Debate: VNI đã trải qua những gì xấu nhất ở Q4/2022 và đang đi trc Thế giới 4-5 tháng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 18/03/2023.

6641 người đang online, trong đó có 899 thành viên. 12:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 310486 lượt đọc và 1861 bài trả lời
  1. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.369
    Tt trong xu hướng giảm đã 14 nến
  2. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Đây là lý do ATC anh em bán như mưa :D

    ==============================================
    Cho phép ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp: Mở nhưng chặt


    Các tổ chức tín dụng được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCOM từ 24/4 đến hết năm nay.

    [​IMG]

    Trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng đáo hạn ước khoảng 158.000 tỷ đồng sẽ được hỗ trợ giảm bớt áp lực với Thông tư 03. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp bất động sản không hoàn toàn đạt kỳ vọng qua các quyết định chặt chẽ tại Thông tư

    Thông tư 03/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành ngày 23/4. Thông tư quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.

    Theo đó, ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 24/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023 đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.

    Trong thời gian ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN theo quy định tại điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi: đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN; bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu; doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.

    Cùng với Thông tư 03, NHNN cũng vừa ban hành ngày 23/4 Thông tư số 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02), quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

    Đây là 2 Thông tư được mong đợi nhất, có ý nghĩa quan trọng đối với kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn chung. Các Thông tư sẽ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khi có các khoản nợ cơ cấu lại và được tháo gỡ ách tắc dòng tiền trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), qua đó góp phần hỗ trợ phục hồi, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, qua đó hỗ trợ phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023 và tiếp theo trong bối cảnh quốc tế và trong nước còn nhiều biến động, khó khăn.

    [​IMG]

    Ông Huỳnh Minh Tuấn, Founder, Giám đốc CTCP Tư vấn Đầu tư FIDT

    Tuy nhiên, nói riêng về Thông tư 03, tóm tắt lại một số các quy định cụ thể rất cần lưu ý là:

    Tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ được mua lại trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa niêm yết đã bán (tính cả TPDN phát hành cùng lô, cùng đợt) khi:

    1. Đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN (Quy định về Nguyên tắc mua, bán TPDN)

    2. Bên mua TPDN từ tổ chức tín dụng (bên sở hữu TPDN mua từ ngân hàng) thanh toán toàn bộ số tiền mua tại thời điểm ký kết hợp đồng bán...

    3. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD tại thời điểm gần nhất trước khi TCTD mua TPDN.


    Phân tích kỹ, chúng tôi nhận thấy Thông tư chỉ có ảnh hưởng đến TPDN mà ngân hàng đã nắm giữ trước đó, sau đó đã bán ra thị trường và hiện tại có nhu cầu mua.

    Và với điều kiện trên như quy định thì các ngân hàng cũng không dễ dàng mua lại TPDN vì: TPDN được mua lại vẫn phải đáp ứng các tiêu chí rất chặt chẽ theo Điều 4 của Thông tư 16; Giao dịch bán trước đó phải là giao dịch thanh toán tiền thật; Xếp hạng tín dụng nội bộ mức cao nhất (Tổ chức phát hành) là rất khó, vì doanh nghiệp được xếp hạng mức này thường có tình hình tài chính mạnh và áp dụng điều này sẽ rất nhiều tổ chức phát hành không đáp ứng.

    Nói tóm lại, các điều kiện này sẽ hạn chế rất lớn số lượng TPDN mà ngân hàng có thể mua lại.

    Nếu xét về kỳ vọng của thị trường thì thị trường và nhóm doanh nghiệp bất động sản (BĐS) kỳ vọng nhiều vào sửa đổi Đểm a Khoản 8 Điều 4 của Thông tư 16 quy định TCTD không được mua TPDN có mục đích cơ cấu lại nợ. Việc góp ý bỏ Điểm này được Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) góp ý nhiều lần nhưng NHNN đã không xem xét tới trong Thông tư 03 này.

