DCM - Đồng hành cùng doanh nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tomaveno, 12/10/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2911 người đang online, trong đó có 87 thành viên. 05:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 114943 lượt đọc và 1030 bài trả lời
  1. Physicx6226

    Physicx6226 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2019
    Đã được thích:
    367
    Cắm đầu thế :))
  2. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    701
    Cứ gom từ từ đến quý 4 ok mà
    nguyenhung101085 thích bài này.
  3. nhapvanlong

    nhapvanlong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    417
    Quan trọng thời điểm vào ^^
  4. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.739
    Nhớ tháng 12/2016 và 3 tháng đầu năm 2017 miệt mài với SHS 3-5 thì đúng cuối 2017 bán đc xung quanh 20...
  5. nhapvanlong

    nhapvanlong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    417
    DCM gom dần được rùi đấy, vùng hấp dẫn rùi đó cứ gom quanh 7-7.4
  6. tomaveno

    tomaveno Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2016
    Đã được thích:
    537
    Tác động tiêu cực tới doanh nghiệp
    07:00 | 03/11/2019

    Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón vào danh mục không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) không những không kéo giá phân bón giảm, ngược lại còn gây nên một số tác động tiêu cực, doanh nghiệp chịu thiệt hại kép, nông dân cũng không được hưởng lợi.

    Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế, có hiệu lực từ ngày 1-1-2015, quy định: Sản phẩm phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

    [​IMG]
    Sản phẩm phân bón Đạm Cà Mau
    Trước đó, phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT 5%. Lý do không áp thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón là nhằm giảm gánh nặng cho nông dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, quy định này dần bộc lộ nhiều bất cập, khi giá thành phân bón sản xuất trong nước tăng 5-8%, làm giảm tính cạnh tranh so với phân bón ngoại nhập. Lý do là bởi do không phải chịu thuế GTGT nên nhiều khoản thuế đầu vào không được khấu trừ, khiến chi phí sản xuất tăng lên đáng kể, giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Trong khi đó, phân bón nhập khẩu được hưởng ưu đãi giảm thuế từ những cam kết, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, khiến giá bán giảm nhiều so với phân bón trong nước, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.

    Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón cho rằng, việc áp dụng Luật số 71/2014/QH13 từ năm 2015 đã khiến mỗi doanh nghiệp mỗi năm thiệt hại cả trăm tỉ đồng. Để sản xuất 800.000 tấn phân bón mỗi năm, nhà máy phải nhập khẩu nguồn khí, đầu tư thiết bị tốn kém hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, phân bón không chịu thuế GTGT nên thuế của các nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị không được khấu trừ, khiến các doanh nghiệp buộc phải đưa vào chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm. Điều này không hề có lợi cho cả doanh nghiệp sản xuất phân bón lẫn người nông dân.

    Chẳng hạn, tại Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC - Đạm Cà Mau), lãnh đạo công ty cho biết, mỗi năm Đạm Cà Mau không được khấu trừ gần 350 tỉ đồng tiền thuế, buộc phải đưa vào giá bán. Tương tự, tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo - Đạm Phú Mỹ), từ năm 2015 đến nay, khi phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Đạm Phú Mỹ không được khấu trừ gần 1.000 tỉ đồng tiền thuế, buộc phải tăng giá bán, khiến khách hàng - người nông dân chịu thiệt.

    Không ít doanh nghiệp lo ngại, chính sách thuế GTGT như hiện tại sẽ khiến ngành phân bón kinh doanh... giật lùi, vì doanh nghiệp không muốn đầu tư; càng đầu tư hiện đại, giá thành sản phẩm càng cao, khả năng thu hồi vốn thấp, doanh nghiệp gặp khó khi cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

    Chính sách miễn thuế GTGT cho phân bón tưởng như có lợi, nhưng thực chất lại làm cho doanh nghiệp sản xuất phân bón chịu thêm nhiều sức ép trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh và hoàn toàn không có tác dụng khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong sản xuất, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón thậm chí buộc phải giảm công suất, giảm sản lượng và thiệt hại nhiều tỉ đồng vì không được khấu trừ, hoàn thuế.

