Debate: Bank - Chứng lead VNI lên cái hộp trên 1080-1150-1200 trong 6 tháng cuối năm??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 29/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3710 người đang online, trong đó có 138 thành viên. 06:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 360445 lượt đọc và 2169 bài trả lời
  1. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.783
    Fanliver đã loan bài này
  2. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.783
    VIB: Dự kiến NIM duy trì tích cực nhờ tỷ trọng bán lẻ cao trong danh mục cho vay

    Dự kiến NIM của Ngân hàng VIB trong năm nay sẽ đạt 4,6%, chỉ giảm nhẹ 10 điểm cơ bản so với năm 2022, chủ yếu nhờ tỷ trọng bán lẻ đang chiếm đến gần 90% danh mục cho vay, với mảng cho vay chủ lực là mua nhà và mua xe.

    NIM được duy trì nhờ tỷ trọng bán lẻ cao trong danh mục cho vay

    [​IMG]

    Tỷ trọng bán lẻ hiện chiếm gần 90% danh mục cho vay của Ngân hàng VIB, chủ yếu là các khoản cho vay mua nhà và mua xe.

    Theo đánh giá mới nhất của MB Securities (MBS), dự kiến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (mã cổ phiếu: VIB - sàn: HoSE) trong năm nay đạt 4,6%, chỉ giảm nhẹ 10 điểm cơ bản so với năm 2022. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng của ngân hàng này được dự báo ở mức lần lượt là 15,2% và 20,9%.

    Hiện chính sách của Ngân hàng Nhà nước và và xu hướng chung toàn ngành ngân hàng đều cố gắng giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, tăng trưởng toàn ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều thách thức. Những nhân tố này đang khiến NIM của nhiều ngân hàng chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, việc tỷ trọng bán lẻ chiếm gần 90% danh mục cho vay đang giúp Ngân hàng VIB duy trì được NIM ở mức tích cực.

    Cụ thể, cơ cấu danh mục cho vay theo ngành của Ngân hàng VIB hiện gồm 3 mảng chính: cho vay mua nhà, mua xe và cho vay kinh doanh, chiếm 90% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, cho vay mua nhà chiếm 50-55% tổng dư nợ cho vay và 99,5% các khoản vay mua nhà đều có tài sản thế chấp do ngân hàng tập trung cho vay phân khúc nhà phố đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Cho vay mua xe của Ngân hàng VIB chiếm khoảng 6% thị phần mảng này trên thị trường, đứng thứ 2 toàn ngành sau Ngân hàng VPBank. Ngoài ra, cho vay thẻ tín dụng chiếm 8% tổng danh mục cho vay hiện tại của Ngân hàng VIB.

    Tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) của nhóm bán lẻ trong danh mục cho vay của Ngân hàng VIB đạt tới 27% trong 10 năm trở lại đây, đưa tỷ lệ này từ mức 54,2% tại cuối năm 2013 lên 89,6% như hiện tại. Nhờ đó, NIM của ngân hàng này cũng gia tăng mạnh theo, từ mức 3,1% lên 4,7% trong cùng giai đoạn.

    https://fireant.page.link/WMaFHqXQF914SaNw6


  3. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.783
    Chủ nhật 25/6 này khởi công VĐ4 Hà nội - VCG là đơn vị duy nhất nộp thầu gói xây lắp số 2 trị giá 1.800 tỷ.

    ===========
    Sẵn sàng mặt bằng cho khởi công đường Vành đai 4


    21-06-2023 - 15:20 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Tính đến chiều 20/6, TP Hà Nội đã giải phóng được 84% mặt bằng tuyến đường Vành đai 4, đoạn đi qua địa phận Hà Nội, vượt tiến độ đề ra.


    Theo kế hoạch, ngày 25/6, thành phố sẽ khởi công tuyến đường này đồng loạt tại 4 điểm.

    Theo báo cáo về tiến độ, huyện Sóc Sơn đang đứng đầu, giải phóng xong 100% mặt bằng. Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông, Mê Linh đều đạt trên 84%. Như vậy là chỉ trong 1 năm, vừa triển khai thủ tục đầu tư, vừa giải phóng mặt bằng, Hà Nội đã sẵn sàng khởi công đường Vành đai 4, không chỉ có ý nghĩa về liên kết vùng, mà còn tạo cơ hội để phát triển Thủ đô Hà Nội.

