DBC - Cả tây và ta sắp dừng bán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinhan512, 31/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6018 người đang online, trong đó có 661 thành viên. 17:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1200616 lượt đọc và 9948 bài trả lời
  1. nostock

    nostock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2008
    Đã được thích:
    7.985
    Chuẩn quá bạn :)
  2. kenkean

    kenkean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    194
    Chốt lời luôn đúng, có điều vào các mã khác thì rất ít mã ngon được bằng DBC.
    Chốt lời cũng giúp tăng thanh khoản, tạo cơ hội cho người khác và DBC lên được bền vững hơn.
    Các bác chốt lời rồi lại là cầu tiềm năng, chim lợn cũng là chuyện bình thường, đừng nặng lời với nhau làm gì cho mệt.
    hoan678hocchoichung_sg thích bài này.
  3. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Cái vấn đề mấu chốt ở đây là heo giống thôi, đã đắt còn hiếm thì ai mua được. Mà mua được thì giá cao, đến khi xuất chuồng thì có đảm bảo bán có lãi không, chưa tính hao hụt đàn heo do dịch bệnh ASF vẫn còn và có khả năng bùng phát trở lại. Do đó, các DN chăn nuôi neo qui mô lớn như CP, DABACO...đang nắm trong tay "bảo bối" là heo nái và heo giống. Cho nên cuộc chơi bây giờ chỉ diễn ra giữa các ông lớn này mà thôi. Cái thị phần 65% trong tay người chăn nuôi nhỏ lẻ là xưa rồi, cần thống kê lại. Hết năm nay chắc các ông lớn đã nắm hơn 50% thị phần heo rồi. Và còn tăng nữa trong những năm tới.
    _CE thích bài này.
  4. hocchoichung_sg

    hocchoichung_sg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2018
    Đã được thích:
    2.032
    Chuẩn rồi, đụng cái chửi bới thì làm được gì.
    minhquan1012 thích bài này.
  5. timhoaca01

    timhoaca01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Đã được thích:
    2.526
    sao mài ngâu như bò vậy mài, bán rồi ttì câm cái mỏ lại, lải nhải được cái éo gì . ị ra rồi bóc ăn lại thấy ko biết mắc cở ah, hay mất hết thần kinh xấu hổ rồi à, mài bán mài mua, lời lổ kệ tía mài chứ ai nói gì mài, đứng có ị vào bát rồi bóc ăn lại thấy ko biết mắc cở ah. tao nắm từ 23k tới giờ thì sao. dốt như bò
    nostock thích bài này.
  6. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Thăng Bình (Quảng Nam) khó tái đàn heo
    GIANG BIÊN | 08/06/2020 12:47
    Thăng Bình là địa phương có số lượng heo tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi dẫn đầu toàn tỉnh. Hiện chỉ có 4 xã được công bố hết dịch, 10 xã, thị trấn đã kiểm tra lập hồ sơ trình tỉnh kiểm tra để công bố hết dịch theo quy định. Các xã còn lại, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn xảy ra rải rác. Điều đáng nói thời điểm này, một số địa phương đã công bố hết dịch, song việc tái đàn vẫn rất khó.
    [​IMG]
    Gia đình bà Huỳnh Thị Trà vừa mua 5 con heo để tái đàn với giá khá cao. Ảnh: G.B
    Khoảng 9 tháng trước, hơn 1 tấn heo của gia đình bà Huỳnh Thị Trà (thôn Đồng Thanh Sơn, xã Bình Định Nam) phải tiêu hủy toàn bộ do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Số tiền hỗ trợ heo mắc bệnh khoảng 30 triệu đồng, gia đình bà Trà đã nhận để trang trải các chi phí đầu tư chăn nuôi trước đó. Do lo ngại dịch tái phát, từ đó đến nay chuồng trại của gia đình bà Trà vẫn để trống, thi thoảng bà rải vôi bột và tự mua thuốc phun tiêu độc khử trùng. Đầu tháng 6 này, bà Trà quyết định bỏ gần 15 triệu đồng mua 9 con heo để đầu tư chăn nuôi. Trong đó 4 con heo nái, mỗi con được mua với giá 2,2 triệu đồng; còn lại heo con với giá 1,2 triệu đồng/con. Đánh liều tái đàn heo chứ bà Trà vẫn lo.

