Đi tìm điểm cân bằng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 24/10/2018.

1905 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 02:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37807 lượt đọc và 172 bài trả lời
  1. Choichuan

    Choichuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    4.395
    :drm:drm3:drm4 Chủ pic cứ thò mặt ra ăn tục nói phét, 100 lần như một bị market nó vả cho giờ thành giáo viên trường dân tộc nội trú.
    khongquen25Butchep01 đã loan bài này
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Đúng. Nếu Ls chp vay của các bank Vn điều chỉnh tăng 0.25 _0.5% thì cơ hội sọc là rõ hơn bao giờ hết vì nguồn bên thứ 3 tuyệt đại đa số là nguồn từ Bank.

    Rất nhiều NHTW các nước đã tăng Ls từ trước để tránh việc rút tiền ồ ạt về Mỹ nên TT Ck của họ tuy giảm những sẽ ko giảm sâu vì họ đã điều chỉnh tăng rồi.

    Tuy nhiên các nước chưa tăng Ls điều hành tromg đó có Vn đang chịu áp lực lớn đó. Giờ mà tăng là ong vỡ tổ luôn đó.
  3. hongtranvu

    hongtranvu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2018
    Đã được thích:
    623


    Phải nói cộng đồng f319 nên cảm ơn bác vì những bài viết này.
    Em rất lười viết, nhưng những gì bác viết hoàn toàn trùng khớp với suy nghĩ của em.
    Trả lời ngắn 1 số góc nhìn của em về thị trường:
    Theo em nếu VNI ở mức giá 800 - 900 thì hiện tại sẽ phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này.
    Điều đó dẫn đến 2 kết luận.
    1. Chưa có bong bóng
    2. Chứng khoán sẽ vẫn tiếp tục tăng dùng có rung lắc thế nào
    Thứ 2 về cuộc chiến Mỹ - Trung, em luôn cho rằng Trung Quốc sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này, em có cảm giác rằng chính phủ TQ đang cố tình phá hoại một số thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán để làm cho nền kinh tế CÔ ĐẶC hơn.
    Cũng như TQ sẽ không cần 1 chiến thắng trên LÝ THUYẾT mà là một cuộc lật đổ ngôi vương trong ngôi vị số 1 thế giới. Mà nếu toàn cầu vẫn đánh giá sức mạnh bằng dự trữ ngoại hối là "USD và Vàng" thì TQ sẽ không bao giờ làm được điều đó.
    Nếu điều đó xảy ra chúng ta sẽ chứng kiến 1 thế giới rất điên loạn trong vài năm tới !
    romero235gallant10 thích bài này.
  4. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.532
    Giảm sâu rồi sẽ up mạnh qui luật chung rồi
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Khi FED tung ra lần lượt các gọi QE1 - QE4 thì Ttck Mỹ bắt đầu hồi phục và liên tục đi lên bác ah.

    TTck Eu cũng chỉ tăng khi Ecb thay đổi chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng y chang Fed.

    Bác tuy dẫn chứng nhưng lại sai mốc thời gian tung ra các gói QE đó.
    gallant10 thích bài này.
  6. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    Thực sự tôi hơi ngạc nhiên là bạn là người viết về vĩ mô mà lại có những nhầm lẫn căn bản vậy.

    1. Thứ nhất, các gói QE 1,2,3 (không có 4) mà Fed đưa ra từ tháng 11/2008 cho tới khi kết thúc là tháng 10/2014 không phải là các đợt giảm lãi suất mà tôi liệt kê.

    - Các đợt giảm lãi suất: từ 9/2007- cuối 2008 từ 5.25% về 0.25% là hết mức
    - Các gói kích thích Nới lỏng định lượng 1,2,3 từ cuối 2008 tới tận cuối 2014 là kết thúc hoàn toàn. Tại sao phải có QE ? Vì lãi suất 0.25% là kịch kim rồi, sao có thể giảm thêm nữa

    2. QE là gói kích thích nới lỏng định lượng bằng bơm tiền chứ không phải là gói kích thích bằng cách giảm lãi suất như bạn @khongquen25 nghĩ. Đây là việc Cp bơm tiền ra lưu thông bằng cách: mua Tp dài hạn, mua các tài sản nợ, và cho vay một số DN với ls cực thấp,.... Cách làm này là sau này bác Bình ruồi nhà ta làm với VAMC :))

    Và để thấy rằng QE là công cụ hoàn toàn khác để kích thích kinh tế chứ không phải chỉ dùng lãi suất. Và lãi suất 0.25% đc duy trì từ cuối 2008 nhưng đến tận cuối 2009 DJ mới tạo đáy chứ không phải theo
    Lộ trình : Lãi suất-Chỉ số CK trong mệnh đề của bạn.

