DGW -Hành trình 3 chữ số trên đôi hài vạn dặm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 25/06/2020.

7539 người đang online, trong đó có 1106 thành viên. 14:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 250934 lượt đọc và 1267 bài trả lời
  1. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Mô hình của DGW là duy nhất hiện nay mà cụ :D. Vận hành chuỗi cung ứng này rất khó nên rào cản tham gia ngành là lớn :D
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.032
    Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán: bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam
    Lạm phát và thị trường chứng khoánLạm phát là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân cư.Lạm phát thường được đo qua chỉ số giá tiêu dùng. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy lạm phát và thị trường chứng khoán có mối liên hệ nghịch chiều, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng. Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi thị trường chứng khoán như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế.
    Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản chết. Thiếu vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại. Lạm phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp: dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao. Điều này khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi.
    Leeb và Conrad (1996) đã thống kê tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1981 và nêu mối liên hệ: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù của thị trường cổ phiếu”. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm của Gan, Lee và Zhang (2006); Jiranyakul (2009).
    Cung tiền và thị trường chứng khoánQuan hệ cơ bản giữa lượng cung tiền và thị trường chứng khoán rõ ràng là cùng chiều được thể hiện thông qua chính sách tiền tệ
    Chính sách tiền tệ mở rộng:
    Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà chứng khoán là một trong số đó. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng khoán qua đó làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập.
    Chính sách tiền tệ thắt chặt:
    Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác động xấu cho thị trường chứng khoán. Lý do: thứ nhất, làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứ hai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu; thứ ba, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khoán; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận hành doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
    Nghiên cứu của Friedman và Schwartz (1963) đã đưa ra lời giải thích đầu tiên về mối quan hệ giữa lượng cung tiền và thu nhập chứng khoán, theo đó một sự gia tăng trong cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá các chứng khoán cao hơn. Jiranyakul (2009), Mukherjee và Naka (1995), Kwon và Shin (1999), Sellin (2001) cũng cho thấy rằng một cú sốc cung tiền tích cực sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong giá cổ phiếu. Họ cho rằng một sự thay đổi trong cung tiền sẽ cung cấp thông tin cho nhu cầu về tiền. Nếu cung tiền tăng, có nghĩa là nhu cầu về tiền tệ tăng, dẫn đến tín hiệu tăng cho hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế càng cao có nghĩa là dòng tiền càng cao, dẫn đến giá chứng chứng khoán cũng tăng, nghĩa là cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển ổn định hơn cho thị trường chứng khoán.'
    Tỷ giá hối đoái và thị trường chứng khoánMối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thu nhập từ chứng khoán được rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu giải thích, tuy nhiên kết quả của những nghiên cứu này vẫn không thống nhất được chiều ảnh hưởng của tỷ giá lên giá chứng khoán. Gan, Lee và Zhang (2006), Narayan, P.K. và Narayan, S. (2010) và Solnick (1987) cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán là đồng biến. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ajayi và Mougoue (1996) cho thấy rằng mất giá đồng tiền lại tác động nghịch cả trong ngắn hạn và dài hạn đối với thị trường chứng khoán. Mặt khác, có những nghiên cứu khẳng định tỷ giá không có quan hệ với giá chứng khoán: Abdalla và Murinde (1997) xem xét giá chứng khoán tương tác với tỷ giá hối đoái ở 4 quốc gia và kết luận rằng tỷ giá hối đoái làm cho giá chứng khoán thay đổi ở Ấn Độ, Pakistan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ không tìm thấy bất kì mối liên hệ nào giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái ở Philippines
