DCM- Mục Tiêu DN Phân Bón Dẫn Đầu Nội Địa – Vươn Tầm Quốc Tế!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tomaveno, 19/04/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4700 người đang online, trong đó có 382 thành viên. 23:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 55848 lượt đọc và 430 bài trả lời
  1. tomaveno

    tomaveno Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2016
    Đã được thích:
    537
    Chắc khoảng giữa tháng 6 mới có tài liệu , hy vọng năm nay họp online để khỏi đi lại mùa dịch :))
    --- Gộp bài viết, 19/04/2020, Bài cũ: 19/04/2020 ---
    Dạ về DPM em không rành nhiều ạ :)
    --- Gộp bài viết, 19/04/2020 ---
    Dạo này bác cứ hát mấy bài ướt áo , cởi áo , tàu sắp chạy :))
  2. giangntct

    giangntct Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2018
    Đã được thích:
    372
    có thể view qua tình trạng biến động của cp DCM xem với những thông tin vừa qua thì có phản ảnh vào giá chưa nhé.
    1/Đầu tiên, giai đoạn chia cổ tức 9% tháng 9-2019 thì mốc cổ phiếu là khoảng 8600
    2/Sau khi chi cổ tức 900d thì cổ phiếu về mức 7500 và bắt đầu hành trình tụt dốc
    3/Khi có kết quả sxkd quý 3 rất kém - và cũng trùng thời điểm đạm cà mau đối diện tình trạng khó khăn về nguồn khí thì cổ phiếu tụt mạnh về dưới 6k
    4/ Khi có kết quả SXKD quý 4 -2019 tăng mạnh thì trùng với giai đoạn Covid-19 nên gía cổ phiếu nằm ngang trong khoảng 6K mà không tăng giá
    5/ Khi Mỹ đánh Iran, Giá dầu tăng lên 70 USD - ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá khí đầu vào DCM.Tây bán ròng rã nhiều phiên liên tục, kết hợp mức độ nghiêm trọng gia tăng của đại dịch covid, tình hạn xâm nhập mặn ... thi DCM có lúc về ngưỡng 5.1-5.3
    6/ Giai đoạn gần đây, kết hợp 1 số thông tin về hưởng lợi giá dầu thấp, Tình hình SXKD thuận lợi hơn, nguồn khí đã được đảm bảo, rồi cổ tức, VAT ... thì cổ phiếu đã hồi phục về 6.5-6.6 trong các phiên gần đây.

    Tuy nhiên, giai đoạn này VNi tăng từ 650 về 790, nhiều mã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid cũng phục hồi 20-25%. Trong khi, theo như phân tích của các bác thì DCM được hưởng lợi nhiều và tình trạng còn tốt hơn năm 2019- lúc chưa chia cổ tức là 8600.
    MỖI NĂM TRÔI QUA LÀ LẠI TRỪ BỚT ĐƯỢC 1300 TỶ KHẤU HAO- CHỈ CÒN 2-3 NĂM NỮA THÔI :)
    Có cơ sở để hy vọng
    tomaveno, quangminhstcc, chauvo3 người khác thích bài này.
    quocvuong164 đã loan bài này
  3. quocvuong164

    quocvuong164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    452
    thứ 2 vữn giảm thôi...thế mời hài :))
    chauvo thích bài này.
  4. quangminhstcc

    quangminhstcc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2015
    Đã được thích:
    309
    Thuế là cơ chế chính sách, vận hành lâu dài bác, cần đúng và ổn định lâu dài doanh nghiệp mới tính toán chiến lược được.
    Giá dầu, khí gas là nguyên liệu đầu vào, thay đổi thất thường về giá cả. 2020 giá thấp, chưa chắc 2021 còn thấp, nguyên liệu đầu vào thấp, chưa chắc giá thành giữ được giá này trong cơ chế thị trường bác.
    tomavenochauvo thích bài này.
  5. chauvo

    chauvo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2016
    Đã được thích:
    2.704
    Giá khí giảm 1 usd/mm btu thì dcm tiết giảm được bao nhiêu tiền? Mình tính một năm dcm sử dụng trên 500 triệu m³ khí/1 triệu btu là tầm 28 m³ khí là tầm 18 triệu usd tương đương 400 tỷ đồng, kỳ vọng vào vụ hè thu giá lúa có giá, nước ở miền tây hết mặn...nhiêu đó đủ cho mình chờ đợi rồi
    hdtanquocvuong164 thích bài này.
  6. lbn

    lbn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    22.089
    Ngành phân bón đang được hưởng lợi từ giá dầu giảm và sắp tới có thể thêm cái này nữa...
    "Ngày 13/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã ký ban hành Công văn số 2593/BCT-HC gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, sửa đổi quy định tại Luật thuế 71 đối với sản xuất phân bón. Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với mức 0% hoặc 5% như trước đây sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phân bón."
    https://congthuong.vn/bo-cong-thuon...ia-tang-cho-phan-bon-la-can-thiet-135960.html
    quangminhstccchauvo thích bài này.
  7. ATDPM

