DCM/DPM - Giá phân bón vượt đỉnh mọi thời đại (Phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 17/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2634 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 02:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 878849 lượt đọc và 4687 bài trả lời
  1. tdcuong126

    tdcuong126 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    893
    Đọc chuyện xưa để xét chuyện nay
    --------------------------------------
    https://mbs.com.vn/kr/research-cent...gia-phan-bon-tang-dung-dung-loi-do-xuat-khau/
    ----------------------------------
    Giá phân bón tăng dựng đứng: Lỗi do xuất khẩu?

    Theo tính toán của Bộ Công Thương, từ đầu 2021, giá phân bón trong nước đã tăng trung bình 50 - 73%. Phân bón là đầu vào quan trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, giá phân bón tăng đã làm tăng chi phí sản xuất, tác động tiêu cực đến đời sống người nông dân.

    Trước diễn biến bất thường của thị trường phân bón, nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng sau hơn nửa năm, giá mặt hàng này vẫn không ngừng “nhảy múa”.

    Không thiếu nguồn cung

    Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), mỗi năm nước ta sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón, trong đó 7,6 triệu tấn phân bón vô cơ và 2,63 triệu tấn phân bón hữu cơ. Tổng công suất đăng ký của các nhà máy phân bón trong nước vào khoảng 29,25 triệu tấn.

    Thị trường phân bón nội địa và thế giới là tương đối liên thông. Theo đó, tùy theo nhu cầu thị trường tại từng thời điểm, Việt Nam có thể vừa nhập khẩu, vừa xuất khẩu phân bón. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu thường lớn hơn so với xuất khẩu.

    Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. Sản xuất phân urê, lân và NPK có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Hiện phân bón urê dư cung khoảng 500.000 tấn/năm.

    Đáng chú ý, từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón khởi sắc hơn so với những năm trước, các nhà máy phát huy được công suất thiết kế. Sản lượng sản xuất phân bón nửa đầu 2021 đạt khoảng 4,69 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 11,7% so với cùng kỳ 2020.

    Cụ thể, phân NPK đạt trên 2,2 triệu tấn, phân urê đạt 1,244 triệu tấn, phân lân đạt khoảng 900.000 tấn, phân DAP, MAP đạt 341.000 tấn, tức là gần 95% công suất thiết kế (năm 2020, sản xuất DAP và MAP chỉ đạt 60% công suất thiết kế). Riêng đối với phân DAP và MAP, lượng bán ra từ nguồn sản xuất trong nước là khoảng 355.000 tấn, tăng 84,5% so với cùng kỳ 2020.Lượng phân bón nhập khẩu đến hết tháng 6 đạt khoảng 2,31 triệu tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón xuất khẩu khoảng 667.000 tấn, tăng 44,7%.

    “Dù lượng phân bón xuất khẩu tăng nhưng tổng nguồn cung phân bón cho sản xuất trong nước vẫn được đảm bảo, đạt trên 4 triệu tấn, tăng 284 ngàn tấn so với mức 3,74 triệu tấn của 6 tháng đầu 2020”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.

    Tương tự, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm. Như vậy, công suất sản xuất của chúng ta gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ.

    Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định năng lực sản xuất, nhập khẩu đều tăng và không có chuyện cung cầu đứt gãy, thậm chí nguồn cung phân bón còn dư. “Hiện chưa có nơi nào báo cáo thiếu nguồn cung về phân bón dẫn đến gián đoạn sản xuất”, ông Trung nói.

    Dưới góc độ doanh nghiệp sản xuất, ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), cũng khẳng định nguồn cung phân bón không thiếu so với nhu cầu, nhưng do giá thế giới biến động đã tác động lớn đến chi phí giá thành sản xuất làm tăng giá bán sản phẩm.

    “Nếu nói giá phân bón tăng do bất cập cung - cầu là không phải”, ông Chuyên khẳng định.

    Từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao, có sản phẩm tăng tới trên 80%. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới liên tục tăng, kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.

    Bên cạnh đó, COVID-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng này phục hồi nhanh. Trong khi đó, chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển tăng mạnh cũng góp phần thúc đẩy giá phân bón.

    Chia sẻ thêm, ông Bùi Thế Chuyên cho rằng chi phí sản xuất cũng là một vấn đề. Ông Chuyên cho hay chi phí sản xuất phân bón 7 tháng đầu năm tăng rất cao như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 2 lần... khiến giá đầu vào tăng.

    “Cùng với đó là sự gia tăng của chi phí vận chuyển và những tác động tiêu cực đến từ đại dịch COVID-19", ông Chuyên nói.

    Có nên hạn chế xuất khẩu?

    Trước việc giá phân bón tăng mạnh thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng nên hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu phân bón, đồng thời xem xét bãi bỏ thuế phòng vệ thương mại đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu.

    Theo đại diện Bộ Công Thương, Luật Quản lý ngoại thương quy định có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu trong trường hợp cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng hoặc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.