    Về mặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán: Đầu tiên, theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá chứng khoán và tỷ giá. Hai ông lý luận: một khi đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ làm cho những doanh nghiệp trong nước tang tính cạnh tranh hơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ. Điều này làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này tang lên. Tuy nhiên, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại nếu như những doanh nghiệp này sử dụng nhiều chi phí nhập khẩu cho đầu vào trong sản phẩm của họ. Sự gia tăng chi phí trong sản phẩm do đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận của họ giảm, điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này giảm. Một cách tiếp cận khác bằng mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá, Branson (1983) đã chứng minh rằng: quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu là ngược chiều, nguyên nhân tạo ra kết quả này có thể được giải thích từ chiều tác động của giá cổ phiếu lên tỷ giá. Trong mô hình này,những nhà đầu tư cá nhân nắm giữ những tài sản trong nước và tài sản nước ngoài (bao gồm cả tiền tệ trong danh mục đầu tư của họ). Ở đây, tỷ giá hoái đối giữ một vai trò là điều chỉnh cân bằng cung và cầu tài sản. Một khi những nhà đầu tư cá nhân này muốn mua nhiều tài sản trong nước hơn thì họ sẽ bán bớt những tài sản nước ngoài mà hiện tại ít hấp dẫn họ, điều này sẽ dẫn đến đồng tiền trong nước được định giá cao hay tỷ giá giảm (vì tỷ giá được xác định là giá của một đơn vị ngoại tệ được tính theo giá của một đồng tiền khác – trong nước), vì vậy mối quan hệ của giá chứng khoán và tỷ giá là ngược chiều. Sự tăng lên về giá của những tài sản trong nước làm cho những nhà đầu tư gia tăng nhu cầu của họ về tiền tệ, điều này lại làm cho lãi suất gia tăng. Một hoạt động khác cũng làm cho mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá là ngược chiều là khi có sự gia tăng đầu tư trong khối đầu tư nước ngoài vào tài sản trong nước cũng làm gia tang giá chứng khoán. Điều này cũng là nguyên nhân của sự đánh giá cao đồng tiền trong nước. Khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) trong thị trường tài sản, Gavin (1989) trong mô hình tiền tệ đã khẳng định tỷ giá và giá cổ phiếu có mối quan hệ yếu hoặc hoàn toàn không có quan hệ. Giống như giá của những tài sản khác, tỷ giá cũng được xác định bởi tỷ giá tương lai kỳ vọng. Bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá ở hiện tại. Những yếu tố gây nên sự thay đổi trong tỷ giá có thể khác biệt với những yếu tố gây nên sự thay đổi trong giá cổ phiếu, trong những trường hợp này sẽ không tồn tại quan hệ giữa những tài sản trên. Khi có một vài yếu tố ảnh hưởng đến cả giá cổ phiếu và tỷ giá, chúng ta hy vọng rằng có sự liên hệ giữa hai biến này. Sự không liên hệ xảy ra khi: đồng tiền trong nước được định giá thấp để nâng cao giá trị của những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, nghiệp giảm tính cạnh tranh. Mặt khác, những doanh nghiệp không xuất khẩu những sản phẩm của họ đến quốc gia khác nhưng lại nhập khẩu nguyên liệu thô có thể giá cổ phiếu của chúng sẽ giảm khi đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể nguyên nhân làm cho doanh thu hoặc lợi nhuận của họ giảm.
    Tóm lại: mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số giá chứng khoán là một câu hỏi thực nghiệm, những nghiên cứu thực nghiệm ở các thị trường khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau (có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay thậm chí không có mối liên hệ ràng buộc nào giữa thị trường chứng khoán và tỷ giá)
    Giá vàng và thị trường chứng khoánVàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động
    của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu huớng của thị trường chứng khoán. Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011) cho thấy rằng: sự biến động của giá vàng ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận đầu tư trên thị trường chứng khoán Hong Kong.
    Nỗi sợ hãi của người Mỹ được đo bằng chỉ số biến động của thị trường (VIX – Volatility Index). Vàng và chỉ số biến động của thị trường
    có quan hệ nhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng (vàng tăng àVIX tăng). Khi giá vàng biến động tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn và từ đó làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường đầu tư vàng, cả trực tiếp và gián tiếp để phòng ngừa rủi ro.