    Nhắc lại về Thông tư 16/ 2021/TT-NHNN, đây là Thông tư được NHNN ban hành tháng 11/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua bán trái phiếu doanh nghiệp (gọi chung là ngân hàng). Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là quy định tại khoản 11, Điều 4, nêu rõ trong vòng 12 tháng sau khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ngân hàng không được mua lại số trái phiếu đã bán. Sau 12 tháng kể từ khi bán, ngân hàng cũng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp đã bán với một số điều kiện nhất định.

    Sau khi NHNN ban hành Thông tư 16, nhiều nhà đầu tư và cả ngân hàng cho rằng, quy định này đã “trói chân” các ngân hàng khi tham gia mua bán trái phiếu doanh nghiệp, làm mất vai trò của ngân hàng đối với thị trường trái phiếu bởi ngân hàng là một tổ chức tài chính lớn, có ảnh hưởng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp cả ở góc độ nhà đầu tư, cả góc độ tổ chức tài chính trung gian, lẫn vai trò là nhà phát hành trái phiếu. Quy định này hiện đã được tạm thời ngưng hiệu lực như tại Thông tư 03.

    Được biết, NHNN hiện cũng đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN. Giới tài chính kỳ vọng các quy định sửa đổi sẽ thực sự tháo gỡ những rào chắn để thị trường vốn sớm sôi động trở lại, tái tạo dòng tiền cho doanh nghiệp vượt khó khăn, phục hồi sớm trong sản xuất kinh doanh hiện nay và thời gian tới.

    Huỳnh Minh Tuấn

    https://fireant.page.link/Zp49ot8th2MjpjFK9
    --- Gộp bài viết, 25/04/2023, Bài cũ: 25/04/2023 ---
    Theo lý thuyết thì đáy đâu đây.... phiên 14-15.....
    Last edited: 25/04/2023
  3. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Bài này cũng lên vào khung thời gian nhạy cảm 14:26

    TS. Cấn Văn Lực: Thông tư 02 và 03 ban hành rất kịp thời, nhưng nếu doanh nghiệp không phục hồi rủi ro nợ xấu sẽ tăng lên

    14:26 | 25/04/2023

    https://vietnambiz.vn/ts-can-van-lu...iep-khong-phuc-hoi-rui-ro-no-xau-se-tang-len-

    Theo TS. Cấn Văn Lực, mặc dù Thông tư 02 và 03 của NHNN rất kịp thời nhằm giúp doanh nghiệp vượt quá khó khăn, tuy nhiên nếu các doanh nghiệp không phục hồi được, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên sau đó, ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp, bên vay và tổ chức tài chính.

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và Thông tư số 03 về ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

    Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, việc ban hành Thông tư 02 và 03 của NHNN rất kịp thời.

    Đối với Thông tư 02, chính sách này là nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp về nợ cơ cấu lại, góp phần hỗ trợ phục hồi, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, qua đó hỗ trợ phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023.

    Cụ thể, Thông tư 02 cho phép các doanh nghiệp, bên vay (gồm cả vay tiêu dùng) giảm áp lực tài chính, áp lực trả nợ và nợ xấu khi được cơ cấu lại và không phải chuyển nhóm nợ, đồng thời tiếp tục được tiếp cận vốn vay mới (do được giữ nguyên nhóm nợ), giúp doanh nghiệp, bên vay có nguồn vốn duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, qua đó góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và tiếp theo.

    Điều kiện áp dụng ở đây là doanh nghiệp, bên vay cần có đề nghị, có phương án trả nợ khả thi và làm ăn tuân thủ pháp luật.Với các tổ chức tín dụng, Thông tư này cũng giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng.

    [​IMG]
    TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia. (Ảnh: DNVN).

    Với Thông tư 03, việc cho phép nới một số điều kiện đầu tư, cho vay, mua lại TPDN mà không cần chờ sau một năm như quy định cũ. Điều này sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát hành TPDN có dòng tiền để xử lý một phần lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023 (tập trung vào Quý 2 và Quý 4).

