DBC - P4: Hành trình lịch sử

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguoixudong79, 15/08/2024.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3650 người đang online, trong đó có 345 thành viên. 14:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 350786 lượt đọc và 1251 bài trả lời
  1. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.655
    Bác có thể đưa ra thông tin khái quát về hiệu quả của dự án vaccine tả lợn cho ACE tham khảo không à?

    Ai cũng biết là tốt (theo tình hình nhu cầu sử dụng thực tế), bác So cũng đã nói vaccine khi TM sẽ bán đắt hàng... nhưng chưa hình dung ra số cụ thể như nào. Khả năng cao cổ đông CL Mỹ mới là chìa khóa của key này, đặc biệt trong việc tạo dựng các liên kết xuất khẩu?
    Last edited: 18/08/2024
    MagaKingpndstock thích bài này.
  2. MrCEO

    MrCEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2013
    Đã được thích:
    1.397
    Hiệu quả vaccine cụ có thể tham khảo trong video này
    messi10ConKhiNho thích bài này.
  3. MrCEO

    MrCEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2013
    Đã được thích:
    1.397
    Hiệu quả vaccine cụ có thể tham khảo trong video này
  4. nguoixudong79

    nguoixudong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2020
    Đã được thích:
    15.939
    Ý cụ ấy hỏi hiệu quả kinh tế :)
    Cái này các cụ tự tham khảo theo các đvi sản xuất, kd vaccine trên thị trường thôi.
    Chỉ cung cấp cho các cụ là giá bán vaccine Dacovac sẽ đắt hơn hai đvi kia (do chỉ tiêm một liều thay vì hai liều như các đvi kia).
    Biên lợi nhuận cũng cao hơn nhiều so với ước tính của một số tổ chức (47_50%).
    Căn cứ công suất, nhu cầu thị trường và đặc tính của vaccine Asf (cung ko đủ cầu) các cụ tự có tính toán và kỳ vọng cho riêng mình.
    Tôi nói lại bảo bánh vẽ :))
    kabutrong, Binh Yen, pndstock6 người khác thích bài này.
  5. Sunset07

    Sunset07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2021
    Đã được thích:
    6.842
    ( Cho các bác muốn hiểu thêm về vacxin DTLCP 1 cách đầy đủ hơn)
    Vaccine dịch tả heo Châu Phi: Góc nhìn của nhà khoa học
    31/10/2022
    [​IMG]

    Hai tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hải (bên phải), Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa (bên trái), Viện Chăn nuôi tại hội thảo “Kiểm soát bệnh dịch tả heo châu phi: Góc nhìn khoa học và thực tiễn”
    Câu hỏi 1: Xu hướng công nghệ điều chế vaccine Dịch tả heo châu Phi (DTHCP) và kết quả?
    Vaccine chết (nguyên virus bị vô hoạt): không hiệu quả;
    Vaccine DNA/ protein tái tổ hợp: an toàn nhưng hiệu quả không cao;
    Vaccine sống nhược độc tự nhiên: hiệu quả tuỳ theo chủng, bảo hộ đồng chủng có thể đến 100% trong điều kiện thí nghiệm, không an toàn, dễ phục hồi độc lực;
    Vaccine sống nhược độc chủng xoá gen: hiệu quả tuỳ theo chủng, bảo hộ đồng chủng có thể đến 100% trong điều kiện thí nghiệm, an toàn chưa được đánh giá đầy đủ;
    Xu hướng sản xuất vaccine: sẽ dùng công nghệ gen (xóa gen làm giảm độc lực virus), chủ yếu tập trung vào kiểu gen (genotype) II;
    Nhìn chung, kết quả ghi nhận được chỉ nằm ở mức độ nghiên cứu Phòng thí nghiệm và vài khảo nghiệm nhỏ trên một số quần thể heo Châu Âu, Châu Á và heo rừng. Các nghiên cứu về vaccine chưa khẳng định được hiệu quả bảo hộ và an toàn trong điều kiện thực địa trên các đối tượng heo khác nhau, với các chủng virus khác nhau, tình trạng dịch tễ và miễn dịch khác nhau.
    Câu hỏi 2: Công nghệ sản xuất vaccine DTHCP của Việt Nam hiện tại?
    Có 3 nhà sản xuất vaccine là Navetco, Dabaco và Avac

