DBC - Cả tây và ta sắp dừng bán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinhan512, 31/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5512 người đang online, trong đó có 618 thành viên. 22:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1200713 lượt đọc và 9948 bài trả lời
  1. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Lợn giống vẫn mắc lắm, khó tái đàn lắm!
    Giá lợn giống khoảng 4 kg có giá gần 2 triệu đồng, nông dân khó tái đàn

    09:56 ngày 04/06/2020
    VOV.VN - Việc tái đàn lợn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện gặp rất nhiều khó khăn do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, giá lợn giống quá cao.
    Hiện nay, hầu hết các địa phương ở tỉnh Quảng Nam đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi và đang khuyến khích nông dân tái đàn, tăng đàn lợn. Tuy nhiên, việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn do áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học ở hộ chăn nuôi nông hộ còn hạn chế, giá lợn giống quá cao, trong khi công tác kiểm soát giết mổ quá lỏng lẻo. Đây là nguyên nhân khiến dịch bệnh có thể tái phát và lây lan trong thời gian đến.

    Giữa trưa, nhiều hộ chăn nuôi ở phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay sửa sang chuồng trại để mua lợn giống về nuôi. Sau đợt dịch tả lợn châu Phi, có đến hơn một nửa số hộ dân của phường bỏ trống chuồng trại. Địa phương này giáp ranh với thành phố Đà Nẵng, bị quá trình đô thị hóa tác động nên số hộ làm nông nghiệp và chăn nuôi giảm dần, từ hơn 400 hộ chăn nuôi giảm còn khoảng 100 hộ. Trên địa bàn hiện còn khoảng hơn 1.200 con lợn, giảm hơn 2 phần 3 so với thời điểm trước dịch.

    [​IMG]
    Nhiều hộ nuôi ở Quảng Nam lâm cảnh trắng tay sau dịch tả lợn châu Phi.
    Ông Nguyễn Hữu Giọng (ở thôn Tứ Ngân, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn) cho biết, 1 con lợn giống khoảng 4 kg có giá gần 2 triệu đồng. Rất nhiều hộ chăn nuôi chần chừ không dám mua vì sợ nguồn giống không đảm bảo chất lượng, dễ phát sinh dịch bệnh.

    "Hiện nay giá heo quá đắt. Người chăn nuôi nhỏ lẻ từ 10 đến 20 con là không dám nuôi. Mình cũng lo không biết nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Mình mua của thương lái thì họ đảm bảo cho mình chứ ngoài chợ bán mà không ai dám mua", ông Nguyễn Hữu Giọng nói.

    Thị xã Điện Bàn là một trong những địa phương ở tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại nặng do dịch tả lợn châu Phi. Số lợn bị tiêu hủy gần 26.000 con, trọng lượng khoảng 180.000 tấn. Kinh phí chi hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi có lợn tiêu hủy hơn 50 tỷ đồng. Hiện nay, do nguồn giống cung cấp tại chỗ khan hiếm, giá lợn giống từ các cơ sở giống lại quá đắt nên nhiều hộ chăn nuôi sợ rủi ro chấp nhận bỏ trống chuồng trại.

    [​IMG]
    Nguồn lợn giống trong dân hiện nay đang khan hiếm.
    Mặt khác, các quy định về chuồng trại, chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phần “khắt khe” đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khiến việc tái đàn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Minh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, đến nay, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn đã qua 30 ngày. Mặc dù địa phương chủ động khuyến khích nông dân tái đàn, nhưng do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ nên khi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, rất nhiều hộ chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn.

    "Địa phương chỉ đạo Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp phối hợp với Phòng Kinh tế kiểm tra, rà soát hướng dẫn cho người dân phục vụ cho việc tái đàn. Trước hết là kiểm soát số lượng cho chặt chẽ. Thứ 2 là nhu cầu người dân tái đàn hiện nay. Địa phương hiện đang làm việc với một số nơi cung cấp con giống, còn biện pháp kỹ thuật thì yêu cầu Trung tâm tổ chức tập huấn và hướng dẫn cho bà con", ông Nguyễn Minh Hiếu cho biết.

