DBC - Cả tây và ta sắp dừng bán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinhan512, 31/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4868 người đang online, trong đó có 459 thành viên. 19:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1200660 lượt đọc và 9948 bài trả lời
  1. nhadautustock

    nhadautustock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2017
    Đã được thích:
    359
    Thế này thì người nông dân phải biết làm sao
  2. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Dự báo giá heo hơi ngày 6/6: Tái đàn khó khăn, heo hơi có tiếp tục giảm?
    18:22 | 05/06/2020

    [​IMG]
    Giá heo hơi hôm nay (5/6) tiếp tục giảm mạnh ở khu vực miền Nam và miền Bắc, miền Trung chững giá. Trong khi đó, việc tái đàn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn, giá heo hơi có tiếp tục giảm sâu?

    Giá heo hơi hôm nay có nơi giảm sâu đến 4.000 đồng/kg
    Thị trường heo hơi miền Bắc có dấu hiệu chững lại, giảm nhẹ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg trong hôm nay. Thương lái tại đây thu mua trong khoảng từ 95.000 - 100.000 đồng/kg và bán lại cho lò mổ với giá chênh lệch từ 5.000 - 7.000 đồng/kg.

    Thái Bình rời mốc đỉnh 100.000 đồng/kg giảm 2.000 đồng/kg, Bắc Giang và Hà Nội có cùng mức giảm thu mua heo hơi với giá 95.000 đồng/kg.

    Giá heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay khá trầm lắng. Đắk Lắk giảm 3.000 đồng/kg, thu mua heo hơi với giá 90.000 đồng/kg. Trong khi đó, hầu hết các địa phương còn lại không có điều chỉnh mới, giá heo hơi khu vực dao động từ 90.000 - 96.000 đồng/kg

    Ghi nhận tại thị trường miền Nam, giá heo hơi hôm nay giảm sâu từ 1.000 - 4.000 đồng/kg, thu mua trong khoảng từ 92.000 - 96.000 đồng/kg. Cụ thể, Hậu Giang giảm sâu 4.000 đồng/kg, Tiền Giang giảm 3.000 đồng/kg, Long An và Kiên Giang giảm 1.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại các tỉnh này dao động từ 92.000 - 95.000 đồng/kg.

    Thủ phủ Đồng Nai gặp khó khăn khi tái đàn, giá heo hơi có tiếp tục giảm?
    Sau gần một năm ngưng chăn nuôi, bỏ trống chuồng trại vì dịch bệnh, khoảng ba tháng qua, nông dân ở Đồng Nai đã bắt đầu tái đàn heo. Tuy nhiên, thời điểm này người chăn nuôi đối mặt với rất nhiều khó khăn vì giá mỗi con heo giống lên đến hơn 3,3 triệu đồng, đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay, báo Nhân Dân đưa tin.

    Khó khăn nhất hiện nay là nguồn vốn. Bởi lẽ, để tái đàn heo cần vốn để đầu tư sửa chữa trang trại đáp ứng tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn sinh học, mua con giống và nguồn thức ăn. Trong khi đó, giá con giống đang ở mức rất cao, để mua được là điều không hề đơn giản, còn nguồn thức ăn cũng đang tăng.


    Hiện nay, việc tái đàn heo chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp, trang trại heo. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nếu muốn phát triển thì cần những giải pháp đồng bộ.

    Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, không chỉ tại Đồng Nai, hiện người chăn nuôi nhỏ lẻ trong cả nước đang đối mặt nhiều khó khăn khi tái đàn heo. Nhà nước đang đẩy nhanh việc chi tiền hỗ trợ cho những người dân có heo tiêu hủy vì dịch, đồng thời triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ.