    ATDPM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    1.172
    Sua luat ma chi btc va btc lam thoi ah, con phai thong qua tvqh hop lay y kien sau do dua ra quoc hoi bo phieu thong qua va an dinh ngay co hieu luat (nhanh nhat cung 6 thang)cai nay khi lam luat rat cao tay,ng ta so chinh phu sua doi nen moi dua vao luat,ko thi chi can nghi dinh cua chinh phu sua doi la ok.
  8. tomaveno

    tomaveno Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2016
    Đã được thích:
    537
    Bên trên em có trích dẫn đó ạ , 2019 tổng tiền khí là gần 2400 tỷ ( số liệu BCTN 2019 )
    Chỉ cần có động thái tích cực từ BCT , BTC là mừng rồi ạ , vướng mắc này quá lâu làm giảm tính cạnh tranh của ngành rồi .
  9. tomaveno

    tomaveno Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2016
    Đã được thích:
    537
    https://www.sggp.org.vn/tap-doan-hoa-chat-kien-nghi-giam-thue-phan-bon-656825.html

    Tập đoàn hoá chất kiến nghị giảm thuế phân bón
    Thứ Hai, 13/4/2020 08:06
    Mới đây, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã gửi thư kiến nghị lên Quốc hội, đề nghị được xem xét tạm thời áp dụng đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế 0%, áp dụng thực hiện cho đến khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi số 71/2014/QH13.

    [​IMG]

    Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đề xuất được giảm thuế GTGT cho các mặt hàng phân bón

    Theo Chủ tịch Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, ông Nguyễn Phú Cường, chủ trương của Đảng và Nhà nước giảm giá phân bón cho nông dân thông qua việc giảm thuế đối với phân bón là đúng. Tuy nhiên, Luật thuế 71/2014/QH13 lại xem mặt hàng phân bón là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đã nảy sinh những bất cập: Thứ nhất, do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên không được khấu trừ thuế GTGT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất phân bón, làm chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng lên, doanh nghiệp phải tính phần thuế GTGT không được khấu trừ này vào chi phí giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán nên không giảm được giá bán cho người nông dân.

    Thứ hai, chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng, gây bất lợi trong cạnh tranh thị trường với phân bón nhập khẩu, đặc biệt phân bón nhập từ Trung Quốc không phải chịu thuế GTGT, giá bán giảm 5%. Trong khi theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước, thuế suất xuất khẩu phân bón là 0%, sản phẩm phân bón được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT cho nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất.

    Do vậy phân bón nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá thành, dẫn đến nhập khẩu tăng làm gia tăng nhập siêu, khiến sản xuất phân bón trong nước phải thu hẹp quy mô, sản lượng phân bón sản xuất trong nước sẽ không đủ để giúp Nhà nước điều tiết và quản lý giá khi giá phân bón thế giới biến động tăng, nông dân sẽ phải mua phân bón với giá đắt, thiệt hại thuộc về Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

    [​IMG]Phân bón Bình Điền là một trong những đơn vị gặp khó khăn về cạnh tranh trong nước vì phân bón nhập khẩu được ưu tiên hơn
    Trước khi áp dụng Luật số 71/2014/QH13, phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với mức thuế suất là 5%. Trừ nguyên liệu như quặng apatit cho sản xuất phân bón chứa lân, phân bón đơn cho sản xuất phân NPK thì các nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí khác như than, điện, cước vận chuyển, bao bì… có thuế suất thuế GTGT là 10%. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ phần thuế GTGT của nguyên vật liệu, chi phí đầu vào, nhiều doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT do các nguyên liệu, chi phí đầu vào có thuế suất 10% chiếm tỷ trọng lớn, thuế GTGT đầu vào cao hơn thuế GTGT đầu ra.
    Khi áp dụng Luật số 71/2014/QH13, sản phẩm phân bón không được khấu trừ thuế GTGT của nguyên vật liệu, chi phí đầu vào. Toàn bộ số thuế GTGT đầu vào cho sản xuất sản phẩm phân bón trong nước phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, làm giá thành sản phẩm tăng thêm 6-8% (tùy từng loại phân bón). Điều đó dẫn tới chi phí tăng, giá thành sản phẩm phân bón tăng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu, đặc biệt là các phân bón được sản xuất từ nguyên vật liệu nguyên khai trong nước (apatit, than, secpentin…) như phân lân, phân đạm, phân DAP. Các đơn vị nhập khẩu phân bón thường được hưởng lợi từ chính sách khuyến khích xuất khẩu tại các nước xuất khẩu, thuế suất thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0% và không chịu thuế GTGT đầu ra theo luật số 71/2014/QH13 nên có lợi thế rất lớn cạnh tranh với phân bón sản xuất trong nước.

    Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền (thành viên của Tập đoàn Hoá chất) đánh giá: “Do lượng phân bón nhập khẩu tăng mạnh làm cho sản xuất phân bón trong nước gặp khó khăn, quy mô sản xuất bị thu hẹp, ảnh hưởng việc làm và thu nhập của người lao động, không thực hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển ngành sản xuất phân bón chủ động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chủ trương đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản trong nước (apatit, than, secpentin…). Về lâu dài, sự lệ thuộc vào phân bón nhập khẩu không thể đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững, ảnh hưởng đến mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp - nông dân và nông thôn”.

    PHAN NAM
  10. tomaveno

    tomaveno Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2016
    Đã được thích:
    537
    Cổ phiếu đã về dưới giá trị thật của nó nhiều quá , kỳ vọng vào 1 năm 2020 sẽ tốt hơn ạ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này