Debate: Bank - Chứng lead VNI lên cái hộp trên 1080-1150-1200 trong 6 tháng cuối năm??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 29/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7373 người đang online, trong đó có 993 thành viên. 09:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 360190 lượt đọc và 2169 bài trả lời
  1. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.772
    Không phải lạm phát hay mục tiêu 'hạ cánh mềm', đây mới là lý do Fed sắp tăng lãi suất lên cao nhất 22 năm
    THỨ 4 , 26/07/2023, 07:50

    Theo phân tích của các nhà kinh tế, Fed vẫn chưa tuyên bố "chiến thắng" lạm phát và tiếp tục tăng lãi suất vì những yếu tố này.

    [​IMG]
    Xu hướng không chắc chắn của lạm phát vào cuối mùa hè này đã khiến việc dự đoán những bước đi tiếp theo của Fed trở nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dự đoán NHTW Mỹ sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào cuộc họp tuần này.

    Một số nhà hoạch định chính sách và kinh tế đang lo ngại rằng việc lạm phát hạ nhiệt chỉ là tạp thời. Theo họ, lạm phát vốn dĩ nên đi xuống từ lâu, sau những cú sốc do đại dịch. Họ lo lắng rằng, áp lực giá vẫn còn kéo dài và Fed cần tiếp tục nâng lãi suất, sau đó giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn.

    Các nhà kinh tế khác lập luận rằng lạm phát sẽ giảm tốc đủ để đẩy lãi suất thực lên cao hơn trong những tháng tới. Do đó, NHTW vẫn có thể đưa ra những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ ngay cả khi đợt tăng lãi suất trong tuần này sẽ là lần cuối cùng.

    Tháng trước, Fed đã giữ nguyên lãi suất chuẩn ở phạm vi 5% đến 5,25%, sau 10 lần tăng liên tiếp kể từ tháng 3/2022.

    Trong khi đó, lạm phát tháng trước cũng tăng với tốc độ chậm nhất trong 2 năm. CPI tăng 3% trong tháng 6 so với 1 năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức 9,1% vào tháng 6/2022. CPI lõi cũng tăng chậm nhất trong hơn 2 năm.

    Karen Dynan, nhà kinh tế tại Đại học Harvard, nhận định: “Dù tình hình dường như đã đi đúng hướng, nhưng chúng ta mới chỉ đang trong một quá trình lâu dài.”

    Tốc độ tăng lương

    Vấn đề đầu tiên khiến các nhà kinh tế lo ngại đó là mức giảm vẫn quá ít và nhu cầu trong nền kinh tế vẫn quá lớn. Bởi vậy, mục tiêu lạm phát về 2% của Fed trong những năm tới vẫn gặp khó khăn.

    Các nhà kinh tế không bày tỏ quan điểm lạc quan như giới đầu tư, khi lạm phát đang giảm một cách đều đặn mà không kéo tụt nền kinh tế. Song, họ thừa nhận số liệu kinh tế sắp tới có thể cho thấy Fed đạt được mục tiêu “hạ cánh mềm”.

    [​IMG]


    Dẫu vậy, nhiều người cho rằng tốc độ tăng trưởng tiền lương đang quá mạnh. Nếu suy thoái không xảy ra, thị trường lao động gặp khó khăn sẽ khiến lạm phát cơ bản tăng vào năm tới. Vì thị trường lao động tăng trưởng nóng thể hiện rõ nhất ở vấn đề tiền lương, nền nhiều nhà kinh tế đánh giá tốc độ tăng trưởng tiền lương sẽ thể hiện cho áp lực lạm phát cơ bản.

    Các quan chức dự đoán mức tăng trưởng tiền lương hàng năm là 3,5%, phù hợp với lạm phát 2% đến 2,5%, trong trường hợp lãi suất tăng 1% đến 1,5%/năm.
    Trong khi đó, tiền lương và tiền công đã tăng 5% trong quý I so với 1 năm trước đó, theo chỉ số chi phí việc làm của Bộ Lao động Mỹ. Fed theo dõi chặt chẽ chỉ số này vì đây là thước đo toàn diện nhất về tăng trưởng tiền lương.

    Các nhà kinh tế giải thích thế nào về xu hướng lạm phát?

    Một câu hỏi lớn là liệu người lao động trong thị trường lao động tăng trưởng nóng như thế này có chấp nhận mức lương tăng tối thiểu được điều chỉnh theo lạm phát hay không. Nhất là khi sau 2 năm mà lương của họ không thể bắt kịp lạm phát.

