Đi tìm điểm cân bằng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 24/10/2018.

4469 người đang online, trong đó có 429 thành viên. 07:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37892 lượt đọc và 172 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Tất nhiên là có chứ. Nó tăng thì tốt hơn là giảm. Ls nó thấp thì nó có thể vay đầu tư sang EM.

    Thêm vào đó do TTCK Mỹ giảm rất mạnh nên PE nó cũng xuống thấp tương ứng do vậy lợi thế so sánh vs chúng ta không còn. Cp Mỹ rẻ đi đáng kể nên dòng tiền đt trên TG sẽ không dễ dàng di chuyển khỏi Mỹ khi giá đã chiết khấu khá nhiều.

    Tuy vậy nếu xét game nâng hạng toàn cầu thì VN vẫn là điểm sáng.

    Giống như chúng ta có người thích đánh cp Blue chip, có người thích Midcap nhưng có người thích penny. VNI chính là Penny khá sáng đó. Do vậy em vẫn tin game nâng hạng EM khi nó đã lót ổ rồi thì sẽ vẫn diễn ra khi gần mỗi kỳ review list. Khi TT TC Mỹ yếu đi nó sẽ delay, điều chỉnh timeline nhưng vẫn sẽ diễn ra.
    HoangLong123Slayer2701 thích bài này.
  2. Slayer2701

    Slayer2701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2018
    Đã được thích:
    1.107
    kì review là vào tháng 9 năm sau bác nhỉ
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Chính phủ Mỹ chính thức tạm ngừng hoạt động
    Vào lúc 0 giờ 1 phút ngày 22/12 theo giờ Washington (12 giờ 01 ngày 22/12 giờ Việt Nam), Chính phủ Liên bang Mỹ đã tạm thời phải đóng cửa một phần vì hết ngân sách hoạt động.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Theo trang "The Hill", động thái trên diễn ra sau khi Quốc hội Mỹ không thể thông qua dự luật cấp ngân sách liên bang trong ngắn hạn cho chính phủ trước thời hạn chót nửa đêm 21/12.

    Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật cấp ngân sách bao gồm cả khoản kinh phí 5,7 tỷ USD cho dư án xây bức tường biên giới phía Nam giáp Mexico theo đề xuất của Tổng thống của Tổng thống Donald Trump.

    Tuy nhiên, dự luật này đã không thể vượt qua "ải" Thượng viện vì sự phản đối của nhiều Thượng nghị sĩ Dân chủ. Trước đó, Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer bóng gió cho biết 1,6 tỷ USD là "giới hạn" mà đảng này có thể chấp nhận cấp phí cho việc xây bức tường biên giới phía Nam.

    Điều khoản cấp phép cho dự án xây tường biên giới chính là điểm mấu chốt khiến hai phe Dân chủ và Cộng hòa không tìm được tiếng nói chung tại Thượng viện Mỹ, dẫn tới việc dự luật cấp ngân sách hoạt động tới ngày 8/2/2019 không thể thông qua và buộc khoảng 1/4 cơ quan liên bang Mỹ phải tạm thời đóng cửa.

    Trước đó, lường trước những khó khăn tại Thượng viện, Tổng thống Trump trong cuộc gặp tại Nhà Trắng sáng 21/12 đã hối thúc các nhà lập pháp Mỹ kích hoạt "giải pháp hạt nhân", một qui định tại Thượng viện cho phép cơ quan lập pháp này thông qua một dự luật chỉ cần nhận được một đa số tối thiểu (51 phiếu ủng hộ). Song điều này đã không diễn ra.

    [​IMG]

    Các nhà lập pháp Mỹ đã không đạt được thỏa thuận cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ liên bang. Ảnh: The Hill

    Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 năm Chính phủ Mỹ đối mặt với cảnh "ăn đong từng bữa" và buộc phải tạm ngừng hoạt động vì hết ngân sách.

    Ước tính, khoảng 800.000 nhân viên các cơ quan liên bang sẽ phải nghỉ việc, trong khi 420.000 lao động khác sẽ không nhận được lương trong lúc Giáng sinh, Năm mới đang tới gần.

    Phần lớn nhân viên Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ phải nghỉ việc, 8/10 nhân viên Sở Dịch vụ Công viên Quốc gia sẽ nghỉ ở nhà vì hầu hết các công viên sẽ bị đóng cửa.

    Tuy nhiên, ngành bưu điện, chuyển phát, hầu hết cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra Liên bang, Lực lượng Tuần duyên, Bảo vệ Biên giới sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng hết ngân sách này.

    Hiện vẫn chưa rõ Chính phủ Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động trong bao lâu nhưng tình hình chung được dự đoán sẽ diễn biến xấu.