    [​IMG]
    Tỉnh Quảng Nam hiện có 86 trang trại chăn nuôi lợn.
    Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện còn 6 xã ở 4 huyện, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày. Các địa phương đã qua 30 ngày đang thực hiện các bước công bố hết dịch và xác nhận các điều kiện để nông dân chăn nuôi tái đàn. Thống kê đến cuối tháng 4, tổng đàn lợn của tỉnh là 250.000 con. Trong đó, lợn nái giống sinh sản hơn 17.000 con, lợn con theo mẹ khoảng gần 71.000 con. Địa phương có 86 trang trại chăn nuôi với hơn 86.000 con.

    Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, đa số hộ chăn nuôi trên địa bàn không quan tâm đến việc đăng ký chăn nuôi tại hộ gia đình (quy định trong Luật Chăn nuôi). Theo ông Ngô Tấn, để việc tái đàn thuận lợi cần hỗ trợ người chăn nuôi tiếp cận nguồn giống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo lượng giống và nguồn gốc xuất xứ.

    "Muốn như vậy thì phải liên kết, liên hệ với các doanh nghiệp cung ứng đàn lợn con. Tức là mấy doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn vừa qua họ vẫn giữ được đàn lợn bố, mẹ có nguồn giống tốt. Phải tiếp cận các doanh nghiệp đó để có sự hỗ trợ về giống. Thứ 2, phải tăng cường tuyên truyền để người dân ý thức trong việc thực hiện Luật Chăn nuôi mới. Làm thế nào để có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội là phải đăng ký. Đồng thời, cũng có trách nhiệm nhận thức trong an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Ngô Tấn nhấn mạnh.
    Vifusu thích bài này.
  2. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    Tại mọi người ai cũng chê mấy cty chăn nuôi này nọ, ko quan tâm lắm.
    Năm nay đang lúc kinh tế khó khăn, nhiều cty cầm cự được đã là may mắn, số cty khác thì lãi bèo bọt, lãi giảm sâu so với năm rồi thì cty lợn lại lãi hơn ngàn tỏi, e là heo mà ai cũng phải ngước nhìn.

    dbc thời thế đến thì ko cưỡng được.
    _CE thích bài này.
  3. timhoaca01

    timhoaca01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Đã được thích:
    2.526
    heo cụ kỵ DBC cởi chuồng đi long nhong ngoài đường :))
  4. hocchoichung_sg

    hocchoichung_sg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2018
    Đã được thích:
    2.032
    Giờ đu nó chỉnh phát có khi đi 20% khi hàng về. :-??
  5. _CE

    _CE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2020
    Đã được thích:
    991
    CP trong giai đoạn price discovery thì lúc nào mà chả là đu. Vận dụng fibo, EMA với các loại đường cơ bản chỉ để confirm thêm thôi, kỹ quá không ăn thua đâu. Mà lướt T+ DBC thì cẩn thận ko lái nó đánh cho sợ luôn trong phiên đấy.
    --- Gộp bài viết, 04/06/2020, Bài cũ: 04/06/2020 ---
    Công nhận, thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nói nhanh thì trồng cây tới ngày hái quả.
    Vifusu thích bài này.
  6. santafe2016

    santafe2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    859
    Giá lợn giống khoảng 4 kg có giá gần 2 triệu đồng, nông dân khó tái đàn
    THỨ 5, 04/06/2020, 14:16
    Trước khi lập đỉnh 105.000 đồng/kg, giá lợn có 5 tháng đầy biến động

    Việc tái đàn lợn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện gặp rất nhiều khó khăn do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, giá lợn giống quá cao.
    [​IMG]
    Bí quyết để giữ được chỉ số đường huyết luôn đẹp mê ly
    benhtuoigia.com.vn Tài trợ

    Hiện nay, hầu hết các địa phương ở tỉnh Quảng Nam đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi và đang khuyến khích nông dân tái đàn, tăng đàn lợn. Tuy nhiên, việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn do áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học ở hộ chăn nuôi nông hộ còn hạn chế, giá lợn giống quá cao, trong khi công tác kiểm soát giết mổ quá lỏng lẻo. Đây là nguyên nhân khiến dịch bệnh có thể tái phát và lây lan trong thời gian đến.

