1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Debate: Bank - Chứng lead VNI lên cái hộp trên 1080-1150-1200 trong 6 tháng cuối năm??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 29/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7664 người đang online, trong đó có 1090 thành viên. 10:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 363752 lượt đọc và 2131 bài trả lời
  1. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.810
    Khả năng cao như Lão nói - là Chủ tịch công đoàn chuyển quyền đứng tên cho ai đó theo chỉ định của Công Đoàn NH MBB, nói chung là việc này ko ảnh hưởng gì tới TT - ko ảnh hưởng gì tới giá CP MBB.
    --- Gộp bài viết, 04/07/2023, Bài cũ: 04/07/2023 ---
    Sóng P là sóng "kỳ vọng" theo cái Lô B - còn KQKD 2023 này sẽ chưa phản ánh gì đâu nhé.

    Ai đánh P thì phải hiểu thật kỹ game mình chơi là game gì nhé.

    Cá nhân tôi đã vào khúc đầu cá và qua thân cá tôi out - out nhưng tôi ko chim lợn đâu nhé - chỉ nhắc mọi người là chơi thì phải hiểu mình đang kì vọng vào cái gì - để lỡ TT đi ko như ý thì biết đường mà hành động thôi.
  2. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.810
    Từ Cá nhân tới tổ chức - Ta tới Tây đều phải chuyển tiền mặt thành CP hết cả thôi.

    Hưng phấn quá đua lệnh bất chấp thì dễ dính đỉnh ngắn hạn nhưng nếu views bear quá sẽ mất cơ hội.

    Do đó cách mua an toàn nhất là canh những nhịp chỉnh như mấy ngày vừa rồi mua là rất an toàn.


    ==============
    Chứng khoán khởi sắc, quỹ của Dragon Capital đổi chiến lược sang “tất tay” vào cổ phiếu

    Mới đây, một quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital thông báo chuyển đổi chiến lược trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt đang chứng kiến nhiều nốt thăng.

    Ngày 03/07, Dragon Capital cho biết quỹ đầu tư chứng khoán năng động DC (DCDS) sẽ trở thành quỹ cổ phiếu tăng trưởng. Theo đó, quỹ có thể phân bổ tối đa 100% tài sản vào cổ phiếu, thay vì mức 80% cổ phiếu như trước đó.

    “Điều này cho phép quỹ DCDS chủ động trong việc tìm kiếm và tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn linh hoạt trong việc thay đổi tài sản đầu tư để thích nghi với những biến động của thị trường nhằm hạn chế rủi ro cho danh mục”, Dragon Capital cho biết. “Việc thay đổi chiến lược đầu tư của quỹ DCDS là sự thay đổi mang tính tích cực và hướng đến việc mang lại mức lợi nhuận vượt trội cho Nhà đầu tư”.

    Trên thực tế, quỹ DCDS cũng đã hành động từ trước. Tính tới cuối tháng 5/2023, DCDS phân bổ hơn 92% tài sản vào cổ phiếu. Trong đó, 3 nhóm ngành có tỷ trọng cao nhất là ngân hàng (28.9%), bất động sản (23.3%) và chứng khoán (8.4%).



    Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất bao gồm VCB (7.3%), STB (5.6%), VHM (5.4%), VPB (3.9%) và HPG (3.6%).


    Bước thay đổi chiến lược trên được đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán trên đà khởi sắc trong vài tháng gần đây.



    VN-Index tăng gần 12% từ đầu năm 2023 nhờ những động thái nới lỏng chính sách từ các cơ quan chức trách. Cụ thể, Ngân hành Nhà nước (NHNN) đã 4 lần hạ lãi suất điều hành và các chuyên gia kỳ vọng có thể giảm thêm. Đồng thời, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, tạo dòng vốn mồi để vực dậy nền kinh tế. Cùng với đó là hàng loạt điều chỉnh nghị định, chính sách theo hướng hỗ trợ hơn.

    Với tỷ trọng cổ phiếu cao, quỹ DCDS cũng ghi nhận hiệu suất khả quan trong bối cảnh chứng khoán khởi sắc. Tính tới ngày 27/06/2023, quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital đạt hiệu suất 16%, cao hơn so với mức tăng của VN-Index. Trong năm 2022, quỹ này lỗ hơn 34%.

    Hiệu suất của DCDS so với VN-Index
    Một quỹ đầu tư khác thuộc Dragon Capital là VEIL cũng ghi nhận hiệu suất hơn 10%. Quỹ đầu tư gần 1.8 tỷ USD này gần đây cũng "tất tay" vào cổ phiếu.

    Tính tới ngày 27/06, VEIL đang đầu tư 99% tài sản vào cổ phiếu.

    https://*********.vn/2023/07/chung-...YHoKP34AfW8NaR1AmVPYzLtRfJ4c8&mibextid=Zxz2cZ
  3. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.170
    Lãi suất giảm, ai rồi cũng phải đổi views cả thôi.