    Tổng thống Trump dự kiến bay về Florida để nghỉ lễ Giáng sinh vào đêm 21/12 nhưng Nhà Trắng cho biết ông Trump sẽ hoãn chuyến nghỉ lễ này và ở lại Washington để sớm tìm ra một dự luật chi tiêu cho chính phủ.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/12 bày tỏ hy vọng rằng việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần sẽ không kéo dài lâu. Trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội Twitter, chỉ vài giờ trước hạn chót nửa đêm để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời, Tổng thống Trump khẳng định: "Chúng ta sẽ phải đóng cửa. Chúng ta không thể làm gì về điều đó vì chúng ta cần phe Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ. Hy vọng việc đóng cửa sẽ không kéo dài lâu".
    Last edited: 22/12/2018
    Slayer2701 thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  4. Slayer2701

    Slayer2701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2018
    Đã được thích:
    1.107
    giảm mạnh chắc là vì cái này ...!
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Với tình hình này sẽ rất khó cho Trump nếu tiếp tục chính sách cắt giảm thuế để hỗ trợ DN.

    Cắt gỉam thuế sẽ đi đôi với việc cạn thu ngân sách và việc đóng cửa tạm thời Cp chỉ mới là chỉ báo.

    Tuy nhiên nếu không được hỗ trợ thuế trong bối cảnh tiếp tục CTTM với TQ thì có thể dự báo trước thời kỳ ảm đạm đối với DN Mỹ đã đến rất gần. Có lẽ ngay từ Q1/2019 thì LN của DN Mỹ sẽ bắt đầu sụt giảm và đi số trên TTCK Mỹ sẽ vẫn khó có cơ hội hồi phục trong ngắn hạn.
    khongquen25 đã loan bài này
  6. linhkon

    linhkon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Đã được thích:
    4.257
    HHS để cho ông nào làm cái deal khó chịu thế bác ?
  7. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    Theo bác cái này nó ảnh hưởng như thế nào tới các thị trường như CP, trái phiếu, hàng hóa, Forex? Điều này liệu có làm đồng $ yếu đi? Nếu đồng $ yếu đi thì liệu gold, Oil có phi Lên ko? Em muốn hỏi đánh giá của bác trong ngắn hạn và trung hạn( 3 + tháng).
  8. tikhungnhat

    tikhungnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2017
    Đã được thích:
    2.309
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bài viết dài chỉ dành cho ai thích nghiên cứu địa chính trị

    Năm 2018: Thế giới trước bước ngoặt lịch sử (Phần 1)
    Đại tá Lê Thế Mẫu / Thứ Bảy, ngày 22/12/2018 - 19:55

    VietTimes -- Cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là cuộc chiến lâu dài và có ý nghĩa quyết định cục diện chính trị và kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, tương tự như sự cạnh tranh giữa các cường quốc đầu thế kỷ 20 đã từng dẫn tới 2 cuộc đại chiến thế giới. Nếu không dẫn tới Thế chiến III, thì cạnh tranh Mỹ-Trung cũng sẽ thay đổi căn bản thế giới, chí ít cũng tương tự như Chiến Tranh Lạnh.
    [​IMG]

    Các nguyên thủ quốc gia tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến I.

    Ngày 11.11.2018, tại thủ đô Paris của nước Pháp, gần 70 nguyên thủ quốc gia trên thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham dự sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến I (11.11.1918) trong bối cảnh cục diện chính trị-quân sự trên phạm vi toàn cầu đang trải qua những chuyển dịch rất lớn, được chi phối bởi sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, trong đó nổi lên sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc với mức độ căng thẳng leo thang chưa thấy điểm dừng có thể chuyển thành Chiến Tranh Lạnh 2.0. Động thái này khiến giới phân tích liên tưởng tới sự tương đồng giữa tình hình thế giới năm 2018 với thời điểm cách đây gần 100 năm đã từng dẫn tới Thế Chiến I - Một cuộc chiến mà nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc vào một thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử của nhân loại.

    Xung đột giữa các xu hướng xây dựng trật tự thế giới mới

    Cục diện chính trị thế giới năm 2018 xoay quanh trục cạnh tranh giữa 3 cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nga theo đuổi chủ trương xây dựng trật tự thế giới theo 3 xu hướng khác nhau về bản chất.

    Đối với Mỹ, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố chủ trương xây dựng trật tự thế giới mới mà trong đó Hoa Kỳ đóng vai trò định đoạt mọi điều ước quốc tế theo điều kiện do Washington sắp đặt. Trong đó, những quốc gia như Nga, Trung Quốc hay Iran, không chấp nhận gia nhập trật tự đó sẽ bị Mỹ loại bỏ ra khỏi hệ thống này. Ông Trump còn kêu gọi các quốc gia trên thế giới “hãy trở nên dũng cảm, tự chủ, thông minh để từ bỏ trật tự thế giới hình hành sau Thế Chiến II và sống theo trật tự thế giới mới mà Mỹ đang xây dựng” [1].