    Navetco: tiếp nhận chủng giống ASFV-G-∆I177L từ Bộ Nông nghiệp Mỹ vào tháng 9/2020[1] do các nhà khoa học của Trung tâm Dịch bệnh Động vật Plum Island tạo ra và sử dụng tế bào sơ cấp[2] (tế bào bạch cầu đơn nhân – peripheral blood mononuclear cell, PBMC) được thu nhận trực tiếp từ heo để sản xuất vaccine có tên thương mại là NAVET-ASFVAC. Đây là vaccine công nghệ xóa gen, với chủng nguyên thuỷ là chủng ASFV độc lực cao phân lập từ ổ dịch Dịch tả heo châu Phi ở Georgia năm 2007, có tên gọi là ASFV Georgia 2007/1.
    Theo công ty Navetco, trong số các nguyên liệu đầu vào, có duy nhất môi trường nuôi cấy là phải nhập nước ngoài, còn lại các nguyên liệu khác hoàn toàn có thể chủ động ở trong nước. Bởi vaccine được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy tế bào, sử dụng tế bào sơ cấp từ heo nhà sạch bệnh, nên chỉ cần những trang trại đảm bảo an toàn sinh học tốt thì hoàn toàn có thể đảm bảo [3] (Được hiểu ngụ ý là đủ chuẩn để sản xuất tế bào sơ cấp).
    Dabaco: tiếp nhận việc chuyển giao từ Mỹ virus chủng ASF G-Delta I177L/Delta LVR và dòng tế bào thường trực PIPEC (Plum Island Porcine Epithelial Cells)[4],[5]. Tên thương mại được đặt là DACOVAC AC-ASF2. Đây cũng là vaccine công nghệ xóa gen với chủng nguyên thuỷ là chủng ASFV độc lực cao phân lập từ ổ dịch ASF ở Georgia năm 2007, có tên gọi là ASFV Georgia 2007/1. Cả 2 chủng ASF G-Delta I177L/Delta LVR và chủng ASFV-G-∆I177L đều có chung một nguồn gốc từ Trung tâm Dịch bệnh Động vật Plum Island). Khác với chủng ASFV-G-∆I177L, chủng ASF G-Delta I177L/Delta LVR, chủng virus này được xoá 2 gen (I177L và LVR) nhằm mục đích có thể nuôi cấy được chủng virus này trên môi trường tế bào dòng thường trực PIPEC (có thể nuôi cấy liên tục nhiều đời mà không cần phải sử dụng tế bào đại thực bào sơ cấp của heo).
    Avac: sản xuất vaccine phòng chống DTHCP có tên thương mại là AVAC ASF LIVE, sử dụng chủng virus DTHCP nhược độc ASFV-G-∆MGF, có nguồn gốc cũng từ chủng ASFV độc lực cao ASFV Georgia 2007/1, được loại bỏ 6 gen (MGF505-1R, MGF360-12L, MGF360-13L, MGF360-14L, MGF505-2R, và MGF505-3R). Đây là virus sống nhược độc, sản xuất trên môi trường tế bào[6].
    Như vậy cả 3 công ty Navetco, Dabaco và Avac đều sản xuất vaccine DTHCP theo công nghệ tế bào với 3 chủng virus ASF nhược độc khác nhau, nhưng đều có chung một nguồn gốc từ virus ASF thực địa độc lực cao ASFV Georgia 2007/1.
    Trước đó, theo thông tin từ Cục Thú y, Việt Nam đã gửi cho Mỹ 20 mẫu virus dịch tả lợn châu Phi được phân lập tại 17 tỉnh xuất hiện các ổ dịch và đề nghị phía Mỹ sử dụng các mẫu này để nghiên cứu phát triển vắc xin. Việt Nam cũng đề nghị Mỹ chuyển giao giống virus đã nghiên cứu thành công và cắt bỏ gen độc (ASFV-G-ΔI177L, ASF G-∆I177L/∆LVR và ASFV-G-∆MGF) cho Việt Nam để tổ chức nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam[7].
    Câu hỏi 3: Hiện tại có vaccine DTHCP? Nếu có thì hiệu quả như thế nào?
    Vaccine vẫn đang trong quá trình khảo nghiệm thực địa diện hẹp, mỗi loại vaccine được khảo nghiệm 600.000 liều, có sự giám sát của cơ quan thú y;
    Hiện nay cũng chỉ có Navetco công bố các kết quả nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả bảo hộ của vaccine, nhưng cũng chỉ ở mức độ nghiên cứu thử nghiệm trên đối tượng heo thịt;
    Mức độ an toàn chưa đáp ứng yêu cầu của vaccine;
    Chưa có vaccine thương mại đúng nghĩa.
    Quá trình hợp tác sản xuất vaccine với Mỹ[8] có thể tóm tắt như sau:
    11/2019: Mỹ công bố nghiên cứu thành công chủng virus DTHCP nhược độc xóa gen
    2/2020: Việt Nam bắt đầu chính thức hợp tác với Mỹ việc nghiên cứu, sản xuất vaccine DTHCP
    7/2020: Bộ NN-PTNT chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống virus DTHCP nhược độc xóa gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng chống bệnh DTHCP tại Việt Nam.

