Điểm danh các tin xấu mới nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoaphuong2010, 26/10/2010.

3438 người đang online, trong đó có 314 thành viên. 12:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2641 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. hoaphuong2010

    hoaphuong2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    3
    Súng đạn của bác nhiều thế, tiền cũng nhiều, toàn tiền to thôi. Bác giữ tiền là cũng xấu đấy!Súng đạn bác phải dùng đúng chỗ nhé, toàn bắn đi đâu ấy![r2)]
  2. vntaiji

    vntaiji Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Đấy là tôi thí dụ 1 cổ phiếu để minh hoạ. Ấy là TLC còn tốt hơn khối "thằng" mà tôi vẫn phải cẩn thận như thế.
  3. hoaphuong2010

    hoaphuong2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    3
    Bác cũng có được nhiều bài học xương máu mà![r2)]
  4. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239

    Ông Dominic Scriven nhận định, khi xem xét đầu tư vào một thị trường mới nổi như Việt Nam, nếu nhà đầu tư không an tâm về việc họ có thể thoái vốn dễ dàng thì họ sẽ không gia nhập thị trường.




    http://cafef.vn/2010102602188138CA31/ttck-viet-nam-qua-lang-kinh-cua-quy-dau-tu-quoc-te.chn
    TTCK Việt Nam qua lăng kính của quỹ đầu tư quốc tế
    Ông Nikkil Singh cho rằng, khủng hoảng là thời điểm tốt nhất để đầu tư, còn khi kinh tế tốt đẹp lại là thời điểm tệ nhất đầu đầu tư.



    TTCK tại các nền kinh tế đang phát triển đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các nước đang phát triển, trong khi rủi ro không quá cao. Vì thế, dòng vốn đầu tư trên thế giới có xu hướng chảy vào các thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việt Nam cần làm gì để có thể thu hút và sử dụng nguồn vốn này là vấn đề được đại diện của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới thảo luận tại hội thảo về thu hút vốn đầu tư tư nhân diễn ra ở TP. HCM tuần qua.
    Theo ông Marshall Parke, phụ trách kinh doanh khu vực châu Á của Quỹ Lexington, xu hướng đầu tư vào Đông Nam Á đang ngày càng tăng.

    Còn ông John Cook, Chủ tịch danh dự của Quỹ Rock Lake, chuyên góp vốn vào các tổ chức đầu tư khác nói: “Trong những tháng vừa qua, nhà đầu tư hỏi chúng tôi nhiều về cơ hội đầu tư ở khu vực châu Á”.
    Lý do là trước đây, nhà đầu tư đánh giá cao thị trường phát triển, đánh giá thị trường đang phát triển thấp hơn. Nhưng gần đây, người ta quan tâm hơn tới thị trường đang phát triển, vì nhận thấy rằng, đầu tư vào thị trường mới nổi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, trong khi rủi ro không quá cao.
    Giám đốc Quỹ đầu tư Indochina, ông Nikkil Singh chia sẻ: “Tôi vừa đến Nhật Bản, các nhà đầu tư ở đây mong muốn đến Việt Nam. Thái Lan là thị trường yêu thích của họ những năm 1990, còn bây giờ là Việt Nam”.
    8 năm trước, ông Nikkil Singh tham dự một cuộc họp của đại diện các quỹ đầu tư ở Hồng Kông để nói về hiệu quả đầu tư ở đây. Thực tế cho thấy, sự có mặt của các quỹ ở Hồng Kông là đáng giá. Giờ đây, đại diện của các quỹ đầu tư ở các nước phát triển và đang phát triển có mặt ở TP. HCM để nói về việc huy động vốn đầu tư.

    Ông Nikkil Singh hy vọng, sau 8 năm nữa, các quỹ sẽ đánh giá sự có mặt ở thị trường Việt Nam vào lúc này là đáng giá.
    Ông Nikkil Singh cho rằng, khủng hoảng là thời điểm tốt nhất để đầu tư, còn khi kinh tế tốt đẹp lại là thời điểm tệ nhất đầu đầu tư.

    Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải cạnh tranh rất nhiều để thu hút vốn đầu tư tư nhân của thế giới, bởi nguồn vốn huy động mỗi năm đã giảm rất mạnh. Nếu những năm trước, các quỹ trên thế giới huy động được 300 tỷ USD/năm, thì năm nay chỉ huy động được khoảng 70 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân.
    Tổng giám đốc Helen Wong của Lapis Global Limited đang hoạt động tại Trung Quốc băn khoăn, vốn vào Việt Nam thì dễ, ra thì khó, các nhà đầu tư không biết chắc sẽ thoái vốn như thế nào. Dù Việt Nam có TTCK, nhưng thoái vốn qua thị trường này không dễ dàng, nhất là ở những thời điểm như hiện nay, thanh khoản trên thị trường xuống mức thấp.
    Theo ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, trong lịch sử thị trường Việt Nam chưa có công cụ thoái vốn hiệu quả. TTCK chỉ giúp nâng cao thanh khoản của khoản đầu tư, nhà đầu tư nên xem các cơ hội thoái vốn khác ngoài TTCK.
    Với kinh nghiệm của mình, ông Võ Sáng Xuân Vinh, Tổng giám đốc Sài Gòn Capital chia sẻ, kế hoạch thoái vốn phải chuẩn bị ngay từ đầu.

    Nhà đầu tư có thể chờ đợi giai đoạn tốt hơn của TTCK để thoái vốn hoặc quan tâm cơ hội thoái vốn bằng mua bán và sáp nhập (M&A). M&A ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định, đem lại cơ hội thoái vốn cho nhà đầu tư.
    Ông Dominic Scriven nhận định, khi xem xét đầu tư vào một thị trường mới nổi như Việt Nam, nếu nhà đầu tư không an tâm về việc họ có thể thoái vốn dễ dàng thì họ sẽ không gia nhập thị trường. Với vốn đầu tư tư nhân thì giá trị gắn liền với TTCK là điều thú vị, nhưng không phải là quyết định.
    Có thể nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc thoái vốn khi TTCK lình xình và thanh khoản yếu, nhưng đầu tư vào thị trường mới nổi, nhà đầu tư cần học hỏi để kiên nhẫn và chuẩn bị tâm thế đón nhận cơ hội khi thị trường tốt trở lại.
    Theo Thành Nam
    ĐTCK
  5. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/10/3BA22174/
    Nhập siêu 1,1 tỷ USD trong tháng 10

    Tính chung từ đầu năm, chênh lệch cán cân xuất nhập khẩu của toàn nền kinh tế ước khoảng 9,5 tỷ USD, tương đương gần 17% kim ngạch xuất khẩu.
    > Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tiếp tục tăng trên 1%


    Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, giá trị hàng hóa được xuất qua biên giới trong tháng 10 ước đạt 6,25 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu đạt khoảng 7,35 tỷ USD. Cơ quan này cũng điều chỉnh lại số liệu xuất - nhập khẩu thực tế của tháng 9. Theo đó, giá trị nhập khẩu giảm nhẹ, xuống còn 6,9 tỷ USD.
    Sau 10 tháng, tổng giá trị hàng hóa nhập siêu của nền kinh tế đạt khoảng 9,5 tỷ USD. Nếu không có đột biến về ngoại thương trong 2 tháng tới, nhiều khả năng nhập siêu cả năm sẽ được giữ dưới mức 13,5 tỷ USD mà Chính phủ cam kết.
    Tuy vậy, nhìn vào tình hình xuất - nhập khẩu tháng 10, dễ thấy mức nhập siêu, sau 5 tháng được giữ dưới một tỷ USD, đã tăng cao trở lại. Giá trị xuất khẩu tuy tăng 2,5% so với tháng trước nhưng nhập khẩu lại tăng tới 5,5%. Về cơ cấu nhập khẩu, tuy không có đột biến so với tháng trước nhưng giá trị của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải (trừ ôtô, xe máy) đều tăng.
    Nhật Minh
  6. hoaphuong2010

    hoaphuong2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    3
    Tóm lại là nỗi ám ảnh thoái vốn phải k bác?Cản trở dòng tiền ngoại. K sao bác à, bọn nó sẽ có cách luồn lách hết![r2)]
  7. pokemon2104_US

    pokemon2104_US Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    0
    hà hà,tin này mà bác cũng biết thì tài thật
  8. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://vneconomy.vn/2010102601338369P0C6/tin-hieu-that-chat-tien-te-tren-thi-truong-mo.htm
    Tín hiệu “thắt chặt tiền tệ” trên thị trường mở?

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (3)

    [​IMG]
    Từ đầu tháng 4/2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước duy trì hoạt động thị trường mở 2 phiên/ngày để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại.


