Debate: VNI đã trải qua những gì xấu nhất ở Q4/2022 và đang đi trc Thế giới 4-5 tháng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 18/03/2023.

7473 người đang online, trong đó có 1014 thành viên. 14:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 309467 lượt đọc và 1917 bài trả lời
  1. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.984

    Số liệu cập nhật nhất là SBV mua vào 6 tỷ, bơm 140.000 tỷ VND trả lại thanh khoản cho toàn thị trường....

    NHNN mua được 6 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối, bơm 140.000 tỷ vào nền kinh tế từ đầu năm
    THỨ 7 , 06/05/2023, 19:14

    https://m.cafef.vn/nhnn-mua-duoc-6-...source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****
    cuti2019, Finvo215, Dautuck886 người khác thích bài này.
  2. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.984
    Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương trình ban hành Quy hoạch điện VIII trước 10/5

    05/05/2023 17:18

    Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương phải trình ban hành Quy hoạch điện VIII trước 10/5.

    Phó Thủ tướng chủ trì họp Hội đồng thẩm định kết quả rà soát Quy hoạch điện VIIIPhó Thủ tướng yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề trong dự thảo Quy hoạch điện VIII

    Người đứng đầu Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023, diễn ra ngày 5/5.

    Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công thương phải bảo đảm thị trường xăng dầu ổn định, khẩn trương trình sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu; trình ban hành Quy hoạch điện VIII trước 10/5/2023.

    Trong một diễn biến khác, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định kết quả rà soát, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm.

    Quy hoạch điện VIII đánh giá toàn diện thực trạng Quy hoạch điện VII đã điều chỉnh, chỉ ra tồn tại, yếu kém từ chất lượng quy hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện, rút ra nhiều bài học về kỷ luật, kỷ cương, tính đồng bộ, trách nhiệm trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

    [​IMG]

    Nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm ban hành Quy hoạch điện VIII để có căn cứ triển khai các dự án điện, tạo năng lực sản xuất trong trung và dài hạn.

    Bên cạnh việc cập nhập các số liệu sát với thực tiễn, nhu cầu phát triển, Bộ Công thương, đơn vị tư vấn tiếp tục làm rõ những nguyên nhân khiến nhiều dự án điện chậm tiến độ, có giải pháp khắc phục trên cơ sở xác định "quy hoạch điện không phải là quy hoạch tổng thể, mà liên quan đến quy hoạch vùng, địa phương, đất đai, nguồn lực, cơ chế thực hiện".

    Về quan điểm phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng Quy hoạch điện VIII cần bổ sung những điểm mới về tư duy, tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm giải quyết các thách thức đặt ra trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (net zero), chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đánh thuế carbon với hàng hoá sản xuất sử dụng năng lượng hoá thạch…

    "Đây là xu thế tất yếu, cơ hội để Việt Nam hội nhập, chuyển đổi thành công nền kinh tế, tạo được ưu thế trên thị trường thương mại tự do, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết", Phó Thủ tướng nói.

    Đối với các kịch bản được nêu trong quy hoạch, Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ hơn tính khả thi về công nghệ, hiệu quả tổng thể (nguồn điện, an toàn hệ thống truyền tải, phụ tải…), giải pháp và cơ chế đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các trung tâm công nghiệp, cụm kinh tế trọng điểm, người dân…, nhất là trường hợp nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, không có trong quy hoạch.

    "Trong trường hợp nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng lên, hoặc để đạt mục tiêu cấp điện cho 100% người dân thì cần có cơ chế phù hợp cho điện áp mái, hoặc cơ chế sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp sản xuất", Phó Thủ tướng gợi mở.

