DBC - Hành trình mới (P3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Gatini, 16/04/2024.

6202 người đang online, trong đó có 632 thành viên. 17:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 1):
  2. messi10
Chủ đề này đã có 848383 lượt đọc và 2410 bài trả lời
  1. lehoala

    lehoala Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    3.457
    cứ bán này ở đâu theo đó hihi
    ditruocmotbuoc thích bài này.
  2. MrCEO

    MrCEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2013
    Đã được thích:
    1.116
    [​IMG]
    Giá lợn hơi trung quốc tăng phi mã. Tới đây giá lợn hơi việt nam cũng sẽ tăng theo. Khi tới mùa tiêu thụ lớn trong năm trong khi nguồn cung hạn chế.
    https://zhujia.zhuwang.cc/
    Binh Yen, theheF0ditruocmotbuoc thích bài này.
  3. MrCEO

    MrCEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2013
    Đã được thích:
    1.116
    Đồng Nai trước cuộc đại di dời cơ sở chăn nuôi: [Bài 1] Vì môi trường và hài hòa kinh tế

    Chỉ còn khoảng 4 tháng nữa, hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi của tỉnh phải di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi nhưng mọi công tác vẫn còn ngổn ngang.


    Tỉ lệ di dời, ngưng chăn nuôi còn thấp
    Ngày 30/7/2021, HĐND tỉnh Đồng Nai ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND buộc hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi phải di dời hoặc ngưng chăn nuôi. Nghị quyết nhằm xử lý triệt để những trang trại gây ô nhiễm môi trường.

    [​IMG]
    Hiện, hơn 50% cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai đã ngưng tái đàn hoặc di dời sang khu vực khác theo đúng quy định. Ảnh: Lê Bình.

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, đến thời điểm hiện tại có 1.549 cơ sở đã di dời, ngưng chăn nuôi, đạt tỷ lệ 51,53% so với lộ trình đến 31/12/2024. Trong đó, có 1.541 cơ sở ngừng chăn nuôi, 8 cơ sở di dời.

    Các huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Long Thành, Xuân Lộc có tỉ lệ di dời trang trại còn rất chậm. Thậm chí, huyện Long Thành mới di dời và ngưng chăn nuôi các cơ sở đạt hơn 20%.

    Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, lý do tỷ lệ di dời trang trại đến nay còn thấp là do một số trang trại trước đây xây dựng trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi.

    Tuy nhiên, sau khi bỏ quy hoạch chăn nuôi theo Luật Quy hoạch và cập nhật quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất, dân cư còn thưa thớt dẫn đến quy định nhiều khu vực không được phép chăn nuôi chưa phù hợp với thực tế, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

    “Đa số hộ chăn nuôi thuộc diện di dời, ngưng chăn nuôi là cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ, số lượng vật nuôi ít, tận dụng diện tích để chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập. Do đó, việc thực hiện vận động ngưng chăn nuôi hoặc di dời gặp khó khăn do hầu hết các cơ sở đều thiếu nguồn vốn để mua đất, đầu tư cơ sở hạ tầng mới”, ông Trần Lâm Sinh cho hay.

    [​IMG]
    Phần lớn các trang trại thuộc diện ngưng chăn nuôi đều sử dụng những công nghệ xử lý nước thải, chất thải không còn phù hợp, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Bình.

    Tới thời điểm hiện tại, chưa có cơ sở chăn nuôi nào nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ chính sách di dời do chủ yếu là các cơ sở ngưng chăn nuôi. Còn đối với các cơ sở di dời, chủ yếu di dời từ khu dân cư vào các khu vườn rẫy xa khu dân cư để tiếp tục chăn nuôi theo quy mô nông hộ không đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định.

    Mới đây, Tỉnh ủy Đồng Nai đã thành lập 10 đoàn kiểm tra thực tế việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, quyết định di dời hoặc ngưng chăn nuôi của UBND tỉnh đối với các cơ sở chăn nuôi.

    Sở TN-MT, UBND các huyện và thành phố Long Khánh tiếp tục tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với gần 10.000 cơ sở chăn nuôi theo kế hoạch của UBND tỉnh.

    Theo ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, việc kiểm tra nhằm xử lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi. Qua đó, có các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước các sông suối.