    MINH ĐỨC
    01:40 (GMT+7) - Thứ Ba, 26/10/2010
    Một số nhận định cho rằng việc điều chỉnh kỳ hạn trên thị trường mở gần đây có thể là một tín hiệu “thắt chặt tiền tệ”


    Một số nhận định cho rằng việc điều chỉnh kỳ hạn trên thị trường mở (OMO) thời gian gần đây có thể là một tín hiệu “thắt chặt tiền tệ” của Ngân hàng Nhà nước.

    Sau một thời gian dài ổn định các kỳ hạn, điều chỉnh mới đây của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở thu hút sự chú ý của một số nhà đầu tư.

    Cụ thể, từ ngày 15/10 trở lại đây, các phiên đấu thầu giấy tờ có giá trên thị trường này được ấn định ở hai kỳ hạn: 28 ngày và 7 ngày. Đây là thay đổi đáng chú ý khi một thời gian dài trước đó Ngân hàng Nhà nước gần như cố định hai kỳ hạn 28 ngày và 14 ngày.

    Trên thị trường xuất hiện một số nhận định cho rằng: việc thay kỳ hạn 14 ngày bằng 7 ngày có thể là một tín hiệu thắt chặt tiền tệ. Theo đó, có thể hiểu Ngân hàng Nhà nước đã giảm bớt sự hỗ trợ vốn ở kỳ hạn dài hơn (14 ngày), thay bằng kỳ hạn ngắn (7 ngày).

    Bình luận trên được đặt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để có chính sách, cơ chế phù hợp cho phép các ngân hàng thương mại có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông để giảm bớt áp lực tăng giá; hay “yêu cầu” hạn chế cung tiền khi lạm phát đã có xu hướng tăng mạnh trở lại…

    Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, chuyên gia tài chính Vương Quân Hoàng cho rằng chưa vội đưa ra kết luận, hay “ép” tín hiệu đó vào thắt chặt tiền tệ. Mà ở đây nên xem là một sự bổ sung hoặc thay đổi kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước, linh hoạt trong hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại.

    Theo chuyên gia này, việc bổ sung hoặc thay đổi các kỳ hạn trên thị trường mở của nhà điều hành gắn với từng thời điểm và mang tính ngắn hạn, được cân nhắc từ thực tế cung - cầu hay trạng thái vốn khả dụng của hệ thống tại thời điểm đó. Các thành viên tham gia thị trường theo đó có thêm lựa chọn để phù hợp hơn với nhu cầu vốn của mình.

    Đó cũng là ý kiến của giám đốc phân tích một công ty chứng khoán khi trả lời về điều chỉnh trên. Điểm mà ông nhấn mạnh là Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn duy trì kỳ hạn 28 ngày, cũng như khẳng định chưa thể xem đó là tín hiệu thắt chặt tiền tệ. Và trường hợp trạng thái vốn của các ngân hàng ổn định thì việc điều tiết sự hỗ trợ cũng là bình thường. Thay vào đó, theo ông, mối quan tâm lúc này là sự ứng xử của nhà điều hành khi đứng giữa khó khăn, một bên là yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất, một bên là xem xét hạn chế cung tiền góp phần kiềm chế lạm phát.

    Trên thực tế, theo dữ liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, trong những phiên đấu thầu từ 15/10 đến nay, bên cạnh kỳ hạn 7 ngày, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì kỳ hạn 28 ngày. Việc duy trì hai kỳ hạn này cũng đã từng kéo dài trong suốt tháng 4 và 5/2010, sau khi cơ quan này quyết định tăng phiên cho thị trường lên 2 phiên/ngày để tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại (vào đầu tháng 4/2010).

    Cũng theo phân tích của các chuyên gia tham vấn, nếu rút dần và thu hẹp các kỳ hạn trên thị trường mở, để xem xét tín hiệu thắt chặt hay không cần xét thêm ở yếu tố lãi suất, hay lượng vốn bơm ròng, hút ròng… Tuy nhiên, những dữ liệu cần thiết đó không được công bố đều đặn, hoặc có nhưng không đầy đủ để có thể tạo được những cái nhìn toàn diện hơn.

    Và sau một tháng gián đoạn (từ các phiên ngày 22/9), chiều 25/10, kết quả đấu thầu trên thị trường mở cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cập nhật trở lại. Kết quả công bố cho thấy, những tháng gần đây và cho đến hai phiên của ngày 22/10, lãi suất kỳ hạn 28 ngày vẫn được giữ nguyên 8%/năm; ở kỳ hạn “mới”, 7 ngày, lãi suất là 7%/năm - mức đã từng xác định trong tháng 4 và 5/2010.

    * Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
  9. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://cafef.vn/2010102503110374CA34/duong-cong-lai-suat-dang-thang-tuyet-doi.chn
    Đường cong lãi suất đang… “thẳng” tuyệt đối! ​
    [​IMG]

    Lãi suất huy động bình quân không hề giảm mà chỉ là sự nén chặt lại tính đa dạng và co giãn của lãi suất.



    Hàng loạt ngân hàng vừa hưởng ứng lời kêu gọi giảm lãi suất lần hai của Hiệp hội Ngân hàng khi yết mức lãi suất huy động tối đa là 11%/năm hoặc công bố mức lãi suất cho vay thấp nhất, chẳng hạn, 11,5%/năm.

    Thoạt nghe, có vẻ như mặt bằng lãi suất đang rục rịch hạ xuống. Nhưng thực chất, lãi suất huy động bình quân không hề giảm mà chỉ là sự nén chặt lại tính đa dạng và co giãn của lãi suất hay nói cách khác, đường cong lãi suất đang bị "duỗi thẳng" ra. Ba ngân hàng lớn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nằm trong số những ngân hàng đầu tiên niêm yết biểu lãi suất mới.

    Theo đó, lãi suất huy động tối đa đúng là 11%/năm như đã đồng thuận. Chỉ có điều, đó cũng là mức lãi suất được áp dụng cho hầu hết các khoản tiền gửi có kỳ hạn (xem biểu lãi suất huy động VND).
    [​IMG]
    Nguồn: ĐTCK
    Các ngân hàng còn có nhiều sản phẩm huy động khác như kỳ phiếu, tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ... hình thức có khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách hàng, song lãi suất tương đương vẫn ngang bằng mức trên, tức 11% với hầu hết các kỳ hạn.
    Ứng với biểu lãi suất đó, biểu đồ mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn (đường cong lãi suất) được vẽ như hình trên. Dễ thấy, đường cong lãi suất đã thẳng tuyệt đối, một biểu hiện của sự bất thường trên thị trường tiền gửi.
    Với biểu lãi suất này, người có ý định gửi tiền sẽ không dại gì chọn kỳ hạn dài, trừ khi có thêm khuyến mãi. Do đó, hoặc là ngân hàng chỉ huy động được tiền gửi kỳ hạn ngắn, hoặc là huy động được tiền gửi ở kỳ hạn dài nhưng lãi suất thực (gồm khuyến mãi) chắc chắn cao hơn mức 11%/năm.
    Thực tế, mặc dù nhiều ngân hàng liên tục tung ra các hình thức khuyến mại đa dạng và không kém phần hấp dẫn, khách hàng vẫn có thiên hướng chọn gửi kỳ hạn ngắn hơn là gửi kỳ hạn dài kèm khuyến mãi do sự lấn át của những băn khoăn về sự ổn định của giá trị tiền đồng.
    Vì vậy, cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng đang có xu hướng thiên về tăng tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn ngắn (rút ngắn kỳ hạn trung bình). Hệ lụy của tình trạng này là doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn, nguồn tài trợ quan trọng cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp - một trong những nhu cầu của doanh nghiệp nhằm tranh thủ cơ hội thời kinh tế suy giảm.
    Hiệp hội Ngân hàng cũng đã thấy được tình trạng "duỗi thẳng" đường cong lãi suất và hậu quả của nó nên đã kêu gọi ngân hàng hạ lãi suất các kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, thực tế như đã thấy, đường cong lãi suất vẫn thẳng tuyệt đối. Nhất là khi mức "trần" lãi suất huy động được đồng thuận hạ từ 11,2%/năm xuống còn 11%/năm như hiện nay.
    Như vậy, việc áp mức lãi suất trần huy động mà các ngân hàng đang thực hiện hoàn toàn khiên cưỡng, không chỉ mang tính hình thức mà còn gây ra hiệu ứng bóp méo thị trường.
    Tính hình thức còn thể hiện ở các công bố lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng "khoe" đã hạ lãi suất cho vay với mức thấp nhất, chẳng hạn, tại Vietcombank là 11,5%/năm. Điều này thực tế không có nhiều ý nghĩa vì có thể chỉ một khoản vay cá biệt nào đó được áp dụng mức lãi suất này.
    Khoản vay cá biệt đó có thể chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tác động tích cực của khoản vay "nhỏ xinh" đó đến lãi suất bình quân chỉ là "khẽ động đậy", chưa nói lên xu hướng hạ lãi suất của thị trường.
    Thống kê của NHNN cho thấy, trong tuần trước, lãi suất cho vay phổ biến vẫn trong khoảng 13-14,5%/năm với kỳ hạn ngắn và 13,5-15,5 đối với kỳ hạn trung và dài; lãi suất cho vay doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 11-13%/năm.
    Nguyên lý kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao tạo nên một đồ thị đường cong lãi suất, rất tiếc nguyên lý này không còn đúng tại thị trường Việt Nam. Các ngân hàng không hề muốn một đường cong lãi suất "thẳng" như hiện nay bởi điều đó phản ánh tình trạng mất cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, khiến chi phí hoạt động tăng lên do chi phí lãi vay tăng lên, dự trữ bắt buộc và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn trên mức dư nợ cho vay ít hơn (vì bị giới hạn bởi tỷ lệ cho vay dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn).
    Mọi sự can thiệp thị trường tiền tệ mang tính khiên cưỡng chỉ làm cho bức tranh lãi suất bị bóp méo, "lõm" chỗ nọ thì "lồi" chỗ kia. Lần hạ lãi suất này không phải là quyết định hành chính của cơ quan quản lý, mà dựa trên sự "đồng thuận" của các ngân hàng thông qua tiếng nói chung là Hiệp hội Ngân hàng. Nhưng kết quả của sự "đồng thuận" là tạo nên một "mặt phẳng" lãi suất thì quả thật là…!
    Lãi suất chính là giá vốn và do cung cầu vốn trên thị trường quyết định, trong đó, ý chí và kỳ vọng lãi suất của người gửi tiền là yếu tố tiên quyết để ngân hàng đưa ra mức lãi suất huy động của mình. Theo đó, với tình hình hiện tại, nếu một ngân hàng áp đặt "liều" một đường cong lãi suất, tiền gửi sẽ nhanh chóng rời bỏ ngân hàng này để chảy vào ngân hàng khác.
    Việc người dân yêu cầu lãi suất tiền gửi cao, đồng thời ưa thích kỳ hạn gửi tiền ngắn cho thấy niềm tin vào tính ổn định của giá trị đồng nội tệ không cao. Để thay đổi điều này, cần đến một giải pháp tổng thể, thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và không thể trong một sớm một chiều.
    Khi mà sự tác động có tính chủ quan không đem đến kết quả như mong muốn, hãy chọn cách khác để tác động vào thị trường, hoặc để thị trường tự quyết định.
    Lãi suất cao đương nhiên có nhiều bất lợi, nhất là đối với việc duy trì hoặc mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc làm cho số lao động hiện tại và tạo mới việc làm cho hàng triệu người đến tuổi lao động mỗi năm ở nước ta.

