Debate: Bank - Chứng lead VNI lên cái hộp trên 1080-1150-1200 trong 6 tháng cuối năm??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 29/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7709 người đang online, trong đó có 1061 thành viên. 15:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 362525 lượt đọc và 2131 bài trả lời
  1. Vothaivumhb

    Vothaivumhb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    36.410
    [​IMG]
    k9todayz, Fanliver, LDF319NGHE4 người khác thích bài này.
    FanliverVnindex860 đã loan bài này
  2. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.071
    Sang tuần tới lượt Bank chạy sẽ kéo VNI lên 1200 nhé Cụ, cứ tuần tự từng dòng.
    k9todayz, cuteovn, Vothaivumhb4 người khác thích bài này.
  3. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Chính phủ giao Bộ Tài chính, NHNN nghiên cứu đề xuất của VAFI xây dựng các loại trái phiếu gần như tuyệt đối an toàn

    THỨ 7 , 22/07/2023, 09:18

    Trước đó VAFI đề xuất xây dựng trái phiếu do các ngân hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh phát hành và được Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán.

    [​IMG]
    Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa cho biết đã nhận được Công văn của Văn Phòng Chính phủ phản hồi về các đề xuất của VAFI.

    Cụ thể, ngày 13/6/2023, VAFI đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế với lãi suất huy động giảm mạnh. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu nội dung báo cáo, kiến nghị của Hiệp hội.

    Văn phòng Chính phủ thông báo để VAFI biết, chủ động phối hợp, tham gia góp ý, kiến nghị với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về các cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển thị trường tài chính, các định chế tài chính, góp phần thúc đẩy phát triển công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững thị trường tài chính Việt Nam.

    Được biết, hiệp hội này đề xuất xây dựng các loại trái phiếu gần như tuyệt đối an toàn: Là trái phiếu được bảo lãnh thanh toán tiền lãi và vốn gốc đúng hạn trong mọi tình huống, nhưng có thể có rủi ro nhỏ như lạm phát, VND mất giá. Trong đó, Trái phiếu Chính phủ luôn luôn được Chính phủ bảo lãnh thanh toán đúng hạn lãi suất và vốn gốc khi hết kỳ hạn và gần như tuyệt đối an toàn cho nhà đầu tư cá nhân (đã có chính sách bảo lãnh nhưng chưa thu hút đông đảo nhân dân tham gia).

    Ngoài ra, trái phiếu gần như tuyệt đối an toàn còn có trái phiếu do các ngân hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh phát hành và được Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán, có những đặc tính như: hội đủ các điều kiện niêm yết trên HoSE, có tiêu chuẩn về tỷ suất lợi nhuận tương đối, tỷ lệ nợ xấu thấp và NHNN cần quy định tỷ lệ, khối lượng phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân,… Việc đưa ra các quy định trên để bảo đảm rằng trong mọi tình huống thì các ngân hàng thương mại có đủ khả năng thanh toán lãi và vốn gốc mua trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân. Đồng thời cần có quy định cho phép NHNN bảo lãnh loại trái phiếu này khi phát hành cho nhà đầu tư cá nhân.

    Theo VAFI, từ trước tới nay Nhà nước luôn có chủ trương bảo đảm tiền gửi của khu vực dân cư trong mọi tình huống, kể cả với các ngân hàng thua lỗ yếu kém lâm vào tình trạng giải thể phá sản, vậy tại sao không bảo đảm tiền mua trái phiếu của các nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào nhóm các ngân hàng được xếp hàng cực kỳ hiệu quả lành mạnh? Nếu Nhà nước bảo lãnh thì VAFI tin rằng sẽ có lượng tiền khổng lồ đầu tư vào trái phiếu ngân hàng vì người dân hiểu rằng đầu tư vào trái phiếu có mức lãi suất cao hơn tiền gửi ngắn hạn, trái phiếu niêm yết có tình thanh khoản cao và lại được nhà nước bảo lãnh thanh toán.

    Bên cạnh đó, loại trái phiếu gần như an toàn tuyệt đối có thể gồm trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành và do tổ chức tài chính Nhà nước phát hành và được Bộ Tài chính bảo lãnh thanh toán .