    Tổng đàn lợn của Đồng Nai khoảng 2,08 triệu con tại 1.019 trang trại. Chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 10% tổng đàn với khoảng 6.300 hộ. Tổng đàn gà khoảng 22,4 triệu con được nuôi tại 338 trang trại. Các loại vật nuôi khác như trâu, bò khoảng 110.000 con, dê khoảng 190.000 con, vịt, ngan, ngỗng khoảng 3,3 triệu con, chim cút khoảng 8 triệu con.

    Còn nhiều khó khăn, tâm tư

    Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thẳng thắn chia sẻ, đây là một trong những quyết định rất khó khăn của tỉnh trong vấn đề nông nghiệp.

    Cuộc “đại di dời” này chắc chắn ảnh hưởng đến nhiều người dân nhưng không thể không làm. Nguyên nhân là do các trang trại chăn nuôi với nhiều công nghệ lạc hậu đã và đang tác động trực tiếp đến môi trường, dân sinh, sức khỏe và tình hình kinh tế nói chung.

    “Đồng Nai không đánh đổi kinh tế bằng mọi cách. Kinh tế trang trại phát triển phải hòa hòa lợi ích với những mảng kinh tế khác. Thời gian qua, hầu hết các trang trại chăn nuôi thời gian dài đã ảnh hưởng đến môi trường, thu hút đầu tư và dân sinh. Điều này được người dân và các nhà đầu tư than phiền rất nhiều, không cách nào khác, chúng ta buộc phải mạnh tay và buộc ngành chăn nuôi phải thay đổi”, ông Võ Văn Phi chia sẻ.

    [​IMG]
    Nhiều cơ sở chăn nuôi không nằm trong khu dân cư và đảm bảo về môi trường đang mong muốn được kéo dài thời hạn di dời trang trại để ổn định kinh tế. Ảnh: Lê Bình.

    Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, trong quá trình thực hiện việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.

    Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, đa số các hộ chăn nuôi thuộc diện di dời, ngưng chăn nuôi có quy mô nông hộ nên việc di dời gặp khó khăn do thiếu nguồn lực để đầu tư tại địa điểm mới. Một số trang trại vay vốn ngân hàng để đầu tư nhưng đến nay chưa thu hồi đủ vốn. Hơn nữa, đa số lao động tại các cơ sở chăn nuôi đều lớn tuổi, do đó chuyển đổi nghề nghiệp gặp khó khăn...

    “Chúng tôi ủng hộ chủ trương của UBND tỉnh Đồng Nai về việc di dời hoặc chấm dứt chăn nuôi với những trang trại vi phạm ô nhiễm, không chịu thay đổi hoặc nằm trong khu dân cư. Tuy nhiên, với các trang trại đang đáp ứng được các tiêu chí về môi trường, phòng chống dịch tốt và ở xa các khu dân cư thì nên xem xét nới rộng thời gian di dời cơ sở chăn nuôi phù hợp”, ông Công mong mỏi.

    Từ khoảng 6 tháng nay, trang trại nuôi lợn rộng 20.000 m2 của bà Lê Ngọc Phi Loan (ngụ xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) chỉ còn nuôi công suất khoảng 1/3 so với trước đây. Hơn 20 năm nuôi lợn, đây là năm đầu tiên mà trang trại lợn của bà Loan phải “treo chuồng” như vậy. Bởi, trang trại của bà Loan thuộc diện phải di dời theo Nghị quyết của UBND tỉnh Đồng Nai.

    Đợt dịch tả lợn Châu Phi hồi năm 2019 khiến trang trại của bà Loan phải vay ngân hàng hơn 6 tỷ đồng để tái đầu tư công nghệ, con giống để chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay bà Loan vẫn chưa thu hồi đủ vốn để trả nợ cho ngân hàng.

    Bà Loan kiến nghị: “Nếu được, chúng tôi rất mong muốn cho kéo dài thêm một thời gian hoạt động. Trang trại của chúng tôi xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến môi trường, đóng thuế đầy đủ, đảm bảo an toàn dịch bệnh… mà vẫn phải ngưng kinh doanh thì thật sự không mấy hợp lý”.

    [​IMG]
    Trong suốt 20 năm làm nghề nuôi lợn, chưa khi nào bà Loan phải 'treo chuồng' như hiện nay. Ảnh: Lê Bình.

