DBC - Cả tây và ta sắp dừng bán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinhan512, 31/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7163 người đang online, trong đó có 834 thành viên. 12:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1200610 lượt đọc và 9948 bài trả lời
  1. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.595
    Bài viết của báo Tây Ninh Online đã khái quát được hầu hết những khó khăn hiện tại của người dân khi muốn tái đàn heo:
    1. Con giống quá đắt và hiếm. Giá gấp 3-4 lần so với năm trước nhưng vẫn không có để mua
    2. Giá thức ăn chăn nuôi cũng lên theo giá heo, tăng bình quân 20%
    3. Giá thuốc thú y cũng tăng mạnh
    4. Dịch bệnh heo Châu Phi vẫn chưa có vacxin phòng bệnh và có thể bùng phát bất cứ lúc nào
    5. Vốn để chăn nuôi trong dân đã cạn do vừa dính dịch heo Châu Phi vừa dịch Covid 19 ở người.
    6. Giá đầu ra không đảm bảo vì hiện tại giá cao, nhưng chính phủ chỉ đạo kéo giá heo xuống 70.000đ/kg thì đến khi xuất chuồng giá sẽ như thế nào, nếu xuống theo chỉ đạo thật thì cũng chỉ hòa vốn hoặc cũng có thể lỗ.
    7. Tâm lý người dân còn rất e dè do vừa trải qua đợt dịch heo Châu Phi làm thiệt hại quá lớn
  2. hoangminh68

    hoangminh68 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/04/2014
    Đã được thích:
    3.652
    Mình thấy pic này a e đều rất vip bác ko nên chửi nhau làm ảnh hưởng văn hóa pic. A e đều ngập mồm rồi, về đưa vợ con đi ăn uống vui chơi đi, thời gian đâu chửi nhau với mấy thằng như vậy. Bác sợ nó dùng nước bọt làm giảm giá dbc ah
    _CE, mtam137hocchoichung_sg thích bài này.
  3. Francevip

    Francevip Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2019
    Đã được thích:
    1.493
    Nay dòng tiền lan tỏa sang mã khác vì cả thị trường đều lên, nếu k DBC đã CE rồi
    qhi, _CEhoan678 thích bài này.
  4. manucian369

    manucian369 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    741
    Ngu đ như b ít ng lắm :-?:-?:-?
  5. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.595
    Người chăn nuôi gặp khó khăn trong việc tái đàn
    8 Tháng Sáu, 2020

    Mặc dù dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn thị xã Ayun Pa đã được công bố hết dịch từ tháng 1/2020,nhưng đến thời điểm hiện tại, do giá heo giống tăng cao cùng với việc e ngại dịch bệnh quay trở lại là một trong những nguyên nhân mà người chăn nuôi chưa mạnh dạn tái đàn.

    [​IMG]

    Với hệ thống chuồng trại kiên cố, nhưng thời điểm này năm 2019 hơn 300 con heo thịt và heo nái của gia đình ông Phạm Văn Thái, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa đều bị chết vì dịch tả heo Châu Phi, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, mặc dù giá heo hơi đang ở mức cao, nhưng ông Thái vẫn chưa dám tái đàn, chuồng trại được tận dụng để nuôi gà.

    Ông Phạm Văn Thái, hộ chăn nuôi phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa nói: “Giá heo con giờ vẫn còn cao quá, mình vẫn sợ dịch bệnh còn ảnh hưởng, vốn liếng thì không có, từ từ nay mai cũng sẽ tái đàn mà tái đàn từ từ, chủ yếu là nuôi 5,6 con trở lại để gầy dần, chứ nuôi số lượng lớn thì không giám. Nuôi gà, trước mắt cũng tạm tạm đủ ngày công của mình là chính, mà nuôi gà thì rủi ro cũng rất cao, cao hơn nuôi heo rất nhiều”

    Từ sau dịch tả heo Châu Phi, gia đình chị Hoàng Thị Loan, hộ chăn nuôi phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa may mắn giữ lại được 2 con heo nái. Từ gần chục heo con mà heo nhà sinh sản, gia đình chị nuôi lấy thịt. Trong khi khả năng chuồng trại có thể nuôi nhiều hơn, nhưng chị không dám mở rộng chăn nuôi, vì giá heo giống quá cao.