    “Lo sợ chứ, bao nhiêu tiền cả gia đình tôi đã đầu tư để tái đàn. Mong sao dịch không tái phát để lấy vốn và kiếm ít lãi. Nói thiệt sau bệnh dịch tả lợn châu Phi, chuồng heo nhà ai cũng trống, chẳng ai muốn nuôi lại. Bây giờ muốn nuôi thì giá heo con lại quá đắt” - bà Trà nói.

    Tại xã Bình Định Nam, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra vào ngày 11.7.2019 kéo dài đến tháng 9 cùng năm. Tổng số heo tiêu hủy do mắc bệnh đến 2.068 con, với tổng trọng lượng 171 tấn. Địa phương đã hỗ trợ chi trả cho người dân hơn 5 tỷ đồng. Ngày 16.3.2020 vừa qua, Bình Định Nam là một trong 4 địa phương được huyện Thăng Bình công bố hết bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tính từ thời điểm công bố hết dịch đến nay đã gần 3 tháng, vậy nhưng số lượng heo tái đàn không nhiều.

    Theo ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Bình Định Nam, tái đàn bây giờ là việc khó với nhiều người chăn nuôi. Bởi nguồn giống heo hiện tại không có, nếu có thì rất ít và không đủ chuẩn. Số ít hộ đang tái đàn thì chỉ là giống heo tạp được mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, thời gian vừa qua, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân, thu nhập thấp hoặc ít nên người dân không có tiền để mua heo tái đàn.

    “Qua theo dõi và khảo sát thời gian gần đây, hiện tổng đàn heo của địa phương chỉ còn hơn 200 con. Trong thời gian qua, địa phương cũng đã tuyên truyền trên hệ thống sóng phát thanh và tuyên truyền miệng đến từng hộ về phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường, hướng dẫn quy trình nuôi heo an toàn sinh học cho các hộ để khuyến khích tái đàn. Song việc tái đàn heo của người dân vẫn còn rất thấp”.

    Hiện nay, toàn huyện Thăng Bình chỉ còn khoảng 20 nghìn con heo các loại. Với đà này, nguy cơ thiếu hụt heo thịt thời gian đến rất lớn. Theo ông Bùi Thanh Việt - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình, các xã còn bệnh dịch tả lợn châu Phi thì chưa bàn tới, song các địa phương đã công bố hết dịch vẫn chưa dám tái đàn.

    Ông Việt cho biết, trung tâm đã gửi đi các thông báo, hướng dẫn của các cấp về việc tái đàn. Đối với hộ chăn nuôi, muốn tái đàn cần phải báo cáo với chính quyền địa phương, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về vệ sinh chuồng trại, đảm bảo môi trường. Song hiện nay, các hộ chăn nuôi vẫn rất e dè khi tái đàn, một phần là do con giống mua giá quá cao, trong khi đời sống kinh tế của người dân vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh Covid-19
  7. timhoaca01

    timhoaca01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Đã được thích:
    2.526
    tao làm dc tiền ấy, chứ cái thứ bán rồi đi chim lợn rồi vô lại rồi còn vô pic mà ko biết mắc cở thì bó tay. con dog la nó còn bỏ chạy, mài còn hơn con dog
    Binhminhseden thích bài này.
    Binhminhseden đã loan bài này
  8. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    [​IMG]
    Hiếm như lợn con
    Đức Anh
    2 giờ trước
    TP - Từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát từ đầu năm 2019 đến tháng 8/2019, lợn giống hiện nay khan hiếm, giá bị đẩy lên nhiều lần. Các ông lớn ngành chăn nuôi không bán ra rộng rãi cho nông dân như trước đây.[​IMG]© Tiền Phong Tiền Phong Thương lái bán lợn giống tại Cẩm Khê, Phú Thọ nói rằng, lợn giống đang hiếm, không thể giảm giá Ảnh: Ðức Anh 1
    Liên hệ với đơn vị có trại giống tại Thái Bình (được quảng cáo có hệ thống trang trại thành viên liên kết theo mô hình chuỗi, trại giống có kiểm soát dịch bệnh, nguồn gốc phả hệ các thế hệ đời giống), lãnh đạo công ty cho biết, giá lợn giống (trung bình từ 7-10kg/con) có hàng nhưng giá cao. Giống lợn cao sản có nguồn gốc từ Đan Mạch có giá 3,6 triệu đồng/con; lợn Móng Cái, lợn hương có giá từ 3,1 - 3,2 triệu đồng/con; lợn mẹ trắng, lợn áp siêu thương phẩm có giá trung bình từ 2,2-2,9 triệu đồng/con. Có những giống lợn hương, lợn siêu thương phẩm phải đặt trước, thanh toán trước ít nhất 50% mới có hàng.