    Điều kiện là doanh nghiệp phải ở mức xếp hạng tín dụng nội bộ cao nhất của tổ chức tín dụng, tức là có hình hình tài chính khá lành mạnh và tùy thuộc vào đánh giá, khẩu vị rủi ro và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng

    Như vậy,có thể thấy lượng TPDN được mua lại sẽ không nhiều. Đối với doanh nghiệp phát hành kém hơn, ở các nhóm xếp hạng dưới, sẽ phải tiếp tục triển khai các giải pháp như đã nêu trong Nghị định 08/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023…


    Thông tư 03 cũng cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ đối với một số doanh nghiệp, bên vay với điều kiện và thời hạn nêu trên, qua đó góp phần giảm một phần áp lực nợ xấu và duy trì cho vay đối với doanh nghiệp, bên vay được cơ cấu lại.

    Đồng thời, nhằm đảm bảo đánh giá sát tình hình nợ và có nguồn lực xử lý nợ xấu (nếu xảy ra), các tổ chức tín dụng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung theo lộ trình (50% năm 2023 và đủ 100% đến hết năm 2024).

    TS. Lực dự báo mức độ tác động đến chất lượng tín dụng và lợi nhuận của các tổ chức tín dụng là không quá lớn, trong tầm kiểm soát. Hiện nay, các tổ chức tín dụng đang tích cực đánh giá phạm vi cơ cấu lại nợ sơ bộ để có phương án phù hợp. Điểm khác biệt lớn là lần này nợ cơ cấu lại bao gồm cả các khoản vay tiêu dùng, nên quy mô cơ cấu lại có thể lớn hơn giai đoạn dịch COVID-19.

    Rủi ro nợ xấu sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp không phục hồi
    Chuyên gia Lực đánh giá, đây là những quyết sách mạnh, được doanh nghiệp, người dân và tổ chức tín dụng kỳ vọng khi giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, của bên vay, hỗ trợ thanh khoản, khó khăn của thị trường TPDN trong năm 2023.

    Tuy nhiên, các chính sách này chỉ có thời hạn đến hết năm 2023 và giữa năm 2024 nên sau đó sẽ tùy thuộc khá nhiều vào khả năng phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của bên vay. Khi đó, sẽ phụ thuộc vào tình hình môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như sự vận động, linh hoạt, thích ứng của mỗi doanh nghiệp.

    TS. Lực cũng lưu ý, nếu các doanh nghiệp không phục hồi, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên sau đó, ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp, bên vay và tổ chức tài chính.

    Vì vậy, cần tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công, phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm trợ lực cho doanh nghiệp, người dân và giúp chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả tốt hơn.

    Các tổ chức tín dụng cần sớm có hướng dẫn nội bộ, chủ động đánh giá, theo dõi, trích lập dự phòng rủi ro, kiểm tra giám sát đảm bảo thực hiện đúng, giảm thiểu trục lợi, hướng dẫn và phối hợp truyền thông, triển khai thành công. Đồng thời, doanh nghiệp, bên vay cần nắm rõ phạm vi, đối tượng và điều kiện cơ cấu lại, điều kiện TPDN được mua lại, thiện chí phối hợp với các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp phát hành để hoàn thiện hồ sơ theo qui định.

    TS. Lực cũng đề xuất Bộ Tài chính cần sớm có điều chỉnh điều kiện phát hành TPDN ra công chúng phù hợp hơn, phê duyệt nhanh hơn, nhằm khuyến khích các DN phát hành ra kênh này nhiều hơn, cùng với việc hoàn thiện chính sách phát triển thị trường TPDN lành mạnh, an toàn, hiệu quả, giảm áp lực vốn trung dài hạn đối với hệ thống ngân hàng.
    Last edited: 25/04/2023
  4. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Theo Thủ tướng, hiện nay chúng ta đang kiểm soát tốt lạm phát.