    Trong đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại cho người chăn nuôi heo vay với giá ưu đãi, bảo đảm được chu kì chăn nuôi của con heo, kể cả heo nái và heo thịt
  3. hbtsd

    hbtsd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2013
    Đã được thích:
    8.232
    :)>-
  4. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Tái đàn không được mà đòi giảm giá heo hơi! Tựa đề bài báo nghe hài quá! :)):))
  5. santafe2016

    santafe2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    856
    Tuần sau sẽ có giá 6x nhé các bác :)) :))
    hoan678 thích bài này.
  6. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    Ok ok, cả ngày 6x ko chán hả cụ.
    Tháng này lên 1xx được chưa:))
    Chém vậy cụ hài lòng chưa :))
  7. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Bài viết rất hay!=D>
    Giá thịt lợn: Hãy để theo quy luật của thị trường

    [​IMG]“Không nên coi thịt lợn là mặt hàng thiết yếu, không thể thay thế được, thuộc diện bình ổn giá, mà chỉ coi thịt lợn là mặt hàng bình thường và hãy để cho các quy luật của thị trường chi phối”.

    Đó là khẳng định của TS Đoàn Xuân Trúc (ảnh) – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam trong cuộc với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam về chủ đề ngành chăn nuôi lợn.

    Thưa TS Đoàn Xuân Trúc, thời gian vừa qua, giá lợn mức cao, duy trì trong thời gian dài chưa từng thấy, theo ông điều này phản ánh điều gì?

    Có thể nói suốt từ tháng 8/2019 đến nay, chúng ta đang chứng kiến đợt khủng hoảng giá thịt lợn kéo dài và gay gắt chưa từng xảy ra trong lịch sử phát triển ngành chăn nuôi. Do ảnh hưởng của ASF, nguồn cung thịt lợn giảm gây mất cân đối cung cầu nghiêm trọng đã làm cho giá lợn thịt tăng liên tục, từ 42.000 đ/kg hơi vào thời điểm tháng 8/2019 đã lên tới 90.000 đ/kg vào cuối năm 2019.

    Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ tháng 1 đến tháng 3/2020, giá giảm từ 90.000đ/kg xuống 73.000 đ/kg. Thực hiện chỉ đạo và kêu gọi của Bộ NN&PTNT, từ ngày 1 tháng 4/2020, nhóm 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn đã cam kết giảm giá lợn hơi xuất chuồng xuống 70.000 đ/kg, nhưng nhóm các “ông lớn” này cũng chỉ chiếm 35% thị phần heo thịt cả nước. Còn lại 65% thị phần do các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, nông hộ thì lại không đồng bộ xuống giá, nên tác động kéo giá xuống không khả thi và đến giữa tháng 4/2020 giá lợn hơi tiếp tục xu hướng tăng trở lại, lên trên 80.000 đ/kg. Thậm chí nhiều nơi đã đạt mức cao kỷ lục trên 90.000 đ/kg và hiện nay, tới cuối tháng 5/2020 đã lên tới trên 100.000 đồng/kg lợn hơi.

    Giá lợn xuất chuồng đã tăng cao, thậm chí giá bán có lúc gấp đôi giá thành sản xuất. Một số doanh nghiệp ngay trong quý I/2020 đã công bố lợi nhuận sau thuế hàng trăm tỷ đồng. Nắm được nguồn cung có hạn nên một số doanh ngiệp quy mô lớn còn có biểu hiện găm hàng, bán nhỏ giọt tạo tâm lý khan nguồn cung, làm tăng giá heo. Lâu nay, ngành lợn đều qua hệ thống 2-3 khâu trung gian. Lợn thịt khan hiếm càng là cơ hội để họ làm giá lên thêm 40-43%.

    Chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, làm giá thức ăn chăn nuôi tăng thêm 8-10%. Do bắt buộc phải đảm bảo các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để không tái phát Bệnh Dịch tả lợn châu Phi chi phí thuốc sát trùng và chi phí phòng chống dịch bệnh cũng tăng thêm.

    Cũng không loại trừ khả năng lợn thịt, lợn giống và sản phẩm thịt lợn vẫn lén lút thẩm lậu qua các lối mòn, lối mở ở biên giới sang Trung Quốc do giá thịt lợn của Trung Quốc tăng quá cao.