    Chính bởi giá lợn giống trong các trại giống cao chót vót nên nhiều người chăn nuôi thường rỉ tai nhau tìm đến các thương lái chuyên đi gom đàn lẻ từ trong dân (về bán lợn giống) để mua về nuôi. Những lợn này thường có giá vừa phải nhưng nguồn gốc không rõ ràng hoặc lai qua nhiều đời. Theo chỉ dẫn, trong vai một người cần mùa giống để tái đàn, phóng viên tìm đến xã Tuy Lộc (Cẩm Khê, Phú Thọ), nơi có nhiều lái lợn nổi tiếng. Sau quá trình liên lạc, được chỉ dẫn, phóng viên tìm đến một chủ trại lợn tên Chung. Nói là trại lợn nhưng khu vực chăn nuôi lợn giống này nằm cùng khu sinh hoạt của gia đình có diện tích chừng hơn trăm mét vuông. Bước đến cổng nhà có 4- 5 sọt lợn bày la liệt ở sân với khoảng 40 con lợn con.

    Thò tay vào sọt, Chung dốc ngược một con nâng ra quảng cáo, số lợn này mới bắt về sáng sớm này, hằng ngày, mấy anh em đi mua gom từ trong dân ở khu vực rồi về trộn bán. Trung bình mỗi ngày bán được hơn trăm lợn giống. Nhiều người từ các vùng nuôi lợn nổi tiếng như Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam), Hưng Yên, Thái Bình cũng tìm đến đây để mua lợn giống. “Lợn này không trường thân, lông mượt, đẹp bằng lợn trại nhưng nhanh, khỏe, thả cám vào là ăn ngay. Cam kết lợn không ốm, không để lâu. Nếu anh bắt nhiều giá là 2,2 triệu đồng/con. Anh mua lợn trại chuẩn giá không dưới 3,5 triệu. Và nguồn gốc lợn, sức khỏe, sức ăn chưa chắc đảm bảo bằng lợn này”, Chung nói. Chung nói rằng, số lợn trong chuồng và mới bắt về buổi sáng đã có người đặt và sẽ chuyển đi sớm. Nếu muốn bắt lợn cũng phải đặt trước. Riêng về giá thì không thể thấp hơn, để làm ăn lâu dài, sẽ miễn phí vận chuyển cho người mua.

    Cùng đến nhà Chung với chúng tôi, có một số nông dân đến xem và mua giống. Một người cho biết, đang muốn mua vài con về gây giống nhưng đang phân vân vì giá cao.

    Theo khảo sát của phóng viên, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như Dabaco, C.P Việt Nam hay các HTX chăn nuôi lớn hiện nay hầu như không bán giống ra ngoài mà ưu tiên tự nuôi thông qua hệ thống liên kết.
  9. hocchoichung_sg

    hocchoichung_sg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2018
    Đã được thích:
    2.032
    <:-P
  10. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.596
    Vẫn là vấn đề muôn thuở chưa có lối ra!
    Khan hiếm heo giống, nông dân khó tái đàn

    Cập nhật ngày: 07/06/2020 - 15:23
    BTNO - Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh được khống chế, không còn phát sinh ổ dịch mới, 9/9 huyện, thị xã và thành phố đã công bố hết dịch. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để người chăn nuôi heo tái đàn. Tuy nhiên, hiện nay giá heo giống tăng quá cao, nguồn cung lại khan hiếm khiến nhiều người dân gặp khó trong việc tái đàn.

    Giá heo giống tăng gấp hai, ba lần
    Đến đầu năm 2020, tình hình dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh cơ bản được khống chế và kiểm soát tốt, nhiều địa phương công bố hết dịch, nhưng công tác tái đàn gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn cung, đẩy giá heo giống tăng gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với trước khi có dịch.

    [​IMG]
    Đàn heo của gia đình ông Võ Tấn Đạt trước khi xuất bán, đón giá heo tăng cao.

    Sau khi đàn heo hơn 30 con của gia đình bị tiêu hủy vì dịch tả heo Châu Phi, ông Võ Tấn Đạt (ngụ tại khu phố Bình Nguyên 2, phường Gia Bình, thị xã Trảng Bàng) đã phải tận dụng số chuồng nuôi heo bỏ trống này để chuyển đổi sang nuôi vịt xiêm. Mặc dù được chăm sóc tốt, vịt nhanh lớn nhưng giá bán không cao nên sau gần 3 tháng nuôi, gần 200 con vịt xiêm chỉ mang về cho gia đình chưa được 10 triệu đồng.