    Vậy, tôi nhớ các mốc thời gian sai ở đâu nhỉ ? :))

    Huy Khoa
    Last edited: 25/10/2018
    johnherry, vinasdaq, Bill34 người khác thích bài này.
  7. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    Đúng. Thị trg CK là thị trg tổng hợp của các DN Vi mô còn các công cụ điều hành kinh tế trong đó gồm công cụ lãi suất là thuộc về vĩ mô. Nên bao giờ TTCK cũng nhạy và chạy trc kết quả của nền Kinh tế, còn công cu vĩ mô nặng mông nên sẽ chạy sau khi có kết quả thể hiện của nền Kinh tế như @pigbank nói: mang tính bị động :)

    Huy Khoa
    pigbankgallant10 thích bài này.
  8. panameraf

    panameraf Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Đã được thích:
    105
    Thứ nhất nói nền kinh tế chính trị Mỹ là tư bản vô tổ quốc là ko biết gì, thậm chí là nói VN thế có khi còn chấp nhận được chứ Mỹ nó thế thì ko có ngày nay đâu.
    Thứ hai khi Tàu phá giá CNY thì 136 nước kia nó nằm im ko làm gì chắc.
    Thứ ba là cho đến bây giờ cả hai đảng dân chủ và cộng hòa đều thống nhất với nhau là tăng thuế là đúng, riêng ông Trump có nhiều vấn đề nên có thể khóa sau thất bại nhưng chính sách quay ngoắt 180 độ là ko có.
    IntegrityInvestorgallant10 thích bài này.
  9. MaiKoTroVe

    MaiKoTroVe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    545
    Bác nói không chuẩn xác đâu.