    Giữa trưa, nhiều hộ chăn nuôi ở phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay sửa sang chuồng trại để mua lợn giống về nuôi. Sau đợt dịch tả lợn châu Phi, có đến hơn một nửa số hộ dân của phường bỏ trống chuồng trại. Địa phương này giáp ranh với thành phố Đà Nẵng, bị quá trình đô thị hóa tác động nên số hộ làm nông nghiệp và chăn nuôi giảm dần, từ hơn 400 hộ chăn nuôi giảm còn khoảng 100 hộ. Trên địa bàn hiện còn khoảng hơn 1.200 con lợn, giảm hơn 2 phần 3 so với thời điểm trước dịch.

    [​IMG]
    Nhiều hộ nuôi ở Quảng Nam lâm cảnh trắng tay sau dịch tả lợn châu Phi.


    Ông Nguyễn Hữu Giọng (ở thôn Tứ Ngân, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn) cho biết, 1 con lợn giống khoảng 4 kg có giá gần 2 triệu đồng. Rất nhiều hộ chăn nuôi chần chừ không dám mua vì sợ nguồn giống không đảm bảo chất lượng, dễ phát sinh dịch bệnh.

    "Hiện nay giá heo quá đắt. Người chăn nuôi nhỏ lẻ từ 10 đến 20 con là không dám nuôi. Mình cũng lo không biết nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Mình mua của thương lái thì họ đảm bảo cho mình chứ ngoài chợ bán mà không ai dám mua", ông Nguyễn Hữu Giọng nói.
  7. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Đẩy mạnh hết công suất cung cấp lợn giống để tái đàn nhanh
    Thứ Năm, 04/06/2020 11:22
    Những ngày gần đây, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ liên tục tăng cao, có thời điểm lên đến 105.000 đồng/kg, cao nhất từ trước tới nay.
    [​IMG]
    Lợn giống giúp đẩy nhanh tái đàn lợn. Ảnh minh họa: Nguyễn Oanh/TTXVN
    Để giảm bớt sức nóng cho thị trường lợn hơi và thịt lợn, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo đẩy nhanh tái đàn lợn. Trước mắt, trên cơ sở chuồng trại đã có trước dịch, nhất là đối với cơ sở chăn nuôi khép kín, tỉnh yêu cầu đẩy mạnh hết công suất chăn nuôi để cung cấp lợn giống thương phẩm cho các cơ sở chăn nuôi, đặc biệt đối với các các cơ sở có chăn nuôi lợn giống ông bà tăng cường việc sản xuất lợn nái và đực giống cấp bố mẹ để cung cấp lợn giống cho các cơ sở có nhu cầu.

    Đối với trang trại chăn nuôi chưa khép kín, chưa chủ động sản xuất được con giống thì từng bước thực hiện gây nuôi lợn nái sinh sản để chủ động sản xuất con giống, trước mắt khai thác nguồn giống tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và các doanh nghiệp sản xuất con giống.

    Về lâu dài, tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung rà soát toàn bộ các cơ sở chăn nuôi lợn nái, đánh giá, phân loại các cơ sở đáp ứng các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học để có tư vấn, định hướng cụ thể về phát triển đàn lợn tại địa phương; tổ chức kết nối với các doanh nghiệp và các trang trại sản xuất lợn giống bố mẹ để cung ứng con giống cho các cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học...