    "Có được kết quả như thế này trước hết phải kể đến chủ trương đúng đắn của Trung ương và công tác tuyên truyền, phổ biến, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của thành phố, sở ngành, quận, huyện, xã, đặc biệt là chúng tôi rất cảm ơn sự đồng thuận của nhân dân", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết.

    [​IMG]
    Phối cảnh đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. (Ảnh: Báo Đầu tư)

    Theo kế hoạch, điểm khởi công chính dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô sẽ nằm ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức. 3 điểm còn lại tại Sóc Sơn, Thanh Oai và Thường tín cũng sẽ đồng loạt khởi công vào Chủ nhật (25/6) tuần này.

    Về cơ bản, các quận, huyện đã giải phóng xong mặt bằng với phần diện tích đất nông nghiệp và tiếp tục triển khai thu hồi đối với đất ở và tái định cư cho các hộ dân.

    Các địa phương cam kết với thành phố sẽ bàn giao 100% mặt bằng cho dự án vào cuối năm nay, đồng thời hoàn thành sớm việc triển khai các khu tái định cư để người dân bàn giao mặt bằng là đất ở của họ và nhận được đất tái định cư để xây nhà.

    https://cafef.vn/san-sang-mat-bang-cho-khoi-cong-duong-vanh-dai-4-188230621135401506.chn
    Fanliver đã loan bài này
  4. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.783
    Góc nhìn 23/06: Tín hiệu tích cực trở lại?

    2 giờ trước

    VCBS cho biết 2 chỉ báo MACD và RSI đồng loạt cho tín hiệu tích cực trở lại cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu không sớm vượt qua khỏi vùng kháng cự mạnh của thị trường quanh 1,125 điểm thì xác suất cao hai chỉ báo trên sẽ hình thành phân kỳ âm và khi đó rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao.

    Đang có nhiều cơ hội vượt vùng đỉnh cũ quanh 1,125-1,130 điểm

    CTCK KB Việt Nam (KBSV)
    : Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên 22/06, VN-Index diễn biến giằng co trong biên độ hẹp với các nhịp tăng giảm đan xen về cuối phiên. Việc hình thành mẫu nến spinning quanh vùng đỉnh cũ cho thấy tương quan cung cầu đang khá cân bằng và trạng thái thị trường vẫn chưa có nhiều thay đổi. Trong kịch bản tích cực, VN-Index đang có nhiều cơ hội vượt vùng đỉnh cũ quanh 1,125-1,130 điểm trước khi chịu áp lực điều chỉnh rõ nét hơn.

    Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục áp dụng chiến lược trading quay vòng, nắm giữ một phần vị thế và kết hợp mua tại hỗ trợ - bán tại kháng cự theo từng mã riêng lẻ với phần vị thế còn lại.

    Tín hiệu tích cực trở lại


    CTCK Vietcombank (VCBS)
    : Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index mở gap tăng điểm nhưng có phần hụt hơi và hình thành nến Doji khi tiếp cận lại vùng kháng cự 1,125 điểm. Xét về khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo MACD và RSI đồng loạt cho tín hiệu tích cực trở lại cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư.

    • Tuy nhiên, nếu không sớm vượt qua khỏi vùng kháng cự mạnh của thị trường quanh 1,125 điểm thì xác suất cao hai chỉ báo trên sẽ hình thành phân kỳ âm và khi đó rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao.

      VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu và giữ tâm lý thận trọng ở khu vực kháng cự mạnh của thị trường. Các nhà đầu tư chỉ nên gia tăng tỷ trọng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tích lũy tốt trong thời gian vừa qua và đã kiểm tra thành công khu vực hỗ trợ thuộc các nhóm ngành như bán lẻ, hóa chất, bất động sản.