    Thực tế Navetco được tiếp nhận chủng giống virus sớm nhất nhất (9/2020) còn lại AVAC và Dabaco tiếp nhận chủng giống virus lần lượt vào tháng 1/2021 và 9/2021[9].
    Như vậy, Việt Nam hiện có 3 doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu, sản xuất vaccine DTHCP là Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco (Navetco), Công ty CP Tập đoàn Dabaco và Công ty TNHH MTV AVAC.


    Câu hỏi 4: Tại sao chích vaccine DTHCP của Navetco mà heo vẫn chết?
    Heo có thể mang trùng virus DTHCP?
    Các biến chủng virus DTHCP khác nhau hiện diện trên đàn heo Việt Nam?
    Stress khi tiêm?
    Cơ chế miễn dịch phức tạp, chưa được hiểu biết cặn kẽ?
    Bệnh lý nền?
    Tình trạng miễn dịch của đàn?
    Vaccine chưa thật sự an toàn? chỉ có khuyến cáo tiêm cho heo thịt 8-10 tuần tuổi[10]. Chưa có khuyến cáo tiêm trên các đối tượng khác;
    Phú Yên: 4-17/8/2022 người dân mua 36 lọ vắc xin (900 liều) về tự tiêm cho đàn heo mà không có hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y. Tổng số 609 heo (trên 2 tháng tuổi) đã tiêm vaccine có 542 con (89%) phản ứng sau tiêm, trong đó có 297 con chết (48,8%), 245 con đang điều trị và hồi phục.
    Bình Định: người chăn nuôi, thú y cơ sở đề nghị được cung cấp vaccine để tự tiêm phòng cho các loại heo (heo nái, đực giống, heo con theo mẹ và heo thịt) với tổng cộng 4.950 liều. Hậu quả hơn 250 con heo nái, đực giống, heo con theo mẹ, heo thịt phản ứng, chết tại 66 hộ chăn nuôi[11].