    Các cơ quan quản lý còn khá lúng túng và bị động trong việc điều hành giá thịt lợn. Nguyên nhân do chưa có số liệu thống kê chính xác và kịp thời về số lượng đàn lợn sau ảnh hưởng của ASF, chưa gắn với công tác dự báo cân đối khả năng cung-cầu thịt lợn ở từng thời điểm và thiếu quyết liệt trong giải pháp bù đắp sự mất cân dối cung-cầu. Một số giải pháp đưa ra còn nặng tính chất hành chính như vận động, hô hào, kêu gọi, chưa theo cơ chế thị trường, tác dụng hạn chế.

    Nhiều người tiêu dùng ít quan tâm với việc thay đổi thói quen sử dụng nhiều thịt lợn, ít sử dụng thực phẩm khác thay thế như thịt gia súc khác, thịt trứng gia cầm, thủy sản vốn dang rất sẵn nguồn cung, chất lượng ngang bằng hoặc an toàn hơn thịt lợn và giá lại khá rẻ.

    [​IMG]
    Các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm giá thịt lợn như tăng cường tái đàn, nhập khẩu thịt lợn và yêu cầu doanh nghiệp giảm giá lợn hơi. Ông đánh giá như thế nào về các biện pháp này?

    Giá lợn cao và kéo dài đã tạo lãi lớn cho người chăn nuôi nhưng tập trung vào các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn, có đầu tư và ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng của ASF. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi khép kín thu lợi nhuận càng cao. Ảnh hưởng của ASF là rất nặng nề với hầu hết các trang trại vừa và nhỏ và nông hộ. Họ đều không còn lợn bán khi giá rất cao, thậm chí khoản hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh cũng chưa nhận được, nên rất không có vốn để tái đàn, khôi phục sản xuất dù địa phương đã công bố hết dịch.

    Hệ thống trung gian tiêu thụ và chế biến, bán lẻ, bán buôn đều có lãi khá. Nhưng, người tiêu dùng thì quá thiệt thòi do phải ăn thịt heo giá quá cao kéo dài.

    Giá lợn cao đã ảnh hưởng tới đời sống và an sinh xã hội; làm tăng chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô. Giá bán thịt lợn cao sẽ có nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam trong hội nhập và nguy cơ đánh mất thị trường ngành chăn nuôi lợn nước ta.

    Chưa bao giờ vấn đề giá lợn đã buộc cả hệ thống chính trị phải quan tâm. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã chủ trì các phiên họp với các bộ ngành và địa phương, họp với các doanh nghiệp nuôi lợn quy mô lớn để chỉ đạo các giải pháp nhằm đưa giá thịt lợn xuống. Bộ NN&PTNT đã có nhiều chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tốc độ tái đàn, tăng đàn an toàn sinh học; từng bước kéo giá lợn xuống, tăng nhập khẩu thịt lợn để bù đắp một phần sự thiếu hụt nguồn cung trong nước. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các bộ ngành liên quan các địa phương để hỗ trợ hoàn thành hồ sơ giải ngân kinh phí hỗ trợ thiệt hại do ASF cho người chăn nuôi và có các chính sách về tín dụng, ưu đãi về tài chính.chính sách về đất đai…để đẩy nhanh tái đàn lợn; Các chính sách và thủ tục thuận lợi hơn để nhập lợn giống, nhập khẩu thịt lợn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

    Các biện pháp trên đều cần thiết nhưng có tính lâu dài, tác động để giải quyết khủng hoảng giá thịt lợn hiện tại chưa nhiều. Một số còn mang tính chỉ đạo hành chính, vận động nhưng chưa kiểm tra cụ thể việc thực hiện.

    Cần có các giải pháp quyết liệt hơn trong kiểm tra chi phí sản xuất, áp dụng chính sách thuế thu nhập khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán đối với thịt lợn. Kiểm soát tốt hơn các khâu trung gian để hài hòa lợi giữa người chăn nuôi, hệ thống trung gian, người tiêu dùng và cũng tránh thất thoát khoản thuế thu nhập theo chính sách hiện hành.Việc tăng cường kiểm soát sẽ đảm bảo tính minh bạch và hạn chế lợi ích nhóm trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn.