    Chị Hoàng Thị Loan, hộ chăn nuôi phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa cũng cho biết: “Heo của nhà đợt dịch bệnh may mắn trời thương còn sống sót để lại nuôi rồi heo mẹ đẻ heo con tới giờ vẫn giữ lại. Heo giống không dám mua vì đắt đỏ, đi kiếm khó khăn với lại dễ rủi ro khi tái đàn nên không dám mua.”

    Toàn thị xã Ayunpa có 150 hộ chăn nuôi heo, nhưng hiện tại số hộ tái đàn chỉ đạt 25%; phần lớn các hộ chăn nuôi vẫn còn tâm lý e ngại việc tái đàn, sợ gặp rủi ro trong chăn nuôi. Để đảm bảo cho việc tái đàn, các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành nhiều biện pháp như tiêu độc khử trùng chuồng trại, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh.

    Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Ayun Pa cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến các hộ chăn nuôi vấn đề tái đàn theo đúng quy định, tổ chức tháng vệ sinh khử trùng tiêu độc đến các hộ chăn nuôi, trang trại và việc này chúng tôi cũng đã thực hiện trong tháng 3. Về con giống, chúng tôi cũng đã khuyến cáo bà con nhập nguồn giống có xuất xứ rõ ràng và được các cơ quan chức năng thẩm định bao gồm công ty CP, huyện Ia Pa, trại giống tại huyện Đăk Bơ, và một trại giống tại Biển Hồ, thành phố Pleiku để bà con chủ động và đồng thời chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các chuồng trại, hộ chăn nuôi.”

    Bên cạnh việc giá heo giống tăng cao, thì 90% các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị xã Ayun Pa là những nông hộ chăn nuôi tự phát quy mô nhỏ, lẻ chưa được kiểm soát chặt chẽ nên vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm như hệ thống chuồng trại, trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn; đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc tái đàn trong thời điểm này chưa nhiều
  6. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.595
    Thủ phủ chăn nuôi mà còn như vầy thì giá heo còn cao dài dài!
    Người dân “thủ phủ” chăn nuôi lợn gặp khó khi tái đàn
    Thứ Sáu, 05/06/2020, 14:55:25
    NDĐT - Sau khi hết dịch tả lợn châu Phi, cùng với các tỉnh, thành trong cả nước, tại tỉnh Đồng Nai, địa phương được xem là “thủ phủ” chăn nuôi lợn của cả nước, người dân đang nỗ lực để tái đàn. Thế nhưng, người chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, trong khi giá con giống và thức ăn tăng cao.



    [​IMG]
    Người chăn nuôi ở Đồng Nai gặp khó khi tái đàn lợn.





    Dịch tả lợn châu Phi xảy ra năm 2019 đã khiến gần như toàn bộ lợn của gia đình ông Bùi Văn Kết, ở xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ phải tiêu hủy do nhiễm bệnh. Sau khi dịch bệnh được khống chế, gia đình ông Kết đã vay mượn tiền để đầu tư sửa chữa chuồng trại, mua con giống tái đàn trở lại. Tuy nhiên, hiện gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. “Nuôi lợn là nghề truyền thống giúp gia đình duy trì cuộc sống hơn 20 năm qua nên dù khó khăn vẫn phải đeo bám. Bây giờ hết dịch, gia đình vay thêm vốn đầu tư sửa chuồng trại, mua con giống để nuôi tiếp, nhưng do thiếu vốn chỉ nuôi được 40 con”, ông Kết chia sẻ.

    Sau gần một năm ngưng chăn nuôi, bỏ trống chuồng trại vì dịch bệnh, khoảng ba tháng qua, nông dân ở Đồng Nai đã bắt đầu tái đàn lợn. Tuy nhiên, thời điểm này người chăn nuôi đối mặt với rất nhiều khó khăn vì giá mỗi con lợn giống lên đến hơn 3,3 triệu đồng, đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Ngoài ra, các chi phí đầu vào cũng tăng mạnh, trong khi người chăn nuôi nhỏ lẻ đa phần đã cạn vốn. “Từ lúc xảy ra dịch bệnh đến nay tôi phải ngưng chăn nuôi, gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng, thu nhập chẳng đáng là bao. Giờ tái đàn lợn nhưng rất thiếu vốn. Do đó, mong muốn được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để đầu tư con giống, mua thức ăn”, ông Phạm Văn Mật, ở xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ cho biết.

