1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đề xuất đổi tên nước!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Dancer, 13/04/2013.

7506 người đang online, trong đó có 1085 thành viên. 14:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19200 lượt đọc và 226 bài trả lời
  1. toiyeuphunu1988

    toiyeuphunu1988 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Đã được thích:
    18
    [:D]
  2. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Bác chuẩn. Theo em nên đặt tên nước là Đại Việt hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Xem lại một số tiền bối trong lịch sử:

    **************** LÝ THƯỜNG KIỆT ******************
    Sông núi nước Nam, vua Nam ở,Rành rành định phận tại sách trờiCớ sao lũ giặc sang xâm phạmChúng bây sẽ bị đánh tơi bời
    **************** HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG**************

    HỊCH TƯỚNG SỸ

    Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình Thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách Cùng trời đất muôn đời bất hủ được ?
    Các ngươi Vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, Nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào ? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu Đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, Khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào ? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, Khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt! Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, Lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, Uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; Đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; Khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.
    Ta thường Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; Chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; Dẫu cho Trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, Nghìn thây ta bọc trong da ngựa, Cũng nguyện xin làm.
    Các ngươi Ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, Không có mặc thì ta cho áo; Không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; Lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; Được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?
    Nay các ngươi Ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; Thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; Nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; Có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang Thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; Mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; Vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; Chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; Giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn Mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi Mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; Chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo Mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; Chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, Mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, Phỏng có được chăng ?
    Nay ta bảo thật các ngươi: Nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; Nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, Khiến cho Ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, Nọi người đều tài như Hậu Nghệ, Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, Làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền Mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; Chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, Mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; Chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, Mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, Phỏng có được không ?
    Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi Biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.
    Vì sao vậy ? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, Chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, Để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa ?
    Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.

    ******** ********** NGUYỄN TRÃI ******************
    BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

    [​IMG]
    Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.

    Từng nghe:

    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
    Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
    Song hào kiệt thời nào cũng có.

    Cho nên:

    Lưu Cung tham công nên thất bại;
    Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
    Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
    Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
    Việc xưa xem xét,
    Chứng cứ còn ghi.

    Vừa rồi:

    Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
    Để trong nước lòng dân oán hận
    Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
    Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
    Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
    Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
    Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
    Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
    Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
    Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
    Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
    Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
    Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
    Nặng nề những nổi phu phen
    Tan tác cả nghề canh cửi.
    Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !
    Lẽ nào trời đất dung tha?
    Ai bảo thần dân chịu được?

    Ta đây:

    Núi Lam sơn dấy nghĩa
    Chốn hoang dã nương mình
    Ngẫm thù lớn há đội trời chung
    Căm giặc nước thề không cùng sống
    Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
    Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
    Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
    Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
    Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
    Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
    Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
    Chính lúc quân thù đang mạnh.

    Lại ngặt vì:

    Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
    Nhân tài như lá mùa thu,
    Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
    Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
    Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
    Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

    Thế mà:

    Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
    Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.
    Phần vì giận quân thù ngang dọc,
    Phần vì lo vận nước khó khăn,
    Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
    Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
    Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
    Ta gắng trí khắc phục gian nan.
    Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
    Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
    Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
    Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

    Trọn hay:

    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo.
    Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
    Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
    Sĩ khí đã hăng
    Quân thanh càng mạnh.
    Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
    Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
    Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
    Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
    Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
    Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
    Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu
    Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
    Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
    Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.
    Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
    Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
    Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi dạ
    Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan.
    Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
    Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.