    Tỉnh Phú Thọ cũng đề nghị, các doanh nghiệp có trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, như Tập đoàn DABACO, Công ty TNHH Minh Hiếu, Công ty TNHH Nhà Vàng Yên Sơn, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Japfa comfeed,...và các trang trại chăn nuôi lợn ông bà, bố mẹ ưu tiên cung ứng nguồn lợn nái sinh sản cấp bố mẹ và lợn giống nuôi thương phẩm đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi trên địa bàn
    Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi lợn tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học; đồng thời khuyến cáo phát triển các loại vật nuôi khác như gà, vịt, bò thịt... chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân và bù đắp một phần thiếu hụt thịt lợn.

    Tỉnh đề mục tiêu đề ra, trong năm 2020 phải đạt tổng đàn 700.000 con; trong đó, đàn lợn nái đạt 75.000 con, tổng sản lượng lợn thịt đạt 125.000 tấn.

    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, hiện nay, đàn lợn đang có dấu hiệu dần phục hồi sau bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhưng tốc độ phát triển tổng đàn còn chậm; giá lợn hơi được điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức cao, người chăn nuôi đang tái đàn nhưng gặp khó khăn về con giống, tổng đàn lợn ước đạt 629.600 con, giảm 25,3%.

    Nhiều thương lái cho biết, hiện nay, số lượng lợn nuôi trong dân không còn nhiều; tại các trại nuôi gia công của các doanh nghiệp, số lượng lợn thịt cũng giảm đáng kể khiến việc thu mua lợn gặp rất nhiều khó khăn.

    Việc hiếm lợn thịt còn do một số thương lái thu mua gom lợn trong dân để bán sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch do phía Trung Quốc đang thu mua với giá rất cao.

    Ông Nguyễn Tất Thành, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Thọ cho biết, cùng với việc lo sợ nguy cơ tái phát bệnh dịch tả lợn châu Phi, giá lợn giống đang tăng rất cao khiến người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn. Giá con giống cao một phần là do sau đợt bệnh dịch tả lợn châu Phi năm vừa qua, khiến đàn lợn bố mẹ, ông bà, cụ kỵ thiếu hụt trầm trọng, phần khác là do các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp còn đàn giống giữ lại để tiếp tục gây nuôi khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua con giống.

    Hiện nay, giá lợn giống tại các doanh nghiệp đang có giá khoảng 3,1 đến 3,2 triệu đồng/con 7kg; 4 triệu đồng/con 10 kg. Lợn giống thậm chí lên đến 12 đến 15 triệu đồng/con lợn nái; 7 đến 10 triệu đồng/con đối với lợn đực
  8. santafe2016

    santafe2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    859
    Chuyên gia Vinacapital: Chứng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới 6.000 tỷ USD
    THỨ 5, 04/06/2020, 14:53
    Khoảng trống Fintech trên thị trường chứng khoán Việt

    “Việt Nam đã rất nhanh và quyết đoán trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Tôi hy vọng Việt Nam cũng nhanh chóng và quyết đoán trong việc cải cách và thay đổi nhằm giúp thị trường vốn".
  9. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Giá lợn tăng cao: Thấp thỏm người nuôi, khó khăn người tiêu dùng (Kỳ 2)
    Thứ 5, 04/06/2020 | 09:21:56
    288 lượt xem
    Chia sẻ
    Thời gian qua, giá lợn hơi và thịt lợn tăng cao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng mà còn tác động mạnh đến ngành chăn nuôi lợn. Nhiều chủ trang trại thu tiền tỷ và phất lên nhờ nuôi lợn, tuy nhiên có không ít hộ chăn nuôi lao đao, khó khăn, rủi ro khi chăn nuôi lợn ở thời điểm này.
    [​IMG]

    Với giá lợn hơi và thịt lợn tăng cao, người chăn nuôi có nhiều cơ hội thu lãi cao tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro từ chăn nuôi lợn.