    Loại trái phiếu rủi ro là các trái phiếu do các tổ chức phi ngân hàng phát hành, trái phiếu của các ngân hàng chưa được xếp vào nhóm đặc biệt như trên. Những loại trái phiếu này không phát hành cho cá nhân và chỉ dành cho các tổ chức vì họ có nhiều kinh nghiệm đầu tư, họ có thể đánh giá được mức độ rủi ro của các loại trái phiếu.

    Ngoài ra, VAFI cũng đề xuất miễn các loại thuế về kinh doanh trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Trong đó, đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức đầu tư trái phiếu . Đồng thời, đề xuất xem xét miễn thuế lợi tức, thuế chuyển nhượng trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân để kích thích thị trường huy động vốn dài hạn phát triển.

    Theo Hiệp hội này, Ngân sách Nhà nước có thể giảm một phần nhỏ từ thuế thu nhập về lãi trái phiếu nhưng trên quan điểm chi phí lợi ích thì Nhà nước bỏ ra 1 đồng vốn mà thu được lợi ích gấp 100 lần.

    "Việc miễn các loại thuế này cũng không làm lợi cho nhà đầu tư cá nhân mà chỉ lợi cho nền kinh tế. Khi miễn thuế này thì lãi suất huy động dài hạn cũng giảm theo và việc miễn này thì nhà đầu tư cá nhân cũng không hưởng lợi", VAFI nêu trong văn bản.
    Vothaivumhb thích bài này.
  4. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    10 lý do khiến các chuyên gia chờ mỏi mắt mà Mỹ vẫn chưa suy thoái
    10:28 | 20/07/2023

    Trong suốt nhiều tháng qua, giới doanh nghiệp và thị trường chứng khoán đã chuẩn bị tinh thần cho cảnh Mỹ rơi vào suy thoái. Các nhà kinh tế của ngân hàng UBS đã đưa ra những bằng chứng cho thấy giới chuyên gia Phố Wall đã đánh giá quá thấp sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

    Theo tờ Markets Insider, kể từ cuối năm 2022, một loạt nhân vật tiếng tăm của Phố Wall đã dự báo suy thoái sẽ ập đến nước Mỹ trong năm nay.

    Nhưng hơn 6 tháng đã trôi qua kể từ khi năm 2023 bắt đầu và nước Mỹ vẫn tăng trưởng đều đặn. Các dữ liệu kinh tế khác cũng vẽ ra bức tranh khá tươi sáng: lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng, thị trường lao động vững vàng, tỷ lệ thất nghiệp xuống đáy và thị trường chứng khoán thăng hoa.

    [​IMG]
    Các nhà kinh tế tại gã khổng lồ ngành ngân hàng Thụy Sỹ là UBS đã tổng hợp 10 lý do giải thích vì sao suy thoái kinh tế không xuất hiện.

    Dựa trên các yếu tố như tiêu dùng, sản lượng và tình trạng thất nghiệp, những tiêu chí mà Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ sử dụng để xác định suy thoái, UBS đã chỉ ra bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ bền bỉ hơn nhiều suy nghĩ của các chuyên gia.


    1. Chính sách tiền tệ chưa bị thắt chặt quá mức
    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 500 điểm cơ bản (bps) trong 5 quý vừa qua. Tuy nhiên, chi phí vay sau khi điều chỉnh cho lạm phát vẫn rất thấp. Lợi suất của trái phiếu chính phủ phòng ngừa lạm phát hiện nay chỉ là 1,52%.

    Quy mô bảng cân đối kế toán của Fed – vốn có mối tương quan chặt chẽ với lượng tiền mà ngân hàng trung ương Mỹ đổ ra nền kinh tế - vẫn lớn hơn 80% so với thời trước đại dịch. Điều này cho thấy các điều kiện tiền tệ vẫn chưa thực sự bị thắt chặt, khi xét theo các tiêu chuẩn lịch sử.

    Báo cáo của UBS chỉ ra: “Các điều kiện tài chính đã được nới lỏng hơn trong năm 2023. Cung tiền và bảng cân đối kế toán của Fed, khi so với các xu hướng trước đại dịch, vẫn mang tính hỗ trợ cho nền kinh tế”.

    [​IMG]
    Số liệu đến ngày 28/6/2023.

    2. Chi tiêu của chính phủ tăng trở lại
    Chi tiêu của chính phủ Mỹ tiếp tục đi lên sau khi chững lại trong năm 2022, làm tăng lượng tiền có sẵn trong hệ thống tài chính và giúp hỗ trợ cho nền kinh tế.