    Sau khi địa phương công bố hết dịch, ông Đạt quyết định vệ sinh lại chuồng trại và tìm mua heo giống về tái đàn. Tuy nhiên, sau khi thăm dò nhiều nơi, ông không khỏi bất ngờ bởi giá heo giống tăng quá cao, tăng gấp hai, ba lần so với lúc trước khi có dịch, trong khi do mới trải qua đợt dịch nên ông Đạt không đủ tiền chọn con giống tốt.

    Từ đó, ông Đạt quyết định đầu tư mua hơn 60 con heo lai với giá trên 100 triệu đồng về nuôi tạm. Sau hơn 5 tháng chăn nuôi, nhờ giá heo hơi tăng cao nên vừa qua, sau khi xuất bán toàn bộ số heo này, ông Đạt thu về được gần 500 triệu đồng.

    Tuy vậy, theo ông Đạt, nếu dùng toàn bộ số tiền vừa bán heo vừa qua để mua heo giống chất lượng tốt của các trang trại lớn thì lại chẳng được mấy con, bởi hiện tại giá heo con giống đang rất cao, ở mức 180.000 đồng đến hơn 200.000 đồng/kg, nhưng nguồn này giờ cũng rất khó tìm vì trong đợt dịch vừa qua, rất nhiều hộ có heo bệnh buộc phải tiêu hủy.

    Trong khi đó, một số trang trại lớn không xuất bán heo con làm giống mà chỉ bán heo hậu bị từ 80-100 kg/con, với mức giá heo hơi cao hơn thị trường ít nhất 3 triệu đồng/tạ, nếu tính theo thời giá hiện tại, mỗi con heo mua về làm giống, người chăn nuôi phải bỏ ra không dưới 13 triệu đồng.

    Cũng giống như ông Đạt, trong đợt dịch tả heo Châu Phi năm 2019 vừa qua, hơn 20 con heo của gia đình ông Đỗ Thanh Sơn, cùng ngụ khu phố Bình Nguyên 2, phường Gia Bình, thị xã Trảng Bàng bị tiêu hủy toàn bộ.

    Sau một thời gian dài treo chuồng do dịch bệnh, đến nay ông Sơn cũng đã cố gắng gây đàn trở lại, tuy mới chỉ được hai con, trọng lượng khoảng 30 – 40 kg. Ông Sơn cho biết, hai con heo ông đang gây nuôi là của người bà con bên Bình Dương cho, còn hiện tại nguồn heo giống xung quanh địa phương gần như chẳng còn.

    Theo ông Sơn, trước đó, ông đã đi dò la nhiều nơi tìm mua heo giống về tái đàn nhưng gần như không có, heo nuôi trong dân thì không còn, nếu có cũng chỉ một số ít là heo lai nhưng giá cao ngất ngưỡng; còn heo trong trại lớn thì họ không bán heo nhỏ, mà chỉ bán heo đủ tạ, với số tiền lớn khiến người nuôi muốn tái đàn cũng không dễ.

    [​IMG]
    Anh Nguyễn Văn Huy tái dàn heo sau dịch.

    Anh Nguyễn Văn Huy, người chăn nuôi heo tại ấp Bình Trung, xã Bình Minh, TP.Tây Ninh cho biết, từ sau Tết Nguyên đán 2020 đến nay, giá heo hơi liên tục duy trì ở mức cao, có lúc lên đến 10 triệu đồng/tạ, nên nhiều người dân đổ xô tìm heo giống về tái đàn.

    Trong khi đó, do bị thiệt hại trong đợt dịch tả heo Châu Phi năm 2019, nên nguồn cung heo giống trong các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là rất ít. Bản thân anh cũng đang loay hoay tìm nguồn heo lấp vào khoảng hơn 15 chuồng còn trống. Anh Huy cho biết, hiện tại nhu cầu tái đàn heo là rất cao, mỗi ngày anh nhận được không dưới 5 cuộc gọi nhờ tìm heo con, nhiều người thậm chí còn nói, chỉ cần có heo, không cần biết là heo lai hay heo giống gì cũng bắt nhưng cũng chẳng có.

