Điện thắp sáng tương lai mùa Covid

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 09/08/2021.

4514 người đang online, trong đó có 388 thành viên. 20:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 132655 lượt đọc và 801 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Chị ngon ace cố gắng phát huy sở trường cho chị lên đỉnh :))
    --- Gộp bài viết, 16/08/2021, Bài cũ: 16/08/2021 ---
    Chém gió biết gì đâu cụ ơi :))
    Ngocvuhp85 thích bài này.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ năng lượng toàn cầu, có thể khiến cả thế giới phụ thuộc vào mình
    20:04 | 10/08/2021

    [Infographic] Arab Saudi - UAE: Quan hệ thắm thiết cũng có lúc trở mặt vì biên giới và dầu mỏ

    [​IMG]
    (Hình minh họa: Matt Chase/ Bloomberg)

    Như cầu năng lượng khổng lồ và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài của Trung Quốc đã làm nền tảng cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong suốt hàng thập kỷ.

    Giờ đây, nhu cầu này đang thay đổi. Nhà nhập khẩu dầu mỏ và than lớn nhất trái đất muốn sử dụng nhiều năng lượng xanh hơn, tự chủ hơn về năng lượng và đã có bước tiến dài đến mục tiêu đó. Phần còn lại của thế giới sẽ phải chăm chú dõi theo.

    Hiện tại, 70% điện của nền kinh tế thứ hai thế giới được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Trung Quốc đang nhắm đến năm 2060 sẽ tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, hydro và nguyên tử lên 90%, Bloomberg cho biết. Kế hoạch này sẽ giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào các nước giàu tài nguyên và tuyến đường biển do những quốc gia khác kiểm soát.

    Trên thực tế, sự thống trị của Bắc Kinh về nguyên liệu và sản xuất pin có thể khiến phần còn lại của thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc trong nền kinh tế xanh.

    Cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2060 của Chủ tịch Tập Cận Bình là mục tiêu môi trường đáng hoan nghênh. Nhưng đa dạng hóa nguồn năng lượng và tăng cường hiệu quả đồng thời là các mục tiêu quan trọng về mặt địa chính trị.

    Việc quay lưng với nhiên liệu hóa thạch là sự chuyển hướng sang các lựa chọn mà Bắc Kinh có nhiều khả năng kiểm soát hơn về chuỗi cung ứng.

    Dĩ nhiên, Trung Quốc không thể nhanh chóng thay đổi.

    Than đá, loại nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất sẽ vẫn chiếm hơn một nửa cơ cấu năng lượng của Trung Quốc vào năm 2021. Bắc Kinh sẽ tiếp tục dựa vào nhiệt điện than chừng nào tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu.

    Tiêu thụ dầu của Trung Quốc cũng đang tăng. Tuy mức tiêu thụ có thể đạt đỉnh trong thập kỷ này, nhưng nó sẽ không nhanh chóng đi xuống. Khí đốt, được Bắc Kinh coi là nhiên liệu chuyển tiếp, thậm chí sẽ mất nhiều thời gian hơn để biến mất.

    Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc có thể diễn ra nhanh hơn nhiều những gì các nhà nhà cung cấp và đối thủ đã chuẩn bị.

    [​IMG]
    Đầu tiên phải kể đến Nga, quốc gia có hệ thống chính trị và kinh tế dựa nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Nga cần châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, tiếp tục tiêu thụ đủ dầu khí để bù đắp cho nhu cầu suy giảm ở những khu vực khác.

    Rosneft, nhà sản xuất dầu lớn nhất nước Nga, có quan hệ với các đối tác Trung Quốc. Đầu tư từ đại lục cũng rất quan trọng đối với các kế hoạch khí đốt ở Bắc Cực. Điều gì xảy ra ở Moscow nếu Bắc Kinh chuyển hướng quá nhanh?

    Tiếp theo, Arab Saudi cũng đang cạnh tranh với Nga để thành nhà cung ứng dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc. Tuy sự phụ thuộc ngắn hạn của Trung Quốc vào Arab Saudi có thể tăng lên, nhưng hậu quả chính trị của sự thay đổi nhanh hơn dự kiến từ phía Bắc Kinh sẽ rất lớn.