    Đạo luật Giảm thiểu Lạm phát được ban hành trong năm 2022 cũng góp phần kích thích đầu tư, đặc biệt là trong ngành sản xuất.

    3. Tiền tiết kiệm giúp thúc đẩy tiêu dùng
    Các khoản tiền tiết kiệm được tích lũy trong thời đại dịch giúp các hộ gia đình chống chọi với sự gia tăng của chi phí sống, hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng tại Mỹ. Giá các tài sản tài chính đi lên cũng làm tăng tổng tài sản của các cá nhân.

    Mặt khác, phần lớn các khoản nợ vay thế chấp nhà ở vẫn được giữ ở mức lãi suất cố định, nhờ đó những người đi vay được bảo vệ khỏi tác động của các đợt tăng lãi suất mà Fed tung ra.

    4. Khối nợ không quá cao
    Lưu ý của UBS viết: “Mức nợ của người tiêu dùng và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn thấp hơn nhiều giai đoạn trước khủng hoảng tài chính năm 2008. Khối nợ của các hộ gia đình có vẻ vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nợ quá hạn thẻ tín dụng đang tăng lên, nhưng vẫn gần với mức thấp trong lịch sử”.

    Các doanh nghiệp không ở trong tình trạng đầu tư quá mức và lạm phát cao đã giúp làm giảm giá trị thực của các khoản nợ.

    [​IMG]
    5. Các điều kiện tín dụng chưa bị siết chặt
    Cuộc khủng hoảng ngân hàng hồi đầu năm nay đã thúc đẩy một số nhà băng giảm cho vay, nhưng các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn vẫn chưa gặp phải quá nhiều khó khăn.

    Theo UBS, chênh lệch giữa lợi suất của trái phiếu trả lãi cao và trái phiếu hạng đầu tư hiện nay đã thấp hơn so với hồi đầu năm.

    Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng thấp đã dễ dàng tiếp cận với thị trường nợ hơn so với 12 tháng trước. Lượng phát hành trái phiếu lãi suất cao cũng đang trên đà tăng.

    [​IMG]
    Số liệu đến ngày 28/6/2023.

    6. Thị trường lao động vẫn vững mạnh
    Các chủ lao động Mỹ vẫn đang tuyển thêm nhân viên. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã xuống dưới mức trung bình trong thời trước đại dịch.

    UBS lưu ý: “Chi phí tiền lương của doanh nghiệp đang dần bắt kịp với xu hướng trước đại dịch. Tỷ lệ người có việc làm trong nền kinh tế đã gần bằng ngưỡng trước COVID-19”.

    7. Xu hướng của dữ liệu kinh tế đang ổn định lại
    COVID-19 đã phá vỡ tính chu kỳ trong các dữ liệu kinh tế, nhưng chúng đang bình thường trở lại. Và rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã ổn định hơn trước.

    [​IMG]
    Số liệu đến ngày 28/6/2023.

    UBS chỉ ra: “Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ đang quay trở lại mức bình thường. Biến động của tốc độ tăng trưởng việc làm cũng đã trở về các mức thường thấy trước đại dịch. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng đang nới lỏng, dù quá trình này vẫn chưa hoàn tất”.

    8. Các ngành không sa sút đồng thời
    Các bộ phận của nền kinh tế Mỹ đã bị sa sút tại những thời điểm khác nhau. Theo UBS, điều này có thể đã giúp nền kinh tế tránh được một cuộc suy thoái toàn diện. Ngành sản xuất và bất động sản của Mỹ đều xuống dốc hồi đầu năm 2022, nhưng giờ có lẽ cả hai đang ở trong giai đoạn hồi phục.

    9. Dịch vụ tăng trưởng vững chắc
    Lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã phải trải qua giai đoạn sa sút, nhưng tin tốt là tỷ trọng của ngành sản xuất trong nền kinh tế không còn lớn như trước. Và cùng lúc đó, dịch vụ vẫn tăng trưởng đều đặn.

    UBS cho biết: "Chi tiêu cho dịch vụ hồi phục chậm hơn sản xuất, nhưng vẫn đang tăng trưởng và dịch vụ giờ chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn trong nền kinh tế. Tỷ trọng của ngành sản xuất trong khu vực kinh tế tư nhân đang tiếp tục suy giảm".