    Nhấn mạnh quan điểm "đầu tư cho nguồn điện để dẫn dắt kinh tế, định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm kinh tế", Phó Thủ tướng cho rằng, quy hoạch phải có tiêu chí, "công cụ" để xác định kế hoạch chi tiết về lộ trình, địa điểm, nhu cầu sử dụng điện, dự án ưu tiên… dựa trên hiệu quả kinh tế; tính tối ưu tổng thể giữa nguồn, hạ tầng truyền tải và phụ tải; giải pháp tiêu thụ điện linh hoạt; sự phát triển các công nghệ mới…

    "Quy hoạch điện VIII phải đặt trong mối quan hệ tương tác với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, tích hợp trong quy hoạch sử dụng đất, có cơ chế lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu hút nguồn vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân (trong nước và nước ngoài) trong phát triển nguồn điện nhưng vẫn phải bảo đảm an ninh, quốc phòng", Phó Thủ tướng lưu ý.


    https://phapluat.tuoitrethudo.com.v...FJANKNP7d5mefzH5zSTBIR-dGqNWaeWSJTCunXKlu094W
    Finvo215, rose9, LDF319NGHE4 người khác thích bài này.
  3. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.984
    Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động, kỳ hạn 12 tháng sẽ về mức 7%/năm?
    07-05-2023 - 08:52 AM | Tài chính - ngân hàng
    [​IMG]
    Eximbank, Nam A Bank, Bac A Bank, Saigonbank tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động trong tuần qua. Trước đó, một số ngân hàng tư nhân lớn như MB, VPBank cũng đã giảm lãi suất huy động vào cuối tháng 4.



    • [​IMG]
    Theo biểu lãi suất niêm yết mới nhất áp dụng từ ngày 6/5, Eximbank đã giảm 0,1 - 0,2 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn trên 12 tháng. Mức lãi suất huy động cao nhất đang được ngân hàng này đang niêm yết là 8%, dành cho các kỳ hạn 15 – 36 tháng theo hình thức gửi tiền online.

    Nam A Bank giảm thêm 0,3 điểm % ở kỳ hạn 12 - 13 tháng từ ngày 5/5. Hiện lãi suất cao nhất mà Nam A Bank đang áp dụng là 8,6%/năm dành cho các khoản tiền gửi online tại kỳ hạn 7 tháng.

    Từ ngày 4/5, Bac A Bank cũng giảm 0,2 - 0,3 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Hiện lãi suất cao nhất của nhà băng này đã giảm xuống còn 8,6%, áp dụng cho các khoản tiền gửi tối thiểu 1 tỷ đồng tại kỳ hạn 18 – 36 tháng.

    Cũng từ ngày 4/5, Saigonbank giảm 0,3 điểm % các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên trừ 13 tháng.

    Từ đầu tháng 5, Kienlongbank điều chỉnh giảm 0,2 - 0,4 điểm % tại các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên.

    Trước đó, một loạt ngân hàng tư nhân lớn cũng đã giảm lãi suất huy động vào cuối tháng 4.

    Từ ngày 28/4, MB thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức giảm 0,2 - 0,5 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

    VPBank giảm 0,2 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên từ ngày 24/4. Trong khi các kỳ hạn này được SCB giảm 0,2 - 0,4 điểm % từ ngày 25/4.

    HDBank giảm 0,2 điểm % tại các kỳ hạn 6, 12 và 13 tháng từ ngày 24/4. MSB giảm 0,2 điểm % ở các kỳ hạn từ 13 thàng trở lên từ ngày 26/4.

    Lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm rất nhanh trong những những tháng gần đây. Các đợt giảm mạnh nhất diễn ra sau 2 lần giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 15/3 và 3/4.

    Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 34 ngân hàng trong sáng ngày 7/5 cho thấy, phần lớn ngân hàng áp dụng lãi suất cao nhất cho kỳ hạn dưới 6 tháng là 5,5%/năm - mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Nhìn chung không có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng tại kỳ hạn dưới 6 tháng.



    iTVC from Admicro
    Tại kỳ hạn 6 tháng , HDBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống là 8,6%/năm, dành cho các khoản tiền gửi trực tuyến.

    Đứng sau HDBank, có 4 ngân hàng khác đang niêm yết mức lãi suất 8,5% cho kỳ hạn này là Nam A Bank, ABBank, OCB và VietABank.