    Bởi thế:
    Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
    Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
    Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
    Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
    Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
    Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
    Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
    Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
    Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
    Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
    Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
    Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
    Lại thêm quân bốn mặt vây thành
    Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
    Sĩ tốt kén người hùng hổ
    Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
    Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
    Voi uống nước, nước sông phải cạn.
    Đánh một trận, sạch không kình ngạc
    Đánh hai trận tan tác chim muông.
    Cơn gió to trút sạch lá khô,
    Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
    Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
    Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
    Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
    Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
    Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
    Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ

    Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
    Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
    Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
    Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
    Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
    Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
    Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
    Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
    Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
    Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
    Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
    Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
    Chẳng những mưu kế kì diệu
    Cũng là chưa thấy xưa nay
    Xã tắc từ đây vững bền
    Giang sơn từ đây đổi mới
    Càn khôn bĩ rồi lại thái
    Nhật nguyệt hối rồi lại minh
    Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
    Muôn thuở nền thái bình vững chắc
    Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;

    Than ôi!

    Một cỗ nhung y chiến thắng,
    Nên công oanh liệt ngàn năm
    Bốn phương biển cả thanh bình,
    Ban chiếu duy tân khắp chốn.

    Xa gần bá cáo,
    Ai nấy đều hay.
    ****************** HỒ CHÍ MINH ********************

    TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

    NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ


    Hỡi đồng bào cả nước,

    Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

    Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

    Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

    Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

    Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

    Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

    Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

    Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
    Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

    Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

    Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

    Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

    Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

    Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

    Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật.

    Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần ********* đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố ********* hơn nữa.

    Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và Cao bằng.

    Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, ********* đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

    Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

    Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

    Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

    Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

    Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

    Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!

    Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

    Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
  3. nguyenhaanh

    nguyenhaanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Đã được thích:
    15
    Đổi cũng được nhưng mình nghĩ xã hội đang trông chờ sự thay đổi lớn hơn cái tên gọi
  4. assets

    assets Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Đã được thích:
    12
    Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Việt Nam
    Thủ đô: Thăng Long
    Việc đổi tên nước như vậy không phải bàn cãi vì phù hợp với sân chơi quốc tế, phù hợp với tính chất và mục tiêu của Nhà nước Việt Nam khi thành lập, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thuận lợi cho giao thương quốc tế (các bác cứ hỏi mấy thằng Tây xem nó có muốn Socialist khi định bỏ vốn đầu tư vào VN ko?). Tuy nhiên thay đổi trật tự theo cách gọi của chúng ta bây giờ chứ không cần để nguyên là "Việt Nam Dân chủ cộng hoà". Đây là cách gọi tính từ đặt trước hồi những thập kỷ 40, 50 của thế kỷ trước. Giống như Việt Nam thông tấn xã sau này TBT Trường Chinh yêu cầu đổi là "Thông tấn xã Việt Nam".
    Thủ đô thì lấy lại tên Thăng Long. Hà Nội là tên do nhà Nguyễn đặt khi vua Minh Mạng muốn xoá nhoà, làm giảm ảnh hưởng của cố đô lúc chuyển về Huế. Tên Hà Nội rất xấu và mang nghĩa thấp kém.
    Tại sao cha ông ta đặt tên là Đại Việt và Thăng Long mà bây giờ chúng ta không làm được?
    Tại sao Bác Hồ đặt tên nước là "Việt Nam DÂn chủ cộng hoà" mà bây giờ chúng ta không làm được?
    Tôi cho rằng ngoài định tính, cần có định lượng để phản ánh kết quả chính xác. Do đó đề nghị Mod hoặc chủ thớt làm cái poll trong trang 1 để anh em vào bình chọn thêm.
  5. bongbin