    [​IMG]
    Bản đồ "vành đai - con đường".
    Đối với Trung Quốc, sau khi trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và nhận thấy vị thế của Mỹ đang suy giảm, Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện đại chiến lược nhằm xây dựng trật tự thế giới mới theo “sự đồng thuận Bắc Kinh”, thay thế “sự đồng thuận Washington” thông qua nhiều đại kế hoạch, trong đó đóng vai trò then chốt là sáng kiến “vành đai - con đường” (gọi tắt là BRI - Belt and Road Initiative) và kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2015” (“Made In China 2025”). Chính giới ở Mỹ và Phương Tây coi BRI và “Made In China 2025” là 2 trụ cột của “trật tự thế giới mới kiểu Trung Quốc” [2,3,4].

    Còn đối với Nga, Tổng thống Vladimir Putin chủ trương xây dựng và phát triển một nước Nga hùng mạnh, có chủ quyền, được thế giới tôn trọng, và sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới, trong đó tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, đều cần được tôn trọng và lắng nghe như nhau [5]. Theo giới phân tích chính trị quốc tế, nước Nga xứng đáng với vai trò là quốc gia đi đầu xây dựng một trật tự thế giới mới dân chủ và công bằng [6]. Vì thế, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đều coi Trung Quốc và Nga là “đối tác cạnh tranh toàn diện” [7,8].

    Nước Mỹ đứng trước sự lựa chọn lịch sử

    Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ứng cử viên Donald Trump từng đưa ra nhận định, trong cuộc bầu cử lần này, các cử tri Mỹ không đơn thuần là đi bỏ phiếu để lựa chọn một ứng cử viên nào đó mà là bỏ phiếu cho một trong hai sự lựa chọn có ý nghĩa lịch sử về con đường phát triển của Hoa Kỳ. Đó là đưa nước Mỹ đi tiếp con đường chủ nghĩa tư bản tài chính - ngân hàng hay là quay trở lại mô hình chủ nghĩa tư bản công nghiệp đã từng đưa Mỹ chiếm lĩnh vị thế số 1 thế giới vào giữa thế kỷ 20 [9].

    Mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính-ngân hàng được hình thành từ Hiệp định Bretton-Woods vào năm 1944 dựa trên 3 trụ cột là đồng đô-la Mỹ (USD), Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Về sau có thêm 1 trụ cột nữa là Tổ chức thương mại thế giới. Kiểm soát 4 trụ cột này, Mỹ sẽ biến quá trình toàn cầu hóa sau Chiến tranh thế giới lần thứ II thành quá trình “Mỹ hóa thế giới” [10,11,12]. Mô hình này từng đưa Mỹ lâm vào hai cuộc đại khủng hoảng vào đầu những năm 1970 và năm 2008. Sau khi lên cầm quyền ở Mỹ năm 2009, Tổng thống Barack Obama với khẩu hiệu “thay đổi nước Mỹ và thế giới” đã từng nỗ lực đưa Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng năm 2008 nhưng chưa thành công. Đại diện cho các thế lực tiếp tục đưa Mỹ phát triển theo mô hình này là ứng cử viên Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016 được đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama ra sức ủng hộ và cổ súy.

    Đại diện cho các thế lực chủ trương đưa Mỹ phát triển theo mô hình chủ nghĩa tư bản công nghiệp là ứng cử viên Donald Trump với chủ trương “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) bằng sách lược “Sản xuất tại Mỹ” (Made In America), “Người Mỹ dùng hàng Mỹ” (Buy American), “Công ty Mỹ tuyển dụng công nhân Mỹ” (Hire American) để đưa Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp số 1 thế giới trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

    Sự trỗi dậy đầy tham vọng của Trung Quốc

    Giới lãnh đạo Trung Quốc coi cuộc khủng hoảng hệ thống bùng phát ở Mỹ năm 2008 là “thời cơ lịch sử” để chấm dứt kỷ nguyên “im lặng chờ thời” và bắt đầu thể hiện vai trò và ảnh hưởng trên toàn cầu. Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc Khóa 19 xác định mục tiêu hướng tới là hiện đại hóa toàn diện vào năm 2035 và trở thành siêu cường quốc giàu có và hùng mạnh hàng đầu thế giới vào năm 2049 là thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập CHND Trung Hoa. Hiện có hai thuyết lưu hành về vị thế của Trung Quốc so với Mỹ. Đó là thuyết Trung Quốc đã vượt Mỹ của Giáo sư Hồ An Cương - Giám đốc Viện Nghiên cứu tình hình Trung Quốc thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh và thuyết Trung Quốc chưa vượt Mỹ.

    [​IMG]
    Ông Hồ An Cương cho rằng Trung Quốc đã vượt Mỹ.
    Theo thuyết Trung Quốc vượt Mỹ, năm 2010, Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo và là công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới. Năm 2014, Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc bắt đầu tiến vào trung tâm vũ đài thế giới và phát huy vị thế lãnh đạo toàn cầu. Trong khi đó, những người theo thuyết Trung Quốc chưa vượt Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc Miêu Vu, cho rằng còn lâu Trung Quốc mới đuổi kịp Mỹ. Trong khi giải thích kế hoạch “Made in China 2025” tại Hội nghị Ủy ban thường vụ chính trị hiệp thương, ông Miêu Vu đưa ra nhận định, trong lĩnh vực chế tạo, Trung Quốc chỉ mới đứng ở vị trí thứ 3, còn trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, Trung Quốc chỉ được xếp ở cấp 4 trong 5 cấp bậc của thế giới.