    (1) Trung Quốc hiện tại GDP khoảng hơn 12.000 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khoảng 3,5%, Nợ/GDP = 49% (Nợ nước ngoài khoảng 1.800 tỷ đô), cán cân vãng lãi là 1,3 GDP.
    (2) Trung Quốc là công xưởng sản xuất của thế giới trong khi Mỹ là nền kinh tế tiêu dùng của thế giới. Hiểu nôm na là thế giới sản xuất hàng hóa ra phải bán vào Mỹ thì mới giàu được. Nền kinh tế Mỹ mà hắt hơi tức là tiêu dùng kém đi, đồng nghĩa với cả thế giới sẽ khủng hoảng (Chưa tính đến việc phân bổ luồng vốn đầu tư nhưng cơ bản luồng vốn đầu tư chảy mạnh nhất của Mỹ lại đến từ Anh). Trong khi đó, sự dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc thực ra đã bắt đầu vài năm nay rồi. Việt Nam cũng đã hưởng lợi từ quá trình này là việc Sam Sung chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam (Hiện sản lượng sản xuất ở VN chiếm 40% sản lượng của Sam Sung trên toàn thế giới). Trong thời gian sắp tới AAPL cũng di chuyển sang Ấn Độ một phần. Hay Lotte đã ngừng đầu tư vào Trung Quốc và chuyển sang Việt Nam và Indo. Sự dịch chuyển chuỗi này đến từ nhiều yếu tố trong đó có việc giá nhân công lao động của Trung Quốc đã bắt đầu tăng cao. Do vậy, thực tế trong vài năm gần đây, Trung Quốc đang cố dịch chuyển nền kinh tế của mình theo hướng kinh tế tiêu dùng nhưng hiệu quả chưa cao. Hậu quả của việc này là việc nợ vay của tiêu dùng tăng lên và TQ trước khi bắt đầu năm 2018 là đi theo mục tiêu chính sách giảm đòn bẩy tài chính.
    (3) Phá giá tiền tệ phải đặt vào hoàn cảnh cụ thế. Một đồng tiền được cho là có lợi thế trong việc cạnh tranh xuất khẩu là đồng tiền được định giá thấp hơn tỷ giá REER chứ không phải là đồng tiền mất giá ồ ạt. Nếu chỉ mất giá ồ ạt mà có lợi cho xuất khẩu thì có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ hay Achentina vừa rồi đã chả phải lo nghĩ gì vì mất giá tới hơn 40%. Ngoài ra, việc tiền mất giá quá nhanh sẽ khiến dòng vốn nước ngoài outflow khỏi thị trường. Dòng vốn outflow sẽ càng khiến đồng tiền mất giá hơn. Nếu có nợ nước ngoài bằng tiền ngoại tệ sẽ khiến nợ công tăng lên. Điều này còn thúc đẩy tài khoản vãng lãi tăng lên. Các nước không có quyền in tiền USD và thuộc diện đang phát triển sẽ bị rơi vào suy thoái ngay. Điểm này khác biệt với các nước có quyền in tiền nhé. Thời kỳ Anh nắm quyền in tiền thì nợ công của anh đã từng lên tới 250% GDP và thâm hụt thương mại khủng khiếp. Tương tự như Mỹ bây giờ.
    (4) Để xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác cũng không hẳn là dễ. Hoàn toàn có thể gặp hàng rào bảo hộ nhất là Trung Quốc vốn được coi là nước có nền kinh tế phi thị trường (Giống Việt Nam), rất thiệt khi bị các nước tố bán phá giá và áp dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp. Việt Nam đang áp dụng như thế với các sản phẩm thép từ Trung Quốc hay các sản phẩm thép từ Việt Nam khi xuất ra nước ngoài cũng bị tình trạng tương tự. hay DRC được lợi bán được 1/2 sản lượng lốp Radial trong năm ngoái từ việc Brazil tố Trung Quốc là nước bán giá giá sản phẩm này.
    (5) Chiến tranh tiền tệ chỉ xảy ra khi các nước tự phát phá giá tiền tệ. Còn nếu chỉ một nước phá giá, thông thường nước đó sẽ khủng hoảng nhiều hơn bởi Mỹ có thể vận động hành lang các nước lớn khác nếu liệt Trung Quốc vào nước phá giá tiền tệ. (Hiện đã nhăm nhe cái này trên báo nhưng vẫn vỗ về là chưa phải).
    (6) Dữ trự ngoại hối của Trung Quốc hiện nay là 3.000 tỷ USD trong đó có khoảng hơn 1.000 tỷ USD là do nắm trái phiếu chính phủ Mỹ. Tổng nợ của Mỹ là 21.450 tỷ USD trong đó trong nước chiếm tới 70%. Nước ngoài nắm phần còn lại trong đó Trung Quốc và Nhật là hai nắm nước trên 1.000 tỷ. Nhóm nước tiếp theo là Brazil và Anh...Số trái phiếu Trung Quốc nắm đạt đỉnh cao là năm 2012 vào khoảng 1.200 tỷ. Phần lớn số lượng trái phiếu Trung Quốc mua là trong thời kỳ lãi suất cận zezo. Bạn hiểu điều này là gì không ? Nếu giờ Trung Quốc bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ (Đẩy lãi suất đi lên cao thì Trung Quốc cầm về khéo chỉ được 1/2 số đã mua thôi). Còn nếu bán từ từ và giữ tới đáo hạn thì mới được nguyên. Do vậy, nếu ai nói với 1.000 tỷ mà TQ mang ra bán tháo trái phiếu Mỹ đẩy lãi suất lên thì Trung Quốc thiệt trước. Còn lịch sử nước Mỹ, bắt cứ lúc nào lãi suất lên cao, cả làng luôn xếp hàng mua trái phiếu Mỹ.
    (7) Lựa chọn chính sách của Trung Quốc hiện nay là khá khó khăn. Bởi trước khi bắt đầu năm 2018, Trung Quốc đang chuyển đổi nền kinh tế nhằm giảm đòn bẩy. Nhưng với việc Mỹ phát động chiến tranh thương mại và việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước khác (Thời đại bây giờ làm nhanh lắm) có thể thúc đẩy kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng. Do đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ quay sang chính sách nới lỏng bao gồm: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bơm tiền hỗ trợ các doanh nghiệp (đã làm rồi), sắp tới sẽ giảm thuế và phí và bước tiếp theo có thể là gói kích thích xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm vực dậy GDP (GDP không tăng trưởng, thiếu việc làm thường sẽ dẫn đến nhàn cư vi bất thiện- bạo loạn xã hội). Việc này đi ngược chính sách ban đầu là giảm nợ. Nó có thể đẩy nợ công tăng cao hơn nữa và xuất hiện nguy cơ hạ cánh cứng nếu các biện pháp trên không hiệu quả. Dù sao thì cũng phải làm thôi.
    (8) Việt Nam đương nhiên là hưởng lợi trong việc dịch chuyển chuỗi cung ứng nhưng nếu không tận dụng được thì có thể họ dịch chuyển sang Thái và Indo, hoặc công nghệ cao hơn chút là qua Ấn Độ. Do vậy, có cơ hội nhưng cũng là phải cạnh tranh. Điểm thứ 2, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc vẫn phải kích thích tăng trưởng GDP thông qua các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và xây dựng cơ sở hạ tầng khi xuất khẩu không còn đóng vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế.
    phikhonglo, gallant10MaiKoTroVe đã loan bài này.
  10. lowhigh

    lowhigh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2009
    Đã được thích:
    2.125
    Khó khăn gì mà đến mức tôi ko hiểu?

    Ý tôi là việc chưa thông qua ở đây như kiểu là của Quốc hội VN chưa bỏ phiếu thông qua 1 dự luật nào đó, còn việc thông qua ở trên như kiểu Ban thường vụ QH nhất trí với đề xuất của CP thôi, nó chưa có tác dụng vì chưa đc phê chuẩn. Cái hay ở việc rào trước đón sau đối với sác lệnh giảm thuế đến thời điểm này là nó chưa có các con số và quy định rõ ràng.

    Còn về cơ bản tôi vẫn khẳng định là khi khơi mào cuộc chiến, Mỹ đã phải tính toán về mặt chính sách rồi, đi săn hổ chứ ko phải đi săn thỏ.

    Media là một công cụ đắc lực trong chính trị nên việc nó dắt mũi cả thế giới cũng là điều dễ hiểu. Bác ko nên xem nhẹ sức mạnh của truyền thông, ở VN thực chất cũng đã có thể dùng truyền thông để định hướng dư luận rồi đấy.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này

Chia sẻ trang này