      Hướng tới khu vực kháng cự mạnh tiếp theo quanh 1,150 điểm

      CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp sau nhịp điều chỉnh tuần trước và VN-Index tăng 6.84 điểm (tăng 0.61%) đóng cửa tại 1,125.30 điểm đồng thời vượt lên trên ngưỡng cản 1,120 điểm.

      SHS tiếp tục dự báo, với đà hồi phục tốt trong thời gian qua, lần vượt kháng cự này của VN-Index được kỳ vọng sẽ thành công và chỉ số sẽ hướng tới khu vực kháng cự mạnh tiếp theo quanh 1,150 điểm.

      SHS khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn giai đoạn hiện tại nên hạn chế mua đuổi giá cao. Với nhà đầu tư trung, dài hạn SHS vẫn thường xuyên khuyến nghị giải ngân trong thời gian vừa qua (đón đầu giai đoạn bùng nổ sau tích lũy) nên nếu cơ cấu tốt thì hiện tại hoàn toàn có thể tiếp tục nắm giữ, trong trường hợp muốn gia tăng tỷ trọng nhà đầu tư có thể tận dụng mua vào ở các nhịp điều chỉnh, mục tiêu giải ngân đầu tư trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.

      Áp lực chốt lời đã hạ nhiệt

      CTCK Tiên Phong (TPS): VN-Index tiếp tục nối dài đà tăng với mẫu hình nến Rising Window và tiến sâu vàovùng kháng cự 1,120-1,130 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% và vùng đỉnh tháng 01/2023). Cùng với đó, thanh khoản duy trì sự gia tăng phản ánh sự hưng phấn và lạc quan nơi nhà đầu tư về triển vọng thị trường. Hiện tại, VN-Index đã có lần thứ 3 tiến sâu vào vùng cản 1,120-1,130 điểm và khác với 2 lần trước, chỉ số đã không đảo chiều vào cuối phiên chứng tỏ áp lực chốt lời tại vùng cản này đã hạ nhiệt đáng kể. Do đó, nếu có thể thành công bứt phá khỏi đây, chỉ số sẽ có cơ hội hướng đến các mức cao mới đồng thời thu hút dòng tiền mua mới tham gia.

      Tích lũy

      CTCK BIDV (BSC): Thị trường đã trở lại ngưỡng kháng cự 1,125 điểm trong ngày 22/06 và kết phiên tăng gần 7 điểm, ghi nhận phiên thứ 3 hồi phục liên tiếp. Trong ngắn hạn, VN-Index có thể sẽ tích lũy thêm tại vùng này để lấy đà bật lên.

      Tiếp tục hướng lên 1,150 điểm

      CTCK Đông Á (DAS): VN-Index đã test lại mốc 1,100 thành công và tiếp tục hướng lên 1,150 điểm. Nhà đầu tư có nắm giữ danh mục cổ phiếu, giải ngân gia tăng khi thị trường điều chỉnh.

      Giằng co, thăm dò cung cầu

      CTCK Rồng Việt (VDSC): Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục giằng co, thăm dò cung cầu vào đầu phiên tới (23/06), trước khi có những tín hiệu cụ thể hơn. Với kịch bản này, nhà đầu tư cần chậm lại để đánh giá trạng thái cung cầu và có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu có nền tảng tích lũy tốt. Tuy nhiên, vẫn cần cân nhắc chốt lời ở những cổ phiếu tăng nhanh về vùng kháng cự hoặc đang chịu áp lực bán từ vùng kháng cự.

      Rung lắc

      CTCK Asean (Aseansc): Thị trường nhiều khả năng sẽ gặp rung lắc trong phiên tới. Dự báo trong phiên 23/06, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1,120-1,125 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1,130-1,135 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

      Thử thách vùng tâm lý 1,200 điểm

      CTCK Phú Hưng (PHS): Chỉ số đang thử thách lại vùng đỉnh cũ và giữ được đóng cửa trên MA5, cùng với đường MA5 có tín hiệu tạo trạng thái phân kỳ dương tích cực so với MA20, cho thấy xu hướng phục hồi ngắn hạn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, đường MACD có dấu hiệu tạo Hook củng cố tín hiệu mua và đường RSI đang hướng lên vùng 69, cho thấy đà tăng đang mạnh lên và chỉ số có thể sớm vượt qua vùng 1,129 điểm (đỉnh cũ) để hướng lên thử thách vùng tâm lý 1,200 điểm.