    Tương tự, ông Phạm Đức Hiệp, ở xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất cho rằng: Khó khăn nhất hiện nay là nguồn vốn. Bởi lẽ, để tái đàn lợn cần vốn để đầu tư sửa chữa trang trại đáp ứng tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn sinh học, mua con giống và nguồn thức ăn. Trong khi đó, giá con giống đang ở mức rất cao, để mua được là điều không hề đơn giản, còn nguồn thức ăn cũng đang tăng.

    Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh cho biết, dịch tả lợn châu Phi xảy ra vào năm 2019 đã khiến đàn lợn ở Đồng Nai, địa phương được xem là “thủ phủ” chăn nuôi lợn của cả nước bị giảm sâu. Trong đó, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn là những người bị thiệt hại nặng nề nhất, phải tiêu hủy đến hàng trăm nghìn con lợn. Hiện nay, việc tái đàn lợn chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp, trang trại lớn. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nếu muốn phát triển thì cần những giải pháp đồng bộ. “Chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, qua đợt dịch các hộ nhỏ lẻ bị thiệt hại nặng nhất. Do vậy, hiện nay chúng tôi chỉ khuyến khích các hộ chăn nuôi liên kết, thành lập các tổ hợp tác. Trên cơ sở đó, xây dựng một trang trại quy mô lớn, bảo đảm vấn đề an toàn sinh học. Có như vậy, người dân mới có thể duy trì cuộc sống, tiếp tục phát huy nghề chăn nuôi lợn ở địa phương”, ông Huỳnh Thành Vinh nói.

    Đồng Nai đang đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2020 tổng đàn lợn sẽ đạt mức 2,5 triệu con, bằng với trước thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Để mục tiêu này trở thành hiện thực, các ngành chức năng cần tiếp tục hỗ trợ người chăn nuôi, trong đó việc khai thông các chính sách, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi được cho là một trong những biện pháp cấp bách nhất hiện nay.

    Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, không chỉ tại Đồng Nai, hiện người chăn nuôi nhỏ lẻ trong cả nước đang đối mặt nhiều khó khăn khi tái đàn lợn. Nhà nước đang đẩy nhanh việc chi tiền hỗ trợ cho những người dân có lợn tiêu hủy vì dịch, đồng thời triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ. Trong đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại cho người chăn nuôi lợn vay với giá ưu đãi, bảo đảm được chu kỳ chăn nuôi của con lợn, kể cả lợn nái và lợn thịt
  7. Se7enPm

    Se7enPm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2017
    Đã được thích:
    1.594
    Ae nào cầm từ 1x-2x thành quả quá ngọt ngào rồi. Cổ nào rồi cug đến đỉnh. Có ng lãi 10-20% đã chốt. Chỉ có ng thực sự tìm hiểu mới có thể cầm cả đoạn vừa rồi. Nên những ông chim lợn nào k có ăn thì cug đừng lo cho ae đag cầm bởi ai cug lãi 100-150% rồi. Đừng khóc thuê tốn nước bọt nhé. Ps/ nay e bán hết lãi 140%. Chúc ae vui vẻ
  8. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.595
    Khó khăn tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi
    Chủ nhật, 07/06/2020 - 09:13'
    (BLC) - Sau thời gian bị ảnh hưởng do dịch tả lợn Châu Phi, hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Lai Châu đang nỗ lực tái đàn lợn. Tuy nhiên, việc tái đàn gặp rất nhiều khó khăn do nguồn cung con giống khan hiếm, giá lại cao trong khi đó nguồn vốn hạn hẹp... là những rào cản khiến người chăn nuôi chưa khôi phục được sản xuất.
    Trong năm 2019, dịch tả lợn châu Phi khiến 49 hộ ở 18 bản, tổ dân phố ở các phường: Quyết Tiến, Quyết Thắng, Đông Phong và xã San Thàng bị ảnh hưởng. Với tổng trọng lượng lợn phải tiêu hủy 29.885kg (trong đó: 57 lợn nái, 1 đực giống, 495 lợn thịt và lợn con). Vì vậy, sau khi tỉnh công bố hết dịch cấp ủy, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động các chủ trang trại, hộ chăn nuôi tái đàn, tăng đàn lợn nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên hiện nay việc tái đàn lợn trong các trang trại nuôi quy mô lớn trên 100 con tương đối ổn định, đa số đều nhập 100% con giống tại các công ty, hơn nữa do thực hiện chăn nuôi theo quy trình khép kín nên không bị ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Điển hình như trang trai nuôi lợn của Công ty TNHH một thành viên Khánh Hòa hiện có hơn 2.300 con; trang trại nuôi lợn của gia đình anh Mai Đình Đồng (bản Cắng Đắng, xã San Thàng) với 150 con lợn nái, gần 700 con lợn thịt… Riêng đối với các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ (trên địa bàn thành phố có 81 hộ chăn nuôi quy mô từ 20 con lợn trở lên) thì nhiều hộ gặp khó khăn trong công tác tái đàn do nguồn con giống khan hiếm, giá lợn giống tăng cao. Một số cơ sở không bị dịch bệnh giữ lợn giống để nuôi thương phẩm vì vậy hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua được con giống.