    Eric Rosengren, cựu chủ tịch Fed Boston, cho hay: “Hầu hết mọi người đều được thông báo sẽ được tăng lương 3,5% trong năm tới. Họ có thể sẽ nghĩ về việc liệu họ có nhận được mức lương cao hơn nếu lạm ở nơi khác không.”

    Nhiều nhà đầu tư có quan điểm phân tích “từ dưới lên” (đánh giá giá xe cũ và giá thuê giảm mạnh) đã đưa ra những dự báo không mấy lạc quan trong những năm gần đây.

    Dynan cho biết, 2 năm trước, các nhà kinh tế cho rằng việc lạm phát tăng đột ngột sẽ nhanh chóng kết thúc, khiến họ không chú ý đến nhu cầu leo thang mạnh mẽ. Bà nói: “Trải nghiệm của năm 2021 là một lời nhắc nhở về việc không nên quá tập trung vào những chi tiết đặc biệt và bỏ qua những yếu tố tiềm ẩn khác.”

    [​IMG]


    Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Morgan Stanley, cho biết, phân tích “từ trên xuống” lập luận rằng việc lạm phát giảm ở một số hạng mục sẽ làm giảm áp lực lên thu nhập khả dụng, từ đó thúc đẩy nhu cầu và càng tạo ra nhiều áp lực lạm phát hơn.

    Thị trường lao động Mỹ đang hạ nhiệt?

    Một số nhà kinh tế tin rằng nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang “bớt nóng” và áp lực lạm phát cũng đi xuống.

    Khoảng thời gian mà người lao động thất nghiệp đi tìm việc mỗi ngày đang tăng lên. Ngoài ra, xu hướng tăng số giờ làm việc của lao động khu vực tư nhân đã chậm lại và nhiều vị trí vẫn còn trống. Jonathan Pingle, nhà kinh tế trưởng về Mỹ tại UBS, nhận định điều này cho thấy thị trường lao động đang thực sự chậm lại.

    Tuyển dụng ở khu vực tư nhân hàng tháng đã giảm xuống còn trung bình 215.000 việc làm trong nửa đầu năm nay, giảm tức 317.000 trong nửa cuối năm ngoái và 436.000 vào nửa đầu năm 2022.

    Pingle cho biết, nếu thị trường lao động vẫn tạo ra hơn 200.000 việc làm mỗi tháng, thì Fed có thể duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu tốc độ tiếp tục chậm lại và lạm phát thấp hơn đẩy lãi suất thực lên cao, thì NHTW sẽ phải đối mặt với “sự đánh đổi lớn về mức độ thắt chặt mà họ muốn.”

    Vào tháng 6, Fed dự đoán họ sẽ cần 2 lần tăng lãi suất 0,25% nữa trong năm nay. Ngoài ra, giới chức cũng cho rằng lạm phát sẽ giảm nhẹ hơn trong năm nay.

    Brian Sack, nhà kinh tế học và cựu giám đốc điều hành cấp cao của Fed New York, cho rằng, quan điểm NHTW cần 2 lần tăng lãi suất nữa xuất phát từ sự thất vọng của họ rằng lạm phát đã không được kiểm soát sát sao hơn.

    Theo ông, động thái tăng lãi suất trong tuần này được thúc đẩy bởi xu hướng tăng trưởng và hoạt động tuyển dụng đang sôi nổi hơn, chứ không phải vì dữ liệu lạm phát sắp tới.

    Tham khảo WSJ

    https://cafef.vn/khong-phai-lam-pha...at-len-cao-nhat-22-nam-188230726000624701.chn
    VothaivumhbCong8688 thích bài này.
  2. dhtvinh

    dhtvinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2016
    Đã được thích:
    2.159
    Các bác cầm CTG cứ kiên nhẫn, năm nay tui đánh giá LN có thể sẽ tăng trưởng rất mạnh. Xem cách CTG thực hiện 2 năm gần đây có thể dự đoán năm nay sẽ bắt đầu gặt hái quả ngọt...
    VothaivumhbCong8688 thích bài này.
  3. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.032
    11:13 26/07/2023
    Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: "Tháng 8 sẽ họp với tổ chức xếp hạng tại Hồng Kông để bàn nâng hạng thị trường"
    An Phong -
    "Cuối tháng 8 này chúng tôi sẽ tổ chức tọa đàm tại Hồng Kông làm việc với các tổ chức xếp hạng để đánh giá tiềm năng chúng ta có thể xếp hạng thị trường lên thị trường mới nổi", Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán tiết lộ...
    [​IMG]
    Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
    Tiết lộ thông tin về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, tại Đối thoại tháng 7 - Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán sáng nay 25/7, bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay, Ủy ban đang chú trọng đưa ra giải pháp tích cực, nỗ lực khắc phục các tiêu chí mà các đơn vị xếp hạng tín nhiệm đưa ra.