    10. Nền kinh tế Mỹ bớt lệ thuộc vào chu kỳ
    Theo đánh giá của UBS, cấu trúc của nền kinh tế Mỹ đã thay đổi và Mỹ đã cứng cỏi hơn trước những thăng trầm mang tính chu kỳ.

    [​IMG]
    Số liệu đến ngày 28/6/2023.

    UBS giải thích rõ hơn: “Mỹ hiện giờ là nền kinh tế dịch vụ dựa trên tri thức, do đó Mỹ không còn nhạy cảm với chu kỳ hàng tồn kho và chi phí năng lượng nhiều như trong quá khứ. Kết quả là hoạt động kinh tế ít biến động hơn và giai đoạn mở rộng của nền kinh tế cũng có thể kéo dài hơn trước”.

    https://vietnambiz.vn/10-ly-do-khie...source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****
    k9todayz, tronghanh80, Finvo2153 người khác thích bài này.
    Fanliver đã loan bài này
  5. kient012

    kient012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2021
    Đã được thích:
    2.336
    Bất động sản đang dần ấm lên do được hỗ trợ tháo dỡ khó khăn, bác @Fanliver có tính lập topic không ;;)
    FanliverVothaivumhb thích bài này.
  6. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    BĐS mình đã nói rất nhiều về điểm đảo chiều từ tháng 3-4 năm nay, từ khi lập PIC Debate 1, từ lúc mình nói thì tới nay nhiều con đã tăng 50-70%.

    Đoạn này, sẽ để mọi người tự thẩm định, vì vào đoạn này, bắt đầu thấy hiện tượng "đếm cua" thì views của tôi lại là thận trọng, phải tìm hiểu kỹ FA từng con.

    TT BĐS ngoài thực tế theo nhận định cá nhân tôi sẽ còn khó khăn kéo dài, chu kỳ chứng khoán thì nhanh nhưng chu kỳ BĐS trên thực tế sẽ khá dài.

    Có chăng giai đoạn này là các công cuộc MA dự án, cá mập cá voi thâu tóm tự án, chứ bán SP mới cho khách hàng cuối chắc nhanh còn phải 2-3 năm nữa mới có sóng.
    dungdinh23 đã loan bài này
  7. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Trong 10 lý do mình đánh giá lý do quan trọng nhất là CUNG TIỀN chứ ko hẳn lãi suất - bảng cân đối kế toán của FED vẫn cao hơn 80% so với trước dịch là yếu tố quan trọng nhất làm cho CK Mỹ không giảm nổi mặc dù ls tăng cao.

    VothaivumhbTiemnangCKVN thích bài này.
  8. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn vốn ngoại

    24-07-2023 - 06:19 AM |

    Tuần qua, ngoài việc tăng giá của các nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ, bất động sản, chứng khoán thì nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có sức hút không nhỏ với các nhà đầu tư


    Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư có cái nhìn thận trọng bởi những khó khăn liên quan thị trường trái phiếu, bất động sản và áp lực nợ xấu thời gian qua, thông tin nhiều ngân hàng (NH) thương mại đang triển khai bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đã giúp các nhà đầu tư lấy lại niềm tin vào nhóm cổ phiếu NH trong trung - dài hạn.

    Đua nhau bán vốn

    NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho biết đang đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại SHB khoảng 7%, còn cách rất xa mức trần 30% theo quy định.

    Đây được xem là cơ hội hấp dẫn đối với dòng vốn ngoại, như Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển từng ví NH này như một "cô gái đẹp" đang có rất nhiều "chàng trai" từ các quốc gia muốn "kết hôn". SHB muốn chọn "chàng rể" chung thủy, cùng đi chặng đường dài. Dù vậy, theo Chủ tịch HĐQT SHB, để đi cùng 10 - 20 năm là điều không dễ dàng. Thị trường đang kỳ vọng thương vụ này được hoàn tất trong năm 2023 hoặc đầu năm 2024.

    Trong khi đó, NH TMCP Đông Nam Á (SeABank) thông báo sẽ phát hành riêng lẻ 94,6 triệu cổ phiếu, tương đương 4,6% lượng cổ phiếu đang lưu hành, để chào bán cho 1 nhà đầu tư nước ngoài, dự kiến là Norfund (Quỹ đầu tư của Na Uy dành cho các nước đang phát triển). Thương vụ này được giới đầu tư chứng khoán kỳ vọng đem về cho SeABank tối thiểu 1.217 tỉ đồng và tối đa là 3.503 tỉ đồng.

