu từ nay đến cuối năm cũng chỉ ở mức giảm bớt khó khăn, chứ chưa thật sự khả quan như những năm trước.

    Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, 5 tháng đầu năm 2013, tình hình xuất khẩu thủy sản cả nước tăng giảm không ổn định. Nguyên nhân chính là do nguồn cung nguyên liệu không ổn định.


    Nhu cầu nhập khẩu tại nhiều thị trường chính sụt giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Các rào cản kỹ thuật và thuế quan tại thị trường nhập khẩu chủ lực như thuế chống bán phá giá cá tra, thuế chống trợ cấp tôm tại Hoa Kỳ, kiểm tra chất Ethoxyquin tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng khiến các DN gặp khó khăn.

    Trong nước thì nhiều DN ngành thủy sản phải ngừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do đơn đặt hàng thấp, thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng nguồn nguyên liệu không đảm bảo.

    Cụ thể trong từng nhóm hàng của ngành thủy sản đều gặp khó, như DN nuôi và chế biến cá tra khó khăn về nguồn vốn, nguồn nguyên liệu không ổn định, nhu cầu thị trường giảm và áp lực rào cản thuế quan; Tôm xuất khẩu phải chịu áp lực của rào cản thuế và kiểm tra chất Ethoxyquin của Nhật Bản và Hàn Quốc; Cá ngừ vốn rất khả quan từ năm 2012 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 50%/tháng, nhưng từ đầu năm 2013 đến nay, tổng xuất khẩu cá ngừ chỉ tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Về thị trường, trong 5 tháng qua Việt Nam đã xuất khẩu sang 149 thị trường trên thế giới. Trong 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, ASEAN, Brazil. Mexico và Nga) chiếm trên 84% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chỉ còn 3 thị trường (Brazil, Trung Quốc và ASEAN) duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan trong 5 tháng. Các thị trường khác đều sụt giảm xuất khẩu, nhất là thị trường Nga, giảm đến 53%, tiếp đến là Hàn Quốc giảm gần 21%, EU giảm 10% và Nhật Bản giảm 3%.

    Tuy nhiên, cũng có tín hiệu tốt từ những thị trường mới của thủy sản Việt Nam như Colombia, là một nền kinh tế mới nổi ở châu Mỹ La tinh. Colombia hiện đang ưa chuộng mặt hàng cá tra của Việt Nam. Đặc biệt, là mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh, hiện Việt Nam đang dẫn đầu xuất khẩu sang Colombia.

    Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP, từ giữa tháng 5/2013, nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới bắt đầu tăng trở lại và nguồn nguyên liệu trong nước (tôm, cá tra, cá ngừ) cũng đang hồi phục. Từ đầu tháng 5 đến 12/6/2013 xuất khẩu thủy sản bắt đầu có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, mặc dù mức tăng trưởng còn thấp từ 2%-5%. Dự báo phục hồi khả quan trong những tháng cuối năm ở một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

    Cụ thể như tôm đang tăng trở lại ở những thị trường chính là Nhật Bản, sau một năm sụt giảm hiện đang tăng ở mức 3,6%. Thị trường Trung Quốc cũng có sự tăng trưởng tốt với 19,1% và trở thành thị trường đầu ra quan trọng cho tôm Việt Nam trong khi nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay EU gặp khó khăn.

    Mặt hàng hải sản (cá ngừ, mực, bạch tuộc, cá biển khác, nhuyễn thể…) dự báo tổng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 1,2% so cùng kỳ năm 2012. Riêng cá tra vẫn đối mặt với khó khăn do sản lượng cá tra nguyên liệu quý II/2013 giảm nhẹ.

    Thị trường EU chưa có khả năng phục hồi và xuất khẩu cá tra sang thị trường này khó có thể tăng trưởng trong thời gian tới vì tình hình nợ công tại EU vẫn chưa được khắc phục hiệu quả, tài chính tiêu dùng chưa có những chuyển biến tích cực. Riêng thị trường Hoa Kỳ, dự báo quý II/2013 sẽ phục hồi so với quý I, nhưng cũng chỉ ở mức tương đương cùng kỳ năm 2012.

    Như vậy, nhìn tổng thể thủy sản xuất khẩu từ nay đến cuối năm cũng chỉ ở mức giảm bớt khó khăn, chứ chưa thật sự khả quan như những năm trước.
  5. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    NBP trả 13% cổ tức năm 2012
    (NDHMoney) 5/7 là thời hạn đăng ký cuối cùng và ngày 31 cùng tháng, NBP sẽ thực hiện thanh toán cổ tức.