    Tại kỳ hạn 12 tháng , mức lãi suất cao nhất đang được các ngân hàng niêm yết là 8,8%/năm, được áp dụng tại ABBank và OCB.

    Mức lãi suất trên 8,5% còn có sự góp mặt của một số ngân hàng như Viet A Bank (8,7%), Bắc Á Bank (8,6%), VietBank (8,6%), HDBank (8,6%).

    Ở các kỳ hạn trên 12 tháng , ABBank áp dụng mức lãi suất 9,0-9,2%/năm cho khách hàng gửi theo hình thức online. Khách hàng OCB được hưởng lãi suất 9,1%/năm khi gửi online kỳ hạn từ 13 tháng trở lên. HDBank áp dụng lãi suất 9%/năm cho duy nhất kỳ hạn 13 tháng, hình thức tiết kiệm trực tuyến. Các ngân hàng khác đều đã giảm lãi suất huy động tại các kỳ hạn trên 12 tháng xuống dưới 9%/năm.

    [​IMG]
    Theo số liệu của NHNN, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động chung của tất cả các tổ chức tín dụng của nền kinh tế giảm khoảng 1-1,2%, còn giảm lãi suất cho vay chung của các ngân hàng trong cả hệ thống khoảng 0,5-0,65%. Riêng các ngân hàng thương mại nhà nước, mức giảm tích cực hơn. Đây cũng là những ngân hàng chủ lực, có vai trò định hướng thị trường, phần lãi suất huy động giảm từ 1-1,5%, lãi suất cho vay giảm từ 1,5-2%.

    Hiện nay, theo thống kê của NHNN, những khoản tiền gửi mới và những khoản tiền cho vay mới vừa được thực hiện thì lãi suất tiền gửi bình quân là 6,0-6,1% (cộng tất cả kỳ hạn lại chia bình quân); cho vay khoảng từ 9-9,2%.

    Theo ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, trong thời gian qua, bên cạnh việc mua một lượng lớn ngoại tệ, tương ứng đưa lượng tiền đồng lớn ra thị trường, NHNN đã điều hành liên tục tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường mở, giảm lãi suất trên thị trường này từ 6% xuống còn 5%. Thanh khoản hệ thống dồi dào với số dư tiền gửi dự trữ của các ngân hàng tại NHNN thường xuyên dư thừa, lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh tạo điều kiện giảm lãi suất trên thị trường 1.

    Trong thời gian tới, quan điểm của NHNN vẫn là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hợp lý và bảo đảm được mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và bảo đảm sự hài hòa giữa tỉ giá và lãi suất. Chính vì thế, NHNN cho biết sẽ điều hành lãi suất trên tinh thần vận động, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cắt giảm những chi phí để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân vay vốn.

    Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý II/2023 của NHNN cũng cho thấy, các ngân hàng kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn hệ thống giảm 0,08 - 0,1 điểm % trong Quý II/2023 và giảm 0,19 – 0,34% trong cả năm 2023. Kết quả này trái ngược với dự báo tăng nhẹ mặt bằng lãi suất trong quý I/2023 và cả năm 2023 của kỳ điều tra trước.

    Chứng khoán VnDirect kỳ vọng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân hạ về mức 7,0% trong năm 2023, dựa trên những lý do sau: (1) nhu cầu tín dụng giảm do tăng trưởng kinh tế giảm tốc và thị trường bất động sản ảm đạm, (2) Chính phủ thúc đẩy đầu tư công qua đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và (3) NHNN có thể giảm thêm lãi suất điều hành nếu FED đảo chiều chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2023.

    https://cafef.vn/nhieu-ngan-hang-ti...-thang-se-ve-muc-7-nam-188230507085238755.chn
  4. Vothaivumhb

    Vothaivumhb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    36.403
    HLV điều khiển cả trận đấu, để hoàn thành mục tiêu thì việc thay cầu thủ ko hiệu quả ở từng vị trí là việc cần làm ngay và luôn.