    Nắm chắc số liệu thống kê sản xuất thịt lợn từng thời điểm; làm tốt hơn công tác dự báo thị trường tiêu thụ trong nước; dự báo khả năng cân đối cung-cầu từng tháng, quý, chủ động sớm hơn việc nhập khẩu thịt lợn đảm bảo có dự trữ cho trước mắt để có nguồn đưa ra thị trường khi cung không đủ cầu, hạn chế tình trạng tăng giá, tạo hiệu ứng xấu. Kinh nghiệm từ các nước là chủ động khâu nhập khẩu thịt lợn trên cơ sở dự báo cung-cầu chứ không phải khi nào thấy thiếu mới làm thủ tục nhập.

    Có nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa thịt lợn vào danh sách các mặt hàng bình ổn giá và xây dựng các kho dự trữ, cấp đông để bình ổn thị trường, ông có những đánh giá ra sao?
    Tôi nghĩ không nên áp dụng giải pháp bình ổn giá thịt lợn bởi nhiều lý do:
    – Chăn nuôi nói chung và nhất là chăn nuôi lợn hay gặp rủi ro do dịch bệnh, do biến đổi khí hậu, do các nguồn cung nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (vì nước ta phải nhập khẩu khá nhiều).

    – Chăn nuôi lợn đa phần là nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất chưa theo chuỗi khép kín. Rất khó thực hiện việc kê khai chi phí, kê khai giá, đăng ký giá bán. Công tác thống kê còn nhiều sơ hở, chậm cập nhật.

    – Để bình ổn được giá thịt lợn cần có nguồn kinh phí rất lớn để hình thành các vùng chăn nuôi lớn và an toàn dịch bệnh, xây dựng hệ thống lò giết mổ lớn. Quan trọng là phải có hệ thống bảo quản trữ đông, đủ sức thu mua dự trữ khi lợn dư thừa, khi giá lợn xuống quá thấp để người nuôi không bị thua lỗ và khi khan hiếm thịt lợn cung thấp hơn cầu (thường do hậu quả của dịch bệnh hoặc vào dịp lễ Tết) thì đưa ra bán, tránh tăng giá, gây nhiều hậu quả như thời gian từ quý 3/2019 đến nay. Nguồn vốn để thu mua lợn, giết mổ rồi cấp đông, chi phí bảo quản, dự trữ là quá lớn, không doanh nghiệp nào chịu làm. Giá thành thịt lợn hơi ở nước ta vẫn còn cao, cộng với các chi phí để dự trữ thịt lợn là khá lớn. Khi bán thịt đông lạnh ra thị trường phải có khoản bù lỗ không nhỏ.

    – Thói quen tiêu dùng thịt tươi nóng chuyển sang thịt đông lạnh trong thời gian dài chưa thể thay đổi nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tính khả thi của chủ trương bình ổn giá thịt lợn.

    Như vậy, không nên coi thịt lợn là mặt hàng thiết yếu, không thể thay thế được, cần là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá mà chỉ coi thịt lợn là mặt hàng bình thường và hãy để để cho các quy luật của thị trường chi phối. Mặc dù thịt lợn hiện đang chiếm 65-70% cơ cấu thịt tiêu thụ thịt hiện nay nhưng người tiêu dùng sẽ ngày càng linh hoạt hơn để lựa chọn loại thực phẩm khác thay thế đang sẵn có với chất lượng không thua kém thịt lợn, thậm chí có một số chỉ tiêu dinh dưỡng còn cao hơn, giá cả cũng hợp lý hơn. Người nào vẫn muốn ăn thịt lợn dù giá quá cao là quyền của họ.

    Nhiều nước quanh ta đã và đang khống chế sản xuất lợn thịt ở mức hợp lý do chăn nuôi lợn có mức độ ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính cao hơn các đối tượng vật nuôi khác và nguồn nước ngọt sử dụng cũng nhiều hơn. Chiến lược phát triển chăn nuôi của nước ta giai đoạn 2020-2030 cũng đã nêu cụ thể mục tiêu giảm dần mức tiêu thụ trên đầu người đối với thịt lợn, sẽ chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 60% và tăng tỷ lệ tiêu thụ thịt gia cầm chiếm 25-27%.