    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán vừa thông báo về việc trả cổ tức năm 2012 bằng tiền của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (mã NBP-HNX).

    Cụ thể, 5/7 là thời hạn đăng ký cuối cùng để ngày 31 cùng tháng, NBP sẽ thực hiện thanh toán cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 13%/cổ phần, tương đương với mỗi cổ phiếu sở hữu, cổ đông được nhận 1.300 đồng.
  6. kimcathan

    kimcathan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng bác nhé, tiền cổ còn hơn cả tổng tiền đầu tư của nhiều người luôn đấy.
    Em từ trước đến nay đâu có bao giờ đi tham dự ĐHCĐ lần nào đâu bác, bởi vậy chỉ là người đánh bạc, nên mới thua. Còn bác là "nhà đầu tư bên trong" nên mới thắng như vậy.
    Con DIH bác xyz phải bay ra Hội An để tham dự họp ĐHCĐ luôn ha bác?
    Dạo gần đây có đọc mấy quyển sách về đầu tư, học hỏi bác Ga_moi và chính bác xyz123vkc nên tư duy về đầu tư có tiến bộ và sẽ thay đổi theo hướng "đầu tư thật sự". Em có kế hoạch sẽ tham gia vào sâu bên trong các công ty mà mình dự kiến đầu tư, có như vậy mới đúng là "nhà đầu tư bên trong" như các bác.
    Em cũng có tham gia một doanh nghiệp cùng một số bạn bè và đang hoạt động, do đó cũng thấy được tầm quan trọng khi mình là người hiểu rõ doanh nghiệp nó có lợi thế ra sao, đứng bên ngoài thì đúng là chỉ có đoán mò. Thế mà mấy năm qua không có hiểu được lý lẽ này, giờ phải làm khác trước đây, tuy nhiên "không bao giờ muộn" như tiêu đề topic bác Ga_moi đã nói.
  7. kimcathan

    kimcathan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Dear bác
    Bác còn nhớ tôi có ý kiến về ITD cho bác chứ? quyết định vẫn là của bác tuy nhiên tôi vẫn mong bác lưu ý kỹ nó trước khi mua.
    Mấy hôm nay có thấy bác để ý con NBB, tôi cũng thấy nó sao cũng có thông số tốt như EPS cao..., tôi mới tìm hiểu con này thông qua người quen, người này có kênh thông tin khá chính xác về NBB, bà ta chỉ khuyên tôi đúng một câu "đừng nên dính vào NBB". Mặc dù tôi cũng hỏi lý do vì sao nhưng bà ta chỉ nói là nhiều thông tin quá không nói hết được nên chỉ khuyên tôi như vậy (chắc do tôi có kiến thức thấp nên bà ta không muốn nói sâu sợ tôi càng mù mờ).
    Do đó tôi cũng chỉ khuyên bác nên thận trọng chứ tôi cũng không biết nói thế nào.
  8. dongsongbac09

    dongsongbac09 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/05/2013
    Đã được thích:
    2.273
    Hôm nay chú ý dòng Sông Đà, DXG đã cho tín hiệu BĐS TPHCM có thể phục hồi ở vùng giá hợp lý.
    SD còn nhiều mã kinh doanh ổn định, giá teen.
  9. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    55.170
    Thế so với DIH, C32,... thì pe QTC cao hay thấp? Nhất là với DN có nguồn TM cực lớn, GTSS cao, hoạt động ổn định như QTC.

    Mà giá vốn tớ bị âm nặng rồi, mua vào để giá vốn = 0, hề hề :)).
  10. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Vâng, em còn nhớ. Bác ga_mới cũng khuyên nên em chỉ lướt khi có sóng. Nbb cũng vậy chứ em k cầm lâu. Hàng cầm dài hạn em đã cơ cấu hết vào LHC VÀ LBM rồi. Còn lại là lướt thôi bác ạ. Cám ơn bác đã thông tin về NBB. Hàng lướt thì dù tốt hay xấu k ngại lắm bác ạ. Quan trọng là biết nó có sóng hay k và ăn được bao nhiêu. Trước danh mục dài hạn của em khá nhiều. Nhưng bác @ khongquen có chia sẻ về quản lý danh mục nên em cũng mạnh dạn cơ cấu làm theo. Giờ thấy cũng thoải mái hơn khi danh mục chỉ còn 2 mã đầu tư:-bd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này