DBC - Cả tây và ta sắp dừng bán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinhan512, 31/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6098 người đang online, trong đó có 640 thành viên. 22:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1200666 lượt đọc và 9948 bài trả lời
  1. INNnoVation

    INNnoVation Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    795
    Nói gì cũng phải có luận điểm chứng minh rõ ràng chứ bác @@
    Hiện chưa thấy lí do gì để kéo em này xuống cả
  2. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.658
    Không những ROS mà cả CTD nhé ..
    DBC sẽ vượt 2 ẻm này để vào VN30..
    Mà vào VN30 được xem như 99% sẽ vào ETF nhé
    ANGUYEN, nhadautustock, tdaihd3 người khác thích bài này.
    BinhminhsedenVifusu đã loan bài này
  3. Mui_Khoan_Da

    Mui_Khoan_Da Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2015
    Đã được thích:
    8.674
    Mui_Khoan_Da đã loan bài này
  4. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Bản tin ngành thịt tháng 5.2020: Dự báo ngành lợn Trung Quốc sẽ phục hồi vào năm 2021

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Bộ Công thương, ngành thịt thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng của dịch Covid- 19 do nhiều quốc gia vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tại Hoa Kỳ, nguồn cung bị ảnh hưởng khiến giá thịt lợn tại Hoa Kỳ tăng trở lại trong 10 ngày cuối tháng 5/2020. Với Trung Quốc, tập đoàn New Hope dự báo ngành chăn nuôi lợn nước này sẽ phục hồi vào năm 2021. Còn tại Việt Nam, việc tái đàn khó khăn do giá lợn giống cao gấp 2,5-3 lần so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; bệnh Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương…

    Dự đoán giá thịt lợn sẽ tiếp tục biến động mạnh trong năm 2020

    Trong tháng 5/2020, ngành thịt lợn thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng của dịch Covid- 19 do nhiều quốc gia vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn toàn cầu bị ảnh hưởng do các biện pháp cách ly của nhiều quốc gia trên thế giới, trong khi ngành sản xuất và đóng gói đối mặt với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Nguồn cung bị ảnh hưởng khiến giá thịt lợn tại Hoa Kỳ tăng trở lại trong 10 ngày cuối tháng 5/2020.



    [​IMG]

    Tháng 5/2020, giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 6/2020 tại Chicago, Hoa Kỳ biến động mạnh, sau khi giảm xuống 57 UScent/lb ngày 20/5/2020, giá có xu hướng tăng trở lại. Ngày 27/5/2020 giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 6/2020 dao động ở mức 60,4 UScent/lb, tăng 6,4% so với cuối tháng 4/2020, nhưng vẫn giảm 30,2% so với ngày 27/5/2019.

    Ngân hàng Rabobank dự đoán giá thịt lợn sẽ tiếp tục biến động mạnh trong năm 2020 do sự gián đoạn tại các thị trường vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự sụt giảm sản lượng tại châu Á

    Về cung – cầu
    Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tháng 4/2020, tồn kho thịt lợn đông lạnh tại Hoa Kỳ giảm, đồng thời tồn kho thịt bò giảm mạnh hơn thông thường do đại dịch Covid 19 khiến hàng loạt nhà máy giết mổ đóng cửa và nhiều nhà bán lẻ thực phẩm phải hạn chế lượng mua của khách. Khoảng 20 nhà máy thịt đóng cửa trong tháng 4/2020, trong khi người dùng liên tục tích trữ thực phẩm đông lạnh khi đất nước bị phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhà máy mở cửa hoạt động trở lại, sau khi các nhà máy đóng gói thịt lên tiếng cảnh báo thiếu hụt nguồn cung thịt.

    Theo số liệu Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tổng tồn kho thịt lợn tại các cơ sở kho lạnh giảm khoảng 1 nghìn tấn, xuống còn 307,4 nghìn tấn tính đến ngày 30/4/2020. Tổng tồn kho thịt bò giảm khoảng 6 nghìn tấn, xuống còn 245 nghìn tấn. Tồn kho thịt thăn lợn tăng 1,35 nghìn tấn so với tháng 3/2020, lên 40,44 nghìn tấn. Giá thịt thăn lợn giảm mạnh do các nhà hàng đóng cửa nhưng các phần cắt khác lại tăng giá do nhu cầu bán lẻ tăng.

    Phần lớn thịt trong các kho đông lạnh dành cho các thị trường xuất khẩu hơn là các nhà bán lẻ thực phẩm tại Hoa Kỳ. Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất của Hoa Kỳ. Các nhà quan sát ngành cho biết nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020.