    Cùng cán bộ Phòng Kinh tế thành phố xuống thăm gia đình ông Quách Tiến Thơn (tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu) - một trong những hộ thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi. Thời điểm này vào những năm trước 16 chuồng trại của gia đình đầy ắp lợn với số lượng gần 200 con, vậy mà giờ đây chuồng bỏ trống, đàn lợn đếm trên đầu ngón tay. Ông Thơn ngậm ngùi chia sẻ: “Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu trông chờ vào đàn lợn nhưng cuối tháng 9/2019 do dịch tả lợn Châu Phi nên đàn lợn (5 tấn) của gia đình bị tiêu hủy, bao nhiêu công sức, vốn liếng coi như mất trắng. May mắn nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước gần 70 triệu đồng nên trước tết gia đình tìm mua 9 con lợn nái để tái đàn chứ thời điểm này mà mua lợn giống rất khó mà giá thành lại cao cộng với tâm lý lo sợ dịch có thể tái phát nên gia đình chỉ dám đầu tư nuôi thăm dò. Hiện tại, một số con lợn nái đã đẻ được 3 đàn với 27 con, hy vọng đàn lợn sẽ sinh trưởng, phát triển tốt để nhân giống”.

    Cũng giống như gia đình ông Thơn, gia đình anh Phan Văn Minh (tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu) gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái đàn lợn. Nhìn trang trại đầu tư hơn 1 tỷ đồng vậy mà trong chuồng chỉ có 4 con lợn nái, 20 con lợn con, còn lại để trắng chuồng, anh Minh không khỏi xót xa trong khi hàng tháng anh vẫn phải trả lãi ngân hàng. Chia sẻ với chúng tôi, anh Minh tâm sự: “Khó khăn lớn nhất với gia đình hiện nay không có vốn đầu tư, trong khi đó con giống đắt và khan hiếm. Hiện nay, lợn giống ngoại siêu nạc tầm 8kg có giá từ 3,3 - 3,4 triệu đồng/con; lợn lai có giá khoảng 2,7 triệu đồng/con; lợn giống nội (lợn đen địa phương) có giá từ 1,6 - 1,8 triệu đồng/con 5kg. Giá lợn giống đắt nhưng cũng không sẵn con giống để mua. Vì vậy, gia đình không dám mạo hiểm mua lợn giống với số lượng lớn để đầu tư tái đàn mà giờ chỉ tập trung chăm sóc 4 con lợn nái để nhân giống. Trước mắt, tôi chủ yếu sử dụng con giống do lợn nái của gia đình đẻ ra. Hy vọng thời gian tới dịch bệnh sẽ không xảy ra, bà con yên tâm tái đàn”.

    [​IMG]

    Anh Bùi Trọng Tới ở bản Lò Suối Tùng (xã San Thàng, thành phố Lai Châu) chăm sóc đàn lợn.

    Việc tái đàn lợn không chỉ khó khăn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mà các cơ sở chăn nuôi tập trung cũng không tránh khỏi. Có mặt tại trang trại chăn nuôi lợn tập trung của gia đình anh Bùi Trọng Tới ở bản Lò Suối Tùng (xã San Thàng), qua quan sát của chúng tôi, hệ thống chuồng nuôi, khu xử lý nước thải, hệ thống biogas được đầu tư kiên cố. Để phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn, mỗi con lợn đều có thẻ, mã riêng, thực hiện tốt các quy định chăn nuôi an toàn sinh học. Nhờ vậy, trong năm 2019 đàn lợn phát triển tốt không bị ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, tháng 11/2019 gia đình xuất 150 con lợn, thu lãi hơn 900 triệu đồng.