    NH TMCP Bưu điện Liên Việt cũng đang triển khai kế hoạch bán 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2023. Còn NH TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) dự kiến tháng 8 tới sẽ hoàn tất thủ tục bán 15% vốn cho Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC, Nhật Bản) để nhận thêm hơn 32.300 tỉ đồng sau khi nhận khoản đặt cọc trên 3.500 tỉ đồng.

    Ngay cả những NH có vốn nhà nước như: NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần; NH TMCP Ngoại thương (Vietcombank) phát hành 6,5% vốn trong giai đoạn 2023 - 2024…

    [​IMG]
    Đồ họa: ANH THANH

    Theo ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, trong 3 năm gần đây, NH này đã tiếp xúc 38 tổ chức tài chính quốc tế để thương thảo bán vốn. Song, tình hình kinh tế thế giới khó khăn, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhiều quốc gia đã làm hạn chế việc mở rộng đầu tư của các tổ chức này vào Việt Nam. "Tuy vậy, năm 2023, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và một số nhà đầu tư tiềm năng muốn mua cổ phần BIDV" - ông Tú tiết lộ.

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Chủ tịch HĐQT Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết nhiều năm trước, NH Mizuho (Nhật Bản) đã mua 15% vốn của Vietcombank với giá 34.000 đồng/cổ phiếu. Đến nay, cổ phiếu Vietcombank lên tới hơn 100.000 đồng, cho thấy Mizuho đã đầu tư đúng hướng. Điều này sẽ tạo lợi thế cho Vietcombank trong việc thuê tổ chức tư vấn để tính đến chuyện bán thêm vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2023 - 2024.

    Còn nhiều áp lực

    TS Lê Đạt Chí, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng việc các NH bán vốn thành công sẽ mang lại nguồn thặng dư đáng kể cho cổ đông, kích thích nhà đầu tư trong nước tham gia thị trường chứng khoán. Các NH cũng có thêm năng lực tài chính để kinh doanh, đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, tiết kiệm chi phí hoạt động nhằm tăng thêm lợi nhuận. Hệ thống NH có thêm nguồn cung USD để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, ổn định tỉ giá hối đoái, góp phần kiểm soát lạm phát.

    Với góc độ quản lý, Phó Thống đốc NH Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định: "Việc tham gia của cổ đông nước ngoài luôn mang lại thay đổi tích cực về vốn, công nghệ, quản trị và điều hành tại các NH theo hướng nâng cao tầm vóc hoạt động để phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Ngược lại, sau khi bán vốn, quyền kiểm soát hoạt động NH của các cổ đông trong nước sẽ sụt giảm do tỉ lệ nắm giữ cổ phần giảm xuống".

    [​IMG]
    Cổ phiếu ngân hàng vẫn có sự hấp dẫn nhất định nhưng trong ngắn hạn lại chịu nhiều áp lực về nợ xấu, bất động sản sụt giảm Ảnh: TẤN THẠNH

    Tuy vậy, trong ngắn hạn, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, cho rằng cổ phiếu NH đang bị tác động bởi bức tranh lợi nhuận kém sáng trong bối cảnh phân khúc bán bảo hiểm qua kênh NH và trái phiếu doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng khiến doanh thu của các NH giảm sút. Ngành NH từ nay đến cuối năm vẫn khả quan nhưng biên lợi nhuận sẽ không hấp dẫn như trước.

    "Giai đoạn trước, NH là một trong những chủ thể mua trái phiếu DN nhiều nhất với mức lãi suất khá cao, đem lại nguồn thu đáng kể; cộng thêm phí bảo hiểm cao giúp lợi nhuận của NH tích cực. Nhưng cả 2 kênh này đều bị ảnh hưởng nặng trong nửa đầu năm 2023 khiến nguồn thu của NH không còn dồi dào như trước. Riêng về nợ xấu, các NH sẽ "dễ thở" hơn khi vấn đề của thị trường trái phiếu DN được giải quyết, nhất là sàn giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ vừa được vận hành. Cổ phiếu NH vẫn triển vọng nhưng không còn hấp dẫn" - ông Phương nhận định.

    Cùng quan điểm, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Khối phân tích - Công ty Chứng khoán VNDirect, cho rằng trong quý II vừa qua, các NH thương mại chịu áp lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn kinh tế khó khăn; áp lực trích lập dự phòng nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng tới tăng trưởng lợi nhuận của ngành.