      Nhìn chung, thị trường đang tiếp diễn xu hướng phục hồi ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện các vị thế giao dịch lướt sóng, với ưu tiên là cổ phiếu có cơ bản tốt, dự báo kết quả kinh doanh quý 2 năm 2023 tăng trưởng, và đang thu hút được dòng tiền.

      Kiểm định lại mức 1,118 điểm

      CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ điều chỉnh và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại mức 1,118 điểm trong phiên kế tiếp (23/06). Đồng thời, thị trường đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể thu hút dòng tiền quay trở lại. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ còn chịu áp lực điều chỉnh và xuất hiện các phiên tăng giảm đan xen. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng nhẹ cho thấy các nhà đầu tư đã giảm bi quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại.

      Xu hướng sideway up với biên độ 1,120-1,130 điểm

      CTCK Agribank (Agriseco): VN-Index chưa thể vượt dứt khoát mốc cản tâm lý 1,125 điểm. Agriseco Research nghiêng về kịch bản thị trường sẽ tiếp tục vận động theo xu hướng sideway up với biên độ 1,120-1,130 điểm trong phiên mai (23/06) do lực cầu mua vào tại các nhịp thị trường điều chỉnh tương đối lớn.

      Bên cạnh đó, các chỉ báo động lượng ngắn hạn RSI và MACD vẫn đang hướng lên là tín hiệu tích cực. Vì vậy, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ danh mục và gia tăng tỷ trọng với các mã đang giao dịch quanh vùng hỗ trợ thuộc các nhóm như hoá chất, bán lẻ và thuỷ sản tại nhịp rung lắc trong phiên.
    https://*********.vn/2023/06/goc-nh...4jkLw3Sa50URJibc-ieFMdRpuC3vQ&mibextid=Zxz2cZ
    nvanh84, Vothaivumhb, Ha2t1 người khác thích bài này.
  5. VIktorZenz

    VIktorZenz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2017
    Đã được thích:
    141
    Bank tôi ngó được cái dòng để ngon, mà tăng đoạn rồi thấy chậm, nên bây h mới chú ý lại STB mạnh khỏe, LPB tích đẹp, SHB dòng tiền tạo lập đánh kinh khủng.

    Chuyện là các bank chưa cho vay ra do chỉ tiêu chưa có, kèo tăng vốn chính là cú hích cho các bank để cho vay ra mà đảm bảo đủ chỉ tiêu
    Fanliver đã loan bài này
  6. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.783
    Cụ nhận xét rất chuẩn. STB LPB SHB rất đẹp.

    Các banks khác đang chậm chính là cơ hội cho dòng tiền mới - tiền chốt lời hàng nóng tìm tới trong thời gian tới.

    Tín dụng sẽ bùng lên mạnh trong Q3-4 sau khi ls hạ dần trong Q2 sẽ ngấm dần.....


    Em copy lại cmt bên nhà Tản Mạn khi trao đổi với Cụ Hổ @FBV về vấn đề tín dụng sẽ tăng mạnh trong Q3-4/2023 này:

    =========================================

    Trung hạn, em rất đồng tình cụ Hổ @FBV là Q3-4 này tín dụng sẽ bùng nổ bởi mấy lý do:

    - ĐTC: Dự án chạy, thì nhà thầu, các loại thầu phụ, nhà cung cấp vật liệu.... phải đi vay NH để có vốn triển khai dự án chứ ko thì lấy đâu ra tiền? Nhà nước chỉ tạm ứng một phần thôi.

    - Trái phiếu: NH sẽ mua trái phiếu đảo nợ của DN tốt, nhắc lại là TP có trái phiếu this a TP that.... chứ ko phải all cùng xấu. Khi đó DN dùng tiền phât hành trái phiếu đảo nợ sẽ trả nợ TP cũ cho dân. Dân mang tiền đó đi GTK, đi đầu tư, một phần ắt sẽ chảy lên TTCK..... Dân thoát dc trái phiếu sẽ làm cho vòng quay tiền trong nền kinh tế tăng lên..... Việc mua lại TP DN tốt cũng góp phần làm tăng tín dụng cho Banks.