    Anh Tới tâm sự: “Hiện tại trang trại của gia đình có 135 con, 100% con giống nhập từ Tập đoàn Hòa Phát, với quyết tâm nuôi kín chuồng, gia đình gọi điện đặt thêm 100 con lợn giống ở Tập đoàn Hòa Phát nhưng cũng chưa có, trong khi giá thành lại cao khoảng 3,2 triệu đồng/con tầm 7kg. Dù giá lợn giống đắt gấp 2 - 3 lần so với thời điểm trước dịch nhưng theo tính toán của gia đình với giá lợn hơi như hiện nay người chăn nuôi vẫn có lãi”.

    Theo báo cáo của Phòng Kinh tế thành phố, tính đến tháng 5/2020, tổng đàn lợn của thành phố đạt 12.708 con, mục tiêu đến cuối năm 2020 đạt 19.163 con. Trong điều kiện người chăn nuôi đang đối mặt với nhiều khó khăn: giá lợn giống tăng cao, không có vốn đầu tư tái sản xuất, bệnh dịch tả lợn Châu Phi có hiện tượng tái phát trở lại ở một số tỉnh, thành phố khiến cho người chăn nuôi có tâm lý dè chừng khi tái đàn. Để đạt được mục tiêu này, Phòng Kinh tế thành phố phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương khuyến khích, hướng dẫn các hộ chăn nuôi tái đàn và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường nắm bắt các dịch bệnh tại cơ sở, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi như: tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng, nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán động vật và các sản phẩm động vật trái phép, không rõ nguồn gốc vào địa bàn. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần có chính sách ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, khuyến khích người dân chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, sang chăn nuôi tập trung từng bước thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững
  9. gdsanhdieu

    gdsanhdieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    770
    phim con heo sẽ được chiếu cả năm 2020-2021 nhé... yên tâm là núst
    nostock thích bài này.
  10. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.595
    Chọn thực phẩm trong cơn “bão giá”
    11:06 | 08/06/2020
    |
    Nhiều tháng qua, giá lợn hơi liên tục tăng "phi mã", khiến giá thịt lợn thương phẩm tới tay người tiêu dùng có giá cao (từ 160 - 200 nghìn đồng/kg). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, giữa “bão giá” thịt lợn,
    Nhiều tháng qua, giá lợn hơi liên tục tăng "phi mã", khiến giá thịt lợn thương phẩm tới tay người tiêu dùng có giá cao (từ 160 - 200 nghìn đồng/kg). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, giữa “bão giá” thịt lợn, nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sử dụng các loại thực phẩm thay thế như thịt gia cầm, thủy sản, thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Đây được coi là giải pháp cần thiết giảm sức ép cho nguồn cung thịt lợn trong nước, tránh tình trạng găm hàng, đẩy giá mặt hàng này tiếp tục lên cao.

    Khi thịt lợn tăng "phi mã"...

    Khoảng 2 tuần gần đây, giá lợn hơi tăng "phi mã" ở cả 3 miền trong cả nước, có ngày chạm mức kỷ lục vượt ngưỡng 100 nghìn đồng/kg. Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và các địa phương trong tỉnh cho thấy, giá thịt lợn thương phẩm giữ ở mức 160 - 180 nghìn đồng/kg, thậm chí có ngày lên tới 200 nghìn đồng/kg.



    [​IMG]
    Giá thịt lợn tăng cao khiến cả tiểu thương và người tiêu dùng "méo mặt". Ảnh: Thế Hùng



    Giá thịt lợn tăng chóng mặt khiến người tiêu dùng “dè dặt” hơn trong việc lựa chọn, sử dụng thịt lợn trong bữa cơm gia đình. Xách làn đi chợ sớm để chuẩn bị bữa cơm trưa, sau khi tham khảo giá ở 2 hàng thịt lợn, chị Nguyễn Thùy Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên quyết định chọn mua thịt vịt.

