Đáy trung hạn - HNX 55 +/- (Dương Văn Chung)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hilary88, 18/09/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4729 người đang online, trong đó có 353 thành viên. 07:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 115566 lượt đọc và 1097 bài trả lời
  1. stockking

    stockking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    433
    Hàng loạt lình xình của PVX, ai lo nhất?
    PVN là CĐL nhất của PVX, chủ nợ đồng thời cũng là cổ đông là Ngân hàng TMCP Đại Dương cũng lo bởi khoản cho vay hàng nghìn tỷ đồng đã quá hạn trong bối cảnh PVX đang đối mặt với nhiều khó khăn.

    Lên sàn từ quý III năm 2009, Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) được biết đến như một doanh nghiệp tiên phong ngành xây lắp dầu khí. Báo cáo đánh giá của các CTCK lúc đó cũng cho thấy vị thế đứng đầu của PVX có được 1 phần nhờ chiếm lĩnh hoàn toàn mảng dịch vụ xây lắp trong ngành dầu khí. Tiềm năng từ các dự án bất động sản lớn cũng như động thái thoái vốn tại các công ty con, liên kết cũng khiến cổ phiếu PVX một thời hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.
    Một thời hoàng kim là thế, đến BCTC quý II/2012, cổ đông từng tin tưởng vào PVX mới giật mình bởi hàng loạt vấn đề tại doanh nghiệp này. Hàng nghìn tỷ đồng bị kiểm toán lưu ý, hệ số nợ vượt ngưỡng an toàn tài chính, lỗ khủng, bị cắt margin, cán bộ thuộc công ty con bị bắt để điều tra sai phạm kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng...
    Bài viết thử nhìn lại hoạt động kinh doanh của PVX những năm gần đây để nhà đầu tư nắm rõ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.
    Tốc độ tăng tài sản chóng mặt, tài sản chủ yếu tạo ra chủ yếu từ vốn vay
    Tổng tài sản của PVX tăng chóng mặt. Năm 2008, tổng tài sản chỉ 3.822 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2011, đầu năm 2012 thì tổng tài sản đã hơn 16.000 tỷ đồng.
    Tỷ lệ đầu tư cho tài sản cố định không lớn. Hơn 1 năm trở lại đây, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản chỉ chiếm khoảng 21-24% tổng tài sản.Những năm trước đó tỷ lệ này giữ dưới 15%.

    Tài sản của PVX được hình thành chủ yếu từ nguồn tín dụng của người bán, người mua và các tổ chức tín dụng. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của PVX giảm dần qua các năm. Năm 2008, tỷ trọng này đạt hơn 42% và đến năm 2011 và cuối 2012 thì tỷ trọng này rơi mạnh xuống còn trên dưới 22%.
    Qúa trình tăng vốn chủ sở hữu và tăng tổng nợ

    Nợ lớn, lãi vay cao bào mòn lợi nhuận
    Hệ quả của vay nợ lớn, chi phí lãi vay của PVX tăng mạnh qua các năm. Từ chưa đầy 27 tỷ đồng năm 2008 công ty đã gánh đến 309 tỷ đồng chi phí lãi vay năm 2011. 6 tháng đầu năm 2012, lãi vay lên đến 240 tỷ đồng.
    Bị ảnh hưởng nặng nề bởi công ty con
    Cuối quý II/2012, PVX có tới 12 công ty con và 17 công ty liên kết. Hệ thống "chân rết" lớn khiến công ty phải đối mặt với những sự cố bất ngờ.
    Giải trình mới đây của PVX về KQKD cho biết quý II/2012 công ty lỗ khủng là do công ty con PVC-ME bất ngờ báo lỗ gần 457 tỷ đồng, gần bằng số vốn điều lệ 500 tỷ đồng của doanh nghiệp này. Số liệu lỗ trong Quý II của PVC-ME ảnh hưởng rất lớn đến báo cáo hợp nhất của PVX.
    PVC-ME cũng đang đối mặt với việc bốn cán bộ bị bắt để điều tra về vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
    Lỗ lãi bất thường, hoạt động kinh doanh khó dự đoán
    Nhìn vào biến động lợi nhuận sau thuế từ 2008 đến nay của PVX có thể thấy, lãi lỗ của PVX khá bất thường, khó đoán. Năm 2010 công ty lãi lớn một phần nhờ bán cổ phần tại nhiều công ty con. Năm 2011 không có nhiều khoản thu bất thường nên lãi chưa đầy 200 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2012 lại đối mặt khoản lỗ khủng hơn 470 tỷ đồng.
    Không chỉ thế, đơn vị kiểm toán còn lưu ý hàng loạt vấn đề về hoạt động kinh doanh của công ty. Những loại trừ của kiểm toán lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Việc có tiếp tục hoạt động liên tục được trong thời gian tới hay không, theo đánh giá của ban TGĐ là còn phụ thuộc vào nỗ lực thu hồi công nợ, quyết toán các công trình dở dang...của công ty.