    Tại thị trường Trung Quốc: Công ty bất động sản và internet đang đổ tiền vào chăn nuôi lợn
    Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng 4/2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 400.000 tấn thịt lợn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng gần 169,9% về lượng và tăng 341,9% về trị giá so với tháng 4/2019. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,35 triệu tấn thịt lợn, trị giá 4,03 tỷ USD, tăng 186,8% về lượng và tăng 390,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung thịt lợn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dân sau khi đại dịch Covid-19 đang dần được đẩy lùi.

    [​IMG]
    Dịch tả lợn châu Phi đã khiến tổng đàn lợn của Trung Quốc giảm khoảng 60% trong năm 2019

    Dịch tả lợn châu Phi đã khiến tổng đàn lợn của Trung Quốc giảm khoảng 60% trong năm 2019, khiến sản lượng thịt lợn khan hiếm và đẩy giá thịt tăng cao tại thị trường trong nước và buộc Chính phủ Trung Quốc phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường như Hoa Kỳ và châu Âu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong quý I/2020.

    Ngoài ra, trong tháng 4/2020, Trung Quốc cũng nhập khẩu 160.000 tấn thịt bò, trị giá 840,32 triệu USD, tăng 28% về lượng và tăng 39% về trị giá so với tháng 4/2019. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc đạt 680 nghìn tấn, trị giá 3,68 tỷ USD, tăng 54,5% về lượng và tăng 81,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

    Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nước này đang kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi và hoạt động tái đàn trong dân đang tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, nhằm tiếp tục ổn định giá lợn giống để tái đàn và giá thịt lợn trên thị trường, ngành chăn nuôi lợn các địa phương vẫn phải tăng cường giám sát, kiểm soát chặt dịch bệnh một cách thường xuyên và tối ưu hóa khâu này trong toàn chuỗi liên kết.

    Tập đoàn New Hope, một trong những công ty chăn nuôi lợn lớn nhất Trung Quốc, dự báo ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc sẽ phục hồi vào năm 2021, sau 2 năm bùng phát dịch tả lợn và giá thịt lợn sẽ bắt đầu giảm sau một làn sóng đầu tư mới vào chăn nuôi lợn.

    Thịt lợn được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng nhất, do đó giá vẫn sẽ duy trì ở mức tương đối cao trong năm 2020, nhưng có thể giảm xuống dưới chi phí sản xuất trong những năm tới do những nhà đầu tư mới, bao gồm cả các công ty bất động sản và internet, đang đổ tiền vào chăn nuôi lợn. Các công ty này, với nguồn tiền mặt lớn, thường đầu tư rất nhiều, có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư ồ ạt này cũng sẽ dẫn tới tình trạng dư cung và sẽ đẩy giá xuống thấp hơn chi phí sản xuất.

    Thái Lan đã nối lại xuất khẩu trứng sau 1 tháng tạm ngừng do Covid-19. Tháng 4/2020, người Thái bắt đầu tích trữ trứng để đảm bảo có đủ nguồn cung thực phẩm trong thời gian phong tỏa. Lệnh cấm xuất khẩu trứng và kéo dài thời gian thực thi tạo ra mức dư cung lên tới khoảng 10 triệu quả trứng tại Thái Lan mỗi ngày. Nối lại xuất khẩu sẽ giúp giá trứng nhích lên, là tin tốt cho các nhà sản xuất.

    Việt Nam: Lợn giống cao gấp 2,5-3 lần so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh

    [​IMG]
    Trong tháng 5/2020, giá lợn tiếp tục ở mức cao do nguồn cung khan hiếm và việc tái đàn đang gặp khó khăn bởi giá lợn giống đang ở mức cao, trong khi dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát. Hiện nay, ngoài thiếu vốn là tình trạng khan hiếm con giống khiến giá lợn giống rất cao từ 2,5 triệu đến hơn 3 triệu đồng/con, cao gấp 2,5 – 3 lần so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian qua tại một số địa phương như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam… ghi nhận dịch tả lợn châu Phi tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày không có ổ dịch mới. Theo đó, bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới. Báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các địa phương, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.000 con. Nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt.
    P.V
    tienlamau1102Vifusu thích bài này.
  5. dragon2783

    dragon2783 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Đã được thích:
    695
    Ae mà chốt DBC thì nhảy sang tàu TAR gạo nhé, sắp chân sóng lớn!
  6. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Giá thịt lợn cao ngất ngưởng, do đâu? - Bài 1: Thực hư việc nhân viên công ty chăn nuôi ăn chặn giá
    Thứ Sáu, 5/6/2020 14:56

    Biện minh cho việc giá thịt lợn tăng bất chấp chỉ đạo của Chính phủ, các công ty chăn nuôi đổ lỗi thương lái, thương lái lại đổ lỗi giá mua đầu vào. Vậy sự thật nằm ở đâu?
    [​IMG]Các doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại.
    Bài 1: Thực hư việc nhân viên công ty chăn nuôi ăn chặn giá

    Giá lợn hơi neo ở mức cao trong thời gian dài không chịu hạ nhiệt, làm gia tăng gánh nặng chi phí sinh hoạt lên vai hàng triệu người dân. Trong khi đó, đã xuất hiện thông tin nhân viên công ty chăn nuôi “ăn” chênh lệch giá bán lợn.