    Do đó phải nghĩ đến tăng trưởng, phải tìm cách cung tiền ra hợp lý, hiệu quả, đúng vào các địa chỉ, lĩnh vực cần thiết. Vấn đề là ưu tiên lựa chọn tăng trưởng nên giải pháp về ngân hàng, tiền tệ cũng phải tập trung cho mục tiêu tăng trưởng.


    Thủ tướng: Xem xét thêm chính sách mới, đột phá cho bất động sản, trái phiếu...

    https://tuoitre.vn/thu-tuong-xem-xe...i9slJgoCvS1bdAzFBbab0kPSkzXlJZ8234MSXuFs3hcQW

    Cùng với yêu cầu giảm lãi suất cho người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị phải tìm cách cung tiền ra hợp lý, hiệu quả và đúng địa chỉ để thúc đẩy tăng trưởng.


    [​IMG]

    Thủ tướng chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ về giảm lãi suất cho vay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho dự án bất động sản - Ảnh: VGP

    Ngày 25-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp giảm lãi suất cho vay; tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới.

    Cuộc họp cũng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.

    Cần thêm công cụ nào để giảm lãi suất thì ngân hàng đề xuất

    Với các vấn đề này, Thủ tướng cho hay đã có nhiều văn bản chỉ đạo được Chính phủ ban hành, nên vấn đề là cần thực hiện cho hiệu quả. Đồng thời, xem xét thêm các chính sách mới, đột phá để các thị trường vốn, trái phiếu, bất động sản có thêm nguồn lực, động lực để phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

    Trong đó, Thủ tướng lưu ý ngân hàng cần có vai trò dẫn dắt, nỗ lực giảm chi phí để giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp. Các ngân hàng cần công cụ nào có thể đề xuất với Ngân hàng Nhà nước để thực hiện hiệu quả việc giảm cả lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cân đối lạm phát với tỉ giá.

    Việc thực hiện chính sách tiền tệ phải kịp thời, chủ động, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả, ổn định hệ thống...

    Tìm cách cung tiền hợp lý, lưu ý khả năng hấp thụ vốn để thúc tăng trưởng

    Theo Thủ tướng, hiện nay chúng ta đang kiểm soát tốt lạm phát. Do đó phải nghĩ đến tăng trưởng, phải tìm cách cung tiền ra hợp lý, hiệu quả, đúng vào các địa chỉ, lĩnh vực cần thiết. Vấn đề là ưu tiên lựa chọn tăng trưởng nên giải pháp về ngân hàng, tiền tệ cũng phải tập trung cho mục tiêu tăng trưởng.


    Ông cũng lưu ý thêm về khả năng tiếp cận vốn và hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp. Từ đó có lộ trình thực hiện, làm tốt công tác dự báo, rà soát lại các đối tượng ưu tiên; đa dạng hóa cách tiếp cận khách hàng; tìm khách hàng mới có khả năng để hỗ trợ, đưa ra các gói lãi suất hợp lý.

    Đối với thị trường trái phiếu, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính phải trao đổi với doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tìm ra tiếng nói chung về giải pháp. Tăng cường quản lý nhằm tạo niềm tin thị trường, cho trái chủ mua trái phiếu trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

    Đối với thị trường bất động sản, cần xác định rõ trách nhiệm các bộ ngành, địa phương. Các tổ chức tín dụng sớm có hướng dẫn nội bộ, chủ động đánh giá, theo dõi, trích lập dự phòng rủi ro, giảm thiểu các hành vi trục lợi; hướng dẫn và phối hợp truyền thông, triển khai thành công các chính sách đã ban hành.

    Để triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, việc thực hiện cần rà soát để tránh xảy ra tiêu cực, trục lợi, lợi dụng chính sách. Điều hành giảm lãi suất phù hợp, hiệu quả; sớm điều chỉnh gói hỗ trợ lãi suất 2%.