    Kỳ 2: Nuôi lợn thời bão giá (tiếp theo và hết)

    “Phất lên” nhờ lợn

    Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Trần Văn Bảy, thôn Bình Minh, xã Bách Thuận (Vũ Thư) hiện nuôi 2.000 con lợn/năm, trong đó đàn lợn nái 50 con, còn lại là lợn thịt và lợn con. ******* cho biết, may mắn là đợt bệnh dịch tả lợn châu Phi, đàn lợn của gia đình anh không bị thiệt hại. Hàng tháng, trang trại của gia đình anh vẫn đều đặn xuất ra thị trường từ 25 - 30 tấn lợn hơi. Ngay sau bệnh dịch tả lợn châu Phi kết thúc, lợn bắt đầu tăng giá mạnh, gia đình anh chủ yếu xuất lợn với giá lợn hơi 86.000 đồng/kg, hiện nay là 98.000 đồng/kg, gấp 4 - 5 lần so với thời kỳ giá lợn hơi xuống thấp nhất. Với giá bán này, từ đầu năm 2020 đến nay, gia đình anh thu về từ 1,5 - 3 tỷ đồng/tháng.

    ******* phấn khởi chia sẻ: Anh có thâm niên 27 năm chuyên chăn nuôi lợn, trải qua thành công và cả thất bại từ nghề này nhưng chưa bao giờ thấy lợn được giá cao như hiện nay, mỗi con lợn có giá hơn 10 triệu đồng. Nhờ giá lợn cao, gia đình ******* đã có thể trả nợ số tiền hơn 1 tỷ đồng (do chăn nuôi thua lỗ vì giá lợn hơi cuối năm 2018, đầu năm 2019 giảm sâu, chỉ đạt 18.000 đồng/kg) và thu về tiền tỷ nhờ lợn lên giá.

    Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Đỗ Văn Trưởng, xã Tân Lập hiện có 200 con lợn nái và 1.000 con lợn thịt. Ông Trưởng cho hay, hiện mỗi tháng gia đình ông xuất ra thị trường trên 20 tấn lợn hơi và 300 con lợn con. Với giá bán lợn hơi 95.000 - 98.000 đồng/kg và 3 - 3,5 triệu đồng/lợn con, gia đình ông Trưởng thu về gần 3 tỷ đồng/tháng.

    Cùng với *******, ông Trưởng, nhiều hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Vũ Thư được hưởng lợi và “phất lên” nhờ giá lợn tăng cao. Theo người chăn nuôi chia sẻ, với mức giá lợn hơi gần 100.000 đồng/kg như hiện nay, thì mỗi con lợn, người chăn nuôi thu lãi về khoảng 4 - 5 triệu đồng/con. Đây được coi là số lãi trên một đầu lợn cao nhất từ trước đến nay. Thời điểm hiện tại, các trang trại, gia trại có nhiều lợn thịt xuất bán thì đều “trúng đậm”. Nhờ lợn lên giá mà nhiều hộ chăn nuôi đã giải quyết được vấn đề thua lỗ do thiệt hại vì bệnh dịch tả lợn châu Phi hoặc do giá lợn xuống quá thấp trước đó; thậm chí vươn lên làm giàu, có thu nhập tiền tỷ nhờ nuôi lợn.

    Tái đàn lợn, nhiều rủi ro

    Tuy giá lợn hơi và thịt lợn tăng cao, nhưng không phải cứ chăn nuôi lợn là “trúng quả”. Anh Trịnh Văn Hải, thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận cho biết: Trong giai đoạn lợn hơi đắt như hiện nay thì nuôi lợn vô cùng “nguy hiểm”, rủi ro. Do giá lợn hơi tăng nên giá lợn giống tăng cao, hiện ở mức 3,5 triệu đồng/con nặng 5 - 6kg. Các chi phí khác như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, điện, nước đều tăng. Năm 2019, đàn lợn của gia đình anh Hải đã bị bệnh dịch tả lợn châu Phi càn quét khiến gia đình thua lỗ hàng tỷ đồng. Theo tính toán, nếu anh Hải mạo hiểm vay vốn đầu tư chăn nuôi lợn với giá đầu vào là con giống và các chi phí phát sinh nuôi lợn tăng cao, nếu giá bán sau này giữ ở mức cao từ 95.000 - 100.000 đồng/kg lợn hơi thì anh có hy vọng thu được lãi 3,5 - 4 triệu đồng/con. Ngược lại, nếu giá lợn hơi xuống thấp thì anh Hải dễ rơi vào vòng thua lỗ. Chưa kể, bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện nay không thể coi thường và có thể bất ngờ tái xuất hiện làm thiệt hại đàn lợn. Do đó, anh Hải không dám mạo hiểm đầu tư tái đàn lợn với quy mô lớn mà chỉ tái đàn quy mô 200 - 300 con, bằng 50% tổng đàn trước đó của gia đình. Ở quy mô này, anh Hải vẫn luôn lo lắng, thấp thỏm về nguy cơ thua lỗ hàng tỷ đồng nếu giá lợn đột ngột xuống dốc.