    Ai lo nhất?
    PVN hiện là cổ đông lớn nhất của PVX. Hàng nghìn tỷ đồng đổ vào PVX và đến nay thị giá thấp khiến PVN gặp khó thoái vốn. Hồi quý I/2012, trong khi cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên từ chối mua thêm thì PVN cùng với Ngân hàng TMCP Đại Dương; Công ty cổ phần Đầu tư và Vật liệu PVV; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu xây dựng Đông Thành đã ôm trọn gần 137,5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP. Với thị giá hiện tại chỉ xoay quanh 4.500 đồng/CP, khoản đầu tư của 4 tổ chức này đã bị giảm giá trị đáng kể.
    Trong bài trả lời phỏng vấn báo ĐTCK hồi tháng 6/2012, PVN cũng cho biết PVX đã gửi văn bản cho PVN xem xét việc bán cả gói số cổ phần cho CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) nhưng việc thoái vốn, theo Phó TGĐ PVN, là khó bởi hiện không có cơ chế thoái vốn dưới mệnh giá. PVN đành "ôm" PVX và chờ hướng dẫn của cơ quan quản lý.
    Với nợ ngắn hạn gần 9.490 tỷ đồng trong khi tài sản ngắn hạn 10.696 tỷ đồng lại chủ yếu nằm ở khoản mục phải thu và hàng tồn kho, khả năng thanh toán nhanh của PVX cũng phụ thuộc lớn vào việc xử lý 2 hạng mục này. Trong số 1.140 tỷ đồng các khoản phải thu khác, có khá nhiều khoản phải thu trị giá hơn 500 tỷ đồng đã quá hạn trên 6 tháng.
    Trong BCTC bán niên năm 2012, ngân hàng cho PVX vay ngắn hạn lớn nhất là Ngân hàng TMCP Đại Dương với số tiền 1.285 tỷ đồng. Khoản vay này theo nhiều hợp đồng khác nhau nhưng tính đến 30/6/2012 đều đã quá hạn. Nợ gốc quá hạn tính đến 30/6/2012 là 1.193 tỷ đồng.
  2. ca1080

    ca1080 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    9
    Giống tui rồi he[r2)]
  3. f22tnn

    f22tnn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2011
    Đã được thích:
    186
    Khả năng cao HNX đã test xong đáy lần 2 hôm nay ....
  4. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    PVX - Hành trình đến cổ phiếu bèo




