1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

DGW - muốn chia lại thị phần ngành bia Việt Nam !!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thuyminh02, 15/02/2023.

3096 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 14630 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. timvu

    timvu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2018
    Đã được thích:
    425
    Mảng công nghệ suy thoái.
    Mảng bia nếu tốt thì cũng chỉ bù được mảng công nghệ là hòa.
    Mảng bia mà không tốt thì đi bụi.

    Tóm lại chỉ có cửa hòa và đi bụi.
    ThanTuDodaochinh2209 thích bài này.
  2. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.418
    Chỉ mong bụi mù ;P
  3. timvu

    timvu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2018
    Đã được thích:
    425
    Mà bia doanh số có lớn không các bác? Khó định lượng quy mô bia so với công nghệ nhỉ.
    thuyminh02daochinh2209 thích bài này.
  4. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    thị trường bia tính theo giá bán lẻ vào khoản 9 tỷ $, chưa kể các loại thức uống có cồn khác. To hơn nhiều so với thị trường ICT bác :)
    --- Gộp bài viết, 13/03/2023, Bài cũ: 13/03/2023 ---
    Các đoàn xe 45 chỗ chở khách du lịch đã xuất hiện trở lại tại các địa điểm du lịch lớn của Tp.HCM. Thị trường du lịch 13 triệu khách ngoại với doanh thu 18 tỷ $ đang rộng cửa trở lại.
    DGW quá may mắn khi nhảy vào độc quyền phân phối bia cho AB-Inbev ngay đúng lúc thị trường bia trầm lắng nhất. Chỉ có cửa đi lên :)
    daochinh2209bangpd thích bài này.
  5. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    [​IMG]
    TP. Hồ Chí Minh được kỳ vọng trong top dẫn đầu sự hồi phục du lịch tại châu Á
    (ĐTCK) Nhận định đầy lạc quan này được Colliers đưa ra trong một báo cáo mới nhất về triển vọng phục hồi của ngành du lịch trong năm 2023.
    Theo tổ chức nghiên cứu, xếp hạng ngành dịch vụ khách sạn toàn cầu STR, doanh thu trên mỗi phòng có sẵn của các khách sạn ở châu Á –Thái Bình Dương đã tăng 23,1% (tính theo USD) so với năm 2021, nhưng vẫn thấp hơn 31,1% so với năm 2019. Tỷ lệ lấp đầy phòng suy giảm và việc Trung Quốc gần như đóng cửa suốt năm 2022 đã góp phần làm chậm quá trình hồi phục này.

    Giá trung bình cho mỗi phòng khách sạn (ADR) mặc dù đạt mức tăng cao nhất, nhưng vẫn thấp hơn 10,6% so với mức năm 2019, cho thấy vẫn có tiềm năng cải thiện trong năm 2023.

    Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association - IATA) dự báo, đến năm 2024 ngành du lịch mới trở về mức tăng trưởng của năm 2019, và châu Á – Thái Bình Dương là khu vực duy nhất bị bỏ lại phía sau, ước tính phải đến 2025 mới hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro kìm hãm sự hồi phục này, do giá cả tiếp tục tăng và tình trạng bất ổn kinh tế kéo dài.


    Colliers nhận định, ngành du lịch sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2023, nhu cầu khách sạn trên toàn khu vực tiếp tục gia tăng. Nhu cầu sụt giảm từ phương Tây vào đầu năm, nếu có, sẽ được bù đắp khi khách du lịch Trung Quốc quay lại vào nửa cuối năm nay. Tại các thị trường đã mở cửa và có sự cân bằng về cung–cầu, Colliers cho rằng, doanh thu trên mỗi phòng có sẵn sẽ tăng khoảng 6% so với cùng kỳ nhờ công suất phòng được cải thiện. Đối với các thị trường có cung – cầu bất cân xứng, con số này rơi vào khoảng 4% so với năm trước, chủ yếu cũng đến từ sự cải thiện công suất phòng. Singapore, Bangkok, Bali và TP. Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ dẫn đầu sự hồi phục trên khắp châu Á.