    Tuy không đưa thịt lợn vào diện bình ổn giá, nhưng cả nước vẫn cần có một số kho dự trữ thịt lợn đông lạnh ở quy mô cần thiết, để giúp người chăn nuôi tiêu thụ một phần thịt lợn khi quá dư thừa, tránh xuống giá quá thấp, người chăn nuôi thua thiệt lớn không dám tiếp tục chăn nuôi nữa. Đồng thời đưa thịt lợn từ kho dự trữ bán ra để bù đắp một phần thiếu hụt trầm trọng nguồn cung thịt lợn do tính chất thời vụ hoặc ảnh hưởng của dịch bệnh, của biến đổi khí hậu, hạn chế hiện tượng tùy tiện tăng giá bán, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

    Đây là chủ trương lớn, cần có cơ chế chính sách hợp lý, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và có sự đồng hành, hỗ trợ của Nhà nước, phải có lộ trình cụ thể mới thực hiện được.

    Nhiều nước đã và đang thực hiện như vậy, kể cả những nước xuất khẩu thịt lợn. Mặc dù là nước tiêu thụ nhiều thịt lợn nhất thế giới, trên 50 triệu tấn/năm Trung Quốc cũng không đưa thịt lợn vào danh sách mặt hàng bình ổn giá. Trung Quốc hiện có hệ thống kho dự trữ thịt lợn 200.000 tấn, trong đó nhà nước quản lý hơn chục kho dự trữ, công suất trên 100.000 tấn còn lại do các tập đoàn thực phẩm lớn quản lý. Vào dịp Tết hoặc khi quá khan hiếm thịt lợn như ảnh hưởng của ASF năm qua, Trung Quốc cũng đã mở kho dự trữ để bán, mỗi lần cũng chỉ 20.000 -30.000 tấn.

    Ngành lợn Việt Nam trong 5 năm trở lại đây có thể nói là rất bấp bênh. Theo ông, để hướng đến một ngành chăn nuôi lợn ổn định, bền vững, các cơ quan quản lí ngành cần có những chính sách đồng bộ ra sao và nhà chăn nuôi cần có tâm thế như thế nào?

    [​IMG]
    Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng như các Hội/Hiệp hội và doanh nghiệp hoạt động liên quan tới lĩnh vực chăn nuôi, thú y, kinh doanh thực phẩm hiện đang chờ đợi các bộ ngành báo cáo Chính phủ để có các chính sách cần thiết trước hết nhằm tổ chức lại ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đảm bảo phát triển bền vững. Chăn nuôi lợn vẫn luôn là ngành chăn nuôi lớn nhất, quan trọng nhất để đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nước và tham gia xuất khẩu.

    Theo tôi nên xác định ngành chăn nuôi lợn là ngành sản xuất truyền thống, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và thói quen của người dân Việt Nam. Sản phẩm thịt lợn có nhu cầu phát triển rất lớn để phục vụ tiêu dùng trong nước ở một quốc gia có truyền thống tiêu thụ nhiều thịt lợn, dân số tăng và mức tiêu thụ/người cũng tăng do mức sống tăng. Thịt lợn có nhiều tiềm năng xuất khẩu khi mà một số nước vùng Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là nhóm nước nhập nhiều thịt lợn nhất thế giới.

    Nhưng chăn nuôi lợn cũng có nhiều rủi ro nhất là dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Cần quy hoạch theo hướng phất triển ổn định, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả. Cần hình thành các vùng chăn nuôi lợn an toàn dịch bênh, đảm bảo an toàn sinh học. Nguy cơ dịch bệnh nhất là ASF vẫn đe dọa thường xuyên, rất cần sớm có “Kế hoạch quốc gia phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025” do Chính phủ ban hành.

