DBC - Hành trình mới (P2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguoixudong79, 02/02/2024.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2484 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 745041 lượt đọc và 2686 bài trả lời
  1. Sunset07

    Sunset07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2021
    Đã được thích:
    6.751
    thôi dù sao tôi cũng quá lời
    nhưng cụ xem lại cách cụ hỏi coi...
    thiệt đọc thấy rất là muốn cơm dâng tới miệng mới chịu...
    Với những câu hỏi đó... cụ tìm tài liệu, thông tin đều có hết. Rất rõ ràng tỉ mỉ...
    MagaKing thích bài này.
  2. nguoixudong79

    nguoixudong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2020
    Đã được thích:
    15.796
    Đọc cách hành văn là hiểu ai muốn gì. Cầu thị hay châm chọc. Bỏ qua đi cụ. Tôi cũng ko rep mấy comment kiểu như này.
    MinhTriet0301Sunset07 thích bài này.
  3. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    Nhà máy vacxin nó sản xuất rồi đó, chơi 3 loại vacxin luôn toàn hàng hot, nhanh thì quý 2 có doanh thu, chậm nhất thì quý 3.
    vhoctd, MagaKing, Sunset071 người khác thích bài này.
  4. Sunset07

    Sunset07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2021
    Đã được thích:
    6.751
    e thấy cụ ấy cmt cũng là " nông dân nên hiểu khó khăn của chăn nuôi" mới nói dài ra đó ;))
  5. Sunset07

    Sunset07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2021
    Đã được thích:
    6.751
    tôi tl cụ để cụ biết là mọi thông tin rất rõ ràng.. tại cụ k tìm hiểu thôi
    Cục Thú Y hiện đang rà soát, trình bộ BNN&PTNT quyết định bổ sung dịch tả lợn châu Phi vào danh sách những bệnh phải phòng ngừa bắt buộc bằng vaccine.
    Đây sẽ là căn cứ để các địa phương có kế hoạch sắp xếp nguồn kinh phí cho việc sử dụng vaccine phòng dịch bệnh này cho đàn lợn thịt, nhằm ngăn chặn dịch tả lây lan.
  6. Gatini

    Gatini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2020
    Đã được thích:
    6.328
    Vậy thì bạn phải tìm hiểu sự khác biệt giữa hàng của DBC và 2 công ty đi trước là gì đi đã rồi hãy tính những chuyện khác sau :))
    TitChMinhTriet0301 thích bài này.
  7. TitCh

    TitCh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2021
    Đã được thích:
    62
  8. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.547
    Đây bác nhé ! Bác đọc và tự suy ngẫm xem tại sao nhé !
    https://tuoitre.vn/da-co-vac-xin-tai-sao-dich-benh-o-heo-van-bung-phat-20231128230159061.htm

    Đã có vắc xin, tại sao dịch bệnh ở heo vẫn bùng phát?

    Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin thương mại dịch tả heo châu Phi (ASF) đầu tiên trên thế giới và đưa vào sử dụng đại trà. Thế nhưng vì sao những tháng gần đây, dịch tả heo châu Phi bùng phát nhiều nơi ở Việt Nam?
    .....
    ....
    Ông Long cũng cho biết từ tháng 7-2023, Bộ NN&PTNT đã có văn bản cho phép sử dụng vắc xin dịch tả heo châu Phi trên phạm vi toàn quốc, đến nay đạt khoảng 500.000 liều vắc xin, nhưng số lượng sử dụng như vậy còn hạn chế trong bối cảnh dịch bệnh.

    Nguyên nhân do một số địa phương, chủ nuôi heo chưa thực sự quan tâm, còn tâm lý e ngại chưa tiêm vắc xin cho đàn heo.

    Theo báo cáo của các doanh nghiệp và địa phương, số lượng vắc xin dịch tả heo châu Phi cung ứng, sử dụng sau khi bộ cho phép sử dụng từ tháng 7 đến nay là 1,68 triệu liều tại hơn 40 tỉnh, thành phố.

    Nhiều nông dân và doanh nghiệp chưa tin vắc xin
    Chăn nuôi quy mô lớn với mỗi tháng xuất bán 500 - 1.000 con heo hơi nên ông Nguyễn Hữu Thắng, chủ trại heo Hoa Phượng (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), cho biết đang chịu áp lực lớn với tình hình dịch bệnh. Tuy vậy, ông vẫn chưa chọn tiêm vắc xin dịch tả heo châu Phi cho đàn heo.