    Colliers đánh giá tại Việt Nam, bất động sản nghỉ dưỡng cho thấy tiềm năng lớn khi đang tận dụng đà tăng trưởng của nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng sau dịch từ lượng khách nội địa và quốc tế. Các bên tham gia thị trường có nhiều vốn chủ sở hữu đã có những nước đi táo bạo kể từ lúc cao điểm dịch Covid đến nay. Lãi suất tuy trên đà tăng, nhưng rồi sẽ ổn định trở lại. Các quỹ đã và đang gọi vốn để đầu tư vào những tài sản khách sạn ở thời điểm có mức định giá thuận lợi, trước khi doanh thu khách sạn hồi phục hoàn toàn.


    00:14
    /
    02:12
  6. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    [​IMG]
    Cổ phiếu bia rượu bình thản với thuế mới
    (ĐTCK) Cơ quan quản lý ngày càng mạnh tay xử lý vi phạm nồng độ cồn và mới nhất là đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với với rượu bia, song lượng tiêu thụ vẫn tăng, nên cổ phiếu ngành này vẫn “bình thản” trước thông tin bất lợi.
    Tại dự thảo xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi trình Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng, trong đó có rượu, bia. Hiện mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia là 65%, rượu là 35-65% tùy độ cồn trên hay dưới 20 độ.

    Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuế rượu bia ở Việt Nam hiện còn ở mức thấp, mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều nước khác tỷ lệ này chiếm 40-85%.

    Là mặt hàng chịu thuế cao, nhưng việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam vẫn tăng và hiện ở mức cao nhất Đông Nam Á. Năm 2013, Việt Nam tiêu thụ 3 tỷ lít bia (bình quân 32 lít/người), đến năm 2020 tăng lên 4,2 tỷ lít. Đáng chú ý, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, những năm gần đây, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết có liên quan rượu bia. Đây là một trong những cơ sở để cơ quan quản lý tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tiêu thụ mặt hàng này.

    Nhìn lại những tháng đầu năm 2020, ngành bia rượu chịu tác động “kép” do dịch Covid-19 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn khiến việc tiêu thụ rượu bia giảm rõ rệt, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành này.

    Đơn cử, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB) ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm trong 2 quý đầu năm 2020, thậm chí Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã BHN) còn báo lỗ ngay trong quý I/2020.


    Tuy nhiên, Habeco đã có lãi trở lại 245,6 tỷ đồng ngay trong quý II/2020, tình hình của Sabeco cũng sáng sủa hơn từ quý III/2020 và sang quý IV/2020 ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận đến 40,6% (đạt 1.533,7 tỷ đồng).

    Năm 2022 là năm tiếp tục phục hồi của ngành bia rượu sau dịch. Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2022, sản lượng sản xuất bia tăng 29,8% so với năm 2021, đạt 6,15 tỷ lít - cũng là mức cao nhất từ trước đến nay (mức đỉnh từng đạt được vào năm 2019 là 5,1 tỷ lít).

    Theo đó, kết thúc năm 2022, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 34.979 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 5.224 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,6% và 42,1% so với năm 2021. Tương tự, BHN công bố doanh thu thuần tăng 20,6% lên 6.249,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 38,3% lên 429,4 tỷ đồng.

    Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra dự báo, năm 2023, ngành bia sẽ tiếp đà tăng trưởng nhờ kênh on-trade (kênh tiêu dùng tại chỗ) và mở cửa cho du lịch sẽ thúc đẩy tiêu dùng, song việc cơ quản lý mạnh tay hơn trong việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn cũng như áp lực thuế tăng sẽ phần nào kìm hãm đà tăng trưởng của ngành.
  7. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Khách Trung Quốc bắt đầu đến Việt Nam: Cơ hội với ngành du lịch
    Kỳ vọng sớm phục hồi thị trường du lịch quốc tế lại đến với ngành du lịch khi từ hôm nay (15/3), Trung Quốc đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt hai.

    [​IMG]
    Nói vậy là bởi Trung Quốc luôn dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam. Minh chứng, riêng năm 2019, có khoảng 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm hơn 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

    Việc Trung Quốc mở cửa du lịch với Việt Nam mang đến nhiều kỳ vọng, song cũng đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải gấp rút triển khai những giải pháp mang tính đột phá để không bỏ lỡ cơ hội này.