    Có nhiều phương án giãn, hoãn thuế phí cho người dân, doanh nghiệp
    Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính sớm hoàn thành hồ sơ trình phương án giảm thuế 2%, các loại thuế, phí khác; phương án giãn, hoãn thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu để áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; sớm rà soát điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng để có điều chỉnh phù hợp nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển kênh này ngày càng nhiều. Có phương án tăng vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại nhà nước. Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; cập nhật các định mức, điều chỉnh giá cả...
  5. Vothaivumhb

    Vothaivumhb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    36.410
    Nếu được chấm điểm các bộ ngành tôi vote điểm trừ cho BTC
    Dautuck88, LDF319NGHEFanliver thích bài này.
  6. Dautuck88

    Dautuck88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2018
    Đã được thích:
    1.484
    Em nghiêng về kịch bản 2, đi sideway, rũ nhẹ thôi. Chứ đạp mạnh lái sợ mất hết hàng:))
    LDF319NGHE, buinhatnguyenFanliver thích bài này.
  7. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Anh cũng nghiêng kịch bản này, Lái đánh rất khéo,...... dòng nào phân phối cứ phân phối, dòng nào tạo đáy cứ tạo đáy.... luân chuyển dòng tiền rất khéo....

    TK mình 4 mã thì hnay 2 mã xanh 1 tham chiếu và 1 đỏ - tổng NAV vẫn tăng do 2 mã xanh nắm nhiều hàng hơn mã đỏ :D
  8. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    10.612
    Hình như 2 nhóm tôi nói hôm qua thì nay tím và xanh nhẹ, đúng là tạo lập rất hay ;)
    nvanh84, buinhatnguyenFanliver thích bài này.
  9. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    16:00 25/04/2023

    Xả mạnh trước kỳ nghỉ, cổ phiếu chứng khoán rớt thảm


    Thanh khoản hai sàn chiều nay tăng vọt 55% so với buổi sáng, nhưng cổ phiếu giảm giá la liệt. Riêng ở HoSE số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số tăng. Tuy VN-Index đóng cửa chỉ giảm nhẹ 0,63% nhưng một phần ba số mã trong chỉ số giảm hơn 1% giá trị...

    Thanh khoản hai sàn chiều nay tăng vọt 55% so với buổi sáng, nhưng cổ phiếu giảm giá la liệt. Riêng ở HoSE số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số tăng. Tuy VN-Index đóng cửa chỉ giảm nhẹ 0,63% nhưng một phần ba số mã trong chỉ số giảm hơn 1% giá trị.

    Nhóm cổ phiếu chứng khoán hôm nay chứng kiến màn quay đầu sốc. Hàng loạt mã đảo chiều từ tăng thành giảm mạnh, thậm chí AGR, ORS, VDS, CTS đóng cửa mức sàn. Cổ phiếu chứng khoán vốn được kỳ vọng lớn tuần trước khi những đồn thổi về hệ thống KRX sắp hoạt động cũng như báo cáo lợi nhuận có lãi trong quý 1/2023.

    Thanh khoản lớn xuất hiện ở hàng loạt cổ phiếu nhóm chứng khoán và giá thì tăng trước giảm sau. SSI bốc hơi 2,76% chỉ trong phiên và đóng cửa giảm 1,86% so với tham chiếu, thanh khoản 398,2 tỷ đồng đứng thứ 2 thị trường. VIX bốc hơi 4,98% so với giá đỉnh lúc đầu phiên, đóng cửa giảm 2,74% so với tham chiếu, giao dịch 113,8 tỷ đồng. VND lỗ trong phiên 3,31% và chốt giảm 2,34% so với hôm qua, thanh khoản 199,3 tỷ. VCI tạo bull-trap tới 5,06% trong phiên, đóng cửa giảm 3,69%, giao dịch 189,7 tỷ đồng. HCM tụt trong phiên 3,72%, chốt giảm 2,96%, thanh khoản 172,5 tỷ. FTS giảm trong phiên 5,89%, giảm so với tham chiếu 5,39%, giao dịch 122,2 tỷ đồng… Đó là các cổ phiếu nhóm chứng khoán thanh khoản khủng nhất thị trường, thể hiện áp lực bán rõ nhất.