    Tóm lại có thể thấy rằng giá vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh bão” giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như thế này, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức độ tác động mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh tế
    Nguồn tham khảo : Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và
    biến động thị trường chứng khoán: bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam
    Nguyễn Minh Kiều
    Nguyễn Văn Điệp
    Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
    --- Gộp bài viết, 21/12/2020, Bài cũ: 21/12/2020 ---
    [​IMG]
    vnihaho09hbtsd thích bài này.
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.032
    After the pandemic, will inflation return?
    Hậu đại dịch, lạm phát liệu có quay trở lại?

    Low inflation underpins today’s economic policy.
    Lạm phát thấp làm cơ sở cho chính sách kinh tế hiện nay.
    It is not guaranteed to last.
    Điều đó không được bảo đảm mãi mãi.
    Economists love to disagree, but almost all of them will tell you that inflation is dead.
    Các nhà kinh tế rất ưa thích những cuộc tranh luận, nhưng gần đây hầu như tất cả sẽ nói với bạn rằng lạm phát đã chết.
    The premise of low inflation is baked into economic policies and financial markets.
    Triển vọng của lạm phát thấp ăn sâu vào các chính sách kinh tế và thị trường tài chính.
    It is why central banks can cut interest rates to around zero and buy up mountains of government bonds.
    Đó là lý do tại sao các ngân hàng trung ương có thể cắt giảm lãi suất xuống khoảng 0 và mua trái phiếu chính phủ với số lượng khổng lồ.
    It explains how governments have been able to go on an epic spending and borrowing binge in order to save the economy from the ravages of the pandemic—and why rich-world public debt of 125% of gdp barely raises an eyebrow.
    Lạm phát thấp còn là nguyên nhân lý giải tại sao các chính phủ có thể chi tiêu ở mức “khủng” cũng như vay mượn để cứu nền kinh tế khỏi các hệ lụy của đại dịch-tỷ lệ nợ công của các nước phát triển đã lên đến 125% GDP mà không ai ý kiến.
    The search for yield has propelled the s&p 500 index of shares to new highs even as the number of Americans in hospital with covid-19 has surpassed 100,000.
    Cuộc đi săn lợi suất liên tục đẩy chỉ số S&P 500 (chỉ số tỷ lệ giá thị trường) lên các đỉnh cao mới bất chấp số công dân Mỹ phải vào viện vì Covid-19 không ngừng tăng.
    The only way to justify such a blistering-hot stockmarket is if you expect a strong but inflationless economic rebound in 2021 and beyond.
    Với một thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng như hiện nay, cách biện minh duy nhất là sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế nhưng không lạm phát vào năm 2021 và xa hơn thế nữa.
    Yet as we explain this week (see article), an increasingly vocal band of dissenters thinks that the world could emerge from the pandemic into an era of higher inflation.
    Tuy nhiên, như chúng tôi giải thích trong tuần này (xem bài viết), ngày càng có nhiều ý kiến từ những người phản đối cho rằng thế giới hậu đại dịch có thể sẽ bước vào thời kỳ lạm phát cao hơn.
    Their arguments are hardly overwhelming, but neither are they empty. Even a small probability of having to deal with a surge in inflation is worrying, because the stock of debt is so large and central-bank balance-sheets are swollen.
    Lập luận của họ khó có thể áp đảo, nhưng cũng không thể bác bỏ hoàn toàn. Kể cả khi xác suất lạm phát tăng là rất nhỏ, đó cũng là điều cần phải lo lắng vì khoản nợ khổng lồ và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương đang phình to.
    Rather than ignore the risk, governments should take action now to insure themselves against it.
    Thay vì bỏ qua rủi ro, các chính phủ nên hành động ngay bây giờ để tự bảo vệ mình.
    In the decades since Margaret Thatcher warned of a vicious cycle of prices and wages that threatened to “destroy” society, the rich world has come to take low inflation for granted.