    Còn nhớ năm 2022, dù Việt Nam mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch từ sớm, nhưng lại về sau trong khu vực Đông Nam Á và nằm trong nhóm quốc gia phục hồi chậm nhất về thu hút khách quốc tế. Đây là “bài học” lớn cho đợt đón du khách Trung Quốc lần này, cũng như nỗ lực phục hồi thị trường khách quốc tế năm 2023.

    So sánh với Thái Lan, năm ngoái, Việt Nam chỉ thu hút được 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp xa so với mục tiêu đề ra (5 triệu lượt khách), trong khi “xứ chùa vàng” lại sớm vượt mục tiêu đặt ra, với 11,8 triệu lượt khách, thu về 14 tỷ USD.

    Thực tế cho thấy, từ đầu năm nay, lượng khách Trung Quốc đến Thái Lan rất lớn. Phó thủ tướng Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết, lý do chính khiến du khách Trung Quốc chọn Thái Lan là họ dễ dàng đi lại. Trong số 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế mà Thái Lan mong đợi trong năm nay, dự kiến có khoảng 12 - 15 triệu lượt khách đến từ Trung Quốc. Con số này vượt xa so với mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế mà Việt Nam đề ra trong năm nay.

    Nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam đã trong tâm thế sẵn sàng đón khách từ đất nước tỷ dân. Tuy vậy, để đón đầu tốt khách du lịch Trung Quốc, ngành du lịch cần xây dựng lộ trình phục hồi tổng thể thị trường quốc tế cho năm 2023, trong đó có kế hoạch riêng cho thị trường Trung Quốc.

    Việc này đòi hỏi các bộ, ban, ngành phải cùng vào cuộc, trong đó, quan trọng là phải làm mới sản phẩm, dịch vụ, nâng cấp cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, đào tạo hệ thống nhân sự chất lượng. Đặc biệt, sau hơn 3 năm ảnh hưởng bởi Covid-19, nhu cầu, thói quen du lịch của thị trường này đã thay đổi rất nhiều. Do đó, cần khảo sát, tìm hiểu thói quen và hành vi của khách Trung Quốc để chào đón bằng sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, cần có chiến lược xúc tiến du lịch mạnh mẽ hơn, tăng cường tiếp thị điểm đến cấp quốc gia, tiếp thị số, sử dụng mạng xã hội quen thuộc để mời gọi du khách Trung Quốc.

    Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể học hỏi Thái Lan về cách thức đón khách Trung Quốc. Trong đó có việc Hiệp hội Du lịch Thái Lan khuyến khích các doanh nghiệp chỉ nhận đón khách Trung Quốc có mức chi tiêu trên 1.000 USD/người. Bên cạnh đó, cần thiết phải lựa chọn nhà cung cấp và đối tác nước ngoài đạt chuẩn trong cung cấp nguồn khách du lịch, từ đó chuẩn bị lộ trình phù hợp.

    Việt Nam cũng cần xem đây là cơ hội, tránh để những doanh nghiệp trong nước không đạt chuẩn đón khách, tránh phát sinh tour giá rẻ, tour 0 đồng, bởi Trung Quốc là thị trường lớn của du lịch Việt Nam, nhưng thực tế, chúng ta mới chỉ chạm nhẹ tới phân khúc cao cấp, chi tiêu cao.

    Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc với các sản phẩm mới hơn như du lịch chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp truyền thống, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo, hay tour chơi golf. Tin rằng, nếu có chiến lược bài bản, thì việc phục hồi thị trường Trung Quốc sẽ giúp ngành kinh tế xanh nhanh chóng đạt được mục tiêu thu hút 8 triệu lượt du khách quốc tế trong năm 2023.
  8. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Rất đúng lộ trình của DGW , ngoại tệ từ du lịch sẽ là đòn bẩy rất lớn cho ngành tiêu dùng, đặc biệt là ngành giải khát, bia..:)
  9. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Khách Trung Quốc dồn dập đến Việt Nam
    VOV.VN - Các doanh nghiệp lữ hành cho biết nhiều đoàn khách Trung Quốc đã chốt lịch sang Việt Nam, sau thời điểm hoạt động du lịch theo nhóm được khôi phục kể từ hôm nay (15/3).