    [​IMG]
    Trong khó khăn, nếu công ty vẫn giữ được thế mạnh tập trung cho ngành nghề kinh doanh chính của mình thì vẫn có nhiều cơ may để vượt khó.
    Từ một CP hay nổi sóng, được NĐT ưa chuộng, PVX đã trở thành nỗi thất vọng, ngán ngẩm đối với nhiều NĐT khi kinh doanh thua lỗ, bị cắt margin toàn thị trường. Đối với nhiều NĐT, PVX với mức giá đóng cửa cuối tuần qua đạt 4.600 đồng/CP chỉ là một CP hạng ruồi, ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Từ lỗ 537 tỷ đồng thành lỗ 755 tỷ đồng
    Trước khi công ty kiểm toán tiến hành soát xét BCTC, PVX công bố KQKD hợp nhất với số lỗ 537 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, BCTC 6 tháng đầu năm 2012 đã qua soát xét của PVX lại cho thấy PVX lỗ đến 755 tỷ đồng. Sự chênh lệch các con số trên BCTC trước và sau khi kiểm toán/soát xét là điều khó tránh khỏi, vì ngay cả doanh nghiệp minh bạch vẫn có những quan điểm khác với công ty kiểm toán.
    Nghiệp vụ soát xét cho dù tạo ra sự tin cậy nhất định, nhưng không thể bằng nghiệp vụ kiểm toán. Nhưng công ty kiểm toán vẫn “lôi” thêm được thêm hơn 200 tỷ đồng thua lỗ của PVX, tăng đến 40% so với số lỗ ban đầu, cho thấy hiệu quả kinh doanh và đặc biệt tính minh bạch của PVX “có vấn đề”.
    Thử theo dõi đoạn giải trình của PVX gửi HNX về sự chênh lệch KQKD trước và sau khi soát xét vào ngày 4-9: 6 tháng đầu năm 2012, cùng với sự khó khăn, khủng hoảng tài chính của nền kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước biến động làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, làm tăng giá thành các công trình xây lắp của PVX, dẫn đến kết quả hoạt động SXKD của các đơn vị thành viên không đạt kế hoạch đề ra.
    Vì vậy, PVX đã thực hiện trích lập một số khoản dự phòng để giảm rủi ro về tài chính. Các đơn vị thành viên của PVX có hoạt động kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, huy động vốn để trực tiếp triển khai các dự án đầu tư dẫn đến việc KQKD trong quý II-2012 thấp.
    Một cổ đông bình thường, không cần am hiểu về tài chính cũng rất bức xúc trước cách giải trình của PVX. Chênh lệch hơn 200 tỷ đồng mà chỉ giải trình vài dòng và cũng “lạc đề”. Thay vì chỉ rõ những nguyên nhân gây ra chênh lệch như khoản mục nào tăng lên/giảm xuống, sai sót chỗ nào, PVX lại nêu ra những khó khăn theo kiểu đổ thừa khách quan. Ngay những thông tin PVX nêu ra cũng có vấn đề.
    Chẳng hạn biến động giá nguyên vật liệu đầu vào làm tăng giá thành các công trình xây lắp của PVX trong 6 tháng đầu năm. Ai cũng biết từ đầu năm đến nay, ngành vật liệu xây dựng gặp khó như thế nào, sức tiêu thụ giảm, tồn kho lớn, làm sao có giá tăng mạnh để ảnh hưởng đến giá thành? PVX không biết cách giải trình hay đang thực sự coi thường cổ đông cũng như các cơ quan quản lý?
    Áp lực nợ vay
    Nếu tính về cơ cấu nguồn vốn, “nợ phải trả” của PVX lên đến gần 11.000 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với gần 3.800 tỷ đồng “vốn chủ sở hữu”. Nếu như cuối năm 2011, khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của PVX còn có giá trị dương 370 tỷ đồng, thì đến giữa năm 2012 đã chuyển thành số âm gần 345 tỷ đồng.
    Chưa kể, khoản mục thặng dư vốn của công ty cũng chỉ còn hơn 4 tỷ đồng. Thặng dư hay lợi nhuận chưa phân phối là những khoản mục “béo bở” có tính chất “để dành” trên BCTC của nhiều công ty niêm yết, nhưng hiện đã cạn kiệt với PVX.
    Phân tích các khoản nợ của PVX cũng cho thấy rất nhiều vấn đề. Tính đến 30-6, PVX vay ngắn hạn 2.777 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ vay 1.559 tỷ đồng, 1.218 tỷ đồng còn lại là của các công ty con. Trong 440 tỷ đồng vay và nợ dài hạn đến hạn trả của PVX, đã có hơn 348 tỷ đồng thuộc về các công ty con. 1.735 tỷ đồng vay dài hạn của PVX thuộc về các công ty con.