    "Dù được doanh nghiệp bán vắc xin, hiệp hội tư vấn và vận động tiêm vắc xin nhưng đến giờ tôi vẫn chưa có niềm tin. Nếu vắc xin hiệu quả thì sao dịch lại bùng phát nhiều vậy? Với giá mỗi liều vắc xin trên dưới 30.000 đồng (chỉ bằng nửa kg heo hơi), nhiều người nuôi sẵn sàng chi tiền mua vắc xin, nhưng cái chính là tính hiệu quả đến đâu, phải nhìn vào thực tế mới dám áp dụng", ông Thắng giải thích.

    Ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, xác nhận tình trạng dịch tả heo châu Phi xảy ra tại Đồng Nai đang diễn biến khá phức tạp khi nhiều hộ dân cho đến các doanh nghiệp chăn nuôi đều có heo nhiễm bệnh với những quy mô khác nhau.

    Theo ông Đoán, khoảng ba tháng trở lại đây dịch bệnh bùng phát ở nhiều khu vực với tốc độ lây lan nhanh, nhiều người dân không kịp trở tay nên lỗ chồng lỗ.

    "Giá heo hơi bán ra hiện phổ biến từ 46.000 - 51.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 55.000 - 58.000 đồng/kg, trường hợp hộ nuôi có heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi có thể lên 60.000 - 65.000 đồng/kg, thậm chí người nuôi gần như mất trắng nếu dịch lan rộng", ông Đoán tính toán.

    Theo ông Đoán, khó khăn hiện nay là dịch bệnh bùng phát nhưng nhiều người nuôi, thậm chí cả doanh nghiệp vẫn có tâm lý không dám tiêm vắc xin phòng chống loại bệnh này cho đàn heo.

    "Dù được ngành nông nghiệp cho lưu hành sau nhiều lần khảo nghiệm nhưng hiện nhiều người nuôi chưa tin tưởng vào sự hiệu quả của vắc xin, thậm chí có tâm lý lo ngại việc tiêm vắc xin không những giúp heo không nhiễm bệnh, mà còn khiến heo chết nhanh hơn", ông Đoán thông tin thêm.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia trong lĩnh vực thú y phía Nam cho rằng với việc Bộ NN&PTNT cho vắc xin dịch tả heo châu Phi lưu hành sau nhiều lần khảo nghiệm, đồng nghĩa việc vắc xin phải ít nhiều mang lại hiệu quả phòng bệnh.

    Tuy nhiên, vấn đề là tiêm như thế nào, thời gian tiêm, tiêm cho những loại heo nào... để tránh phản tác dụng, mang đến hiệu quả cao thì nhiều người nuôi lại chưa rõ. Điều này dẫn đến tâm lý không tin tưởng vào vắc xin, lo sợ tiền mất tật mang.

    Kiến nghị tiêm vắc xin bắt buộc
    Ông Trần Xuân Hạnh, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Navetco, cho biết tháng 7-2023 vắc xin dịch tả heo châu Phi đã được chính thức cho phép sử dụng trên diện rộng. Tuy nhiên thời gian triển khai tiêm phòng vừa qua cho thấy vẫn gặp khó khăn bởi người dân còn e dè.

    Bên cạnh đó, người chăn nuôi vẫn còn tư tưởng khi có bệnh mới tiêm, còn khi có dấu hiệu có bệnh mới tiêm thì không cẩn thận lại bị đổ do tiêm vắc xin. Ngay cả nhiều lãnh đạo địa phương chưa quyết liệt, còn e dè khi tiếp cận vắc xin mới.
    Ông Nguyễn Văn Long cho hay cuối tháng 7-2023, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc xem xét chỉ đạo sử dụng vắc xin dịch tả heo châu Phi để phòng chống dịch bệnh ASF.

    "Để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh phát tán phức tạp và phòng bệnh ASF hiệu quả thì cần phải áp dụng nghiêm ngặt, tuân thủ triệt để quy trình an toàn sinh học khu vực chăn nuôi, định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng. Vắc xin ASF là một trong các biện pháp phòng bệnh ASF rất quan trọng, cần được sử dụng đúng và cần được kết hợp song hành với các biện pháp nêu trên. Việc triển khai tiêm phòng vắc xin ASF cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất", ông Long nói.

    Theo ông Long, để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh phát tán phức tạp và phòng bệnh dịch tả heo châu Phi, các địa phương cần thực hiện nghiêm các nội dung công điện số 1097 ngày 16-11-2023 của Thủ tướng về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi.

    Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu phát triển vắc xin thế hệ mới để có thể sớm nhất có vắc xin dịch tả heo châu Phi sử dụng trên đàn heo ở các lứa tuổi khác như heo nái, heo đực giống.
  9. taichinh2020

    taichinh2020 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2021
    Đã được thích:
    178
    sắp bị BAF đuổi kịp rồi
  10. Chim0Hot

    Chim0Hot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    1.016
    Nay lái nghỉ ăn lines hay sao mà vol thấp dữ.
    Quynn thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này