    Dự kiến trưa nay (15/3), Quảng Ninh đón đoàn 150 du khách Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái. Chiều nay, Lạng Sơn sẽ đón đoàn 124 du khách Trung Quốc đầu tiên kể từ khi thị trường này nối lại du lịch theo đoàn tới Việt Nam. Bà Nguyễn Thu Hoài, đại diện Công ty Du lịch Phương Nam (đơn vị đón đoàn khách) cho biết sau khi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị, đoàn sẽ có 4 ngày trải nghiệm ở Hà Nội, Hạ Long.

    [​IMG]
    Ngày mai 16/3 ở TP.HCM, ông Lê Hồng Tú - Giám đốc Công ty BT Tour cho biết công ty đón đoàn 16 khách Trung Quốc từ Thượng Hải trên chuyến bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đoàn khách ở Việt Nam 8 ngày, sử dụng dịch vụ 4-5 sao và tham quan, trải nghiệm nhiều dịch vụ tại Đà Lạt, Nha Trang, Mũi Né và TP.HCM.

    Riêng tại Phan Thiết (Bình Thuận), đoàn khách trên sẽ lưu trú khách sạn 4 sao, trải nghiệm lái xe jeep ở đồi cát trắng, thăm tháp Po Sah Inu, suối Tiên, Lâu đài rượu vang… "Đây là đoàn khách chi tiêu cao, không mua sắm. Chúng tôi tư vấn khách ăn tối tự do, vừa trải nghiệm ẩm thực bản địa vừa đóng góp thêm cho kinh tế địa phương" – ông Lê Hồng Tú chia sẻ với phóng viên VOV.VN, đồng thời cho biết đơn vị sẽ đón thêm các đoàn khách từ Thượng Hải vào tháng 4, mỗi đoàn khoảng 20 khách.


    Bà Nguyễn Thị Hải Nam - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Lữ hành quốc tế Toàn Cầu Việt Nam cho biết công ty sẽ đón đoàn 46 khách Trung Quốc vào ngày 19/3. Đoàn khách này đi theo lịch trình TP.HCM – Mỹ Tho – Mũi Né trong 6 ngày, sử dụng dịch vụ 4 – 5 sao, trong đó lưu trú 2 đêm tại một resort cao cấp ở Mũi Né.

    Theo bà Hải Nam, công ty chú trọng khai thác phân khúc cao cấp khi thị trường Trung Quốc mở lại. Hiện nay nguồn khách của công ty khá đa dạng, nhờ các chặng bay đang được kết nối lại từ nhiều thành phố ở Trung Quốc đến Hà Nội và TP.HCM. Trong tháng 4, công ty đón thêm nhiều đoàn khách từ Trung Quốc tới Hà Nội và trải nghiệm các sân golf ở phía Bắc.




    Ngoài ra, Công ty CP lữ hành quốc tế Kim Liên, Công ty lữ hành Hanoitourist cũng cho biết sẽ có các đoàn khách Trung Quốc trong tháng 3. Cùng với doanh nghiệp lữ hành, các hãng hàng không Việt Nam cũng ráo riết lên kế hoạch khai thác thị trường Trung Quốc, như tăng số chuyến charter từ Trung Quốc đến Cam Ranh lên 20 chuyến trong giai đoạn cuối tháng 3 hay duy trì chuyến bay thẳng Hà Nội - Thiên Tân.


    Phía Vietravel Airlines cho biết hãng cùng công ty du lịch Vietravel đã ký hợp đồng thỏa thuận với một số đối tác để thực hiện các chuyến bay thuê chuyến (charter) từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại trong thời gian sắp tới. Hãng sẽ tập trung vào các chặng bay kết nối một số thành phố lớn của Trung Quốc với thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) như Hàng Châu - Cam Ranh, Thường Châu - Cam Ranh, Côn Minh - Cam Ranh.

    “Trung Quốc là thị trường luôn được kỳ vọng góp phần phục hồi của ngành hàng không và ngành du lịch Việt Nam. Vietravel Airlines đã có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước để sẵn sàng tiếp cận và phục vụ khối lượng lớn khách hàng tiềm năng đặc biệt là trong dịp cao điểm hè” - đại diện Vietravel Airlines chia sẻ./.

    Hải Nam/VOV.VN
  10. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    daochinh2209 thích bài này.

Chia sẻ trang này