    Công ty chăn nuôi làm chủ “cuộc chơi”

    Đến một cơ sở giết mổ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) vào giữa đêm khuya, thời điểm mà những người buôn bán, vận chuyển tập trung đông nhất, chúng tôi chứng kiến hàng chục xe tải chở hàng ngàn con lợn đến và đi. Những con lợn bị thúc, bị đẩy ra khỏi xe tải kêu ing ỏi. Những người công nhân phải mất một lúc khá lâu mới có thể đưa hết hơn trăm con lợn trên xe vào chuồng.

    Mồ hôi lấm tấm trên trán, anh Hưng, một lái buôn chia sẻ: “Lái buôn chúng tôi vất vả lắm! Dạo này nguồn cung khan hiếm, phải đi gom các nơi mới đủ một xe lợn chở về đây. Lợn được người dân nuôi thì không có nhiều, còn các công ty chăn nuôi lớn thì găm hàng, bán ra rất ít nên rất khó mua” .

    Được biết, công ty chăn nuôi lớn như C.P. Việt Nam chỉ mở bán 4 lần mỗi tuần, còn các công ty khác như Japfa, Mavin mở bán mỗi tuần một lần, lượng lợn bán ra giảm nhiều so với thời gian trước. Theo phản ánh của nhiều thương lái, lợi dụng việc nguồn cung lợn hơi đang khan hiếm, nhiều nhân viên phòng bán hàng của một công ty chăn nuôi lớn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã “ăn” chênh lệch khá lớn so với mức giá công ty niêm yết.

    “Trên hóa đơn chứng từ, chúng tôi mua lợn hơi của Công ty C. (xin được giấu tên - PV) với giá niêm yết, nhưng thực tế, chúng tôi phải trả thêm 15.000 - 20.000/kg lợn hơi cho phòng bán hàng của công ty này”, anh Hưng nói.

    Như vậy, nếu mua 100 con lợn hơi của Công ty C. (trọng lượng trung bình khoảng 100 kg/con), thương lái sẽ thanh toán cho Công ty 790 triệu đồng, đồng thời chuyển riêng vào tài khoản của nhân viên Công ty 200 triệu đồng.

    “Cụ thể là anh T., anh Đ.”, anh Hưng khẳng định với phóng viên Báo Đầu tư về việc nhân viên công ty “ăn tiền” chênh lệch bằng việc nêu tên trưởng phòng bán hàng và cả người ở vị trí cao hơn mà bên anh đã từng “làm việc”.

    Cùng có chung bức xúc như anh Hưng, anh Thắng, một lái xe chở lợn trên một chiếc xe tải màu xanh mang biển kiểm soát tại Thanh Hóa chia sẻ: “Mấy trang trại nhỏ lẻ đòi giá cao đã đành, vì họ nuôi số lượng ít, chi phí cao. Đằng này, chúng tôi hỏi các công ty chăn nuôi công nghiệp cũng chẳng đâu bán giá theo yêu cầu của Chính phủ cả, đều hơn 90.000 đồng/kg lợn hơi, bắt tại chuồng” .

    Hầu hết thương lái đều cho rằng, các công ty chăn nuôi đang tận dụng thế độc quyền của họ để móc tiền trong túi người tiêu dùng và thương lái, nhưng họ không có lựa chọn khác. “Trước đây, những hành vi này không nhiều, hoặc số tiền chênh lệch rất nhỏ, vì nếu họ làm quá thì chúng tôi sẽ mua lợn chỗ khác. Nhưng lúc này, họ bảo gì, chúng tôi phải làm theo, nếu không thì không có lợn bán”, một thương lái chia sẻ.

    Tại Việt Nam, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, thành viên của tập đoàn đa ngành Charoen Pokphand Group (Thái Lan) chiếm 19% nguồn cung thịt lợn, trong khi hơn 10 công ty chăn nuôi khác (như Japfa, Mavin, Dabaco, Emivest, CJ, Masan…) chỉ chiếm 20% thị phần. Khoảng 60% thị phần còn lại thuộc về hộ nông dân, nhưng lợn của các hộ dân gần như đã bị “quét sạch” bởi dịch bệnh tả lợn châu Phi hồi năm ngoái.