    Bộ ngành thấy ko biến chuyển thì nên chuyển cho biến :-o
    LDF319NGHE, codienlanh, nvanh842 người khác thích bài này.
  5. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.984
    Dự kiến có khoảng 110.000 tỷ đồng sẽ được NHNN bơm ra thị trường từ cuối tháng 5

    10-04-2023 - 09:46 AM

    Một lượng lớn thanh khoản sẽ được bơm ra thị trường do tín phiếu 91 ngày phát hành vào tháng 2 và tháng 3 đáo hạn.
    [​IMG]
    Trong báo cáo vĩ mô mới phát hành, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những động thái đảo chiều chính sách nhanh và rõ hơn trong tháng 3/2023.

    Đầu tiên có thể kể đến hai lần điều chỉnh lãi suất điều hành vào giữa tháng và cuối tháng. Theo đó, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn giảm lần lượt là 1 điểm % và 0,5 điểm % trong tháng qua. Một số lãi suất định hướng khác cũng giảm như trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn từ 1-6 tháng giảm 0,5 điểm % về lần lượt là 0,5%/năm và 5,5%/năm; và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên cũng giảm 1 điểm % về còn 4,5%/năm.

    Theo VDSC, nếu như giai đoạn tăng lãi suất năm ngoái việc thay đổi lãi suất điều hành của NHNN thường đi sau thị trường thì đợt giảm lãi suất mới đây kỳ vọng sẽ tác động nhiều đến mặt bằng lãi suất chung.

    Thực tế, sau quyết định của NHNN, đầu tháng 04/2023, các NHTM từ Nhà nước đến Tư nhân đều đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,3-0,8 điểm %. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã giảm tương đối mạnh khoảng 0,8-1,2 điểm %, nhịp giảm này tương đương khoảng 1/2 mức tăng trong giai đoạn tháng 10-12/2022.

    Theo số liệu của NHNN, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới và cũ vào cuối tháng 02/2023 ở mức 9,5- 11,3%/năm, tăng khoảng 0,5-0,6 điểm % so với cuối năm 2022 và cao hơn 1,1-1,4 điểm % so với trước tháng 10/2022.

    Về điều tiết thanh khoản hệ thống, VDSC cho rằng NHNN cũng đang có định hướng hỗ trợ thanh khoản nhất quán.

    Theo công bố của NHNN, từ đầu năm đến nay đã mua vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương với phục hồi lại khoảng 15%-17% lượng ngoại tệ bị hụt trong giai đoạn tỷ giá biến động của năm 20221 . Điều này cũng đồng nghĩa với việc NHNN đã bơm ròng khoảng 94 nghìn tỷ đồng thông qua mua ngoại tệ, song song với việc rút ròng một lượng tiền khoảng 110 nghìn tỷ đồng thông qua việc phát hành tín phiếu NHNN kỳ hạn 91 ngày.

    Từ giữa đến cuối tháng 03/2023, hoạt động bơm/hút ròng trên thị trường mở đã ngưng hẳn do lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh và các NHTM đã không còn nhu cầu vay mượn từ NHNN. Nếu tình hình này tiếp diễn thì từ cuối tháng 05/2023, một lượng lớn thanh khoản (xấp xỉ 110 nghìn tỷ đồng) sẽ được bơm ra thị trường do tín phiếu 91 ngày đáo hạn.

    Nhìn về lộ trình chính sách tiền tệ sắp tới, VDSC cho rằng có thể NHNN sẽ kiên định với định hướng nới lỏng trong bối cảnh các áp lực về lạm phát, tỷ giá, thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu phần nào đã đi qua.

    “Nếu rủi ro nhiều nhà đầu tư đang lo lắng là suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra thì việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành có lẽ nằm trong dự liệu của NHNN”, VDSC cho hay.

    https://cafef.vn/du-kien-co-khoang-...truong-tu-cuoi-thang-5-188230410094649165.chn
  6. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.984
    Khi muốn thăm dò phản ứng chính sách thì người ta thường để các Cụ Nguyên lãnh đạo phát biểu dọn đường......

