DBC - Cả tây và ta sắp dừng bán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinhan512, 31/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6527 người đang online, trong đó có 971 thành viên. 16:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1197780 lượt đọc và 9948 bài trả lời
  1. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Từ người nuôi heo trở thành tỷ phú kiếm tiền nhanh nhất thế giới
    22/05/2020 09:30
    Giá trị tài sản ròng của Qin Yinglin hiện ở mức 18.5 tỷ USD. Làm thế nào doanh nhân Trung Quốc này vươn lên để có mặt trong hàng ngũ những người giàu nhất thế giới trong thời gian ngắn như vậy
    --- Gộp bài viết, 22/05/2020, Bài cũ: 22/05/2020 ---
    Cổ phiếu Công ty chăn nuôi heo ở TQ tăng dữ quá. Tính ra DBC chưa tăng là mấy heng mấy bác!
    hoangminh68 thích bài này.
  2. hoangminh68

    hoangminh68 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/04/2014
    Đã được thích:
    3.652
    Chuẩn tấu. So đại ca chưa thành tỷ phú usd thì dbc vẫn còn quá rẻ
  3. chatdem

    chatdem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    5.856
    Hôm nay có một số bác cổ đông đã xuống tàu. Gồng lỗ đương nhiên vất vả, nhưng gồng lãi cũng chẳng dễ dàng gì =))

    Mình bây giờ kệ các anh lái hàng ngày thích làm gì thì làm, cứ nằm im chờ bctc quý II rồi tính tiếp.
    tdaihd, Frank72qhi thích bài này.
  4. sabaide

    sabaide Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2020
    Đã được thích:
    46
    Chucd mừng các cổ đông DBC và HPG
    Frank72 thích bài này.
  5. chatdem

    chatdem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    5.856
    BinhminhsedenFrank72 thích bài này.
  6. Frank72

    Frank72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2014
    Đã được thích:
    3.094
    Thường trực Chính phủ họp về biện pháp đón làn sóng đầu tư nước ngoài

    Chiều nay (22/5), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do Covid-19 gây ra. Tham dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, các tỉnh, thành phố là những địa phương thu hút nhiều FDI và các chuyên gia kinh tế.

    Các ý kiến cho rằng qua tiếp xúc, tìm hiểu, các nhà đầu tư đều bày sự tỏ tin tưởng và xem Việt Nam là điểm đến an toàn. Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19. Nhưng để đón đầu làn sóng này, thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, nước ta cần có các giải pháp thích hợp.

    Theo một số chuyên gia kinh tế, có 4 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ. Vậy các nước đã làm gì trước xu hướng này? Một số ý kiến cho rằng họ sử dụng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư như hỗ trợ về thuế, đất đai, các biện pháp về xúc tiến đầu tư, các biện pháp ngăn chặn sự đứt gãy của chuỗi cung ứng; các biện pháp ứng phó thiếu hụt lao động.

    Về mong muốn của nhà đầu tư, theo ý kiến chuyên gia, họ mong muốn chính sách phải nhất quán, ổn định, lãnh đạo các cấp thực hiện đúng cam kết và ra các quyết định, quyết sách nhanh chóng hơn. Điều quan trọng là môi trường đầu tư của chúng ta thế nào và nguồn nhân lực ra sao, chuyên gia góp ý.

    Cho biết về tình hình, triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài, các địa phương phản ánh thời gian qua, nhiều nhà đầu tư, tập đoàn đến tiếp cận, tìm hiểu về cơ hội đầu tư hay mở rộng các dự án đầu tư. Các địa phương đề cập nhiều đến vấn đề chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sạch cho nhà đầu tư để có thể bàn giao ngay khi có yêu cầu, đặc biệt là các khu công nghiệp..

    Một số ý kiến nhất trí cho rằng cần thành lập tổ công tác về xúc tiến đầu tư để tiếp cận với các tập đoàn đang có chính sách chuyển dịch dòng đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư tiềm năng, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư hiện hữu.

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tập đoàn quốc tế đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất. Thực tế, các nhà đầu tư lớn đã liên tiếp đầu tư mở rộng và triển khai các dự án mới tại Việt Nam. Nước ta có nhiều cơ hội đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia, là điểm đến tiềm năng trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung ứng. Chúng ta cần lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành có công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, có giá trị gia tăng cao, năng lượng sạch...

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp bàn về biện pháp đón làn sóng đầu tư nước ngoài. Ảnh: VGP.

    Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ nếu như Việt Nam không đầu tư phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thì không bao giờ thành công. "Chúng ta chống dịch Covid-19 bước đầu thành công nhưng phải lo phát triển đất nước thì mới đạt thắng lợi kép".

    Do đó, cuộc họp hôm nay tập trung vào các biện pháp, cách làm thiết thực, cụ thể để tranh thủ luồng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng. Chúng ta phải có tinh thần tiến công, chủ động hơn. Trong thu hút phát triển ở đất nước còn nghèo, “nhân vô thập toàn”, không thể có một hạ tầng hoàn thiện, một cơ chế hoàn thiện, thì “chúng ta biết tạo nên một sức mạnh từ lợi thế của Việt Nam” và phải làm nhanh hơn, tốt hơn. Nếu cứ bình bình, cách làm cũ, trì trệ, không đổi mới thì khó thành công.

    Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh cần có tư duy mới. Các ngành, các địa phương phải đón bắt, đón đầu dòng đầu tư mới này. “Chúng ta phải nghĩ xem nhà đầu tư cần gì để bàn bạc, hợp tác, đáp ứng đúng điều họ cần để phát triển thành công, mang lại lợi ích cho cả 2 phía”, Thủ tướng nói. Các nước đang cạnh tranh quyết liệt, chúng ta phải có các ưu đãi mang tính cạnh tranh. Thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng vào các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường.

    Với những yêu cầu này, Thủ tướng nêu rõ phải xây dựng ngay đề án để Thủ tướng có sự chỉ đạo chung trên tinh thần là nhanh và mạnh hơn, rõ hơn. Đặc biệt, đề án phải giải quyết các điểm nghẽn của nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng, nguồn nhân lực.

    Thủ tướng đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt để lo vấn đề này, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng lãnh đạo một số cơ quan. Địa phương nào có dự án thì bổ sung vào thành phần của địa phương đó để giải quyết nhanh các thủ tục, nhu cầu mà nhà đầu tư đặt ra.

    Nhấn mạnh vai trò của công tác truyền thông, Thủ tướng cho rằng cần tập trung truyền thông Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư, du khách. Chính phủ, các địa phương, các ngành, tạo mọi thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các ưu đãi cần thiết, hấp dẫn, hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, nguồn nhân lực...

    Thu hút đầu tư nước ngoài công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn là hướng đi cần thiết, nhưng bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, nhất là tư nhân, đầu tư làm ăn tại Việt Nam, Thủ tướng nói.
    Theo ndh.vn
    chatdem thích bài này.
  7. chatdem

    chatdem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    5.856
    BinhminhsedenFrank72 thích bài này.
  8. Frank72

    Frank72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2014
    Đã được thích:
    3.094
    Cơ hội vàng’ nào cho kinh tế Việt Nam hậu Covid-19?
    22-05-2020 15:44:04+07:00

    22/05/2020 15:44
    Tại tọa đàm trực tuyến “Hậu Covid-19, chuẩn bị gì để trở lại đường đua?”, các chuyên gia kinh tế nhận định Việt Nam có nhiều cơ hội để khôi phục lại kinh tế sau dịch, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài.

    Cơ hội vàng trong thu hút đầu tư FDI

    Nhận định về cơ hội “hiếm có”, "cơ hội vàng” cho Việt Nam, sự “chuyển biến ngoạn mục”,... thời hậu đại dịch, ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận định: "Đúng là Việt Nam đã thành công trong việc khống chế dịch Covid-19, tạo ra một lợi thế cho Việt Nam trong khi các nước khác đang gặp khó khăn. Việc này đã góp phần xây dựng và củng cố lòng tin nơi các nhà đầu tư nước ngoài".

    Thứ nhất, trong mắt các nhà đầu tư là sự an toàn, khi nhìn thấy không chỉ người dân Việt Nam mà còn cả người nước ngoài đều được hưởng dịch vụ chữa bệnh tốt nhất trong điều kiện có thể.

    Thứ hai, các nhà đầu tư cũng nhìn thấy “cơ hội vàng” tại Việt Nam nhờ có sự phát triển kinh tế liên tục trong các năm vừa qua, cụ thể là sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong tháng 4 vừa qua đã có các dấu hiệu tích cực về đầu tư nước ngoài.

    Việt Nam luôn coi đầu tư nước ngoài là một cấu thành quan trọng của nền kinh tế để phát triển. Tất cả đang góp phần tạo nên cơ hội vàng cho Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy và dòng vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm.

