ĐÂY MỚI LÀ TIN CỰC HOT ĐỂ TUẦN SAU VNI CÁN ĐÍCH 1200 NÀY

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dtunghn, 30/03/2007.

3575 người đang online, trong đó có 129 thành viên. 00:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2859 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. LANGTUCODON83

    LANGTUCODON83 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Đã được thích:
    0
    tuần sau VNI cứ ổn định ở mức 1100 là em mừng lắm rồi
  2. andrew.vovn

    andrew.vovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Đã được thích:
    0

    thôi kệ, ăn chắc mặc bền ... thà tăng ít còn đỡ hơn bị giảm 30% như thằng tây ở Captial Dragon Fund nó nói .... hehhehhe ...
    anh em cung nâng ly chúc mừng nào ... TTCK VN đang trên đà phát triển
  3. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Đã được thích:
    0
    Lên 1200 lần thứ nhất thì kêu nóng, nhưng lần thứ 2 chắc không ai kêu đâu. Phải 1300 mới kêu!1
  4. hungnk1109

    hungnk1109 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 31/03/2007, 01:34 (GMT+7)

    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN)

    TT - Phiên giao dịch khớp lệnh, NĐTNN mua vào 52 chứng khoán các loại với tổng khối lượng hơn 1,8 triệu đơn vị, trị giá 291,2 tỉ đồng. Các chứng khoán được mua nhiều nhất là GMD (236.640 CP), VFMVF1 (274.440 CP), VNM (216.100 CP), VSH (156.500 CP).

    Phiên này các NĐTNN cũng đã bán ra 44 mã chứng khoán với tổng khối lượng 1,35 triệu đơn vị trị giá 129,8 tỉ đồng. Các chứng khoán được bán ra nhiều là PPC (800.200 CP), FMC (64.120 CP), TCR (45.000), GMD (40.760 CP)...
  5. t_qh

    t_qh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Bộ Xây dựng vừa cho biết đã yêu cầu HĐQT Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà khẩn trương hoàn chỉnh đề án hình thành Tập đoàn kinh tế trong quý II/2007.

    Theo đó, 2 đề án: Tập đoàn Chế tạo cơ khí nặng do Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm nòng cốt và Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng do Tổng Công ty Sông Đà làm nòng cốt sẽ phải hoàn chỉnh, báo cáo Bộ Xây dựng xem xét trong quý II/2007 để trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

    Trước đó, ngày 20/3/2007, Thủ tướng Chính phủ *************** đã chỉ đạo Bộ Xây dựng lập đề án thành lập 2 tập đoàn kinh tế là: Tập đoàn Công nghiệp xây dựng do Tổng Công ty Sông Đà làm nòng cốt và Tập đoàn Chế tạo cơ khí nặng do Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm nòng cốt.

    Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng nghiên cứu khả năng hình thành Tập đoàn Phát triển nhà ở và đô thị để chi phối được thị trường bất động sản.

    Theo Tổng giám đốc Tổng Công ty Sông Đà Dương Khánh Toàn, đề án "Tập đoàn Sông Đà" đã được Tổng Công ty này hoàn thành dự thảo và trình Bộ Xây dựng. Để xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế, 2 trong 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2007 này khẩn trương cơ cấu lại Công ty mẹ, tái cơ cấu lại các Công ty con, Công ty liên kết, cổ phần hoá Tổng Công ty. Về tiến trình, toàn Tổng Công ty Sông Đà sẽ được cổ phần hoá từ cuối 2007 đầu 2008.

    Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) cũng đã trình đề án thành lập Tập đoàn Công nghiệp nặng LILAMA (LHI) với ?T?Thạt nhân?T?T chính của Tập đoàn là LILAMA. Ngoài ra, một số thành viên sáng lập khác thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Bộ NN & PTNT...

    Tập đoàn còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước và hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực: đầu tư, tư vấn, chế tạo, lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ các ngành kinh tế
    Những công trình ngon lại thuộc về SDxyz


    http://vietnamnet.vn/kinhte/thuongnhan/2007/03/679383/
  6. hungnk1109

    hungnk1109 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc: dân ngày càng ham đầu tư chứng khoán



    Theo khảo sát vừa công bố của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thì người dân nước này ngày càng muốn đầu tư vào chứng khoán và các quỹ hơn là gửi tiền tiết kiệm.