    Như đám đông nhỏ lẻ 1 tuần nay cũng quay xe liên tục ấy mà.

    Tuần trước chốt lời, chờ sập - TT nó ko sập là lại phải lên tàu, chứ ko lại mốc mép.
  4. ngducdung

    ngducdung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Đã được thích:
    2.958
    Nói thật là tt như này
    Tôi chỉ ước được quay lại thời F0, chả biết kháng cự hay hỗ trợ là cái đếch gì, cũng chả cần đau đầu đọc tin cổ tức tức cổ hay esop e séc gì …
    Cứ chọn ngành mình thích và full margin thôi …
  5. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.810
    Đôi khi nó vậy đó Bác - Bác Sỹ hay nhìn đâu cũng ra vi trùng.

    Biết nhiều nên nghĩ lắm - giống kiểu PEP các trận chung kết nghĩ nhiều thành nghĩ quẩn, chung kết C1 năm nay cứ đội hình mạnh nhất mang ra đấu - méo nghĩ nhiều thì lại vô địch đó Cụ.

    Biết khôn vừa đủ - lắng nghe thị trường và đi theo nó - đừng cố đoán trước - vẽ trước - áp đặt suy nghĩ của mình lên TT rồi cứ phụ thuộc vào nó.
  6. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.778
    Những nhóm ngành nào sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2023?

    PHẠM MINH
    17:17 04/07/2023

    Theo các chuyên gia của SSI, từ nay đến cuối năm nhiều nhóm ngành sẽ được hưởng lợi từ lãi suất liên ngân hàng giảm và đầu tư công được đẩy mạnh. Điều này sẽ đóng góp không nhỏ cho GDP năm 2023.
    LDF319NGHE thích bài này.
  7. haiduong79

    haiduong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2023
    Đã được thích:
    2.314
    EIB hấp thụ tin chủ tịch mới thì đã có 2 phiên đỏ, hôm nay giá kết phiên 20.3. Vậy ae đua mấy phiên trước tạm lỗ ít thôi.
    Bác @Fanliver có đánh giá gì mới về con này không?
  8. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.810
    Thủ tướng chỉ đạo:
    - Tăng cung tiền M2, tăng tín dụng
    - Giảm mặt bằng lãi suất, nhất là ls cho vay.

    Đây là lý do dòng CK tăng mạnh chiều nay, TT không thể chỉnh nổi như mong muốn của nhiều người cầm tiền.



    ===========

    Thủ tướng yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, nới lỏng hơn

    THỨ 3 , 04/07/2023, 19:12

    Thủ tướng nêu rõ chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mở rộng hơn được thể hiện chủ yếu thông qua: Tăng cung tiền (M2), tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay.

    [​IMG]
    Ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023.

    5 bài học kinh nghiệm quan trọng

    Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các ý kiến tại phiên họp, giao các cơ quan tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp và dự thảo Nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

    Theo Thủ tướng, những kết quả nổi bật trong tháng 6 đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của quý II và 6 tháng đầu năm 2023, đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra: Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; giữ gìn được môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển đất nước, góp phần củng cố tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục dự báo Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao của khu vực, thế giới; các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới tiếp tục duy trì và nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

    Bên cạnh những kết quả tích cực là cơ bản, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn so với kịch bản đề ra. Tình hình thị trường quốc tế còn rất khó khăn. Dư nợ tín dụng tăng thấp. Thu ngân sách nhà nước có xu hướng giảm. Ngành công nghiệp phục hồi chậm. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; có 100 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 tăng lên 46,2 điểm từ mức 45,3 điểm vào tháng 5, nhưng vẫn là tháng thứ 4 liên tiếp dưới 50 điểm.

    Vốn FDI đăng ký tăng thêm tiếp tục bị ảnh hưởng. Những bất cập, vướng mắc của các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm, bất động sản mới chỉ được xử lý bước đầu. Thủ tục hành chính một số lĩnh vực, địa bàn còn nặng nề, chưa thông thoáng, đặc biệt còn có tình trạng vướng mắc pháp lý của nhiều dự án đầu tư nhưng chậm được các cấp, các ngành chủ động tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền.

    Tình hình lao động, việc làm khó khăn. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh dự báo diễn biến phức tạp, tiếp tục gây hậu quả nặng nề… Tình hình an ninh trật tự ở một số địa bàn, lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ.

    Thủ tướng đề nghị nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm: (1) Bám sát tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, tổ chức thực hiện hiệu quả; đẩy mạnh tính tự chủ, tự lực tự cường. (2) Tăng cường hơn kỷ luật, kỷ cương theo tinh thần: đã nói làm làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có sản phẩm cân đong đo đếm được, kiểm tra được; làm việc nào dứt việc đó. (3) Đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, uỷ quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; (4) Giữ vững bản lĩnh chính trị, tự tin, không cầu toàn, không nóng vội; không lạc quan khi thuận lợi; không bi quan khi khó khăn; (5) Bảo vệ và phát huy tinh thần dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại; xử lý nghiêm việc đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm.