    Để tận dụng cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài, ông Thắng nói thêm, Việt Nam cần phải thực hiện nhiều việc. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đang suy giảm từ 1,300 tỷ USD xuống còn gần 1,000 tỷ USD. Sự cạnh tranh đến từ các nước trong khu vực ngày càng tăng, cần có nhiều nhiều chính sách, sự hỗ trợ để lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài.

    Việc thay đổi, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hệ thống luật pháp chính sách theo đúng định hướng thu hút đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc... là những việc cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp hơn. Cần vạch ra các kế hoạch cụ thể, từ chủ trương đến thực tế, tổ chức thực hiện hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách.

    Cơ hội trong xuất khẩu không phải là "cơ hội vàng"

    Nói về cơ hội đối với xuất khẩu, TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ thêm, rõ ràng cơ hội trong xuất nhập khẩu không phải là "cơ hội vàng" như thu hút đầu tư FDI.

    Ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào 2 yếu tố: sức mua của thị trường toàn cầu và mức độ cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu mặt hàng tương tự. Xét trên 2 yếu tố này, hiện tại cầu vẫn yếu, cung thì trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, Việt Nam được lợi một chút khi sản xuất ở các nền kinh tế đối thủ bị đình đốn, nhưng đến quý 2/2020, khi cầu ở các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu sụt giảm đột ngột thì cung cũng bị ảnh hưởng theo.

    Khi các nền kinh tế lớn của thế giới khởi động trở lại sau dịch, nguồn cung của thế giới cũng sẽ gặp khó khăn. Ví dụ như Trung Quốc bắt đầu khởi động lại nền kinh tế, và các nhà xuất khẩu tại Trung Quốc sẽ dùng giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh. Từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, các nhà xuất khẩu sẽ e ngại rủi ro đến từ việc "tập trung trứng vào một rổ", và có sự điều chỉnh các ngành nghề thiết yếu đang phụ thuộc vào nước ngoài.

    Sẽ có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang đa dạng hóa thị trường sản xuất, và nhiều nền kinh tế sẽ chuyển dịch nhà máy sản xuất về gần nước mình hơn. Thậm chí có nhiều nước còn hỗ trợ để nhà đầu tư quay về thị trường bản địa. Do đó, các nhà xuất khẩu không chỉ bị cạnh tranh với các nhà xuất khẩu ở nước khác mà còn chịu sức ép cạnh tranh ở chính thị trường nội địa bởi ngành sản xuất nội địa của nước bản địa đang lớn dần lên.

    Cát Lam
    Theo FILI
    Vifusu, Binhminhsedenchatdem thích bài này.
  9. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.589
    chatdemVifusu thích bài này.
  10. chatdem

    chatdem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    5.856
    Hy vọng Dabaco sẽ tận dụng lãi suất vay vốn đang rẻ nhờ Covid và giá heo trên trời trong năm nay, sớm đầu tư và đưa vào hoạt động 3 dự án nuôi heo mới đã được phê duyệt tại đại hội cổ đông hồi tháng 4/2020.

    Tỷ suất lợi nhuận chăn nuôi heo đang quá tốt (giá heo cao kỷ lục trong vòng 20 năm qua), thị trường trong nước cháy hàng, nếu trong nước hạ nhiệt thì sẽ được xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc những thị trường rộng lớn với độ nóng của thịt heo còn hơn cả Việt Nam.

    ===

    Dabaco dự kiến rót thêm 1.800 tỉ vào các dự án chăn nuôi sản xuất heo.

    CTCP Tập đoàn Dabaco đang lên kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2020 – 2025 vào ba dự án mở rộng ngành chăn nuôi với tổng mức đầu tư cố định lên tới 1.800 tỉ đồng.

    Trong đó, tổ hợp khu chăn nuôi sản xuất lợn giống và lợn thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại Đồng Phú, Bình Phước với diện tích 48 ha dự kiến đạt qui mô 5.300 con nái và 70.000 con thương phẩm. Dự án này có tổng mức đầu tư cố định là 650 tỉ đồng.

    Khu chăn nuôi tại huyện Kim Bôi, Hòa Bình có diện tích 44,9 ha cũng dự kiến đạt qui mô tương tự, với tổng mức đầu tư 505 tỉ đồng.

    Ngoài ra, Dabaco kế hoạch rót 655 tỉ đồng vào khu chăn nuôi lớn nhất (52,1 ha) tại Thạch Thành, Thanh Hóa, dự kiến qui mô là 5.600 con nái và 77.400 con thương phẩm.
    Vifusu, Frank72Binhminhseden thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này