    Cần tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín do doanh nghiệp giữ vai trò chủ lực gắn với chăn nuôi trang trại và nông hộ. Khuyến khích các mô hình sản xuất lớn, đầu tư công nghệ cao. Hệ thống giết mổ, chế biến, kho bảo quản sản phẩm đối với ngành lợn đang còn rất nhiều manh mún, lạc hậu, cần có cơ chế, chính sách phù hợp mới tạo được đột phá. Hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ thịt lợn cũng cần tổ chức lại và có sự kiểm soát. Hệ thống trung gian hiện nay cũng cần được kiểm soát và tổ chức lại gắn với các chuỗi của doanh nghiệp. Ngành lợn muốn phát triển bển vững cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữu người chăn nuôi, người giết mổ chế biến, người cung ứng và người tiêu dùng, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

    Ngành lợn phải phát triển theo Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Trước mắt cần thực hiện quyết liệt và đồng bộ các văn bản chỉ đạo tái đàn, tăng đàn và chung tay, đồng lòng xuông giá lợn và lợn thịt (kể cả thịt lợn nhập khẩu).

    Chân thành cảm ơn TS Đoàn Xuân Trúc về cuộc trò chuyện này.
    Trần Ngân thực hiện
    --- Gộp bài viết, 05/06/2020, Bài cũ: 05/06/2020 ---
    Thôi xong rồi, EU tung gói kích thích 1.500 tỷ $. Kinh vãi! VNI đang trên đường băng băng về 1.000 điểm. DBC từ 5x sẽ lên 8x thôi =D>=D>
    https://24hmoney.vn/news/eu-tung-go...tml?utm_source=24hmoneyapp&utm_campaign=share
  8. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.658
  9. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Không đơn giản đâu nhé! Lơ mơ là bị lỗ như chơi! :(:(
    Nhiều doanh nghiệp đang “nghe ngóng” việc nhập khẩu heo sống

    16:30 ngày 05/06/2020

    VOV.VN - Các doanh nghiệp đang tìm hiểu thủ tục, tìm hiểu đối tác, tính toán chi phí vận chuyển, cách ly heo 30 ngày và các rủi ro khác.
    Trước tình hình nguồn thịt heo trong nước hạn chế, Bộ NN&PTNT cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu heo sống. Hiện nay, trong cả nước đã có 7 doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu heo sống. Riêng TP HCM - nơi tiêu thụ lượng thịt heo khá lớn lại chưa có doanh nghiệp nào đăng ký nhập khẩu heo sống.

    Mỗi ngày, TP HCM tiêu thụ gần 10.000 con heo hơi và hơn 70% trong số đó nhập từ các tỉnh, thành khác. Hiện nay, Bộ NN&PTNT cho phép doanh nghiệp nhập khẩu heo sống từ các nước Thái Lan, Lào, Camphuchia, nhưng ở thành phố chưa có doanh nghiệp nào đăng ký nhập khẩu.

    Một số doanh nghiệp ở TP HCM cho biết, đang tìm hiểu thủ tục nhập khẩu, tìm hiểu đối tác và phải tính toán rất kỹ vì chi phí vận chuyển, cách ly heo 30 ngày sau khi nhập về Việt Nam sẽ gia tăng giá thành thịt heo cùng với nhiều rủi ro khác.

    [​IMG]
    Người tiêu dùng mua thịt heo tại Cửa hàng VISSAN ở đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh, TP HCM.
    Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN), đơn vị chiếm thị phần lớn ở TP HCM về thịt heo tươi sống và chế biến cũng đang tìm hiểu các thủ tục, chưa quyết định nhập khẩu heo sống. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết nếu có doanh nghiệp nào khác nhập heo sống về thì đơn vị này sẵn sàng thu mua và tiêu thụ.

    Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc VISSAN cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc cho nhập heo sống là cần thiết, góp phần tăng thêm nguồn cung và giảm giá thịt heo. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ lâu dài vẫn là ngành nông nghiệp nên đẩy mạnh việc tái đàn.