    Tuy nhiên, dù theo thuyết nào thì một thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc đã chấm dứt kỷ nguyên “giấu mình chờ thời” và bắt đầu thể hiện chính sách chính trị cường quyền đối với thế giới – mà dấu hiệu đầu tiên là năm 2009, Bắc Kinh gửi tới Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ yêu sách "đường lưỡi bò” nhằm độc chiếm 90% diện tích Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc bắt đầu đưa ra yêu sách lãnh thổ với Ấn Độ và Nhật Bản [13].

    Nước Nga bước sang kỷ nguyên mới

    Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS thực hiện đề án mang tên “15 năm cầm quyền của Putin” nhằm khẳng định nước Nga đã bước sang kỷ nguyên mới. Về chính trị, Nga đã xác định rõ con đường phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội và là quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới. Về quân sự, Nga hoàn thành công cuộc cải cách Các lực lượng vũ trang, tái lập cân bằng chiến lược với Mỹ với nhiều loại vũ khí độc nhất vô nhị đã từng được Tổng thống Putin chính thức công bố trong Thông điệp trước quốc hội liên bang Nga ngày 1.3.2018.

    Ngoài ra, Nga là nhà xuất khẩu vũ khí đứng vị trí số 2, sau Mỹ, và cũng là nhà xuất khẩu vũ khí có uy tín nhất thế giới. Trong đó, Nga đã xuất khẩu vũ khí tới 65 nước và ký hiệp định hợp tác kỹ thuật-quân sự với 89 nước. Về kinh tế, vượt qua mọi biện pháp cấm vận của Mỹ và Phương Tây, Nga vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng và xây dựng được nền kinh tế độc lập, ngày càng ít phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt [14].

    Cạnh tranh chiến lược toàn diện Mỹ-Trung

    Đề án cho nước Mỹ trong thế kỷ mới công bố năm 1998 (Project for the New American Century) từng đưa ra dự báo, đến năm 2017 Trung Quốc sẽ trở thành nguy cơ lớn nhất đối với an ninh của Mỹ [15]. Hiện nay dự báo đó đã trở thành hiện thực: Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Trong cương lĩnh tranh cử cuối năm 2016, ứng cử viên Donald Trump từng tuyên bố rằng ông không thể gọi Trung Quốc bằng một tên gọi nào khác là “kẻ thù của nước Mỹ” [9]. Sau khi đắc cử tổng thống và cầm quyền gần 1 năm, ông Donald Trump phát động chiến dịch cạnh tranh với Trung Quốc với “đột phá khẩu” đầu tiên là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

    Trong bài phát biểu tại Viện Hudson ngày 4.10.2018 bàn về quan hệ Mỹ - Trung, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gọi cách hành xử của Trung Quốc trong quan hệ với Mỹ và thế giới là “hung hăng”, ông coi Trung Quốc là quốc gia “xâm lược kinh tế” và đang dùng chiến thuật “ngoại giao bẫy nợ” khi thực hiện “vành đai - con đường” để đẩy các nước tham gia đề án này vào tình thế phải gán nợ bằng tài nguyên thiên nhiên hoặc chủ quyền quốc gia [16]. Vì thế, bài phát biểu này của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence được giới phân tích đánh giá là sự khởi đầu Chiến Tranh Lạnh 2.0 nhằm vào Trung Quốc, có ý nghĩa tương tự như bài phát biểu của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill năm 1946 khởi đầu Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

    [​IMG]
    Tháng 3.2018, ông Donald Trump đã khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
    Trong năm 2018, cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên nhiều chiến tuyến. Chiến tuyến thứ nhất là chiến tranh thương mại. Kim ngạch thương mại song phương trong 3 năm gần đây là khoảng 600 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, Mỹ luôn là bên thâm hụt trong cán cân thanh toán. Năm 2016, Mỹ thâm hụt 308 tỷ USD; năm 2017 thâm hụt 335 tỷ USD; quý 2 năm 2018 thâm hụt 185 tỷ USD. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu hơn 505 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, tăng 9,2% so với năm 2016. Trong khi đó, Mỹ chỉ xuất khẩu được 129 tỷ USD hàng sang Trung Quốc, tăng 4% so với năm 2016. Đáng chú ý là, xu hướng thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc không có xu hướng giảm và sẽ trở nên trầm trọng hơn sau khi Trung Quốc thực hiện thành công kế hoạch chiến lược “Made In China 2025”.