    Trước đó có 20 tỉnh thành phố đăng ký sử dụng vaccine này với 4.194 liều, tương đương 4.194 con heo. Đến thời điểm hiện nay có 27 con heo có phản ứng và chết[12].
    Câu hỏi 5: Có thể tiêm vaccine NAVET-ASFV để dập dịch khi trại đang bị dương tính DTHCP và có chết lai rai?
    Không nên tiêm vì chưa được đánh giá đầy đủ;
    Không phải vaccine nào cũng dập dịch (tiêm vào hoặc bao quanh ổ dịch) được.
    Câu hỏi 6: Khả năng thành công của vaccine DTHCP?
    Hoàn toàn có thể, cần thêm thời gian để đánh giá đầy đủ tính hiệu quả và an toàn của ứng viên vaccine trong điều kiện thực địa;
    Virus có thông minh (biến chủng để tồn tại) nhưng con người sẽ có giải pháp khắc trị;
    Mức độ sản xuất thành công/ hiệu quả tiêm phòng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự đa chủng và biến chủng khó lường của virus (ngoài chủng virus DTHCP tự nhiên, sự biến chủng của các chủng tự nhiên còn liên quan đến sự tồn tại của các chủng vaccine mà con người tạo ra), công nghệ vaccine,…;
    Một số nước cũng đẩy mạnh nghiên cứu vaccine DTHCP, không riêng Việt Nam (Tây Ban Nha, Trung quốc).
    Câu hỏi 7: Vaccine DTHCP có đáp ứng miễn dịch sau bao nhiêu ngày tiêm? Khi nào tiêm nhắc lại?
    Vaccine là chưa chắc chắn nên khó khẳng định được (mặc dù khuyến cáo của Navetco là miễn dịch tạo ra từ ngày thứ 7 và sau 21 ngày là miễn dịch đầy đủ, cần tiêm nhắc lại sau 5-5,5 tháng – tuy nhiên nếu khuyến cáo trước đó là chỉ tiêm cho heo thịt từ 8-10 tuần tuổi thì đến thời điểm tiêm mũi 2 nhắc lại thì heo đã xuất/gần xuất chuồng).