    Tuy vậy, lãi suất cao cũng có mặt tích cực của nó, như thúc giục doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm sự phát triển ở chiều sâu tăng trưởng.

    Hiện tượng thị trường bị "bóp méo", tương tự như việc "duỗi thẳng" đường cong lãi suất cũng đang xuất hiện trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá USD/VND do bị "chặn trên" tại mức 19.500 nên áp lực thị trường (giá USD trên thị trường tự do đã vượt ngưỡng 20.000 đồng/USD) đã "dồn" tỷ giá mua lên sát với tỷ giá bán, khiến cho các giao dịch ngoại tệ ngân hàng có vẻ như là "làm không công". Chẳng hạn, tại OceanBank, Vietinbank,... tỷ giá mua vào USD bằng với tỷ giá bán ra, 19.500 đồng/USD.
    Theo Quang Huy
    ĐTCK


  10. vntaiji

    vntaiji Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Tôi xem quẻ tuần này được quẻ Sơn Địa bác. Bát Thuần Khôn. Sơn Thuỷ (meng). bác nào đọc Dịch đều chắc chắn nhìn thấy nửa đầu tuần tượng quẻ thấy dòng tiền. Khôn Địa. Nhưng biến được quẻ Sơn Thuỷ, có lẽ cuối tuần ko tăng cao được đâu. Tôi sẽ chưa mua đâu! Kiên quyết đúng nguyên tắc đầu tư!

Chia sẻ trang này