    Tính sơ sơ, giá trị các khoản vay ngắn và dài hạn của PVX đã lên đến hơn 4.500 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ của PVX là 4.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 3.800 tỷ đồng. Nếu lãi suất vay cho 4.500 tỷ đồng trung bình khoảng 12% năm, thì mỗi ngày riêng tiền lãi vay PVX sẽ phải trả vào khoảng 1,5 tỷ đồng.
    Tại thời điểm ngày 30-6, khoản vay quá hạn PVX bảo lãnh cho các công ty con đã có giá trị lên đến 558 tỷ đồng. Theo đó, PVX sẽ phải thanh toán cho các “chủ nợ” khoản tiền bằng giá trị thư bảo lãnh kèm toàn bộ các nghĩa vụ trả lãi, lãi phạt và các nghĩa vụ tài chính phát sinh (nếu có).
    Giả định, lãi suất các khoản vay này là 12%/năm và lãi suất phạt chậm trả lãi bằng 150% lãi suất cho vay, nếu bên cho vay không gia hạn và PVX chưa thanh toán được khoản nào trong 558 tỷ đồng nêu trên thì tiền trả lãi (bao gồm cả lãi phạt) mỗi tháng sẽ xấp xỉ 8,3 tỷ đồng, cả năm lên đến gần 100 tỷ đồng.
    Điểm đáng nói ở đây là tại thời điểm lập BCTC, PVX nêu lý do đang đàm phán với bên cho vay về việc gia hạn trả nợ cũng như thời gian bảo lãnh và chưa trích lập dự phòng với các khoản bảo lãnh.
    Như vậy, BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng của PVX chưa bao gồm các điều chỉnh có thể phát sinh từ sự kiện trên đây. Nói một cách dễ hiểu, nếu PVX bị bên cho vay phạt lãi trả chậm và các chi phí liên quan thì chi phí của PVX có thể tăng lên và con số lỗ không chỉ dừng lại ở 755 tỷ đồng.
    Ngành nghề chính ở đâu?
    Nửa đầu năm 2012, doanh thu thi công các công trình xây lắp cho các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đạt 331 tỷ đồng, chỉ bằng phân nửa so với cùng kỳ 2011. Trong khi đó, tổng doanh thu thuần của PVX nửa đầu năm 2012 đạt 2.271 tỷ đồng. Thi công các công trình xây lắp cho Petro Vietnam là một trong những chức năng chủ lực của PVX nhưng chiếm chưa đến 15% tổng cơ cấu doanh thu. Vậy PVX và những công ty con của mình đã kinh doanh những gì ngoài ngành nghề kinh doanh chính?
    Tính đến 30-6-2012, tổng tài sản của PVX đạt 17.277 tỷ đồng, trong đó giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn có giá trị khoảng 2.137 tỷ đồng, chiếm khoảng 12% cơ cấu tài sản của công ty. Điều băn khoăn ở đây là PVX lại trích dự phòng giảm giá đầu tư với tỷ lệ quá thấp.
    Chẳng hạn, tổng giá trị đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh và đầu tư dài hạn khác của PVX có tổng giá trị 2.037 tỷ đồng, nhưng công ty chỉ trích lập vỏn vẹn 27 tỷ đồng, tương đương 1,3%.
    Trong BCTC của PVX 6 tháng đầu năm 2012 ghi nhận con số lỗ trong công ty liên kết hơn 33 tỷ đồng, trong khi giá trị các khoản đầu tư của PVX vào công ty liên kết lên đến gần 800 tỷ đồng. Đầu tư 800 tỷ đồng “chỉ” lỗ 33 tỷ đồng, chưa đến 5% không phải là con số lớn. Nhưng trong danh sách các công ty liên kết của PVX có một loạt các công ty kinh doanh bất động sản như CTCP BĐS Dầu khí VN (giá trị vốn góp 100 tỷ đồng), CTCP ĐT&XD Dầu khí Phú Đạt (226 tỷ đồng), CTCP ĐT XL Dầu khí SG (86,8 tỷ đồng)…
    Chẳng lẽ tất cả những đơn vị này đều hoạt động “ngon lành”, chỉ hòa vốn hoặc lỗ nhẹ hay sao? Nếu vậy tại sao PVX lại công bố các đơn vị thành viên của mình gặp “rất nhiều khó khăn”?
    Trong khó khăn, nếu công ty vẫn giữ được thế mạnh tập trung cho ngành nghề kinh doanh chính của mình thì vẫn có nhiều cơ may để vượt khó. Liệu PVX có thể lấy lại thế mạnh của mình sau khi đã đầu tư, kinh doanh dàn trải quá nhiều?
    Theo Thành Đạt – Minh Thông
    Sài gòn đầu tư tài chính
  5. ACMilan_68