    Do đó, để áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu đối với phân bón, cần có quyết định từ cấp cao nhất về tình huống "đặc biệt nghiêm trọng". Ngoài ra, áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu đối với phân bón sẽ tạo thành tiền lệ đối với một số mặt hàng khác cũng đang tăng giá rất mạnh như sắt thép, xi măng... dẫn đến phản ứng không lợi từ phía các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    WTO quy định các bên không được áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu trừ một số ít trường hợp như bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người, khan hiếm trầm trọng về lương thực…

    “Khi gia nhập WTO, Việt Nam bảo lưu được quyền áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng nhưng không bao gồm mặt hàng phân bón. Các FTA mà Việt Nam tham gia đều dẫn chiếu tới cam kết khi gia nhập WTO, không có bảo lưu mới về cấm hoặc hạn chế xuất khẩu”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.


    Vẫn theo Bộ Công Thương, phân bón DAP và MAP chiếm khoảng dưới 10% nhu cẩu phân bón cả nước, do đó có thể khẳng định rằng thuế phòng vệ thương mại đánh vào DAP và MAP nhập khẩu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá của thị trường phân bón.

    “Việc bãi bỏ thuế phòng vệ thường mại đối với DAP và MAP nhập khẩu nhiều khả năng chỉ dẫn đến việc tăng nhập khẩu DAP và MAP từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc, mà không dẫn đến việc giảm giá phân bón nói chung”, đại diện Bộ Công Thương nói thêm.

    Theo Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng. Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi hơn.

    "Tuy vậy, hai ngành Công Thương và Nông nghiệp sẽ cố gắng đề xuất với Thủ tướng một số giải pháp góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân", ông Khánh khẳng định.
    Kiengreat, tiger2021Bonnie0813 thích bài này.
  2. tranduckienbgvn

    tranduckienbgvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2020
    Đã được thích:
    1.338
    Vãi lol, nước xuất khẩu lương thực top đầu lại đi lo đói sớm thế.
    Bonnie0813 thích bài này.
  3. thienphu

    thienphu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    437
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
    Bài học kinh nghiệm về cấm xuất khẩu gạo cách đây mấy năm chắc các nhà hoạch định chính sách còn nhớ: năm đó Gạo trên TT thế giới tăng giá mạnh nhưng Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu để bảo đảm an ninh lương thực, tạo điều kiện cho Thái Lan một mình một ngựa bán giá cao trên thị trường!

    Giá phân hiện nay trên TTTG vẫn chưa vượt đỉnh của năm 2021, Việc Nga tạm ngưng xuất khẩu cũng chỉ là giải pháp để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Do đó việc khan nguồn cung cũng chỉ là ngắn hạn, việc tranh thủ xuất khẩu khi giá đang cao sẽ đem về ngoại tệ lớn cho DN và đất nước, nên việc đề xuất cấm xuất khẩu phân không phải là giải pháp hay. CP nên lấy nguồn thu từ xuất khẩu để bù giá hỗ trợ cho nông dân hơn là cấm xuất khẩu phân.
    Mặt khác theo cơ chế TT thì giá bán trong nước vẫn phải căn theo thị trường chung chứ không phải bán giá rẻ, nên lợi nhuận của các DN sẽ vẫn tăng trưởng mạnh.
    Do đó việc cấm xuất khẩu (nếu có) cũng không ảnh hưởng nhiều đến Lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì sản lượng tăng, hàng tồn kho giảm sẽ dẫn đến Doanh thu và lợi nhuận của DN tăng mạnh.
    Bonnie0813 thích bài này.
  4. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    871
    bác vừa hô hào DPM sàn luôn rồi
  5. Amnesty

    Amnesty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Đã được thích:
    2.433
    Quả đi lên nào chả có những cú rũ …. 100 năm nay vẫn thế
    F0moinhatSafin thích bài này.
  6. Thanglinh9097

    Thanglinh9097 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2021
    Đã được thích:
    605
    Nhà báo khéo cũng chim lợn nốt, viết tiêu đề thế để đánh vào tâm lý mấy ông thích lướt lát, lướt cổ đã đành lướt cả tiêu đề Báo =))
    GoHodlcaocao28 thích bài này.
  7. giacatluong1

    giacatluong1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/12/2019
    Đã được thích:
    689
    DPM, DCM báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng rõ như ban ngày, lợi nhuận là có thực và còn hưởng lợi đến 2023. Vậy chẳng có lỹ do gì mà giảm cả. Quá trình đi lên thì có những ng đạt được kỳ vọng họ chốt, ngoài ra còn có những ng tổ đầu cơ để đè xuống những lúc thông tin nhập nhằng mục đích gom hàng. Ng đầu tư cần tỉnh táo để hiểu về dn và nắm giữ thôi
  8. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.592
  9. caocao28

    caocao28 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Đã được thích:
    400
    Nghe lời lều báo viết là banh xác. :)):)):))
    Thanglinh9097 thích bài này.
  10. Amnesty

    Amnesty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Đã được thích:
    2.433
    Có cụ nào bốc cục kit 60 không?? :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này