    Thực ra việc nâng hạng thị trường là lộ trình được đưa ra nhưng có nhiều việc Ủy ban Chứng khoán cần sự phối hợp của các bộ ngành.

    Lợi ích khi được nâng hạng, theo ước tính của IMF khoảng 70% các quyết định phân bổ vốn vào chứng khoán phụ thuộc vào sự xếp hạng phân loại thị trường chứng khoán.

    Theo World Bank dự kiến khoảng 7,2 tỷ đô một năm sẽ đổ vào Việt Nam nếu được nâng hạng thị trường. Một lợi ích nữa là khả năng định giá cổ phiếu được cải thiện, ảnh hưởng tích cực công tác cổ phần hóa thoái vốn nhà nước. Nâng cấp thị trường nới nổi cũng dẫn tới nhà đầu tư đa dạng hơn, chúng ta hiện nay phải cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư, khi có đến 90% là nhà đầu tư cá nhân.

    "Thời gian qua Uỷ ban Chứng khoán đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bên liên quan tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cuối tháng 8 này chúng tôi sẽ tổ chức tọa đàm tại Hồng Kông làm việc với các tổ chức xếp hạng để đánh giá tiềm năng chúng ta có thể xếp hạng thị trường lên thị trường mới nổi", Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán tiết lộ.

    Cũng theo bà Phương, có hai nhóm vấn đề trọng yếu cần cải thiện, cần phối hợp các bên có liên quan tiến đến đạt kế hoạch nâng hạng:

    Thứ nhất, về yêu cầu ký quỹ, cần hỗ trợ phối hợp từ Ngân hàng Nhà nước. Việt Nam có quy định đảm bảo đủ tiền trước khi giao dịch, trong khi đó yêu cầu của tổ chức xếp hạng là không yêu cầu ký quỹ, phương án tháo gỡ theo chúng tôi là phải triển khai đối tác bù trừ trung tâm cho thị trường cơ sở, giảm ký quỹ, tiến đến giảm tối đa về còn 10% ký quỹ. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng lưu ký nước ngoài cũng e ngại khi không được là thành viên thanh toán bù trừ trực tiếp mà phải qua ngân hàng trong nước, nếu họ được thanh toán bù trừ trực tiếp thì tháo gỡ vướng mắc liên quan giao dịch ký quỹ.

    Thứ hai, giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi đề xuất trước mắt có thể làm là các bộ ngành theo hướng rà soát hạn chế nhà đầu tư nước ngoài chỉ áp dụng với lĩnh vực cần thiết như quốc phòng an ninh bảo hộ thương mại.

    Liên quan đến nâng cao minh bạch, chất lượng hàng hóa cho thị trường, cúng có ý kiến cho rằng cần phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng, thu hẹp riêng lẻ, tôi không hoàn toàn đồng tình. Vì việc phát ra công chúng phải đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, chúng tôi luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hành ra công chúng, ra soát văn bản quy phạm pháp luật nhưng doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát hành ra công chúng nên họ mới không nộp ra công chúng.

    Chưa kể, Ủy ban cũng phải tăng cường giảm sát, hậu kiểm để làm thế nào khi hàng hóa đưa vào thị trường đảm bảo chất lượng trên thị trường đảm bảo công khai minh bạch.

    https://vneconomy.vn/chu-tich-uy-ba...tai-hong-kong-de-ban-nang-hang-thi-truong.htm
    VothaivumhbCong8688 thích bài này.
  4. oaht2003

    oaht2003 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    206
    tăng thì nửa line, giảm phát 2-3 line. Bẩn bựa kinh :v
  5. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.772
    Hôm nay, VNI thức đạt 1.200 - mục tiêu mà tiêu đề PIC này đặt ra từ cuối tháng 5/2023.

    Tôi xin phép nghỉ ngơi, đi chơi một thời gian nên sẽ ngưng cập nhật đánh giá thị trường hàng ngày ở PIC này nhé Anh em.