    Cờ đến tay ai người đấy phất
    Trong bối cảnh thế giới ngày càng sử dụng nhiều năng lượng xanh hơn, ảnh hưởng của Bắc Kinh sẽ mở rộng. Lấy ví dụ về cobalt, thành phần quan trọng trong pin. Doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Congo, nguồn cung cấp cobalt lớn nhất thế giới. Tương tự với lithium, Trung Quốc chiếm gần 3/4 công suất sản xuất pin lithium-ion. Khoảng một nửa số xe điện được sản xuất tại Trung Quốc.

    Tăng cường khả năng tự lực không nhất thiết dẫn đến tích trữ hay cắt đứt thương mại. Trung Quốc vẫn sẽ xuất khẩu kim loại và thành phẩm pin cho các nước phương Tây. Nhưng lúc đó vị thế đàm phán của Trung Quốc sẽ cao hơn hẳn hiện nay, Bloomberg nhận định.

    Năng lượng là chất kết dính cho các mối quan hệ quốc tế, giống như việc Trung Quốc có thể cân bằng quan hệ với Iran, Arab Saudi và Israel mà không vướng vào căng thẳng chính trị tại Trung Đông.

    Tuy nhiên, chất keo này đang thay đổi. Thế giới có thể vẫn cần dầu khí và than trong một khoảng thời gian – nhưng nhu cầu dành cho đồng, kền, cobalt, lithum và các khoáng chất đất hiếm cho năng lượng tái tạo cũng sẽ gia tăng.

    Điều này sẽ làm thay đổi liên kết giữa Trung Quốc và các nhà cung cấp, dù trong ngắn hạn Bắc Kinh vẫn cần dựa vào các đại gia dầu khí của Arab Saudi, Nga và Brazil. Một số nước như UAE đã tìm cách đa dạng hóa sang năng lượng mặt trời và củng cố các mối quan hệ khác với Trung Quốc.

    Quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu cũng có thể đổi thay. Trung Quốc chiếm khoảng 4% sản lượng dầu và khí tự nhiên của thế giới. Ngược lại, Trung Quốc khai thác gần 60% khoáng chất đất hiếm trên thế giới được sử dụng trong pin sạc của xe điện, laser, tuabin gió.

    Trung Quốc đồng thời là nhà sản xuất nhôm lớn nhất và chiếm ưu thế trong hoạt động khai thác graphite được sử dụng trong pin và pin năng lượng mặt trời.

    Bắc Kinh cũng có kiểm soát lớn đối với các khoảng sản ít được biết đến hơn như scandium và tungsten (vôn-fram) – tất cả đều nằm trong danh sách tài nguyên quan trọng với kinh tế của Liên minh châu Âu.

    Tham vọng năng lượng xanh của Trung Quốc có thể dẫn đến các nguồn xung đột mới. Thủy điện là bộ phận quan trọng với kế hoạch đạt trung hòa carbon vào năm 2060. Xây đập trên sông là cách nhanh chóng để sản xuất năng lượng sạch.

    Nhưng vị trí ở thượng nguồn của Trung Quốc trên các con sông ở cao nguyên Tây Tạng có thể trở thành rắc rối đối với những nước láng giềng ở hạ nguồn như Việt Nam.

    Trung Quốc đã chuẩn bị cho tương lai của năng lượng. Các nước khác cũng nên làm vậy.
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Chính sách rối ren của Trung Quốc: Muốn theo đuổi năng lượng sạch nhưng âm thầm phá bỏ 40.000 nhà máy thủy điện
    07:00 | 17/08/2021

    [​IMG]
    Người dân tản bộ quanh hồ chứa Sanjiadian gần trạm thủy điện nổi tiếng một thời Moshikou (Bắc Kinh). (Ảnh: Bloomberg).

    Kể từ lời kêu gọi "chinh phục thiên nhiên" của Chủ tịch Mao Trạch Đông vào những năm 1950, công nhân Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt con đập lớn nhỏ với tốc độ "ánh sáng" để sản xuất đủ điện cho đất nước, chế ngự lũ lụt và cung cấp nước tưới cho đồng ruộng cũng như nước uống cho người dân.

    Đến nay, ảnh hưởng của chính sách hỗn loạn trên đang dần phơi bày và cản trở kế hoạch tham vọng của chính quyền Bắc Kinh.

    Rất nhiều con đập hiện quá nhỏ để tạo ra điện năng, trong khi số khác thì trở nên vô dụng khi sông khô cạn, hồ chứa bị bồi lấp hoặc đơn giản là chúng bị thay thế bởi những con đập mới trên thượng nguồn.