    ===================================

    Nên xem xét hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc để giảm lãi suất

    LTS: TS TRƯƠNG VĂN PHƯỚC, nguyên quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chia sẻ với Tuổi Trẻ Online đề nghị trong bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể cân nhắc để hạ bớt tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

    [​IMG]

    Việc hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc và thời gian cho vay trong thị trường mở dài hơn giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong giảm lãi suất cho vay - Ảnh: Q.ĐỊNH

    Tất cả dự báo từ đầu năm đến nay đều cho rằng kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp, lạm phát cũng giảm xuống.

    Một trong những lý do là hậu quả dịch COVID-19 vẫn còn dai dẳng, các nước đã phải áp dụng các chính sách thắt chặt rất mạnh về tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát. Gần đây, lạm phát của thế giới đã bắt đầu giảm xuống. Ở Mỹ, lạm phát cũng đã bắt đầu giảm và dự kiến sang năm lạm phát chỉ còn hơn 2%.

    Đó là lý do vì sao vừa qua Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chỉ tăng lãi suất thêm 0,25% và phát đi tín hiệu có thể đây là đợt tăng lãi suất cuối cùng để chuyển qua giai đoạn cắt giảm lãi suất.

    Khi xem xét lại kinh tế Việt Nam, chúng ta thấy lạm phát từ đầu năm đến nay chỉ tăng 0,39% và lần đầu tiên CPI tháng 4 lại âm 0,34%. GDP của Việt Nam quý 1 chỉ tăng 3,32% và là mức thấp thứ hai trong giai đoạn 2011 - 2023.

    Những thông số đó nói lên một điều là kinh tế thế giới khó khăn, nhiều nước đứng trên bờ vực suy thoái kinh tế. Việt Nam cũng chịu tác động nhiều chiều và tăng trưởng cũng bắt đầu chậm lại. Lạm phát của thế giới cũng giảm xuống nhiều và như vậy hiện tượng nhập khẩu lạm phát cũng khó như chúng ta lo sợ của năm 2022.

    So sánh giữa lạm phát và lãi suất hiện tại, có thể thấy độ chênh quá lớn. Vừa qua, Chính phủ và NHNN đã kêu gọi các ngân hàng hạ lãi suất. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đang đối mặt với yêu cầu đưa tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức 30% vào tháng 10 năm nay.

    Như vậy, để đảm bảo những cân đối về vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng như đảm bảo các hệ số thanh khoản..., buộc lòng các ngân hàng phải hết sức dè dặt trong chuyện hạ lãi suất. Đây là lý do khách quan.


    Thông thường ngân hàng trung ương các nước sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở, liên ngân hàng... để hỗ trợ các ngân hàng. Trong đó, việc cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí huy động vốn.

    Trên thực tế, chúng ta đã từng chứng kiến Trung Quốc luôn sử dụng dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ rất căn bản để hạ lãi suất.

    Theo đó, NHNN Việt Nam có thể cân nhắc để hạ bớt tỉ lệ dự trữ bắt buộc và thời gian cho vay trong thị trường mở cần dài hơn lên đến 3 tháng, 6 tháng thay vì vài ba tuần.

    Ngoài ra, cũng cần tạo lập lại lòng tin của các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng để khai thông niềm tin giữa các ngân hàng với nhau. Đó là những công cụ căn bản nhất để kéo giảm lãi suất. Ngoài ra, cũng cần tạo ra một kỳ vọng rằng lạm phát của Việt Nam trong năm nay sẽ ở mức thấp (thực tế 4 tháng đầu năm chỉ 0,39%).

    Mặc dù Quốc hội đã phê chuẩn mức lạm phát mục tiêu năm nay là 4,5% nhưng đối chiếu với tình hình quốc tế cũng như những yếu tố bên trong của nền kinh tế như sức mua giảm thì năm nay khả năng lạm phát sẽ thấp hơn rất nhiều.