    [​IMG]
    Ban tổ chức và nhà tài trợ hội thảo “Kiểm soát bệnh dịch tả heo châu phi: Góc nhìn khoa học và thực tiễn” do Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ tổ chức ngày 16/10/2022 dưới sự bảo trợ của của Hội Chăn nuôi Việt Nam và sự phối hợp của Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
    Câu hỏi 8: Đã nghiên cứu được vaccine hay chưa? Nếu đã có thì vaccine đó chữa khỏi hoàn toàn cho heo được không? Mức bảo hộ là bao nhiêu phần trăm? Có đạt tới 98%?
    Vaccine vẫn còn trong quá trình khảo nghiệm;
    Mức độ bảo hộ vẫn nằm trên kết quả thử/khảo nghiệm (chưa phải là kết quả có một vaccine thương mại) do nhà sản xuất công bố. Đối với NAVET-ASFVAC (do Navetco sản xuất), trải qua 5 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ khi công cường độc. Trong điều kiện sản xuất, đã bảo hộ được trên 80% số lợn được tiêm vaccine khi công cường độc với chủng virus gây bệnh DTHCP tại Việt Nam, độ dài miễn dịch của vaccin kéo dài 6 tháng sau tiêm phòng[13].
    Vaccine là để phòng (ngăn ngừa), không phải chữa bệnh;
    Nếu có vaccine thì chưa hẳn phòng được DTHCP vì (i) hầu hết vaccine đều tập trung vào Genotype II (độc lực cao, hiện diện ở VN và các nước trong khu vực), trong khi virus là đa chủng (hoang dã, do con người tạo nên trong quá trình điều chế vaccine, tái tổ hợp trong môi trường tự nhiên), (ii) biến chủng của virus nhưng chưa được nghiên cứu và công bố. Chỉ có thể kỳ vọng vaccine có thể bảo hộ chéo một số chủng gần (góc độ di truyền) và giảm nhẹ triệu chứng lâm sàng, giảm thiểu chết và thiệt hại.
    Câu hỏi 9: Loại vaccine DTHCP nào trên thị trường hiện nay có tỷ lệ phòng bệnh DTHCP cao nhấHiện nay chỉ mới có vaccine DTHCP do công ty Navetco sản xuất là được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố sản xuất. Tuy nhiên, vaccine này cũng chỉ mới được cho phép sản xuất 600.000 liều để khảo nghiệm diện hẹp trên thực địa. Hơn nữa, việc tiêm khảo nghiệm này cũng chỉ được thực hiện tại các trại do cơ quan quản lý thú y cho phép.
    Ngay khi Navetco công bố sản xuất vaccine DTHCP thành công thì trên thị trường đã có hàng giả. Khi xét nghiệm vaccine giả này thì trong thành phần chỉ là một ít sữa bột pha loãng[14].
    Như vậy có thể nói hiện nay chưa có vaccine DTHCP nào trên thị trường. Tất cả các vaccine được rao bán hiện nay trên thị trường đều có thể xem là vaccine chưa được cấp phép, chưa rõ hiệu quả và an toàn.
    Vì vậy nên chờ thêm thời gian để có kết quả khảo nghiệm đầy đủ và chính thức được công bố. Nếu khảo nghiệm thành công thì vaccine được sản xuất đại trà và thương mại hóa.
    Câu hỏi 10: Nên phòng bệnh cho lợn con vào bao nhiêu ngày tuổi?
    Nên nhớ rằng bệnh DTHCP xảy ra trên tất cả đối tượng và mọi lứa tuổi heo. Vì vậy, việc phòng bệnh DTHCP phải được áp dụng cho mọi lứa tuổi, nhóm heo.
    Hiện nay do chưa có vaccine thương mại phòng bệnh DTHCP nên chiến lược kiểm soát bệnh DTHCP phù hợp nhất hiện nay đó là thực hiện tốt nhất ATSH và tăng cường miễn dịch,… thường xuyên cho đàn heo, đặc biệt chú ý lúc thời điểm giao mùa, chuyển heo, cai sữa, áp lực dịch bệnh tăng, kiểm soát yếu tố gây stress…
    Câu hỏi 11: Kết quả sau khi thử nghiệm 600 ngàn liều vaccine DTHCP của Navetco thì hiệu quả và phản hồi của người nuôi ra sao?
    Thông tin kết quả khảo nghiệm vẫn chưa được công bố chính thức. Tuy nhiên, đã có những báo cáo trái chiều ở những trại đã tiêm thử nghiệm vaccine DTHCP ở mức độ an toàn và không an toàn. Điều này có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của người chăn nuôi.
    Điều cần thiết lúc này là người chăn nuôi heo cần bình tĩnh trước các thông tin về vaccine DTHCP chưa được chính thức công bố. Đồng thời thực hiện nghiêm ngặt nhất có thể các biện pháp ATSH và các biện pháp hỗ trợ miễn dịch cần thiết, nâng cao sức chống bệnh của heo đối với các bệnh lý phổ biến hiện nay trên đàn heo tại Việt Nam, qua đó kiểm soát hiệu quả hơn nguy cơ và thiệt hai do bệnh DTHCP gây ra.
    Câu hỏi 12: Vaccine DTHCP đã được sử dụng ở một số địa phương, tuy nhiên vẫn chưa đem lại hiệu quả rõ ràng (do trong quá trình sử dụng đã xảy ra tác dụng không mong muốn, bị tạm ngưng sử dụng). Vậy thì giải pháp nào người chăn nuôi nên thực hiện để đảm bảo sử dụng vaccine đem lại hiệu quả cao như mong đợi?
    Cho đến nay chưa có văn bản nào của Bộ NN & PTNT yêu cầu tạm ngưng khảo nghiệm 600.000 liều vaccine DTHCP NAVET-ASFVAC do công ty Navetco sản xuất. Do vaccine NAVET-ASFVAC là do Việt Nam sản xuất và vẫn đang trong giai đoạn khảo nghiệm diện hẹp, có kiểm soát, vì thế việc sử dụng vaccine phải theo quy trình hướng dẫn của Bộ NN & PTNT và nhà sản xuất vaccine;
    Để đảm bảo sử dụng vaccine đem lại hiệu quả cao như mong đợi (được hiểu là mức độ bảo hộ ≥85%), trước hết cần phải có vaccine thương mại có hiệu quả cao và an toàn. Hiện nay vaccine DTHCP đầu tiên của Việt Nam, vaccine NAVET-ASFVAC do công ty Navetco sản xuất, vẫn còn đang được Bộ NN&PTNT chỉ đạo khảo nghiệm diện hẹp. Do vậy, người chăn nuôi cần kiên nhẫn chờ kết quả đánh giá khảo nghiệm và công bố chính thức của Bộ NN&PTNT, cũng như những khuyến cáo của nhà sản xuất.