    Khảo sát cho thấy, 30% số người được hỏi tin rằng đầu tư vào chứng khoán và các quỹ lãi nhiều hơn là gửi tiền tiết kiệm theo kiểu truyền thống. Số người có ý kiến này như vậy đã tăng 11,7 điểm phần trăm so với lần khảo sát trước, vào Quý IV/2006.

    Khảo sát trên được tiến hành đối với 20.000 người sống tại 50 thành phố khác nhau tại Trung Quốc.


    Theo điều tra của Tuần báo chứng khoán Trung Quốc công bố hồi tháng 12/2006, khoảng hơn 70% giới đầu tư chứng khoán tại đây đã thu lãi trong năm 2006 này nhờ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán nước này.

    Con số này của cuộc điều tra năm 1996 chỉ là 47,6%. Chỉ có 16% số người trong diện điều tra cho rằng mình bị lỗ trong năm vừa qua.

    Cũng như nhiều thị trường mới nổi khác ở châu Á, thị trường chứng khoán Trung Quốc từ đầu năm 2007 tới nay đã chứng kiến những đợt thăng hoa ngoạn mục, trong đó chỉ số của hai sàn lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải và Sơn Dương không ít lần lập những kỷ lục lên điểm.


    đf
  7. natuan01

    natuan01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thứ 2 VnI lại lình xình thôi, chưa thể bứt phá được, dự đoán +-7 điểm
  8. hungnk1109

    hungnk1109 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Như hin đã phân tích, hiện thị trường đã hội đầy đủ các yếu tố thuận lợi:

    - Thiên thời : mùa đại hội cổ đông, chia thưởng lớn, kết quả kinh doanh tốt, triển vọng tăng trưởng kinh tế cao, chuẩn bị IPO và đưa lên niêm yết nhiều hàng khủng
    - Địa lợi : các trung tâm giao dịch CK Hà Nội và HCM đang ráo riết hợp tác, liên thông với thị trường Mỹ, London, Singapore... về nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, trao đổi kinh nghiệm...
    - Nhân hoà : sự tham gia tích cực trở lại của khoai Tây cũ, số lượng đông đảo nhà đầu cơ nội với chất lượng được cải thiện và lượng tiền đổ vào ngày càng nhiều, nhất là những người chuyển từ OTC sang chơi niêm yết do sắp tới OTC sẽ bị siết chặt, sự quan tâm tìm hiểu và chuẩn bị tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, trong đó có rất nhiều quỹ khủng long).