    Trong những thập kỷ kể từ khi Margaret Thatcher cảnh báo về một vòng luẩn quẩn giữa giá cả và tiền lương mà đe dọa sẽ "hủy diệt" xã hội, các nước phát triển vẫn coi lạm phát thấp là điều hiển nhiên.
    Before the pandemic even an ultra-tight jobs market could not jolt prices upwards, and now armies of people are unemployed.
    Ngay cả trước đại dịch, một thị trường lao động sôi động cũng không thể khiến giá cả tăng, và giờ thì số người thất nghiệp ngày càng đông như quân Nguyên.
    Many economists think the West, and especially the euro zone, is heading the way of Japan, which fell into deflation in the 1990s and has since struggled to lift price rises far above zero.
    Nhiều nhà kinh tế cho rằng phương Tây, và đặc biệt là Eurozone, đang đi theo con đường của Nhật Bản, quốc gia đã rơi vào tình trạng giảm phát trong những năm 1990 và kể từ đó đã phải vật lộn để nâng giá tăng lên trên 0.
    Predicting the end of this trend is a kind of apostasy.
    Rất khó để dự đoán khi nào lạm phát kết thúc.
    After the financial crisis some hawks warned that bond buying by central banks (known as quantitative easing, or qe) would reignite inflation.
    Sau cuộc khủng hoảng tài chính, một số diều hâu đã cảnh báo rằng việc mua trái phiếu của các ngân hàng trung ương (được gọi là nới lỏng định lượng, hoặc qe) sẽ hạn chế lạm phát.
    They ended up looking silly.
    Cuối cùng thì điều đó không xảy ra.
    Today the inflationistas’ arguments are stronger.
    Ngày nay lập luận của những người theo chủ nghĩa lạm phát đã mạnh hơn.
    One risk is of a temporary burst of inflation next year.
    Họ dự đoán rủi ro lạm phát có thể bùng nổ trong năm tới.
    In contrast to the period after the financial crisis, broad measures of the rich-world money supply have shot up in 2020, because banks have been lending freely.
    Trái ngược với giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính, cung tiền của các nước phát triển đã tăng vọt trong năm 2020 bởi vì các ngân hàng cho vay ồ ạt.
    Stuck at home, people have been unable to spend all their money and their bank-balances have swelled.
    Mắc kẹt ở nhà, người dân không thể tiêu hết tiền và số dư ngân hàng của họ cũng tăng lên.
    But once they are vaccinated and liberated from the tyranny of Zoom, exuberant consumers may go on a spending spree that outpaces the ability of firms to restore and expand their capacity, causing prices to rise.
    Nhưng một khi họ được tiêm chủng và không còn phải làm việc qua Zoom, những người tiêu dùng hào phóng có thể tiếp tục chi tiêu vượt quá khả năng hồi phục của các công ty và khiến cầu vượt quá cung, đẩy giá tăng lên.
    The global economy already shows signs of suffering from bottlenecks.
    Nền kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu bị tắc nghẽn.
    The price of copper, for example, is 25% higher than at the start of 2020.
    Ví dụ, giá đồng cao hơn 25% so với đầu năm 2020.
    The world should be able to manage such a temporary burst of inflation.
    Thế giới sẽ có thể kiểm soát được tình trạng lạm phát nếu như đó chỉ là tình trạng tạm thời.
    But the second inflationista argument is that more persistent price pressures will also emerge, as structural disinflationary forces go into reverse.
    Tuy nhiên, lập luận thứ hai của phe chủ nghĩa lạm phát là áp lực giá cả dai dẳng hơn cũng sẽ xuất hiện, khi lực lượng bất ổn cơ cấu đi ngược lại.
    In the West and in Asia many societies are ageing, creating shortages of workers.
    Ở phương Tây và ở châu Á, nhiều nước đang rơi vào tình trạng dân số già, dẫn đến khan hiếm lực lượng lao động.
    For years globalisation lowered inflation by creating a more efficient market for goods and labour.
    Trong nhiều năm, toàn cầu hóa đã giảm lạm phát bằng cách tạo ra một thị trường hàng hóa và lao động hiệu quả hơn.