    (Trích tài liệu hội thảo “Kiểm soát bệnh dịch tả heo châu phi: Góc nhìn khoa học và thực tiễn” do Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ tổ chức ngày 16/10/2022 dưới sự bảo trợ của của Hội Chăn nuôi Việt Nam và sự phối hợp của Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai)



    PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hải, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
    nvh8892, messi10, MagaKing9 người khác thích bài này.
  6. nguoixudong79

    nguoixudong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2020
    Đã được thích:
    15.939
    Rất nhiều người Việt có tâm lý nhược tiểu. Cái gì mà các nước tiên tiến không làm được thì không bg VN làm được. Điều đó làm thui chột tư duy dám nghĩ, dám làm, dám tin.
    Hơn nữa, còn một thói xấu là khi người khác có gì mới, đẹp hơn mình, tốt hơn mình là dè bỉu, chê bai, dìm cho chết. Mặc dù mình không hiểu cặn kẽ, ko làm được.
    Những thói xấu đó chỉ làm thỏa mãn tính ích kỷ, không làm cho xã hội tốt lên.
    Nếu không dám ước mơ, không dám tin, không dám làm, thì cả đời bạn chỉ làm thuê cho ước mơ của người khác.
    Last edited: 18/08/2024
    kabutrong, messi10, MagaKing9 người khác thích bài này.
  7. Sunset07

    Sunset07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2021
    Đã được thích:
    6.842
    Nói cho vuông để cụ nào nghi ngờ thì nên dành thời gian suy ngẫm:
    E đọc rất nhiều những cmt chia sẻ trên các video nói về DTLCP: kết 1 câu thôi:
    " Tiêm vacxin thì tỷ lệ bèo bọt sống/chết 50%/50%
    KHÔNG Tiêm thì chắc chắn tỷ lệ chết 100%"
    Đây là câu nói vui nhưng nó phản ảnh rất nhiều điều.
    Lưu ý: Vacxin để PHÒNG BÊNH chứ không phải là CHỐNG BỆNH dịch.
    nên quy trình, thơi gian và cả thể trạng của đàn lúc tiêm rất qtrong.
    --- Gộp bài viết, 18/08/2024, Bài cũ: 18/08/2024 ---
    Đọc 100 cái cmt thì tới 90 cái có những câu hỏi
    1. Tiêm Lợn chết thì ai bồi thường?
    2. Sao chỗ tôi chưa có?
    3. VN mà cũng sx dc vacxin lùa dân à?
    ...
    Nhìn Tổng Quan lại: Dân chưa tiếp xúc và chưa hiểu về quy trình hay những thông tin cơ bản về vacxin.
    Các cụ phải nhìn vấn đề 1 cách phổ quát lên từ những thông tin nhỏ bé để tự đưa ra những nhận định thì mới đủ niềm tin theo DN dc.
    AlexDo thích bài này.
  8. lehoala

    lehoala Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    4.351
    Mai đóng cứa vượt 28 nhỉ
    MagaKingNotice thích bài này.
  9. refym

    refym Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2023
    Đã được thích:
    51
    thấy bác hôm nào cũng hô với hào vượt này vượt nọ, kết quả nó thế nào ạ. Em nghĩ cứ kệ giá thôi bác ơi. Được thì mong bác có thêm nhận định về hỗ trợ kháng cự khung ngắn hạn dài hạn thì F0 tụi em cảm ơn lắm ạ
  10. nguoixudong79

    nguoixudong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2020
    Đã được thích:
    15.939
    ~o)Chào ngày mới cả nhà
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này