    Từ 18/3 giữa lúc Âu Mỹ bị Bankrun SVB, Credit Suite thi nhau phá sản tôi mở PIC debate 1 nói về việc Vĩ mô VN đảo chiều VNI không sập 1000 đâu, đừng nghe chim lợn doạ nạt, ...... hay như cuối tháng 5 hai phe chim lợn bìm bịp không rõ ràng khi VNI đánh nhau ở vùng 1060-107x tôi mở PIC này nói sẽ vượt 1080 và lên 1150 rồi 1200 trong 6 tháng cuối năm nhưng 2 tháng đã đạt.

    Views trung hạn VNI sẽ vẫn lên tiếp 129x-1320, trong 6 tháng cuối năm nay.

    Tuy nhiên ngắn hạn khi lên vùng cản 120x-123x sẽ có những rung lắc nên vị thế mở mua mới cần thận trọng, nhất là chốt 30/6 margin toàn thị trường lên 150.000 tỷ là con số đáng suy nghĩ về rủi ro trong ngắn hạn.

    Rõ ràng là tiền GTK & Trái phiếu đáo hạn đổ lên thị trường là có, tuy nhiên 1 tỷ lệ không nhỏ của nhịp tăng này được tài trợ bằng Margin.

    Vĩ mô đảo chiều, lãi suất hạ, đầu tư công sẽ giải ngân mạnh trong 6 tháng cuối năm nay sẽ là lực đỡ cho TT trong trung hạn.

    Ngắn hạn thì anh em QTRR theo cách phù hợp, cân đối tỷ lệ tiền/hàng phù hợp để nhịp chỉnh nếu có xảy ra thì có tiền để mua, nếu TT kéo lên 129x-1320 luôn thì có hàng để có lãi.

    Rủi ro sập mạnh sẽ không cao, nhưng càng kéo lên thì rủi ro các nhịp chỉnh 30-50 điểm sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi VNI có dấu hiệu suy yếu.

    Tôi đã và đang chốt lời các vị thế cầm hàng ngắn hạn khi từng CP đạt target cá nhân, đưa vị thế tiền/hàng về tỷ lệ mà khẩu vị rủi ro của tôi cho là hợp lý.

    All danh mục hàng còn lại của tôi là hàng trung hạn, views T+ tháng nên anh em đang cầm hàng cứ an tâm cầm nhé.
    Last edited: 26/07/2023
    Gamo3162, Hangntt0123, Bill333 người khác thích bài này.
    Ha2t, buinhatnguyen, dungdinh233 người khác đã loan bài này.
  6. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    10.583
    18/3/2021 kéo atc 1200.94 ---- 26/7/2023 atc 1200.84
    Còn lại cho các ae tự đánh giá, từ phiên mai tiền vẫn đổ vào cuồn cuộn mạnh mẽ thì thuyền lại lên, yếu hơn hnay thì cẩn thận.
    Fanliver đã loan bài này
  7. Choi268

    Choi268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2021
    Đã được thích:
    39.200
    Chúc mừng cụ:-bd cũng nên nghỉ ngơi 1 chút cho thoải mái cụ ei:))
  8. Meomeo92

    Meomeo92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2021
    Đã được thích:
    1.243
    Các cụ đi du lịch hết ah.
  9. tuanhungstar

    tuanhungstar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    560
    Bác chủ quá chuẩn. Đưa tỷ trọng dang mục về mức hợp lý, tt lên cũng được mà xuống cũng được. Cá nhân tôi đã về trạng thái 60/40 hàng và tiền
  10. Vothaivumhb

    Vothaivumhb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    36.403
    Điểm nhấn:
    • VN-Index +4.94 điểm, đóng cửa 1200.84điểm. HNX-Index -0.73 điểm, đóng cửa 236.2điểm.
    • Kéo chỉ số tăng: VCB (+2.05), SAB (+0.59), NVL (+0.5), VHM (+0.44), MSN (+0.43).
    • Kéo chỉ số giảm: VIC (-0.49), MWG (-0.37), GAS (-0.29), GVR (-0.2), PGV (-0.13).
    • Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 16,629tỷ đồng, giảm -10.45% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt mức 17,952 tỷ đồng.
    • Biên độ dao động: 5.4 điểm. Thị trường có 213 mã tăng, 64 mã tham chiếu, 246 mã giảm.
    • Giá trị mua ròng của khối ngoại: 401.4 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm HPG (159.68 tỷ), VHM (128.64 tỷ), KDH (80.19 tỷ). Khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -12.44 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 26/07/2023, Bài cũ: 26/07/2023 ---
    [​IMG]
    Fanliver đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này