    Now globalisation is in retreat.
    Giờ thì toàn cầu hóa đang thoái trào.
    Their third argument is that politicians and officials are complacent.
    Lập luận thứ ba của họ là các chính trị gia và quan chức tự mãn.
    The Federal Reserve says it wants inflation to overshoot its 2% target to make up for lost ground; the European Central Bank, which announced more stimulus on December 10th, may yet follow suit.
    Cục Dự trữ Liên bang cho biết họ muốn lạm phát vượt quá mục tiêu 2% để bù đắp cho phần đã mất; Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã công bố thêm biện pháp kích thích kinh tế vào ngày 10 tháng 12 và có thể sẽ tiếp tục trong tương lai.
    Weighed down by the need to pay for an ageing population and health care, politicians will increasingly favour big budget deficits.
    Bị đè nặng bởi nhu cầu chi trả cho dân số già và chăm sóc sức khỏe, các chính trị gia sẽ ngày càng muốn thâm hụt ngân sách lớn.
    Might these arguments prove correct?
    Những lập luận này có thể chứng minh nó đúng không?
    A temporary rebound in inflation next year is perfectly possible.
    Tình trạng phục hồi tạm thời lạm phát trong năm tới hoàn toàn có thể xảy ra.
    At first it would be welcome—a sign economies were recovering from the pandemic.
    Lúc đầu, tình trạng này sẽ được hoan nghênh — một dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.
    It would inflate away a modest amount of debt.
    Nó sẽ làm tăng thêm một khoản nợ nhỏ.
    Policymakers might even breathe a sigh of relief, especially in Japan and the euro zone, where prices are falling (though rapid changes in the pattern of consumer spending may have muddied the statistics).
    Các nhà hoạch định chính sách thậm chí có thể thở phào nhẹ nhõm, đặc biệt là ở Nhật Bản và Eurozone, nơi giá cả đang giảm (mặc dù những thay đổi nhanh chóng trong mô hình chi tiêu của người tiêu dùng có thể làm xáo trộn số liệu thống kê).
    The odds of a more sustained period of inflation remain low.
    Xác suất lạm phát kéo dài khá thấp.
    But if central banks had to raise interest rates to stop price rises getting out of hand, the consequences would be serious.
    Nhưng nếu các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để kiểm soát giá cả, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
    Markets would tumble and indebted firms would falter.
    Thị trường chứng khoán sẽ lao dốc không phanh và các công ty mắc nợ sẽ gặp khó khăn chồng chất.
    More important, the full cost of the state’s vastly expanded balance-sheet—both governments’ debt and the central banks’ liabilities—would become alarmingly apparent.
    Quan trọng hơn, toàn bộ chi phí của bảng cân đối kế toán mở rộng rộng lớn của bang — nợ của cả chính phủ và nợ của ngân hàng trung ương — sẽ trở nên rõ ràng một cách đáng báo động.
    To understand why requires peering, for a moment, into how they are organised.
    Để hiểu lý do tại sao cần phải xem xét, trong giây lát, vào cách chúng được tổ chức.
    For all the talk about “locking in” today’s low long-term interest rates, governments’ dirty secret is that they have been doing the opposite, issuing short-term debt in a bet that short-term interest rates will remain low.
    Đối với tất cả các cuộc thảo luận về việc "chốt" lãi suất dài hạn thấp hiện nay, bí mật bẩn thỉu của các chính phủ là họ đã làm ngược lại, phát hành nợ ngắn hạn với đặt cược rằng lãi suất ngắn hạn sẽ vẫn ở mức thấp.
    The average maturity of American Treasuries, for example, has fallen from 70 months to 63.
    Chẳng hạn, kỳ hạn trung bình của Kho bạc Mỹ đã giảm từ 70 tháng xuống còn 63.
    Central banks have been making a similar wager.
    Các ngân hàng trung ương cũng đưa ra mức cược tương tự.
    Because the reserves they create to buy bonds carry a floating interest rate, they are comparable to short-term borrowing.