    Hệ lụy tràn lan
    Bloomberg cho rằng rất khó có thể nắm bắt đúng quy mô của cơn sốt xây dựng đập thủy điện tại Trung Quốc. Đến cuối năm 2017, Dương Tử - con sông dài nhất đất nước tỷ dân và các phụ lưu phải gồng mình gánh hơn 24.000 trạm thủy điện, trải dài trên 10 tỉnh thành. Ít nhất 930 công trình được xây dựng mà không có đánh giá về môi trường.

    Hơn nữa, nhiều con đập cũ còn đe dọa cuộc sống của người dân, đặc biệt là trong các trận lũ vào mùa hè. Theo Bộ Thủy lợi Trung Quốc, 3.515 hồ chứa đã bị vỡ trong giai đoạn từ năm 1951 đến năm 2011.

    Đặc biệt, sự cố của đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam từng gây chấn động một thời. Tháng 8/1975, Bản Kiều cùng 61 đập khác đã vỡ toang sau 6 giờ xả lũ, khiến 240.000 người dân thiệt mạng.

    Đầu năm nay, hai con đập ở Nội Mông cũng vỡ vì mưa lớn. Trong trận lũ lụt lịch sử khác khiến hơn 300 người dân Hà Nam thiệt mạng vào mùa hè năm nay, quân đội Trung Quốc đã cảnh báo rằng đập Yihenlan "có thể sập bất cứ lúc nào".

    Ngoài ra, công chúng ngày càng chỉ trích các đập và hồ chứa nước lớn vì hủy hoại môi trường. Chúng làm thay đổi dòng chảy của các con sông, nhấn chìm thủy sinh và làm gián đoạn quá trình di cư - sinh sản của cá.

    Con đập hùng vĩ Tam Hiệp trên bờ sông Dương Tử được hoàn thành vào năm 2006 sau hai thập kỷ thi công. Kể từ đó, một số hồ nước ở hạ lưu từng phải liên tục hấp thụ lượng nước dư ra của sông Dương Tử không bị thu hẹp đáng kể thì cũng biến mất.

    Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các dự án thủy điện quy mô lớn, đơn cử như trạm thủy điện Baihetan công suất 16 GW. Theo Bloomberg, công trình này mở cửa đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    [​IMG]
    Trạm thủy điện Baihetan với công suất 16 GW được khánh thành ngay thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

    Ông Ma Jun, Giám đốc Viện các Vấn đề Công và Môi trường (IPEA), nhấn mạnh: "Các dòng sông của Trung Quốc đang bị khai thác quá mức sau nhiều thập kỷ xây dựng mà không có quy hoạch phù hợp".

    Một vấn đề nữa là ai sẽ trả tiền để phá hủy các công trình thủy điện cũ. Đóng cửa một nhà máy thủy điện là một chuyện, nhưng dỡ bỏ một con đập, đặc biệt là kết cấu bê tông lớn và tiềm ẩn nguy hiểm, là khối công việc đồ sộ.

    Quận Zhouzhi ở tỉnh Thiểm Tây đang nợ một doanh nghiệp đã đồng ý phá bỏ ba trạm thủy điện hơn 100 triệu nhân dân tệ. Trong nửa đầu năm 2020, nguồn thu ngân sách của Zhouzhi chỉ đạt khoảng 135 triệu nhân dân tệ và quận này còn 26 nhà máy thủy điện khác cần phải đập bỏ.

    "Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ các dự án thủy điện trong nhiều thập kỷ qua. Có lẽ đã đến lúc chính phủ chi tiền để bảo tồn môi trường", ông Ma của IPEA nhấn mạnh.

    Số phận mới của số ít trạm thủy điện cũ
    Ở một vùng ngoại ô phía tây của thủ đô Bắc Kinh, Moshikou - một trong những dự án thủy điện đầu tiên của Trung Quốc, đang được cải tạo thành địa điểm du lịch. Công nhân đang bận rộn lát đường và trang trí nhà cửa tại một con phố kinh doanh gần Moshikou.

    Được xây dựng vào năm 1956, dự án công suất 6.000 KW ở quận Thạch Cảnh Sơn này là trạm thủy điện tự động lớn đầu tiên được thiết kế và xây dựng độc lập. Moshikou được xây dựng trên một con kênh chuyển dòng của sông Yongding, nguồn nước uống chính của thủ đô Bắc Kinh trước khi nước trở nên quá ô nhiễm vào thập niên 1990.