    - Sang Q3-4 nền ls huy động giảm mạnh, ls cho vay giảm: LS GTK giảm sẽ làm cho người gửi tiền phải đắn đo suy nghĩ là gửi tiếp ls thấp hay là mang đi đầu tư kinh doanh --> vòng quay tiền trong nền kinh tế tăng lên..... LS cho vay hạ xuống, chi phí đi vay của DB và người dân giảm đi --> gián tiếp làm nguy cơ nợ xấu giảm.

    - Tồn kho bán lẻ bên Mỹ đang giảm, mùa nua sắm cuối năm sắp đến, bây h là thời gian chuẩn bị hàng hoá.... Q3-4 này nhóm SX hàng tiêu dùng sẽ có nhiều đơn hàng trở lại. Theo dõi hàng hoá phái sinh sẽ thấy VN nhập bông của Mỹ 1-2 tháng nay khá nhiều...... nên nhóm ngành này cũng sẽ tăng cường vay mượn so với 6 tháng đầu năm.

    - Người dân: khi ls gửi thấp, vay thấp.... các công trình dự án lớn khởi công --> một số sẽ bắt đầu mon men đi vay tiền đầu tư BĐS ăn theo sự hưởng lợi của các dự án.

    - Tháng 6-7 này SBV sẽ lần lượt cho các Bank tờ A4 cho phép chia cổ tức tăng vốn. Banks tăng dc vốn --> tăng dc quy mô tín dụng Q3-4 này cũng như các năm tiếp theo --> tăng trưởng doanh thu lợi nhuận trong nhiều năm tiếp theo. Đám DN có liên quan bị giới hạn cho vay 15% cũng sẽ dc nới con số tuyệt đối cho vay khi VĐL của Bank tăng lên.

    Khi nào VNI đóng nến tuần vượt ma200 tuần (1123-1124) thì sẽ confirmed UP TREND Chart W: sẽ có một lượng tiền mới đổ vào thị trường, tiền GTK đáo hạn Q3 cũng sẽ đổ vào thị trường..... mọi người nghĩ xem tiền mới nhập cuộc họ sẽ MUA gì?

    Với người GTK 5-8% đáo hạn họ chỉ cần lãi 15-20% là vui họ sẽ mua con nào người ta thấy AN TOÀN, giá chưa chạy quá xa mà KQKD ổn định.... câu trả lời là Banks.
    Last edited: 22/06/2023
    nvanh84, AdagioT, Vothaivumhb5 người khác thích bài này.
    Fanliver đã loan bài này
  7. VIktorZenz

    VIktorZenz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2017
    Đã được thích:
    141
    ĐÚng là dòng tiền mới sẽ chọn bank làm chân ái, anh em mình tích hàng thôi, từ h tới khi tín dụng tăng mạnh thì cỡ nào chả có 10 - 30% nhét túi, đạt chỉ tiêu của năm luôn. cảm ơn chủ pick phân tích và update tin tức cho anh em, trân trọng!!
  8. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.783
    Vâng cảm ơn Cụ động viên!

    Mình nghĩ tiền mới sẽ chỉ có thể chọn Banks - chứ ko ai đi chọn những con đã chạy dc 2/3 chặng đường như mid pen đã tăng nóng.

    Mục tiêu 10-30% của Cụ với Banks từ nền giá hiện tại cũng rất phù hợp và khả thi. Việc anh em mình cần làm là Buy & Hold rồi chờ dòng tiền mới nhập cuộc & tiền chốt lời hàng tăng nóng sẽ vào kéo Banks lên..... các câu chuyện tăng vốn - tăng trưởng tín dụng Q3-4 sẽ là các động lực để kéo Banks thời gian tới.