    Vì các khoản dự trữ mà họ tạo ra để mua trái phiếu có lãi suất thả nổi, nên chúng có thể so sánh với việc đi vay ngắn hạn.
    In November Britain’s fiscal watchdog warned that a combination of new issuance and qe had left the state’s debt-service costs twice as sensitive to short-term rates as they were at the start of the year, and nearly three times as much as in 2012.
    Vào tháng 11, cơ quan giám sát tài chính của Anh đã cảnh báo rằng sự kết hợp giữa phát hành mới và QE đã khiến chi phí dịch vụ nợ của bang nhạy cảm với lãi suất ngắn hạn gấp đôi so với thời điểm đầu năm và gần gấp ba lần so với năm 2012.
    So while the probability of an inflation scare may have risen only slightly, its consequences would be worse.
    Vì vậy, mặc dù xác suất của việc lo sợ lạm phát có thể chỉ tăng nhẹ, nhưng hệ lụy của nó sẽ còn tồi tệ hơn.
    Countries need to insure themselves against this tail risk by reorganising their liabilities.
    Các quốc gia cần tự bảo đảm trước rủi ro này bằng cách sắp xếp lại các khoản nợ của mình.
    Governments should fund fiscal stimulus by issuing long-term debt.
    Các chính phủ nên tài trợ cho các gói kích thích tài khóa bằng cách phát hành nợ dài hạn.
    Most central banks should start an orderly reversal of qe and instead loosen monetary policy by taking short-term interest rates negative.
    Hầu hết các ngân hàng trung ương nên bắt đầu dỡ bỏ QE và thay vào đó nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách thực thi lãi suất âm đối với lãi suất ngắn hạn.
    Finance ministries should incorporate risks taken by the central bank into their budgeting (and the euro zone should find a better tool than qe for mutualising the debts of its member states).
    Các bộ tài chính nên kết hợp các rủi ro do ngân hàng trung ương gánh chịu vào ngân sách của họ (và Eurozone nên tìm ra một phương thức tốt hơn QE để tương hỗ các khoản nợ của các quốc gia thành viên).
    Shortening the maturity of the state’s balance-sheet—as in 2020—must only ever be a last resort, and should not become the main tool of economic policy.
    Việc rút ngắn thời gian đáo hạn của bảng cân đối kế toán của nhà nước - vào năm 2020 - chỉ có thể là biện pháp cuối cùng, và không nên trở thành công cụ chính của chính sách kinh tế.
    In praise of mothballs
    Những lời khen kín đáo.

    The chances are the inflationistas are wrong.
    Có thể những người theo chủ nghĩa lạm phát đã sai.
    Even the arch-monetarist Milton Friedman, who inspired Thatcher, admitted late in his life that the short-term link between the money supply and inflation had broken down.
    Ngay cả nhà kinh tế học tổng hợp tiền tệ Milton Friedman, người đã truyền cảm hứng cho Thatcher, vào cuối đời ông cũng thừa nhận rằng mối liên hệ ngắn hạn giữa cung tiền và lạm phát đã bị phá vỡ.
    But the covid-19 pandemic has shown the value of preparing for rare but devastating events.
    Tuy nhiên, đại dịch covid-19 đã cho thấy giá trị của việc chuẩn bị sẵn sàng cho những sự kiện hiếm gặp nhưng tàn khốc.
    The return of inflation should be no exception.
    Sự trở lại của lạm phát cũng không phải là ngoại lệ.
    Người dịch: Bảo Trân
    Source:https://www.economist.com/leaders/2020/12/12/after-the-pandemic-will-inflation-return
    [​IMG]
    22
    1 lượt chia sẻ
    Thích
    Bình luận
    Chia sẻ
  4. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Dài quá đọc ko nổi cụ ơi :D
    dongdatu thích bài này.
  5. TungHoanh

    TungHoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Đã được thích:
    670
    ..