    Bên cạnh việc nhiều người dân đổ xô tái đàn, đón làn sóng giá heo hơi tăng cao, thì việc giá heo giống quá cao cũng là nỗi lo của người nuôi. Một người chăn nuôi heo ở ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu cho biết, nếu mức giá heo hơi duy trì quanh mức từ 7 triệu đồng/tạ trở lên thì người chăn nuôi hiện nay mới có lãi, vì hiện tại để có được một con heo giống khoảng 15kg, người nuôi phải bỏ ra gần 4 triệu đồng, cộng với các loại chi phí, thức ăn chăn nuôi, và nhất là chi phí vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại phải tốn gấn ba, bốn lần so với trước đây.

    Thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cũng tăng

    Thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2020 đến nay, gia heo liên tục tăng cao. Bên cạnh giá heo hơi tăng do nhu cầu tái đàn lớn, một số mặt hàng “ăn theo” cũng được đà tăng giá, góp phần đẩy giá thịt heo tăng cao, gây khó khăn cho người tiêu dùng.

    Theo anh Nguyễn Thanh Liêm, nhân viên thú y tại xã Ninh Điền, huyện Châu Thành hiện giá thuốc thú y tại các cửa hàng lớn đã bắt đầu tăng, một số loại chỉ tăng nhẹ từ 10 – 20% nhưng cũng có một vài loại tăng gấp đôi, nhất là các loại thuốc sát trùng.

    Anh P. người chăn nuôi tại ấp Thanh Trung, xã Thanh Điền, huyện Châu Thanh chia sẻ, cách nay khoảng 1 tuần, anh đến một cửa hàng thuốc thú y tại phường 2, TP.Tây Ninh để mua 10 bịch thuốc sát trùng hiệu VIRKON’S của Công ty TNHH Bayer Việt Nam thì bất ngờ được chủ tiệm thuốc thông báo với mức giá 25.000/bịch 10g, cao hơn trước đây đến 15.000 đồng. Bên cạnh đó các loại thuốc điều trị một số bệnh khác cũng tăng từ 5.000 đến 10.000 đồng/chai loại 100ml.

    Còn theo anh Nguyễn Văn Huy, từ nhiều tháng nay, giá cám thức ăn chăn nuôi cũng được đà tăng theo giá heo. Cụ thể, giá cám viên của một thương hiệu Hà Lan được anh tin dùng nhiều năm qua, hiện có mức tăng đến 10% so với trước đây. Khiến anh hết sức băn khoăn, với mức giá heo giống cao như hiện nay, cộng với việc tăng giá của các loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi sẽ đẩy người chăn nuôi vào thế khó khăn nếu chính phủ quyết định điều tiết giá heo xuống dưới 70.000/đồng/kg.
    [​IMG]
    Giá thịt heo bị đẩy lên cao do thiếu nguồn cung.

    Theo một đại lý thức ăn chăn nuôi, việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi được các công ty sản xuất lý giải là do thiếu nguồn cung nguyên liệu. Tuy nhiên, lấy nguyên nhân này để tăng giá bán là chưa thuyết phục, bởi ai cũng biết, trong đợt dịch tả heo Châu Phi vừa qua, tổng đàn heo không chỉ của Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới suy giảm nghiêm trọng, trong khi nguồn cung những loại nguyên liệu như gạo, cám, bắp... đều ổn định. Việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi là điều khó chấp nhận. Tuy vậy, là một khâu trung gian, nên các đại lý cũng không thể nào không tăng giá để bảo đảm lợi nhuận kinh doanh.

    Việc tái đàn, tăng đàn heo là việc làm hết sức cần thiết hiện nay nhằm kéo giảm và tiến tới bình ổn thị trường thịt heo. Tuy nhiên, với việc giá heo giống bị đẩy lên cao, cộng với nhiều mặt hàng ăn theo cũng được đà tăng giá, người chăn nuôi cần hết sức thận trọng, bình tĩnh, không nên nóng vội khi tái đàn.

    Bên cạnh đó, theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thời gian gần đây, dịch tả heo Châu Phi tiếp tục xảy ra tại một số địa phương, hiện dịch bệnh này đã tái phát tại 155 xã, phường, thị trấn của 20 tỉnh, thành phố, số heo buộc phải tiêu hủy lên đến gần 4.000 con.

    Nguy cơ dịch tả heo Châu Phi tiếp tục tái phát và lây lan trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt là trong điều kiện tái đàn, tăng đàn heo ngày càng tăng nhanh như hiện nay. Người chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và đăng ký với chính quyền địa phương để nhận được sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong phòng ngừa dịch bệnh
    .
    Minh Dương
    Binhminhseden thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này