    ACMilan_68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    133
    [:p]



    Nem nhe nhe thoi pak.co chem thi chem pak ay thui chu dung dung den ba me pak ay toi nghiep ^:)^^:)^^:)^^:)^Cha me sinh con troi sinh tinh [:p]
  6. hilary88

    hilary88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    1

    Anh thấy chú phát ngôn hơi thất học và khả năng đọc hiểu của chú cũng rất thấp

    anh là người chơi theo trend chứ ko phải là trading T+. Việc ngắn hạn anh ko care
  7. lastchienbinh

    lastchienbinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    [r2)]Hôm nay em vẫn ôm DPM va GAS chưa xuống tầu bác ơi. Mai canh vào SSI, KSA nữa là ngon.
  8. vaidaichua

    vaidaichua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    463
    Từ mai, lượt truy cập website của bác sẽ đông lên đấy [:D][:D]
  9. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    cố lên Chung ơi =))=))=)) đừng có quá cố là ok ~X
  10. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    PVX: Sau soát xét, công ty mẹ lỗ thêm 205 tỷ đồng, công nợ tiềm tàng 558 tỷ đồng

    Sau soát xét, khoản lỗ của công ty mẹ Tổng CTCP Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (HNX: PVX) tăng từ 293.01 tỷ đồng lên 498.12 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVX còn có các khoản công nợ tiềm tàng lên đến 558 tỷ đồng.

    Căn cứ vào BCTC soát xét của Công ty mẹ cho thấy, chênh lệch lớn như vậy là do doanh thu thuần và doanh thu tài chính được điều chỉnh tăng thêm lần lượt là 28.94 tỷ đồng và 16.45 tỷ đồng. Song không đủ bù đắp khoản tăng kếch xù của chi phí tài chính tăng tới 106.73 tỷ đồng và chi phí quản lý tăng trên 116 tỷ đồng.
    Giải trình về khoản chi phí tài chính tăng vọt sau soát xét, PVX cho rằng trước tình hình khó khăn và khủng hoảng của nền kinh tế, đơn vị này đã bổ sung trích lập dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính.
    Cụ thể, chi phí dự phòng nửa đầu năm của PVX lên tới 230.8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lại được hoàn nhập 23.9 tỷ đồng. Các khoản dự phòng trong kỳ bao gồm:


    http://image.*********.vn/2012/09/07/PVX-du-phong.PNG​
    So với 6 tháng đầu năm 2011, lợi nhuận thuần giảm mạnh 62% đã làm cho lợi nhuận gộp giảm tương ứng, trong khi đó chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng vọt. Chính vì vậy công ty mẹ lỗ nặng 498.12 tỷ đồng thay vì lời 87.46 tỷ đồng như cùng kỳ.


    ĐVT: tỷ đồng
    http://image.*********.vn/2012/09/07/PVX.png

    Đáng chú ý khi tại thời điểm 30/06/2012, PVX còn có các khoản bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các ngân hàng đã bị quá hạn tổng cộng lên đến 558 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa với việc PVX phải thanh toán cho các tổ chức cho vay một khoản tiền bằng với giá trị như bảo lãnh cộng với toàn bộ nghĩa vụ phải trả lãi, lãi phạt và nghĩa vụ tài chính khác phát sinh. Tuy nhiên, PVX đang đàm phán với các tổ chức cho vay về việc gia hạn trả nợ cũng như thời gian bảo lãnh và chưa trích lập dự phòng trên BCTC đối với các khoản bảo lãnh này.


    Các khoản công nợ tiềm tàng của PVX
    http://image.*********.vn/2012/09/07/PVX-No.PNG

    Thống kê tài sản ngắn hạn của PVX tính đến 30/06 là 4,488.45 tỷ đồng, trong đó 1,120 tỷ đồng là tiền và tương đương tiền, tăng gần 800 tỷ đồng so với đầu năm; các khoản phải thu ngắn hạn hơn 2,941 tỷ đồng, giảm hơn 250 tỷ đồng và hàng tồn kho chiếm khoảng 329 tỷ đồng.
    Hoàng Phương (*********)
    FFN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này