    “Vấn đề phức tạp và khó nhất là việc heo sống nhập khẩu về Việt Nam phải cách ly 30 ngày. Trong khi đó nuôi heo phải thực hiện cách ly chuồng trại, đảm bảo yêu cầu, cơ sở vật chất phải đầy đủ và đáp ứng các điều kiện về phòng chống dịch bệnh, dịch tễ… Những điều này rất quan trọng vì hiện nay bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại và các rủi ro khác”, ông An lưu ý
  10. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Giá thịt lợn cao ngất ngưởng, người dân "bấm bụng", tiểu thương "kêu trời"
    Ban Thời sự - 10:35 AM 05/06/2020
    VTV.vn - Hiện nay, dù giá lợn hơi giảm nhưng vẫn ở mức cao, chưa đủ sức tác động đến thị trường bán lẻ thịt lợn.
    Thịt lợn "ế" siêu thị tràn ngập chợ mạng với giá bán siêu rẻ
    Nhóm lợi ích nào đã đẩy giá thịt lợn chỉ rẻ trên tivi?
    Giá thịt lợn "phi mã", tiểu thương nói gì?
    Những ngày qua, giá lợn hơi đang có xu hướng giảm ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt tại khu vực miền Trung và miền Nam. Khu vực miền Trung và các tỉnh miền Nam giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg, hiện ở mức 91.000 - 93.000 đồng/kg. Thủ phủ chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước là Đồng Nai hiện giao dịch mức 95.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với ngày trước đó. Miền Bắc vẫn là nơi đang có mặt bằng giá lợn hơi cao nhất cả nước, phổ biến từ 95.000 - 98.000 đồng/kg.

    Ghi nhận tại khu vực bán thịt lợn chợ Thành Công (Hà Nội), bên cạnh một vài quầy bày bán thịt lợn, một số quầy trống, tiểu thương nghỉ, không bán. Khách đến mua thịt lác đác và cũng chỉ mua vài lạng thịt.

    [​IMG]
    Giá lợn cao khiến sức mua giảm. (Ảnh minh họa: TTXVN)

    Một số tiểu thương cho biết, giá thịt lợn hiện ở mức cao, khoảng 180.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại. Giá lợn cao khiến sức mua giảm, điều này đồng nghĩa với việc lượng thịt các tiểu thương nhập về cũng giảm.

    Tại chợ Trung Hòa - Nhân Chính, giá thịt lợn giao động ở mức 170.000 đồng - 180.000 đồng/kg. Cụ thể, thịt thăn có giá 180.000 đồng/kg. Thịt lợn mông có giá 160.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 180.000 đồng và sườn cũng ở mức 180.000 đồng/kg. Giá thịt lợn cao khiến sức mua giảm một nửa.

    Tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam, nơi được coi là chợ đầu mối chuyên bán lợn hơi lớn nhất miền Bắc, cũng như các tiểu thương bán thịt ở chợ truyền thống, các tiểu thương ở đây cho biết giá lợn quá cao, khó mua, cũng khó bán.

    [​IMG]
    Để giảm giá thịt lợn, Bộ NN&PTNT phải bổ sung nguồn cung thịt lợn thiếu hụt thông qua việc tái đàn, nhập khẩu thịt lợn. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư

    Như vậy, trước mắt người tiêu dùng vẫn phải tạm thời chấp nhận giá thịt lợn cao. Bộ NN&PTNT cũng đang nỗ lực hạ nhiệt giá thịt lợn với nhiều giải pháp như: thúc đẩy tái đàn, tăng đàn lợn, đưa ra cho người tiêu dùng thêm lựa chọn với thịt lợn nhập khẩu. Thậm chí, lần đầu tiên Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu lợn sống nhằm làm giảm áp lực nguồn cung trong nước.

    Việc đồng ý cho nhập khẩu lợn sống về giết mổ tại Việt Nam nhằm hạ giá thịt lợn hơi trong nước là lần đầu tiên được triển khai để kịp thời bù đắp nguồn cung trong nước đang bị thiếu hụt. Tuy nhiên dự kiến phải giữa tháng 6 sẽ có những lô lợn sống về đến Việt Nam và đến giữa tháng 7 sẽ đưa ra thị trường. Xung quanh chủ trương này, các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước ủng hộ nhưng cũng còn không ít băn khoăn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này