    Giống như bà Loan, hầu hết người chăn nuôi ở Đồng Nai đang trong tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ khi không dám tăng đàn trước cuộc ‘đại di dời’. Thế nhưng, mỗi ngày trôi qua, áp lực kinh tế để trả nợ ngân hàng là điều khiến họ… đứng ngồi không yên.

    Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đa số lao động tại các cơ sở chăn nuôi đã lớn tuổi, nguồn thu nhập chủ yếu là từ chăn nuôi. Do đó việc chuyển đổi sang nghề khác gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở chưa có định hướng nghề nghiệp mới.

    Một số cơ sở đã ngưng chăn nuôi theo quy định. Tuy nhiên khi tận dụng chuồng trại hiện có để sửa chữa, chuyển đổi mục đích sử dụng bị vướng các quy định khác như quy hoạch, xây dựng,… Về vấn đề này, ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, Sở đang cùng với các địa phương tiếp tục giới thiệu địa điểm chăn nuôi phù hợp với quy hoạch và các quy định pháp luật chuyên ngành khác.

    Ngoài ra, Sở NN-PTNT Đồng Nai cũng phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho các cơ sở chăn nuôi để có công ăn việc làm ổn định sau khi ngưng chăn nuôi.
    Binh Yen, messi10suti2017 thích bài này.
  4. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.779
    tâm lý đám đông : thấy tương lai tốt ra tin là khó mua, nhưng đỏ ko mua, chờ tin chính thức ra mới đua
  5. messi10

    messi10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    1.452
    Bác chấp gì chim lợn Bác, để họ tự do chia sẻ cho vui.
  6. messi10

    messi10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    1.452
    Bài này hay Bác, Bác tự viết hay copy mà ko thấy link?
    MrCEO thích bài này.
  7. MrCEO

    MrCEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2013
    Đã được thích:
    1.116
    Đây là bài viết đăng trên báo nông nghiệp online. Copy vào đây cho mọi người thấy được toàn cảnh những bât cập khi luật chăn nuôi hết hạn thực hiện ở thủ phủ chăn nuôi cả nước bác ạ. Series gồm 3 bài. Đây là link để mọi người cùng theo dõi.

    https://nongnghiep.vn/dong-nai-truo...vi-moi-truong-va-hai-hoa-kinh-te-d394551.html

    https://nongnghiep.vn/dong-nai-truo...-chan-nuoi-bai-2-lui-mot-tien-ba-d394552.html

    https://nongnghiep.vn/dong-nai-truo...bai-3-hoan-thien-nhung-manh-ghep-d394553.html
    hem thích bài này.
  8. MrCEO

    MrCEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2013
    Đã được thích:
    1.116
    Minh bạch kết quả tiêm vacxin ASF, kể cả trường hợp kết quả không mong muốn

    HẢI PHÒNG Cục Thú y đến từng hộ đã tiêm cái vacxin dịch tả lợn Châu Phi đánh giá kết quả, từ đó thông tin minh bạch, kể cả trường hợp kết quả không như mong muốn.

    Quảng Ninh triển khai tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi
    Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng tại Hải Phòng
    Tiêm vacxin vẫn là giải pháp quan trọng phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

    [​IMG]
    Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long kiểm tra tình hình dịch tả lợn Châu Phi tại thành phố Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

    Trước thông tin một số địa phương cho rằng gặp khó khăn trong việc tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi NAVET-ASFVAC do một số hướng dẫn chưa cụ thể, kiểm tra tình hình dịch bệnh tại Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, có đủ cơ sở pháp lý, đủ căn cứ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tiêm cho đàn lợn nuôi thịt.

    Cục trưởng Nguyễn Văn Long chỉ rõ, Thông tư số 07 của Bộ NN-PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, thứ nhất là với những cái bệnh đã có vacxin từ lâu, có nêu tên cụ thể, còn mục thứ 2 có nêu “với những vacxin mới, Cục Thú y tham mưu để Bộ NN-PTNT quyết định và chỉ đạo”.

    Trên cơ sở đó, khi có vacxin dịch tả lợn Châu Phi, Cục Thú y đã tham mưu và Bộ NN-PTNT đã có văn bản số 4870 ngày 20/7/2023, chỉ đạo, hướng dẫn rất rõ việc sử dụng vacxin dịch tả lợn Châu Phi tiêm cho đàn lợn thịt.