    Ông Hinh phân tích: "Sẽ có sự phân hóa lợi nhuận giữa các cổ phiếu NH. Những NH có lợi thế CASA (tiền gửi không kỳ hạn) lớn và huy động vốn chủ yếu từ đồng nội tệ sẽ có nhiều dư địa để giảm chi phí vốn hơn từ nay tới cuối năm do đang có sự khác biệt về chính sách lãi suất giữa đồng USD và VNĐ. Cùng với đó, những NH được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng cao cho năm 2023 cũng sẽ có nhiều dư địa để cải thiện thu nhập lãi thuần".

    Ngoài ra, theo chuyên gia này, chất lượng tài sản cũng đóng vai trò quyết định đến chi phí trích lập của các NH trong kỳ, khi nhiều DN lớn vẫn đang gặp khó khăn về dòng tiền và hoàn thành nghĩa vụ chi trả. Bức tranh diễn biến giá cổ phiếu cũng sẽ phản ánh sự phân hóa về kết quả kinh doanh giữa các NH.

    Cổ phiếu NH thấp nhất 5 năm

    Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) và nhiều công ty chứng khoán khác gần đây đều có chung nhận định rằng định giá cổ phiếu NH đang thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, "sức khỏe" nội tại của các NH đã được cải thiện hơn nhiều so với trước đây và ngành NH được hưởng lợi nhiều nhất từ chuyện tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

    Trong báo cáo mới nhất, HSC ước tính lợi nhuận trung bình của 14 NH sẽ tăng khoảng 12% - 15% trong năm 2023. Trong đó, lợi nhuận 6 tháng cuối năm sẽ tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. "Những kết quả kinh doanh khởi sắc được kỳ vọng sẽ xua tan tâm lý có phần bi quan của nhà đầu tư về nhóm cổ phiếu NH, đặc biệt tại những NH có sức chống chịu tốt" - báo cáo nêu rõ.

    https://cafef.vn/co-phieu-ngan-hang-hap-dan-von-ngoai-188230724062245515.chn
    Fanliver đã loan bài này
  9. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Đóng phiên 1190 - còn 10 điểm nữa là tới 1200 như tiêu đề PIC (nhưng ko có nghĩa tôi nói 1200 là đỉnh nhịp này)

    NVL tím với 96 triệu khớp lệnh - hơn 1500 tỷ trao tay hôm nay.

    VCG tím với thông tin rò rỉ vụ sân bay Long Thành - trong khi team Hoa Lư CTD HBC.... lại diễn biến ngược lại.

    Các dòng luân phiên chỉnh và luân phiên chạy, hôm nay dòng CK và thép nghỉ ngơi thay vào đó là BDS, điện, bán lẻ, hàng tiêu dùng và Banks hút tiền và đóng vai trò đỡ điểm cho VNI.

    VNI cứ sideway up đi lên như này thì chưa biết đâu là đỉnh nhịp này, TT khỏe quá, chắc ko đoán đỉnh nữa :D

    Vùng 116x - 1170 sẽ là hỗ trợ ngắn hạn của VNI, trong trường hợp chỉnh sâu hơn (xác suất thấp) thì vùng 115x-1140 là hỗ trợ CỨNG trong giai đoạn tháng 7-8 này.

    Vẫn lời khuyên cũ: Canh chốt lời những con đã kéo nóng - nếu canh mua mới thì chỉ mua những con chưa tăng nhiều từ khi VNI 1120 lên 1190 này - KHÔNG mua đuổi những con đã tăng nóng, bởi không có vị thế tốt mà TT quay đầu chỉnh bất ngờ thì xác suất sẽ kẹp lại ngay đỉnh ngắn hạn là không nhỏ (VN đánh T+2.5 nên phải nghĩ rất kỹ trước khi enter nhấn lệnh BUY - bởi 2 ngày sau mới quay xe được nếu muốn).

    Last edited: 24/07/2023
    Vothaivumhbdungdinh23 đã loan bài này
  10. Ganonlonton

    Ganonlonton Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/04/2021
    Đã được thích:
    3.407
    Khi downtrend thì tin xấu ra liên tục, khi uptrend thì tin tốt ra liên tục. đúng là lái luôn có cách làm hợp lý hóa thị trường nhỉ
    TiemnangCKVNFanliver thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này