    Với tất cả các yếu tố tích cực đó thì không có lý do gì mà thị trường lại không đi lên mạnh mẽ vào tháng 4 này. Chỉ có một kháng trở nhỏ với thị trường thời gian 2 tuần qua khiến thị trường suy giảm cũng như ảnh hưởng tác động đôi chút tới sự phục hồi vào 3 ngày cuối tuần vừa rồi là kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ (kết thúc vào thứ Hai ngày 2/4) và sau đó là phiên họp thường kỳ Chính phủ (Kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, đó là điều chắc tất cả các bác trên này đều hiểu). Nếu thị trường bốc cao ngùn ngụt khiến các vị đại biểu kêu nóng và chất vấn gay gắt thì cũng lắm phiền toái lắm đấy. Nắm bắt được yếu tố nhạy cảm này, 2 tuần qua tụi đại gia lắm tiền nhiều của tranh thủ cơ hội tát nước theo mưa tung tiền vào làm giá, đè giá khiến đàn cừu thi nhau chạy tán loạn (rất đông người mới chơi sau Tết chưa có 1 lần nếm trải cái gọi là "điều chỉnh" của thị trường, cứ tưởng là thị trường sập đến nơi và thi nhau chạy, kể cả lỗ, thật là đáng thương), còn đại gia thì cứ thế gom nhặt hàng ngon đại hạ giá (giá trị giao dịch vẫn lên đến hơn 1000 tỷ mỗi phiên cho thấy việc gom này của đại gia). Thêm vào đó, một số anh Tây mũi lõ ngấp nghé muốn vào thị trường béo bở đầy tiềm năng này thì kêu ca giá đang cao quá, giảm 30% đi là vừa, cốt không muốn làm trâu chậm uống nước đục. Lại được thêm một vài nhà báo với cái tâm không trong sáng lắm a dua hùa theo suốt ngày kêu ra rả là giá cao, "ảo"... khiến nhiều newbies càng hốt hoảng. Tuy nhiên, đại gia và cả nhà quản lý cũng một phen toát mồ hôi hột vì không thể ngờ là cừu lại chạy khủng khiếp thế, quá một tý nữa thôi thì hậu quả thật khôn lường, rất có thể dẫn đến sự sụp đổ (ngay cả các nhà đầu tư kinh nghiệm, từng trải và bản lĩnh cũng bắt đầu hoang mang). Vì thế mà ngay từ đợt khớp lệnh 2 của thứ Tư ngày 28/3, đại gia phải tung tiền vào mua trần một loạt Bluechips để đỡ giá lên, phiên giao dịch kết thúc với những màu xanh hy vọng, khơi nguồn cho cả một màu xanh bát ngát vào ngày thứ Năm 29/3 (lại nóng quá, vì tất cả đều tăng, bất kể tốt xấu, đó là điều nguy hiểm), cho nên thứ Sáu đầu phiên còn để cho hưng phấn, từ đợt 2 người ta đã phải kìm lại ngay để không tăng nóng như thứ Năm, kết thúc phiên các cổ phiếu giảm đà tăng, một số đầu tàu thậm chí mất điểm so với ngày trước đó (REE, VNM...).

    Có một điều dễ nhận thấy là đợt điều chỉnh giảm đã chính thức kết thúc, đó là nguyên nhân vì sao mà nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu mua vào từ đầu tuần, ngừng bán ra (trừ PPC, VSH và một vài mã để làm giá) và đẩy mạnh mua vào cực nhiều vào phiên cuối tuần (thứ Sáu 30/3). Đợt điều chỉnh giảm vừa qua, cùng với các đại gia , khoai Tây là người đắc lợi hơn cả khi không phải tham gia làm giá mà vẫn được hưởng món lợi béo bở, các hàng ngon giá rẻ từ bầy cừu tháo chạy. Đó là một điều mà các đại gia tuy thắng lớn nhưng nếu có chút lương tâm thì cũng phải thấy áy náy đôi chút vì góp phần làm nghèo đất nước đi một chút (tiền của dân thì không là của nước à? dân có giàu thì nước mới mạnh chứ).

    Dự kiến đầu tuần sau có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ, từ giữa tuần sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn và ổn định. VNI sẽ lên 1400 điểm ngay trong tháng 4 này. Đó là xu hướng đi lên bắt buộc, chứ không chỉ bởi tác động từ cuộc đấu giá PPC ngày 2/4 tới. Mọi người chú ý, giữ chặt cổ phiếu tốt, không nên "bầy đàn" như thời gian qua nữa. Tốt nhất là chuyển dần sang kết hợp chơi ngắn và trung hạn thì sẽ hiệu quả hơn.
  9. giahuy2006

    giahuy2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch Quốc hội yêu cầu không để vỡ thị trường chứng khoán

    Đăng đàn chiều nay, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định, quản lý không tốt, giá chứng khoán suy giảm, nhà đầu tư rút vốn sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đồng tình: "Nếu có biến động bất thường, phải có phương án xử lý, không để xảy ra đổ vỡ".
    Bộ trưởng Vũ Văn Ninh. Ảnh: TT.

    Đại biểu Trần Văn Tấn đặt câu hỏi: "Vấn đề xã hội đang quan tâm là chứng khoán quá nóng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân do đâu, biện pháp gì để quản lý an toàn?"

    Ông Ninh cho hay, thị trường chứng khoán bắt đầu mở từ năm 2.000, kể từ giữa năm 2006 thì thực sự bùng nổ, đến nay, tổng giá trị vốn hóa chiếm 38% GDP. "Chứng khoán phát triển là phù hợp chủ trương của Nhà nước. Có kết quả đó là nhờ chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hệ thống luật pháp đồng bộ, trong 5 năm tới mục tiêu tăng trưởng GDP của VN vẫn ở mức cao trên 8%, đặc biệt là việc VN tổ chức thành công APEC và là thành viên WTO", người đứng đầu ngành tài chính khẳng định.