    Về bối cảnh tình hình thời gian tới, Chính phủ và các địa phương thống nhất nhận định khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Bối cảnh đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời; đồng thời chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản, giải pháp ứng phó, dứt khoát không để bị động, bất ngờ. Yêu cầu đặt ra là phải linh hoạt có giải pháp đúng và tập trung thực hiện hiệu quả với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn nữa và kiên trì, bền bỉ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

    Chuyển chính sách tiền tệ từ "chắc chắn" sang "linh hoạt, nới lỏng hơn"

    Về mục tiêu, quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu kiên định, kiên trì tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

    Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô (tăng trưởng khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5%) và bảo đảm đời sống nhân dân. Với dư địa chính sách còn khá lớn (lạm phát giảm dần còn 3,29%; nợ công 38%, nợ Chính phủ 34,7% GDP, bội chi ngân sách nhà nước trong vòng kiểm soát), việc ưu tiên hơn cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng là phù hợp, cần thiết lúc này. Đây cũng là điểm mạnh của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới còn ít hoặc khó khăn cho dư địa chính sách.

    Trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: (1) Lãi suất và tỉ giá; (2) Tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; (3) Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; (4) Theo dõi sát và nắm chắc tình hình bên trong và bên ngoài.

    Về định hướng chính sách, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát; chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp các chính sách.

    Cho rằng đây là cơ hội cần nắm bắt, Thủ tướng nêu rõ chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mở rộng hơn được thể hiện chủ yếu thông qua: Tăng cung tiền (M2), tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay. Theo Thủ tướng, về thực chất, chủ trương này đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, có lộ trình, xuyên suốt từ tháng 10/2022 đến nay; NHNN đã làm nhưng cần làm mạnh hơn nữa. Thủ tướng Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" trước tháng 10/2022 sang "chắc chắn" từ tháng 10/2022 và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" trong điều kiện hiện nay là cần thiết. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.

    Cùng với NHNN và ngành ngân hàng, Thủ tướng kêu gọi và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa, tăng cường tiết kiệm chi phí, đổi mới quản trị doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển sản phẩm có chất lượng theo hướng sản xuất xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện môi trường, đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường trong nước, quốc tế.

    Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đồng hành, phối hợp chặt chẽ cùng NHNN và cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tiếp giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

    Về công cụ, giải pháp chính sách, Thủ tướng yêu cầu rà soát các cơ chế, chính sách, có giải pháp cụ thể, phù hợp để tập trung hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng cả về phía cầu và phía cung. Theo đó, tiếp tục rà soát, có các giải pháp mạnh hơn, hiệu quả hơn để kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước (các giải pháp về miễn giảm thuế, phí, lệ phí, các hình thức hỗ trợ mua hàng, khuyến mãi, giảm giá, giảm các loại phí, lệ phí, thúc đẩy mạnh mẽ tín dụng tiêu dùng…).

    Đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công (với tổng số vốn đầu tư công năm 2023 khoảng 817 nghìn tỷ đồng; trong khi 1 đồng vốn đầu tư công có thể thu hút được 1,62 đồng đầu tư ngoài nhà nước); đồng thời tạo mọi thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án PPP; tập trung xoá bỏ rào cản, khơi thông mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài.

    Về xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững, củng cố các thị trường truyền thống hiện có và mở rộng các thị trường mới, có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nhất là xuất khẩu xanh (lưu ý các khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ La-tinh, Khối Bắc Mỹ); sớm ký Hiệp định FTA với Israel, UAE….

    Tập trung nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… nhằm tạo chuyển biến rõ nét về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

    Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chủ động, tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các địa phương tổng hợp từ báo cáo của 26 tổ công tác của Chính phủ; các tổ công tác này tiếp tục hoạt động hằng tháng nhằm thực hiện "mục tiêu kép": vừa kiểm điểm, đánh giá việc xử lý các kiến nghị trước đó; vừa kịp thời giải quyết những vấn đề mới phát sinh.

    https://cafef.vn/thu-tuong-thuc-hie...-hoat-hon-noi-long-hon-188230704191305237.chn
  9. vn998

    vn998 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    2.023
    LDF319NGHEFanliver thích bài này.
  10. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.810
    EIB đang có vụ lùm xùm bất ngờ sau khi nhóm cổ đông 10% kiện cáo ì xèo.

    Động thái này hơi bất ngờ với nhiều người, và nhiều người nhận định EIB sẽ còn bất ổn cho tới ĐHCĐ bất thường vào tháng 9 nên bán ra.

    Mình nghĩ là sau 2-3 phiên sẽ ổn định.

    Cá nhân mình thì vẫn tin tưởng EIB và xác định hold 1-2 năm nên hôm nay đã cơ cấu một phần các mã tăng mạnh để mua thêm EIB vào phiên ATC.
    Finvo215, thaoluu, Vothaivumhb2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này