    bongbin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    33
    Việc đổi tên này tôi nghĩ cần phải làm một đề tài nghiên cứu cấp QUốc Gia với giá trị giải ngân tầm 50.000.000 tỷ VND thì may ra mới có cái tiền khả thi đc, rồi sau đó lại kéo theo một loạt các nhánh của đề tài với tổng giá trị giải ngân tầm 30.000.000 tỷ VND nữa thì may ra mới có c ái định hướng và cứ thế...... Vừa rồi đổi CMND rồi đó, 4.500. tỷ VND mới có quyết định dừng rồi. Sau khi tiêu xong 50 + 30 = 80.000.000 tỷ VND ta sẽ có thông báo thôi vẫn giữ nguyên tên cũ vẫn hơn, muốn đổi thì ta lại làm một loạt đề tài nghiên cứu cái đã rồi lại tiếp tục nghiên cứu cái đã.....
  6. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Vấn đề đổi tên nước khác nhiều so với đổi CMND, việc này được đông đảo nhân sỹ và kiều bào ủng hộ. Còn đổi CMND thì chỉ có mấy cơ quan công quyền thực hiện duy ý chí, coi nhẹ đóng góp của nhân dân nên mới vậy. Em nghĩ đổi tên sẽ tiến hành vào năm 2016, đủ 40 năm cho quốc hiệu hiện tại. Như vậy vừa có tiếng vừa có miếng.. CHXHCNVN đã hoàn thành sứ mệnh trong thời kỳ sau chiến tranh; đó là đổi mới năm 1986 và gia nhập WTO 2007, và một số tổ chức nhỏ khác nữa..[:D]:-bd
  7. Dancer

    Dancer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    20
    Nhìn thẳng vào vấn đề: Tại sao bây giờ lại đặt ra câu chuyện bỏ chữ XHCN trong tên nước?!
    1. Theo học thuyết Mác Lê nin, CNXH rồi CNCS là một XH cao hơn hẳn CNTB, ra đời khi CNTB đã phát triển hết mức và sụp đổ. Tuy nhiên, ý nghĩa tốt đẹp đó chưa thành hiện thực ở nước ta hay bất kỳ đâu trên thế giới. Ngược lại, các nước CNXH cũ đều rất nghèo kể từ Liên Xô đến Đông âu, điển hình là so sánh Đông Đức với Tây Đức, Bắc Hàn với Nam Hàn, thậm chí có những nước vẫn còn là bộ lạc và độc đoán chuyên quyền như Lybia cũng gán mác CNXH. Kết quả là hệ thống CNXH đã sụp đổ trên toàn thế giới trong khi CNTB vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
    2. Đối với nước ta, dù gắn CNXH trên quốc hiệu nhưng thực tế vẫn là nước nông nghiệp kém phát triển, kinh tế chính trị mất ổn định do tham nhũng, quản lý yếu kém. Như vậy về lý thuyết CNXH và CNCS là rất tốt đẹp khi đề cao sự công bằng của con người và sự hạnh phúc tuyệt đối "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu". Tuy nhiên thực tiễn lại không hề như vậy. Có thể thấy CNXH theo nghĩa tốt đẹp và cao siêu đấy đã bị gán ghép rất khiên cưỡng vào quốc hiệu nước ta. Nói theo ngôn ngữ chứng khoán, đó là bánh vẽ. Có người ví: hòn đá bị dán vào 2 chữ "vàng ròng". Thành trì vững chắc và là cái nôi của CNXH đã đoạn tuyệt với chính nó từ lâu. Còn chúng ta, chậm ngày nào là khổ thêm ngày ấy...! >:D<
  8. concocon

    concocon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    13
    Các bác rảnh nhẻ, wan trọng là có cái thay đổi được bản chất nói 1 đàng làm 1 nẻo ko?
  9. skyner79

    skyner79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2011
    Đã được thích:
    235
  10. villy

    villy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Đã được thích:
    10.060
    - Đã là nước cộng hòa thì bao gồm tính dân chủ rồi nên không cần thiết phải thêm vào
    - Tên nước phải viềt đúng ngữ pháp tiếng Việt
    Ngay cả việc lấy tên nước Việt nam cộng hòa thì cũng không phải muốn khôi phục chế độ cũ, cách mạng đã thành công thì cái gì hợp lý của cả 2 bên đều là tài sản chung của đất nước nên sử dụng lại

Chia sẻ trang này