    Tuy nhiên, để lãi suất có thể giảm nhanh hơn thì ngoài nỗ lực của các ngân hàng thương mại, NHNN cần xem xét để áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ như đã phân tích ở trên để đẩy nhanh hơn quá trình giảm lãi suất.

    TS TRƯƠNG VĂN PHƯỚC (nguyên quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia)

    https://tuoitre.vn/nen-xem-xet-ha-t...Kl0-1G4-G1T7PNqHWhwN0j1bwX6NwrHN3Sk3ime1u-ZIm
  7. Vothaivumhb

    Vothaivumhb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    36.403
    DTBB là liều thuốc kích thích cực mạnh nhằm giảm áp lực mặt bằng ls hỗ trợ lưu thông vốn cho nền kt nên cần làm ngay và luôn
    LDF319NGHE, nxtin1981, nvanh842 người khác thích bài này.
  8. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.040
    Nguyên Chủ tịch đăng đàn phát biểu dọn đường... mình nghĩ sẽ làm sớm trong tháng 5 tới Cụ ạ.
    LDF319NGHE, nxtin1981, nvanh842 người khác thích bài này.
  9. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.984
    Hnay, lác đác thấy khi bàn về QH8 anh em có nhắc tới điện gió ngoài khơi và điện khí (Lô B ô Môn), 1.2 tỷ mở rộng Dung Quất ,..... xem ai hưởng lợi?

    Hai tuần trc, chat chit riêng với cụ @vietnt5 tớ có dự đoán bừa:
    - Tháng 5 sẽ nóng câu chuyện Quy hoạch điện 8, (câu chuyện điện thì tớ cũng nói public 2 tuần nay)......
    - Còn tháng 6 có đoán bừa là câu chuyện Lô B ô Môn chiếm sóng diễn đàn ....

    1 cái thì đang diễn ra, 1 cái ko biết trúng trật ntn nữa :D

    Bên cạnh câu chuyện điện đang nóng, anh em cho ý kiến câu chuyện cuối tháng 5 vắt qua tháng 6 sẽ là gì nhé?

    Time dài vừa qua, sau vụ Trịnh Xuân Thanh rồi Đinh La Thăng.... ngành dầu khí hầu như co cụm, bắt bớ.....

    Tuy nhiên, qua chiến tranh Nga - UCR nhìn cảnh Châu Âu khổ sở ntn khi phụ thuộc năng lượng bên ngoài.... với những gì tớ quan sát được thì sau khi thông qua Luật dầu khí và sự cấp thiết/quan trọng của an ninh năng lượng thì .... PVN sẽ dc Nhà nước ưu tiên đẩy mạnh cho phép đầu tư rất lớn trong 5 năm tới: khởi đầu là Lô B Ô Môn và Mở rộng lọc dầu Dung Quất lên diễn đàn hai hôm nay..... rồi nhiều dự án lớn đang pending lâu nay sẽ dc tháo gỡ và đẩy mạnh đầu tư.
    Last edited: 07/05/2023
    Q2017, LDF319NGHE, hocaptrung10 người khác thích bài này.
  10. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    27.984
    CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà Viwasupco là đơn vị thành viên của mã nào trên sàn @LDF319NGHE ;))


    =======================================

    Giá nước sạch tại Hà Nội sắp tăng lần đầu sau 10 năm
    15:36 | 07/05/2023


    Dự kiến đối với một hộ gia đình tiêu thụ 10m3/tháng, chi phí tăng khoảng 15.270 đồng. Với các nhóm khách hàng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tăng khoảng 20%. Mức tăng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của các doanh nghiệp, đơn vị.

    Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã thông tin về tình hình cấp nước cho dịp hè năm 2023. Theo đó, tổng nhu cầu sử dụng hiện khoảng 1,12 triệu – 1,25 triệu m3/ngày - đêm. Vào hè, nhu cầu sử dụng nước sạch tăng 5-10%, tổng mức tiêu thụ nước sạch sẽ khoảng 1,25 triệu -1,35 triệu m3/ngày - đêm.