    Điều này đưa các công ty chăn nuôi trở thành người làm chủ “cuộc chơi” về giá lợn. “Các lái buôn đều bảo rằng, họ phải trả đến gần trăm ngàn đồng/kg lợn hơi, ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bình ổn giá lợn hơi ở mức 70.000 đồng/kg”, anh Trung, quản lý cơ sở giết mổ ở huyện Thanh Trì chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư.

    Anh Trung cho biết thêm, mặc dù giá lợn tăng, nhưng lợi nhuận của thương lái không hề tăng, vì chi phí cho giết mổ vẫn giữ ở mức giá cũ.

    Giá thịt lợn vẫn chưa bình ổn
    Ngay sau khi Chính phủ đưa ra yêu cầu bình ổn giá lợn hơi ở mức 70.000 đồng/kg vài tuần trước, C.P. Việt Nam bắt đầu tăng cường bán lợn giết mổ (còn gọi là lợn mảnh hoặc móc hàm). Tuy nhiên, theo nhiều người trong nghề, động thái này nhằm giúp C.P. Việt Nam “lách” quy định và vẫn thu được mức lợi nhuận cao như trước.

    Chủ một cơ sở giết mổ ở TP.HCM cho biết, thay vì bán cả con lợn hơi 100 kg và thu về 7,9 triệu đồng, việc giết mổ và bán lợn mảnh có thể mang lại cho công ty 9 - 10 triệu đồng/con.

    Bên hành lang Quốc hội tuần trước, đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ quan điểm: “Chúng ta chấp nhận cơ chế thị trường, quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, cần điều tra xem có sự thao túng, độc quyền không. Việc này Chính phủ đã lưu ý chỉ đạo rồi”.

    Trong khi Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đang rốt ráo tìm cách “hạ nhiệt” giá thịt lợn để bình ổn tiêu dùng cho người dân, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra những khó khăn không nhỏ cho đời sống xã hội, việc ngang nhiên ăn chặn, thao túng, đẩy giá thịt lợn lên cao khiến hàng triệu người lao đao xoay xở với chi phí sinh hoạt đắt đỏ liệu có thể coi là một sự bất nhân?

    Dường như đã hết kiên nhẫn với các doanh nghiệp chăn nuôi, vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo tiến hành nhập khẩu heo sống từ các nước lân cận như Thái Lan, Lào, Campuchia. Tuy nhiên, giá bán heo sống nhập khẩu về Việt Nam liệu có đủ rẻ để giúp người Việt giải tỏa “cơn khát” thịt lợn?
  7. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Các Cty chăn nuôi lớn đã làm chủ cuộc chơi hết rồi. Giờ muốn mua heo của mấy cty này cũng khó lắm! ;);). Ở đó mà đòi giá 70, 90 còn chưa chịu bán đây!:p:p
  8. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    Chả có luật lệ quy định gì ở đây cả, CP cũng ko phạm luật, đã nói rồi để tự nhiên cung cầu sẽ tốt hơn, ai lại quy định giá trần bán thịt heo chứ.
    Không thể xử lý việc găm hàng của CP vì sao, CP chiếm 20% thị phần, tôi muốn bán bao nhiêu tùy tôi, bán giá nào để có lợi nhất thì bán, thương mại là tự thỏa thuận giá cả với nhau, ko thể xử lý được vì có độc quyền đâu mà xử lý theo luật độc quyền, lúc giá rớt xuống 30k như năm rồi thì CP cũng phải cắn răng chịu đựng, có ai trợ giá gì đâu. (DN hoạt động đúng theo luật thương mại)

    CP nên tăng cường nhân lực lo tái đàn thì tốt hơn, thay vì đi nhòm ngó dn.
    Do đó dbc năm nay ăn đủ
    Dbc thời thế đến thì ko cưỡng được.
    Last edited: 05/06/2020
    Binhminhseden, mtam137_CE thích bài này.
  9. _CE

    _CE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2020
    Đã được thích:
    991
    Nay đi công tác giờ mới sờ được vào điện thoại, phiên nay có anh nào rớt không đó? Mà để ý thấy nhiều khách đồng hành mới quá
    Binhminhseden thích bài này.
  10. Francevip

    Francevip Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2019
    Đã được thích:
    1.493
    bài này đọc đúng bản chất của vấn đề, nó cao là do thiếu cung. chừng nào còn để thiếu cung thì giá còn cao. Do đó ít nhất 2020 thì vẫn thiếu cung thậm chí 2021. DBC còn ngon dài, giá cp 100 có khi còn rẻ
    Binhminhseden thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này