    Trong năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không ngừng leo thang. Trong đó, Mỹ liên tục đưa ra các gói áp thuế lên hàng hóa hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến tháng 9.2018, Mỹ áp thuế 10% đối với hơn 6.000 sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD và sau đó tuyên bố sẽ nâng mức thuế này lên tới 25%. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đe dọa sẽ áp thuế đối với khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD. Đáng chú ý là tháng 10.2018, Mỹ ký Hiệp định thương mại ba bên Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), trong đó có nội dung quy định các đối tác không được ký hiệp định tự do thương mại với các quốc gia có nền kinh tế “phi thị trường” (ám chỉ Trung Quốc). Cơ thế chống Trung Quốc này sẽ được Mỹ áp dụng khi ký hiệp định thương mại song phương với các quốc gia khác.

    Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2018 ở Argentina, lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ đạt được sự thỏa hiệp, theo đó phía Mỹ đồng ý tạm thời hoãn 90 ngày kể từ 1.1.2019 sẽ chỉ tiếp tục duy trì mức thuế 10% đối với lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trị giá 200 tỷ USD mà chưa tăng lên mức 25% như đã tuyên bố trước đó. Đổi lại, Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa thuộc các ngành nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác của Mỹ và hoãn đánh thuế vào ô tô nhập khẩu từ Mỹ.

    Theo giới phân tích, thỏa thuận trì hoãn 90 ngày này chỉ là để thăm dò phản ứng của Trung Quốc, còn sự cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là cuộc chiến lâu dài, toàn diện, giữa Trung Quốc - một cường quốc đang trỗi dậy với tham vọng xây dựng trật tự thế giới mới theo “sự đồng thuận Bắc Kinh” với Mỹ - một siêu cường duy nhất sau Chiến Tranh Lạnh đang nỗ lực duy trì trật tự thế giới đơn cực theo “sự đồng thuận Washington”. Để đối phó với chiến tranh thương mại từ Mỹ, Trung Quốc đang thực hiện sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng lớn nhất trong lịch sử, chuyển từ chú trọng phát triển dựa vào xuất khẩu sang tập trung nhiều hơn cho phát triển thị trường trong nước để đáp ứng nhu cầu của hơn 1 tỷ dân, biến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất thế giới.

    Chiến tuyến thứ hai là cạnh tranh giữa giữa “Made In China 2025” va “Made In America”. Thực chất, đây là cuộc cạnh tranh giành thị trường hàng hóa công nghệ cao trong cuộc Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ 21. Trung Quốc cho rằng, trong lịch sử họ từng là nước có ngành chế tạo đứng đầu thế giới. Từ năm 1850, ngành chế tạo của Trung Quốc mới bị sa sút nhanh chóng. Đến năm 2010, Trung Quốc lại trở thành nước có ngành chế tạo lớn nhất thế giới với hơn 200 loại sản phẩm công nghiệp có sản lượng và lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới và khoảng 10 loại sản phẩm có lượng xuất khẩu chiếm trên 70% tổng sản lượng toàn thế giới.

    Nhằm hiện thực hóa “Made In China 2025”, chính phủ Trung Quốc đầu tư 300 tỷ USD đề thực hiện 1.078 đề án cấp quốc gia, cấp kinh phí cho 557 tổ chức, 112 trường đại học, 225 tổ chức và cơ sở nghiên cứu và 220 công ty [17]. Theo kế hoạch này, đến năm 2025 Trung Quốc sẽ trở thành “cường quốc chế tạo”. Sau đó, đến năm 2035 ngành chế tạo Trung Quốc sẽ vượt qua các cường quốc chế tạo hàng đầu thế giới như Đức và Nhật Bản. Thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc sẽ giành vị thế thống trị trên thị trường sản phẩm công nghệ cao toàn cầu.

    Một số chuyên gia Mỹ nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng, để hiện thực hóa kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc phải dựa vào việc mua và đánh cắp bí quyết công nghệ của Mỹ và các nước công nghiệp phát triển. Do đó, chính phủ Trung Quốc sử dụng nguồn lực nhà nước giúp các công ty Trung Quốc mua công nghệ và các ngành công nghiệp sản xuất chiến lược của nước ngoài, dùng nhu cầu tiếp cận thị trường Trung Quốc để ép buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, thậm chí dùng cả cơ quan tình báo quốc gia tham gia hoạt động gián điệp thương mại.

    Đây chính là nguyên nhân chính khiến Mỹ kích hoạt Đạo luật Điều tra 301 để đánh thuế các sản phẩm kỹ thuật Trung Quốc. Theo phía Mỹ, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong lần tham dự buổi điều trần của Quốc hội Mỹ về “Made in China 2025” cho rằng, nếu Trung Quốc cạnh tranh lành mạnh như những nước khác thì Mỹ không có lý do gì phải lo ngại. Nhưng họ đã bằng cách trợ cấp đầu tư 300 tỷ USD cho các công ty trong nước, hạn chế tiếp cận thị trường và dùng những thủ đoạn để buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ, gây thiệt hại cho lợi ích của các quốc gia khác. Đây là điều Mỹ không thể chấp nhận.