    Trong khi đó, tổng công suất cấp nước từ các nhà máy tập trung đạt khoảng 1,53 triệu m3/ngày - đêm. Như vậy, khả năng phân phối nước vẫn chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt tại địa bàn cấp nước của CTCP Viwaco (khu vực quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông) đang sử dụng phần lớn nguồn nước mặt sông Đà (khoảng 170.000 - 180.000m3/ngày - đêm).

    [​IMG]
    Hà Nội đang đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp bảo đảm đủ nước sạch sinh hoạt cho người dân trong dịp hè 2023. (Ảnh: Thùy Chi/Cổng thông tin điện tử Chính phủ - Trang Thủ đô Hà Nội).

    Để bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sạch, đáp ứng nhu cầu của người dân, Hà Nội đang đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ, bảo đảm nước sạch. Trong khi đó, CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà Viwasupco đang triển khai giai đoạn hai của dự án nâng công suất nhà máy đang thực hiện các gói thầu đúng tiến độ. Các công trình trong giai đoạn hai đang được trình thiết kế để Bộ Xây dựng thẩm định. Như vậy, toàn bộ đường ống giai đoạn hai sẽ được đưa vào vận hành trong tháng 5.

    Thông tin với báo chí về lộ trình tăng giá nước sạch sinh hoạt, ông Nguyễn Xuân Sáng, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, hiện chi phí cấu thành giá nước sạch như tiền lương, nhân công... tăng, dẫn đến phải tăng giá nước sạch để bảo đảm chất lượng nước cho người dân.

    Về công tác chuẩn bị, Sở Tài chính Hà Nội đã chủ trì xây dựng điều chỉnh giá nước, trước mắt lộ trình là trong hai năm (2023-2024), áp dụng cho hộ gia đình, đơn vị cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp.

    Dự kiến đối với một hộ gia đình tiêu thụ 10m3/tháng, chi phí tăng khoảng 15.270 đồng. Với các nhóm khách hàng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tăng khoảng 20%. Mức tăng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của các doanh nghiệp, đơn vị.

    Tại dự thảo phương án giá trình UBND thành phố, Sở Tài chính Hà Nội cũng đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch đối với các đối tượng sử dụng. Theo tính toán của liên ngành, với phương án giá dự kiến, CPI sẽ tăng khoảng 0,17%, không có tác động lớn đến giá của các hàng hóa, dịch vụ có liên quan.

    Song song với việc bảo đảm an ninh nguồn nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch đang đồng loạt đề nghị UBND TP. Hà Nội sớm điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch.

    Điển hình CTCP Nước mặt sông Đuống (Công ty sông Đuống) mới đây cũng đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về các vướng mắc liên quan đến giá bán buôn nước sạch. Theo đó, giá bán buôn nước sạch của Cty sông Đuống được tăng lên 8.325 đồng/m3 theo Quyết định 3342/QĐ-UBND TP. Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều đơn vị mua buôn không đồng ý thanh toán và ký kết phụ lục hợp đồng.

    Công ty sông Đuống nêu ví dụ cụ thể với CTCP Viwaco và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông đều chưa thống nhất ký phụ lục hợp đồng do giá bán lẻ nước sạch chưa được điều chỉnh. Các đơn vị này chỉ đồng ý thanh toán với đơn giá cũ khoảng hơn 5.000 đồng/m3.

    10 năm nay giá nước vẫn chưa được điều chỉnh, đang là vướng mắc lớn nhất khiến nhiều nhà đầu tư bỏ cuộc, chậm triển khai tiếp dự án. Đây cũng là nguyên nhân khiến kế hoạch phủ mạng cấp nước tới khu vực nông thôn không đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020.

    Trước đó, thông tin về việc giá điện bán lẻ tăng 3% từ ngày 4/5 cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cụ thể, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

    https://vietnambiz.vn/gia-nuoc-sach-tai-ha-noi-sap-tang-lan-dau-sau-10-nam-202357153623546.htm
    Last edited: 07/05/2023
    Richstar, LDF319NGHE, nxtin19813 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này