    Quá trình triển khai, để có cơ sở cho địa phương, tổ chức, người dân thực hiện, Cục Thú y đã tham mưu Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 văn bản rất quan trọng. Trong đó, đáng lưu ý là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phải tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho 80% đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.

    Đến nay, cả nước đã có hơn 40 tỉnh, thành tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn, tổng cộng hơn 4 triệu liều. Kết quả cho thấy, vacxin hiệu lực và an toàn, hiệu quả đạt 99,5%.

    “Chúng ta đã có đầy đủ cơ sở pháp lý và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt. Bộ NN-PTNT cũng đã có nhiều chỉ đạo rất cụ thể, đây là những căn cứ quan trọng để các địa phương triển khai các nhiệm vụ phòng chống dịch hiệu quả”, Cục trưởng Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.


    [​IMG]
    Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long chia sẻ về vacxin dịch tả lợn Châu Phi tại cuộc làm việc với UBND thành phố Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

    Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Văn Long, trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi xảy ra diện rộng, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT, Cục Thú y đã thành lập hơn 40 đoàn công tác đến từng tỉnh trọng điểm về dịch bệnh để cùng địa phương tổ chức triển khai chống dịch.

    Cục Thú y đã làm việc với các cơ quan truyền thông, đến từng hộ dân đã tiêm cái vacxin dịch tả lợn Châu Phi để đánh giá kết quả, từ đó thông tin công khai minh bạch, kể cả những trường hợp có kết quả không như mong muốn. Cùng với đó, Cục Thú y đã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ, bên cạnh việc chăn nuôi an toàn sinh học cũng cần phải tổ chức tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt.

    Để phát huy cái hiệu quả của vacxin dịch tả lợn Châu Phi, các địa phương, tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn cần lưu ý 3 điều.

    Đầu tiên, phải tiêm đúng thời điểm vì "vacxin tốt nhất là vacxin được tiêm sớm nhất". Thứ 2, tiêm đồng bộ, đồng loạt, không phải nay tiêm đàn này mai tiêm đàn kia, như thế sẽ không hiệu quả. Thứ 3, khi tiêm xong cần phải có biện pháp hướng dẫn người chăn nuôi quản lý đàn lợn tốt hơn, tránh phát sinh các vấn đề hoặc nếu có phát sinh có thể xử lý ngay.

    Ông Nguyễn Hữu Huân, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco cho biết, đơn vị đã được Bộ NN-PTNT cấp phép sản xuất vacxin NAVET-ASFVAC phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.

    Hiện tại, Navetco đang tiếp tục nghiên cứu vacxin trên đối tượng lợn nái và lợn đực giống để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch của người chăn nuôi. Navetco có đủ năng lực, điều kiện để sản xuất vacxin phục vụ các tỉnh, thành trong cả nước phòng chống dịch tả lợn Châu Phi và sẵn sàng đáp ứng khi các địa phương có nhu cầu.

    https://nongnghiep.vn/minh-bach-ket...uong-hop-ket-qua-khong-mong-muon-d395275.html
    messi10Truonggiang1234 thích bài này.
  9. MrCEO

    MrCEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2013
    Đã được thích:
    1.116
    Minh bạch để người dân thấy đc hiệu quả thực sự của vaccine do các cty sx phân phối. Đây là mấu chốt để người dân và các cty chăn nuôi có cơ sở lựa vaccine cho đàn heo của mình.

    Với khả năng bảo hộ vượt trội. DBC sẽ chiếm hoàn toàn ưu thế miếng bánh vaccine.

    Cả nhà lưu ý: Giá sẽ không rẻ !
  10. nguoixudong79

    nguoixudong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2020
    Đã được thích:
    15.038
    Đeo bám, chọc ngoáy không phải hành vi văn minh, ko phải hành vi của người có văn hóa.
    Nhiều ông chim từ năm ngoái đến năm nay. Cổ phiếu tăng gấp đôi rồi vẫn vác mặt vào đây được.
    Tất cả những gì họ nói bánh vẽ đang trở thành hiện thực.
    jun_jun, pndstock, HP_TA_20114 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này