    Ngày 13.8.2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump “nổ phát súng đầu tiên” nhắm vào “Made In China 2025”. Đó là, phê chuẩn Luật ủy quyền quốc phòng năm 2019 nhằm ngăn chặn chiến lược “Made In China 2015” của Trung Quốc bằng nhiều biện pháp: (1) ngăn chặn hoạt động tình báo công nghiệp của Trung Quốc; (2) kiểm soát chặt các hợp đồng Chính phủ Mỹ ký với các tập đoàn công nghệ ZTE và Huawei (hai tổ chức kinh doanh công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc, đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động tình báo công nghiệp); (3) cấm mọi cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei và ZTE; (4) cấm mọi thực thể có quan hệ với chính phủ Mỹ giao dịch với hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc; (5) tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ; (6) gây sức ép buộc Trung Quốc phải chơi theo luật chơi của Mỹ trong chiến tranh thương mại; (7) hạn chế các hoạt động văn hóa và học thuật của Trung Quốc ở Mỹ; (8) sử dụng Đài Loan và Triều Tiên làm đối trọng trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

    (còn tiếp)
    anhthu2014thatnhudem thích bài này.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bài viết dài chỉ dành cho ai thích nghiên cứu địa chính trị.
    Năm 2018: Thế giới trước bước ngoặt lịch sử (Phần 2)
    Đại tá Lê Thế Mẫu / Chủ Nhật, ngày 23/12/2018 - 04:08

    VietTimes -- Năm 2018, nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng như khởi động cuộc chiến thương mại vào tháng 3 hay đưa ra các đạo luật chính thức coi Trung Quốc là "địch thủ", hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC...
    [​IMG]

    Bản đồ sáng kiến "vành đai - con đường" của Trung Quốc.

    (tiếp theo kỳ trước)

    Cạnh tranh giữa “vành đai – con đường” (BRI) của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ

    BRI xuất phát từ “Con đường tơ lụa” của các Hoàng đế Trung Hoa trong thế kỷ II trước Công Nguyên với tham vọng bá chủ thiên hạ. Thời Mao Trạch Đông cầm quyền ở Trung Quốc, tham vọng bá chủ thiên hạ của Bắc Kinh được thể hiện ở chủ trương phân chia thế giới thành “thế giới thứ nhất” gồm các nước tư bản Châu Âu, Mỹ), “thế giới thứ hai” gồm các nước xã hội chủ nghĩa và “thế giới thứ 3” là các nước đang phát triển. Theo đó, Trung Quốc cần đóng vai trò lãnh đạo “thế giới thứ ba” để đối đầu với Mỹ, Châu Âu và “đế quốc xã hội Liên Xô”. Hiện nay, Liên Xô đã không còn nữa, nước Nga không phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, còn Mỹ đang trong tình cảnh “thất thế” nên Trung Quốc phải nắm lấy thời cơ lịch sử này để vươn lên nắm vai trò “lãnh đạo thế giới”.

    Để hiện thực hóa mục tiêu này, Trung Quốc chủ trương thu hút các nước trên thế giới tham gia đề án chiến lược BRI đầy tham vọng. Đây là một tập hợp địa chính trị rộng lớn, chỉ đứng sau Khu vực thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), vượt xa Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Giới phân tích chính trị ở Mỹ coi BRI của Trung Quốc là trật tự thế giới mới kiểu Trung Quốc. Tờ Thời báo Tự do (Đài Loan) số ra ngày 6.3.2018, nhận định Trung Quốc sẽ chi tới gần 8.000 tỷ USD để thực hiện các dự án của BRI trên khắp các châu lục. Hiện nay số nước tham gia BRI trải rộng trên toàn cầu, đã tập hợp được khoảng 77 nước ở Châu Âu và Châu Phi trên tổng số hơn 100 nước tuyên bố ý định muốn tham gia, chiếm hơn một nửa trong tổng số 197 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc.

    Về ý nghĩa địa kinh tế, BRI liên quan tới khoảng 75% nguồn tài nguyên thế giới; 62% dân số (4,5 tỷ người); 41% diện tích (khoảng 60 triệu km2, trên tổng số 148 triệu km2); 35% trao đổi thương mại thế giới, khoảng 30% GDP toàn cầu năm 2017 (29% năm 2016); 28% lượng tiêu thụ toàn cầu vào năm 2016. Giá trị trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước thành viên tham gia BRI đạt 955 tỷ USD vào năm 2016 và dự kiến đạt 2.500 tỷ USD vào năm 2025. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với các nước tham gia dự án này đạt 235 tỷ USD vào năm 2016. Trung Quốc đã đầu tư hơn 100 tỷ USD vào các quỹ khác nhau sau khi các thỏa thuận hợp tác công nghiệp được ký kết trong khuôn khổ BRI. Hiện đã có ít nhất là 60 thỏa thuận hợp tác đã được Trung Quốc ký kết với các nước (38 thỏa thuận với các nước Châu Âu). Tập đoàn xây dựng viễn thông Trung Quốc đã thu được hơn 40 tỷ USD trong các hợp đồng thương mại, xây dựng 10.320km đường, 95 cảng nước sâu, 10 sân bay, 152 cầu và 2.100km đường sắt tại các nước tham gia BRI.