    Tôi views ngoại trừ VCB và STB thì đa phần các Banks phía dưới đang ở trạng thái giống như GEX khi chưa vượt 14, hoặc giống VND khi chưa vượt 16.0
    Last edited: 22/06/2023
    buinhatnguyen đã loan bài này
  9. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.783
    Tạo lập phím sóng Banks @Vothaivumhb @LDF319NGHE @nvanh84 @vietnt5 @buinhatnguyen @Pomelooo @Choi268 @cuti2019

    Chứng khoán tạo đáy theo lãi suất, cổ phiếu ngân hàng sẽ lên cao?

    THỨ 5 , 22/06/2023, 23:33

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã và đang có dấu hiệu bắt nhịp tích cực, sau khi lãi suất điều hành và lãi suất trên các thị trường lần lượt hạ nhiệt.

    [​IMG]
    Lãi suất là “kẻ thù tự nhiên” hàng đầu của chứng khoán. Một khi lãi suất tăng, nhà đầu tư có xu hướng rút tiền từ các kênh rủi ro và dịch chuyển sang các kênh đầu tư an toàn. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tăng khiến doanh nghiệp chịu gánh nặng chi phí, dẫn đến biên lợi nhuận giảm khiến định giá thị trường bị đảo ngược.

    Trong năm 2022, giới đầu tư toàn cầu chứng kiến cú sập kinh hoàng của thị trường khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhanh và mạnh, kéo theo hàng loạt NHTW các nước thắt chặt tiền tệ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng.

    Ngấm lãi suất giảm, thị trường chứng khoán tăng

    Cho đến nay lạm phát tại Việt Nam vẫn được kiểm soát ở mức thấp, chính sách tiền tệ đảo chiều từ thắt chặt sang nới lỏng, và lịch sử cho thấy, lãi suất giảm thường khởi đầu cho sóng tăng trên thị trường chứng khoán.

    Lần gần nhất là năm 2020, khi các lãi suất điều hành liên tiếp giảm mạnh, thời tiền rẻ mở rộng, chứng khoán tạo đáy vào cuối tháng 3/2020 và hình thành một sóng tăng mạnh mẽ đến tháng 4/2022 (+130%).

    Nhìn xa hơn trong lịch sử, giai đoạn năm 2007 - 2009, chứng khoán Việt Nam có sự tương đồng so với năm 2022, 2023.

    Nhà đầu tư năm 2007 và 2021 cùng trải qua cơn say tăng trưởng và lợi nhuận khi cứ “mua là thắng” bất chấp nền tảng cơ bản của các doanh nghiệp chưa có nhiều khởi sắc. Dòng tiền nội lớn cộng thêm tốc độ luân chuyển qua các nhóm rất nhanh giúp duy trì “nhiệt”. Hầu hết các mã “chưa kịp điều chỉnh đủ thì dòng tiền đợt mới đã tràn tới”.

    Tuy nhiên, cũng như cách lãi suất nhấn chìm chứng khoán năm 2022, cuộc đua tăng lãi suất nửa đầu 2008 (đỉnh điểm lên đến 20%/năm) khiến VN-Index nhanh chóng quay đầu sụt giảm hơn 60%. Chỉ đến khi, các chính sách vĩ mô thời điểm cuối năm có sự xoay chuyển ngược 180 độ so với nửa đầu năm, thị trường mới dần được vực dậy.

    Từ tháng 9-12/2008, NHNN đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản, từ 14%/năm xuống còn 8,5%. Cùng với đó, gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD được tung ra nhằm hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp đi vay, khơi thông ách tắc vốn kéo theo thị trường dần hồi phục. Từ mức đáy 235,50 điểm, VN-Index đảo chiều tăng mạnh đạt trên 600 điểm vào tháng 11/2009.

    [​IMG]
    Nhóm ngân hàng giai đoạn này đã tăng trong một thời gian dài và trở thành những cổ phiếu "nóng" trên thị trường, điển hình là ông lớn VCB, CTG cùng với các ngân hàng từng làm mưa làm gió trên sàn OTC khi ấy như MBB, EIB.