    Cả phiên chiều nay VN-Index lao dốc liên tục, dù chỉ số chốt ngày giảm khá nhẹ 0,63% nhưng cổ phiếu thì giảm sâu hơn. Nguyên nhân là vẫn còn một vài trụ nâng đỡ. HPG tăng 1,94%, VCB tăng 0,46%. VN30-Index giảm nặng hơn, -0,87% với độ rộng chỉ còn 2 mã tăng và 27 mã giảm. Tới 17 mã trong số này giảm trên 1%, dẫn đầu là MSN giảm 2,73%, NVL giảm 2,14%, HDB giảm 2,13%, STB giảm 1,96%.

    Thống kê cũng cho thấy riêng trong rổ VN30, tới một nửa (15 mã) tạo bull-trap với biên độ từ 2% trở lên chỉ từ sáng qua chiều. Cá biệt như NVL, MSN, PDR, POW, STB biến động giảm 3%-4%. Mở rộng ra cả sàn HoSE, có 140 cổ phiếu giảm so với giá tốt nhất đầu phiên từ 2% trở lên, gần 100 mã khác giảm từ 1% tới 2%. Nói cách khác, đại đa số cổ phiếu hôm nay biến động rất mạnh theo hướng tăng trước giảm sau.

    [​IMG]
    Nhóm cổ phiếu tài chính rơi thảm hôm nay.
    Độ rộng khá cân bằng thời điểm cuối phiên sáng nhưng biến đổi rất nhanh. VN-Index lao dốc không hẳn do các cổ phiếu trụ kéo xuống mà đúng hơn là do số đông cổ phiếu giảm tạo áp lực, các blue-chips rơi ít hơn phần nào hãm đà trượt dốc. Tuy độ rộng trong nhóm VN30 rất hẹp, nhưng các trụ như BID, VIC, VHM vẫn giảm nhẹ.

    Điểm nhấn là thanh khoản buổi chiều đã tăng mạnh 55% so với buổi sáng trên hai sàn, đạt gần 5.755 tỷ đồng. Riêng HoSE tăng giao dịch 47% đạt 4.987 tỷ đồng. Rất tiếc thanh khoản tăng mạnh lại là do nhà đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu đi.

    Trong gần 120 cổ phiếu đi ngược chiều VN-Index, vẫn có một số thanh khoản rất tốt, ngấp nghé trăm tỷ đồng trở lên như HPG, HAH, SBT, KBC, HAG, HSG, DGC. Dù vậy tổng thể thì cổ phiếu thanh khoản càng lớn càng có nguy cơ giảm giá. HoSE có 23 mã đạt thanh khoản từ 100 tỷ đồng trở lên thì chỉ 6 mã đóng cửa trên tham chiếu mà thôi.

    Khối ngoại không phải là lý do thị trường chịu sức ép tăng lên. Buổi chiều khối này chỉ xả thêm 620 tỷ đồng trên HoSE nhưng cũng mua vào 546,6 tỷ đồng, tức là bán ròng không đáng kể 73,4 tỷ. Tính chung cả ngày HoSE bị rút ròng 139,7 tỷ đồng. Tổng giá trị bán của khối ngoại chỉ chiếm 9,7% tổng giao dịch sàn này.

    https://vneconomy.vn/xa-manh-truoc-ky-nghi-co-phieu-chung-khoan-rot-tham.htm
    nvanh84, LDF319NGHE, Dautuck885 người khác thích bài này.
  10. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.071
    Hnay là 1 phiên đóng nến ở hỗ trợ - tất cả đang nghi ngờ chờ phiên mai.

    Vậy ai là người mua ATC, ACE nào có thống kê bên mua bên bán hnay ko nhỉ?
    LDF319NGHE, sky123, Dautuck881 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này