    [​IMG]
    Công nhân Trung Quốc đang sửa đường ống tại thủ đô Khartoum, Sudan trong một dự án thuộc BRI.
    Theo Báo cáo năm 2016 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), từ năm 2016 đến năm 2030, các nước Châu Á cần phải huy động 26.000 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì thế, nhiều nước Châu Á muốn tham gia BRI bởi họ cho rằng đề án chiến lược này là một phương thức kích hoạt đầu tư có thể mang lại hiệu quả. Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước tham gia BRI vượt 780 tỷ USD. Từ năm 2013 đến nay, dọc theo các tuyến đường của BRI Trung Quốc đã đầu tư trên 50 tỷ USD để xây dựng 75 khu kinh tế, thương mại tại 24 quốc gia. Chỉ trong năm 2017, có tới 3.270 chuyến tàu hàng hóa đi lại giữa Trung Quốc và Châu Âu, chiếm hơn một nửa trong số 6.235, chuyến được thực hiện từ năm 2011 đến nay. Dự kiến năm 2018 số lượng chuyến tàu có thể tăng lên 4.000.

    Năm 2017, Trung Quốc đầu tư xây dựng hai tuyến đường mới trong đề án BRI là tuyến đường đi qua Bắc Cực có thể tiết kiệm thời gian và kinh phí trong vận tải hàng hóa giữa Trung Quốc và Châu Âu so với con đường đi qua Ấn Độ Dương và tuyến đường đi qua kênh đào Suez. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu xây dựng 10.500km cáp quang kết nối Châu Âu với Trung Quốc (bao gồm cả Phần Lan, Na Uy, Nga và Nhật Bản) vào năm 2020. Tuyến đường thứ hai là kỹ thuật số bởi thương mại điện tử tại Trung Quốc là một lĩnh vực có triển vọng rất lớn với lượng người sử dụng Internet tại Trung Quốc là 751 triệu người [18].

    Rõ ràng, BRI không chỉ là một dự án cơ sở hạ tầng mà còn liên quan mật thiết đến các vấn đề địa kinh tế và địa chính trị. Vì thế, BRI đã từng được đưa vào Văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng lâu dài của đề án này đối với "Giấc mộng Trung Hoa" nhằm đưa Trung Quốc vào vị thế sức mạnh toàn cầu vào năm 2050 thông qua việc cắt giảm sản lượng công nghiệp dư thừa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế trong nội địa, đầu tư vào đầu ra, mua lại bí quyết công nghệ nước ngoài và tăng trưởng thương mại. Từ đó, Trung Quốc thực hiện chiến lược toàn cầu hóa mới đặc sắc Trung Quốc.

    Theo báo cáo gần đây của phía Mỹ, BRI đã khiến 8 quốc gia bao gồm Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mongolia, Montenegro, Pakistan, Tajikistan sa vào “bẫy nợ” của Trung Quốc. Trong đó, nợ công của Djibouti hiện chiếm tới 91% GDP của nước này. Cựu quan chức Bộ tài chính Mỹ Scott Morris nhận định, với mức nợ công ngày càng tăng tới giới hạn không thể trả nợ sẽ buộc các quốc gia này phải chịu lệ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc và gán nợ bằng tài nguyên và chủ quyền quốc gia. Ngày 13.8.2018, Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, bất ngờ tuyên bố sẽ tìm cách hủy bỏ các dự án xây dựng cơ bản trị giá 22 tỷ USD thuộc đề án chiến lược “vành đai - con đường” mà người tiền nhiệm của ông đã ký kết với Trung Quốc vì Malaysia không muốn sa vào bẫy nợ của Bắc Kinh [19,20].

    [​IMG]
    Ông Trump ký đạo luật ủy quyền quốc phòng cho năm tài chính 2019.
    Để cạnh tranh với BRI của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điều chỉnh chiến lược “xoay trục sang Châu Á” của Tổng thống Mỹ Barack Obama thành chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngày 14.8.2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump phê chuẩn Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2018-2019, trong đó dành khoản đầu tư lớn để thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế hành động của Trung Quốc ở Biển Đông - nơi khởi đầu BRI trên biển của Trung Quốc.

    Các biện pháp đó bao gồm: (1) Ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc trong vành đai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt chú ý ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông; (2) Mở rộng chức năng của Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á hướng tới khả năng bao quát khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; (3) Tăng cường các hoạt động diễn tập phòng thủ tên lửa tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực truyền thống ở Đông Bắc Á; (4) Tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh trong khuôn khổ bộ tứ giác kim cương Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ-Australia (gia tăng các cuộc tập trận liên quân, tăng cường quyền hạn cho Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hạn chế khả năng của Tổng thống Donald Trump cắt giảm lực lượng của Mỹ hiện diện tại Hàn Quốc); (5) Giao cho Bộ quốc phòng Mỹ lập báo cáo thường niên gửi Quốc hội Mỹ về các hoạt động quân sự, hàng hải và hàng không của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông; (6) Giao Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo công khai minh bạch về việc Trung Quốc bố trí vũ khí và các trang thiết bị mới ở khu vực Biển Đông; (7) Cấm vĩnh viễn Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) cho tới khi nào Bắc Kinh chấm dứt các hoạt động quân sự hóa ở biển Đông như loại bỏ các hệ thống vũ khí ra khỏi các căn cứ tiền đồn ở Biển Đông [21].