    Đề cập đến những rủi ro khi thị trường phát triển quá nóng, Bộ trưởng Ninh nhấn mạnh "Giá chứng khoán tăng nhanh, liên tục qua nhiều phiên đấu giá, có những cổ phiếu chỉ số giá/lợi nhuận cao tới 40 -50 (mức bình thường khoảng 20 - PV)". Nguyên nhân của tình trạng này là mất cân đối cung cầu, vốn đầu tư chứng khoán lớn có nguồn gốc từ ngân hàng, cá nhân đầu tư ngắn hạn, quỹ nước ngoài rót khoảng 3 tỷ USD". Ông Ninh cũng nêu ra những quan ngại về thị trường OTC hoạt động thiếu công khai minh bạch, thiếu sự quản lý có thể dẫn tới những trường hợp lừa đảo, tự đánh bóng doanh nghiệp để đẩy giá cổ phiếu tăng. Dưới hội trường Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cười tươi, tỏ ra đồng tình với người kế nhiệm.

    Định hướng quản lý trong thời gian tới, Bộ trưởng Tài chính khẳng định, tiếp tục tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả an toàn nhưng tuyệt đối không để ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. "Nếu quản lý không tốt, giá chứng khoán giảm nhanh thì nhà đầu tư bị ảnh hưởng, có thể tác động đến kinh tế xã hội. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt, bản thân Thủ tướng và Phó thủ tướng đã làm việc với ngành chứng khoán không dưới 10 lần", bộ trưởng chia sẻ.

    Có 4 giải pháp được Bộ trưởng Tài chính đưa ra nhằm chấn chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán. Thứ nhất là tăng cung, đưa ra nhiều loại hàng mới, có chất lượng, củng cố cầu bằng cách thu hút nhà đầu tư tham gia, trong đó các tổ chức là nòng cốt. Chính phủ yêu cầu các tổng công ty, các tỉnh thành phố rà soát lại danh sách công ty cổ phần trực thuộc để bán bớt vốn nhà nước và yêu cầu doanh nghiệp "lên sàn". Thứ hai, tổ chức nước ngoài vào kinh doanh ở VN phải mở tài khoản ở ngân hàng để cơ quan quản lý có điều kiện theo dõi luồng vốn vào ra. Hoạt động của thị trường OTC được "siết" bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng hoàn thành việc nộp hồ sơ đăng ký trước quý III, phát hành cổ phiếu riêng lẻ phải báo cáo, công bố thông tin sai sẽ bị phạt. Bộ trưởng Tài chính cũng đề cập đến thuế đánh vào thu nhập từ giao dịch chứng khoán như một công cụ góp phần quản lý thị trường.

    Ít câu hỏi, bộ trưởng dài dòng

    Trái với dự đoán của giới báo chí rằng Bộ trưởng Tài chính sẽ bị "quay" nhiều nhất về chứng khoán, ông Ninh chỉ nhận được một chất vấn về chủ đề này trong số 12 câu hỏi.

    Các vấn đề khác tập trung về cơ chế xin cho, quản lý nhà công vụ, thuế, giá đất..., thậm chí một đại biểu còn chúc mừng ông Ninh được giới thiệu bầu đại biểu Quốc hội kỳ tới. Nhiều câu trả lời của Bộ trưởng quá dài dòng khiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng 3 lần nhắc "Đề nghị bộ trưởng đi thẳng vào câu hỏi".

    Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng tỏ thái độ đồng tình với phần chuẩn bị trả lời bằng văn bản của Bộ trưởng Tài chính là công phu, nghiêm túc, chi tiết, vấn đề thời sự hiện nay là thị trường chứng khoán được trình bày rõ ràng. "Thị trường chứng khoán phát triển là mừng nhưng không chủ quan được vì đây là vấn đề mới. Nếu có biến động bất thường thì phải có phương án xử lý, không để xảy ra đổ vỡ như bộ trưởng nói", Chủ tịch lưu ý.

    Phong Lan

Chia sẻ trang này