    Chị Linh chia sẻ, mặc dù tăng cao, nhưng với giá từ 90 - 100 nghìn đồng/kg thịt lợn thương phẩm như trước kia, có thể mỗi lần đi chợ chị mua 1 - 2 kg thịt lợn, xương..., song khi thịt lợn tăng giá, nhích dần ở mức 120 - 130 nghìn đồng/kg, số lượng mua giảm dần. Đến nay chạm ngưỡng 180 nghìn đồng/kg, cùng với thời tiết nắng nóng kéo dài nhiều ngày nay, chị chuyển hướng sang sử dụng thịt vịt, cá để thay thế, vừa giúp giảm chi phí, vừa thay đổi khẩu vị cho cả gia đình.

    Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Hoa, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên cho rằng, tuy thịt lợn chế biến được nhiều món ăn và dễ ăn, nhưng giá cả “leo thang” nên với mức lương hưu ít ỏi của bà, việc hạn chế sử dụng thịt lợn và lựa chọn các loại thực phẩm khác thay thế là điều cần thiết.

    Theo chia sẻ của chị Khổng Thị Hường, tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Cầu, xã Cao Phong, huyện Sông Lô, do giá thịt lợn tăng cao nên việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, bởi người dân ăn ít hơn; trong khi đó, đi chợ mà ế từ 2 kg thịt lợn là coi như không có lãi.

    Cũng theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Quân - chồng chị Hường, việc mua lợn hơi về thịt cũng khó hơn vì nguồn hàng trong dân khan hiếm hơn trước, nhiều hộ mới tái đàn trở lại sau dịch bệnh nên lợn chưa đến tuổi xuất bán. Thịt lợn giá cao, vừa khó mua, khó bán, khiến nhiều tiểu thương kinh doanh mặt hàng này "méo mặt".

    Còn đối với người tiêu dùng, trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã khiến nhiều người mất việc làm, thu nhập giảm trong khi giá thịt lợn tăng kéo theo chi phí hàng ngày tăng, khiến cuộc sống càng khó khăn hơn.

    ... khuyến khích lựa chọn thực phẩm thay thế

    Được biết, đến nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh còn hơn 400 nghìn con với hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi quy mô từ 30 con trở lên. Sở dĩ giá thịt lợn liên tục tăng cao là do phần lớn các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, chưa áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình cung ứng thịt lợn đến tay người tiêu dùng qua nhiều khâu trung gian, mất nhiều chi phí; dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ năm 2019 khiến tổng đàn lợn giảm mạnh, trong khi việc tái đàn cần thời gian cũng như gặp khó khăn do giá các vật tư đầu vào chăn nuôi tăng, dịch bệnh vẫn dễ tái phát...; mặc dù Chính phủ, ngành Nông nghiệp đã có các giải pháp nhằm kiểm soát, bình ổn giá giá, song giá thịt lợn hơi tại nhiều tỉnh thành vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".



    [​IMG]
    Mặt hàng gà thịt được tiêu thụ mạnh thay thế thịt lợn. Ảnh: Thế Hùng



    Trong khi giá thịt lợn tăng kỷ lục thì giá các loại thịt bò, gia cầm, thủy hải sản giữ ở mức ổn định, thậm chí giá gia cầm, hải sản giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19... giúp người tiêu dùng dễ dàng chuyển đổi việc chọn mua thực phẩm hơn.

    Theo phân tích của các ngành chức năng, mặc dù các siêu thị đẩy mạnh việc nhập khẩu các mặt hàng thịt lợn đông lạnh, song dễ rủi ro về giá do Trung Quốc cũng đang tăng mạnh lượng thịt nhập khẩu, bù đắp sản lượng cung ứng thiếu hụt trong nước; việc tái đàn cần thời gian dài để khôi phục ngành chăn nuôi sau dịch bệnh; nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi cao... bởi vậy, việc vận động người dân chuyển đổi sang dùng các thực phẩm khác thay thế thịt lợn là giải pháp hữu hiệu, cần thiết và lâu dài.

    Mới đây, UBND tỉnh đã có công văn về việc tập trung phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và giải pháp kiểm soát, giảm giá thịt lợn. Trong đó, tỉnh chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, đẩy giá thịt lợn lên cao và các cơ quan báo chí, thông tấn của tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng chuyển đổi cơ cấu tiêu dùng thực phẩm như tăng sử dụng thực phẩm từ gia cầm, thủy sản là những sản phẩm có nguồn cung lớn, chất lượng tốt, giá phù hợp.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này