    Ngoài ra, việc loại bỏ thuế GTGT đối với phân bón còn làm giảm đóng góp thuế GTGT của doanh nghiệp sản xuất phân bón cho ngân sách Nhà nước. Trong khi chi phí doanh nghiệp tăng lên, nguồn thu ngân sách Nhà nước lại giảm đi.

    Các bất cập đó nhiều lần đã được các doanh nghiệp sản xuất phân bón kiến nghị đến các cơ quan quản lý và đề xuất sửa đổi Luật Thuế GTGT theo hướng đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT với thuế suất 0% thay cho không chịu thuế, hoặc quay trở lại thuế suất 5% như trước.

    Trước đây, khi áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%, với chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn (50-70% giá thành sản xuất), chỉ riêng việc khấu trừ thuế đầu vào cũng giúp doanh nghiệp cải thiện được biên lợi nhuận gộp 2-4%, cho dù giá bán không đổi, tương ứng lợi nhuận có thể tăng từ hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng. Ngoài ra, việc tiết kiệm chi phí còn giúp doanh nghiệp có thể hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

    Để hỗ trợ nông dân, khuyến khích ngành nông nghiệp phát triển bền vững, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ thay đổi chính sách thuế GTGT với phân bón là áp thuế suất 5%, thay vì không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT như hiện tại.

    Việc thay đổi đó không những giúp cho các doanh nghiệp phân bón có động lực đầu tư công nghệ, thúc đẩy sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón hữu cơ, giảm giá thành sản phẩm… mang lại sản phẩm phân bón chất lượng tốt, giá bán hợp lý cho người nông dân, đồng thời ngân sách Nhà nước còn thu thêm một khoản thuế GTGT không nhỏ từ doanh nghiệp sản xuất phân bón.

    Thực tế, từ tháng 8-2017, Bộ Tài chính từng đưa ra định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT và dự thảo Luật sau đó đã quy định thuế suất cho sản phẩm phân bón là 5%, nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua do còn một số vướng mắc. Trong bối cảnh khó khăn của ngành phân bón, việc sửa đổi Luật Thuế GTGT được kỳ vọng sẽ được Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp cuối năm nay.

    Tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo - Đạm Phú Mỹ), từ năm 2015 đến nay, khi phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Đạm Phú Mỹ không được khấu trừ gần 1.000 tỉ đồng tiền thuế, buộc phải tăng giá bán, khiến khách hàng - người nông dân chịu thiệt.
  7. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    701
    So với các em ngành phân bón thì DCM là ngon nhất, giá lại rẻ nhất vào thời điểm hiện tại. Đây là thời điểm gom hàng cực mạnh và chờ gió đông hưởng thành quả.
  8. trader1991

    trader1991 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    980
    Chuẩn bị mất móc 7.3 trong khi TT đang xanh, VL
  9. ngunhatf319

    ngunhatf319 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/05/2017
    Đã được thích:
    1.388
    con này thường đi ngược thị trường mà, cụ này mua DCM mà thấy qui luật này à
    --- Gộp bài viết, 04/11/2019, Bài cũ: 04/11/2019 ---
    lượng cầu tiềm năng chính là khi TT đỏ lửa, các nhà ĐT cắt lỗ cổ phiếu TT và nghĩ đến các cp như DCM, lúc đó DCM sẽ xanh
    --- Gộp bài viết, 04/11/2019 ---
    ngược lại khi TT xanh thì NĐT lòng tham trỗi dậy muốn có lợi nhuận tức thì nên sẽ bán DCM đi để gia nhập các CP Thị trường, vì vậy mà DCM sẽ bị bán càng mạnh khi TT càng tăng mạnh
  10. tomaveno

    tomaveno Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2016
    Đã được thích:
    537
    xanh đỏ gì DCM cũng đỏ hết. mấy bác còn trông đợi vào 7.3 thần thánh thì lái sẽ để lình xình rồi sẽ đánh sập mốc đó tiếp
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này