    Ông Đỗ Văn Trưởng, xã Tân Lập chia sẻ: Giá lợn giống hiện 3,5 triệu đồng/con, chi phí thức ăn 2,5 triệu đồng/con, các chi phí khác khoảng 500.000 đồng/con, tổng chi phí sản xuất khoảng 6,5 triệu đồng/con khoảng 1 - 1,1 tạ. Nếu giá lợn hơi cao như hiện nay thì người chăn nuôi có lãi nhưng nếu về mức 65.000 đồng/kg thì người chăn nuôi hòa vốn, nhưng không có công trong suốt 4 tháng ròng; nếu giá lợn xuống thấp hơn thì bà con thua lỗ. Đối với trang trại của gia đình tôi tự gây được lợn giống thì rủi ro hoặc thua lỗ có thể thấp hơn, nhưng đối với các cơ sở chăn nuôi phải vay vốn ngân hàng hoặc không tự sản xuất con giống thì đầu tư lớn, rủi ro cao hơn nhiều. Tôi cho rằng giai đoạn hiện nay mà tiếp tục đầu tư chăn nuôi lợn rủi ro rất cao. Bản thân gia đình tôi đang tạm dừng việc mở rộng đàn lợn thịt vì những e ngại trên.

    Bà Lưu Thị Thu Hoài, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư cho biết: Do đàn lợn bị thiếu hụt trầm trọng sau bệnh dịch tả lợn châu Phi nên giá lợn hơi và thịt lợn tăng cao. Giá lợn tăng khiến tâm lý người chăn nuôi nôn nóng muốn sớm tái đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngược lại, một số hộ lại quá thận trọng, lo ngại giá lợn xuống dốc đột ngột nên không dám tái đàn. Hiện nay, chúng tôi khuyến khích các cơ sở chăn nuôi bảo đảm đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học có thể tiến hành tái đàn lợn để có đủ nguồn thịt lợn cung cấp ra thị trường. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân hết sức thận trọng khi tái đàn lợn ồ ạt với quy mô lớn thời điểm này. Nguyên nhân là do giai đoạn này giá con giống và các chi phí khác tăng cao kéo theo chi phí sản xuất tăng, tuy nhiên giá lợn hơi, thịt lợn lại bấp bênh, chưa ổn định nên nếu không thận trọng, người chăn nuôi có nguy cơ thua lỗ lớn. Đối với các hộ chăn nuôi có nguồn tài chính vững vàng thì thuận lợi hơn, nhưng đối với các hộ chăn nuôi phải đầu tư bằng nguồn vốn vay, phụ thuộc, thì cần cân nhắc kỹ rủi ro về kinh tế khi nuôi lợn trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, một số tỉnh, thành trong nước đã tái xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đây là mối đe dọa lớn với chăn nuôi lợn của địa phương. Để giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh đe dọa đàn lợn, chúng tôi khuyến cáo người dân tiếp tục tuân thủ khắt khe quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên khử trùng chuồng trại và chăm sóc tốt đàn lợn, tuyệt đối không chủ quan, không để bệnh dịch tả lợn châu Phi tái xâm nhập, gây thiệt hại đàn lợn.
  10. _CE

    _CE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2020
    Đã được thích:
    991
    Xanh, tím hôm nay là đỏ của ngày mai.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này