    Cổ phiếu ngân hàng đón sóng tăng

    Quay trở lại câu chuyện năm 2023, giống như năm 2009, chứng khoán vừa trải qua nhịp điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, sức mạnh nội tại của nền kinh tế hiện tại tốt hơn nhiều giai đoạn trước và được kỳ vọng vẫn sẽ duy trì vận tốc tăng trưởng bất chấp khó khăn thách thức. Hiện chứng khoán đang phản ánh xu hướng của lãi suất. Bắt đầu từ phiên 25/5 (NHNN điều chỉnh hạ lãi suất lần thứ 3 liên tiếp để hỗ trợ nền kinh tế), VN-Index ghi nhận đà tăng mạnh 39 điểm sau khoảng thời gian lình xình đi ngang. Thanh khoản cũng lấy lại mốc 20.000 tỷ đồng.

    Về dòng tiền, tháng 5 có sự ưu tiên dành cho nhóm mid & smallcap. Theo đó, không ít cổ phiếu penny đã tăng từ 20% - 60% trong vài tuần bất chấp việc thị trường chưa cải thiện nhiều về điểm số. Tuy nhiên, từ ngày 25/5, loạt cổ phiếu đầu cơ tăng nóng đã được chốt lời và dòng tiền chuyển dịch sang bluechips, nhóm cổ phiếu đã tích lũy trong thời gian qua.

    Bước sang tháng 6, dòng ngân hàng có sự đồng thuận tăng khi là tâm điểm của tiền lớn. Và sau khi NHNN có đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp, từ ngày 19/6 vừa qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng một lần nữa cho thấy hơi hướng bắt nhịp tích cực.

    Diễn biến tích cực đến từ kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng mở ra chu kỳ sóng mới khi các chính sách hỗ trợ; gói kích cầu tín dụng thẩm thấu. Quy định giãn/hoãn nợ, cho phép ngân hàng tiếp tục mua trái phiếu phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các công ty có nền tảng cơ bản tốt, đặc biệt là bất động sản. Từ đó, dòng tiền của các doanh nghiệp địa ốc có thể cải thiện, giảm áp lực trích lập dự phòng cũng như rủi ro nợ xấu của ngân hàng.

    Về lý thuyết, tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì tài chính - ngân hàng sẽ là ngành luôn đi trước dẫn đầu thị trường. Bên cạnh đó tâm lý nhà đầu tư đang hưng phấn và kỳ vọng lớn, sợ bỏ lỡ cơ hội nếu chậm chân đã đẩy giá nhóm ngân hàng sau đợt giảm lãi suất nói trên. Tuy nhiên, đà tăng trưởng bền vững của các nhóm cổ phiếu còn phải dựa vào thông tin hỗ trợ và yếu tố cơ bản. Thời điểm này đã đến lúc có sự phân hóa về cổ phiếu ngân hàng. Nhóm bứt phá tăng mạnh vẫn tập trung ở các mã có tiềm lực thuộc top đầu.

    Đáng chú ý, xu hướng giảm lãi suất thể hiện mạnh mẽ hơn tạo điều kiện để các nhà băng tiết giảm chi phí vốn đầu vào, đặc biệt lãi suất hỗ trợ nguồn trên OMO hiện đã giảm mạnh về 4% thay vì lên tới trên 6% hồi đầu năm. Và trên thị trường liên ngân hàng từ đầu tháng 6 đến nay lãi suất ngắn hạn đã giảm rất mạnh, thậm chí về dưới mốc 1% như từng có ở thời tiền rẻ hai năm trước.

    [​IMG]
    VNDirect mới đây đã đưa ra danh mục cổ phiếu ngân hàng tiềm năng. Trong đó, HDB, ACB và MBB là 3 mã có tỷ suất sinh lời dự kiến cao nhất (34% - 47%). Chiếu theo mức giá đóng cửa phiên 22/6, cổ phiếu HDBank đang có mức giá hấp dẫn nhất với 18.700 đồng/cp. Đáng chú ý, mã này cũng thuộc top 3 cổ phiếu ngân hàng trong danh mục tăng mạnh nhất kể từ đầu năm

    https://cafef.vn/chung-khoan-tao-da...u-ngan-hang-se-len-cao-188230622233341228.chn
    Last edited: 23/06/2023
  10. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.032
    Nhà cái phất cờ lệnh rồi, hôm nay Banks chạy đồng loạt nhé.

    LDF319NGHEVothaivumhb thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này