    Cạnh tranh giữa hai mô hình kinh tế của Mỹ và Trung Quốc

    Nguyên nhân có tính chất bao trùm cuộc cạnh tranh toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc là cạnh tranh giữa hai mô hình kinh tế khác nhau của hai cường quốc này [22]. Trong đó, những đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế Trung Quốc là: nền kinh tế thị trường do nhà nước quản lý và đóng vai trò chủ đạo; chính phủ Trung Quốc hỗ trợ cho các ngành và các công ty thông qua các hình thức trợ cấp tài chính và hỗ trợ chính sách và tiếp cận thị trường thế giới; chính phủ đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cảng biển, điện lực, đường sắt và sân bay, tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp và mở rộng thị trường trên phạm vi toàn cầu; chính phủ ra sức tận dụng các lợi thế từ quá trình toàn cầu hóa và WTO. Chính vì thế, Mỹ và EU nhìn nhận kinh tế Trung Quốc là “phi thị trường”.

    Trong khi đó, mô hình kinh tế Mỹ là thị trường tự do, theo đó nhà nước không trợ cấp thương mại cho hoạt động của các công ty. Vì thế, Tổng thống Mỹ Donald Trump hết sức lo ngại về những nguy cơ và thách thức từ mô hình kinh tế của Trung Quốc. Ông Donald Trump cho rằng sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã lợi dụng cơ chế kinh tế thị trường tự do của thế giới để trục lợi. Vì thế, Tổng thống Mỹ Donald Trump coi thành tựu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là “xâm lược kinh tế” và vi phạm các quy định của WTO suốt 16 năm qua.

    [​IMG]
    Lịch sử thâm hụt thương mại của Mỹ từ 1989 - 2017.
    Trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương phản đối toàn cầu hóa, phản đối các hiệp định đa phương, chủ trương xem xét lại WTO và thậm chí giải tán tổ chức này. Còn Trung Quốc phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mà nòng cốt là WTO. Theo cách diễn tả hình ảnh của giới phân tích, Trung Quốc đang chiếm giữ “ngôi nhà thế giới” mà Mỹ đã dày công xây dựng nên sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Chính vì thế, Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương phá bỏ ngôi nhà đó và xây một “ngôi nhà thế giới mới”.

    Trong cuộc cạnh tranh giữa hai mô hình kinh tế đang diễn ra sự cạnh tranh giữa vị thế đồng USD và đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc. Trong hơn nửa thế kỷ qua, đồng đô la của Mỹ (USD) đã từng là đồng tiền chung của thế giới và đóng vai trò là một trong những trụ cột dựng nên “ngôi nhà thế giới” với chủ nhân là Mỹ. Hiện nay, một trong những biện pháp để Trung Quốc từng bước làm chủ “ngôi nhà thế giới” ấy chính là thực hiện chiến lược quốc tế NDT nhằm thay thế vị thế USD theo lộ trình gồm 3 giai đoạn: láng giềng hóa trong 10 năm đầu, trong đó Trung Quốc sẽ đưa đồng NDT vào thanh toán thương mại với các nước láng giềng; khu vực hóa trong 10 năm tiếp theo nhằm tiền tệ hóa hoạt động đầu tư mang tính khu vực trên cơ sở NDT; quốc tế hóa 10 năm cuối, trong đó NDT sẽ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, soán ngôi vị thế USD [23,24].

    Tại Diễn đàn Hội nghị APEC 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, thế giới đang đứng trước ngã rẽ lịch sử, trong đó Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình phát triển của mình dưới bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài. Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm nhập khẩu quốc tế đầu tiên ở Thượng Hải, bà Christine Lagarde, Giám đốc IMF, nhận định sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc không chỉ thay đổi bản thân họ mà còn thay đổi toàn bộ nền kinh tế toàn cầu [25].

    Do đó, cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là cuộc chiến lâu dài và có ý nghĩa quyết định cục diện chính trị và kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Sự cạnh tranh giữa các cường quốc đầu thế kỷ 20 đã từng dẫn tới 2 cuộc đại chiến thế giới, còn sự cạnh tranh giữa các cường quốc hiện nay, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu không dẫn tới Thế Chiến III thì cũng sẽ thay đổi căn bản thế giới, chí ít cũng tương tự như Chiến Tranh Lạnh trong thế kỷ 20.
    fire_unicornvinasdaq thích bài này.

Chia sẻ trang này