  6. phamhair

    phamhair Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2015
    Đã được thích:
    440
    Nay sàn cái cho máu nào, dgw bị lãng quên trên F rồi
    thuyminh02 thích bài này.
  7. EdwardHouston

    EdwardHouston Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2016
    Đã được thích:
    1.005
    Bà bán xôi đầu ngõ bật mí hôm nay nhà cái Macau cho vượt 80
    thuyminh02 thích bài này.
  8. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Kinh , thật sao các cụ, có giá CE luôn :D
  9. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Có bác nào dự được KQKD quý 4 này ko ? :D
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.032
    QUOTED
    Những việc làm không giải quyết được bài toán lợi nhuận cho nhà đầu tư
    1. Chim lợn - Bìm bịp : Mỗi nhà đầu tư chỉ là một hạt cát trên thị trường chứng khoán vì vậy việc bạn hô hào lên xuống nó không thể làm thị trường thay đổi. Việc chúng ta cần làm khi thị trường xuống là tìm điểm mua và khi thị trường lên là tìm điểm bán.
    2. Khen cổ này mạnh - Chê cổ kia yếu
    Nếu thực sự bạn sẽ không mua hay bán cổ phiếu bạn đang nói tới thì việc này cũng chẳng có lợi ích gì. Có chăng nó sẽ gây ra hiệu ứng đua lệnh bán để mua cổ mới khi cổ bạn đứng yên cổ khác tăng.
    3. Hóng hớt mua cổ ở nhiều Room khác nhau
    Đa số nhà đầu tư mua lần nào cũng trúng đỉnh là nghe ở đâu có cổ vui tai là mua - nghe phân tích đâu thuận tai là theo. Mỗi Room một chút cuối cùng không thể quản trị rủi ro danh mục khi mỗi ông chủ room mỗi quan điểm và cũng phân tích như các cây hài nổi lên khi thị trường tăng.
    4. Mua theo bảng màu : Xanh mạnh đua mạnh - Đỏ mạnh bán mạnh
    Rất nhiều nhà đầu tư mỗi ngày mở bảng lên và mua bán theo ngẫu hứng mà không bao giờ có một sự chuẩn bị rõ ràng. Vậy nên mua 10 lần trúng đỉnh 7 lần. Bán 10 lần trúng đáy 7 lần.
    Đơn giản bạn chỉ nhìn giá nhảy màu chứ không hề biết trạng thái cổ phiếu hay thị trường như thế nào.
    5. Phân tích thị trường lên xuống nhưng không đưa cổ phiếu vào bối cảnh.
    Rất nhiều nhà đầu tư mà đa số là Full tiền cứ luận bàn về chỉ số lên xuống nhưng sẽ không bao giở xuống tiền mua cổ. Phân tích hô hào với cả đam mê nhưng mua thì không. Lên thì sợ mua đúng đỉnh - Xuống thì sợ xuống tiếp.
    6. Sợ người khác lãi hơn mình - Sợ người khác lỗ hơn mình
    Tiền ai nấy chơi - cổ ai mấy giữ . Việc của bạn là kiếm lời còn việc của người khác để họ hoặc môi giới của họ lo.
    7. Hành động như đám đông - Kết quả như đám đông - Đám đông sinh ra là thua lỗ - Nhưng lại luôn cho rằng mình khôn hơn đám đông
    Có một nghịch lý là thị trường tăng càng mạnh càng dứt khoát thì số người lỗ lại tăng lên và bao gồm cả người cho rằng mình khôn hơn đám đông.
    Thị trường sẽ tăng mạnh nhất và giảm mạnh nhất khi phần đông thị trường ở cùng một phía và sau đó đảo chiều một cách mạnh mẽ.
    vậy nên số người lỗ luôn đạt cực đại tại đỉnh và cực tiểu tại đáy vì tất cả đã hiện thực lỗ và cầm tiền.
    Lên sàn việc duy nhất là kiếm lợi nhuận - Mọi việc khác chỉ là thứ yếu.
    TungHoanhhbtsd thích bài này.

Chia sẻ trang này