    Trên thực tế, Moshikou chưa bao giờ chính thức ngừng hoạt động. Trạm này chỉ dần dần ngừng phát điện vì tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở miền bắc đất nước tỷ dân. Đến khoảng những năm 2010, sông Yongding khô cạn trung bình 316 ngày một năm.

    [​IMG]
    Một quán cà phê trong khu phố cổ gần trạm thủy điện Moshikou. (Ảnh: Bloomberg).

    "Thời tiết ở Bắc Kinh đã thay đổi", ông Jin Chengjian (60 tuổi), người đã sống cả đời ở quận Thạch Cảnh Sơn, cho hay. "Khi còn nhỏ, tôi thường bơi trên kênh chuyển hướng gần Moshikou. Giờ đây nước cạn dần và trở nên bẩn hơn".

    Vào buổi sáng các ngày trong tuần, người dân thường đi tản bộ và chơi cầu lông trong công viên hoặc câu cá từ hồ chứa Sanjiadian gần trạm Moshikou. Những người bán đồ cổ dựng quầy hàng bên cạnh trạm thủy điện cũ.

    Nhờ vị trí gần gũi với thủ đô mà Moshikou mới được khoác lên một tấm áo mới, nhưng nhiều con đập thủy điện cũ của Trung Quốc không được may mắn như vậy.

    Tại làng Weizishui, cách trạm Moshikou khoảng 90 phút lái xe về phía thượng nguồn, một con đập bê tông cao 68 m được xây dựng vào năm 1980 để kiểm soát lũ. Phải mất 6 năm để hoàn thành công trình này và cuối cùng không ai cần nó.

    "Hoạch định quá tệ", ông Gao (75 tuổi), một người dân địa phương, bày tỏ. "Con đập bê tông này có thể sụp đổ vào một ngày nào đó, vì vậy tôi không bao giờ dám đến quá gần".
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    điện có thể kết nạp thêm TTA GEX vào danh mục được rồi :D
  5. Con_Cua

    Con_Cua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Đã được thích:
    806
    Năng lượng sạch thì điện gió là xuất xắc nhất.
    Em bỏ ống dần GEG, GEX làm của để dành cho con.

    Bức xạ mặt trời ở vietnam cao hơn trung quốc nên sau này bán điện sạch sang trung quốc
  6. Ngocvuhp85

    Ngocvuhp85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    42.634
    GEG thì OK, GEX hàng Tuấn mượt nên không ham hố :)
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    hàng phòng thủ thôi, cứ đánh lướt xây kho. Kéo mạnh ta chốt bớt, đạp lại mua dần. Năm nay và năm sau dòng năng lượng tái tạo sẽ nhiều cái hay lắm. Mỗi người 1 gu chọn cổ nên ko gò bó được như QTP nó kéo 2 cây cũng khác bọt ngay mà :D
    Ngocvuhp85 thích bài này.
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Mỹ phản đối các ngân hàng MDB tham gia dự án nhiên liệu hóa thạch
    Minh Hằng (Theo Reuters) 13:33' - 17/08/2021



    BNEWS Mỹ sẽ phản đối các ngân hàng phát triển đa phương (MDB) tham gia các dự án nhiên liệu hóa thạch, trừ một số cơ sở khí đốt tự nhiên ở hạ nguồn ở các nước nghèo.
    [​IMG]Mỹ phản đối các ngân hàng MDB tham gia dự án nhiên liệu hóa thạch. Ảnh minh hoạ: EPA
    Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/8 đã ban hành hướng dẫn tài chính năng lượng mới cho các ngân hàng phát triển đa phương (MDB), đồng thời cho biết Washington sẽ phản đối các ngân hàng này tham gia các dự án nhiên liệu hóa thạch, trừ một số cơ sở khí đốt tự nhiên ở hạ nguồn ở các nước nghèo.
    Hướng dẫn mới từ Bộ Tài chính Mỹ, cổ đông đóng góp lớn nhất trong các ngân hàng phát triển lớn trong đó có ngân hàng World Bank Group (WBG) và Ngân hàng Phát triển châu Phi, ưu tiên tài trợ cho các lựa chọn năng lượng tái tạo và “chỉ xem xét đến nhiên liệu hóa thạch nếu các lựa chọn ít phát thải carbon hơn không khả thi.”
    Trong hướng dẫn trên, Bộ Tài chính Mỹ cho hay Bộ sẽ “phản đối mạnh mẽ” các dự án liên quan tới than trên toàn bộ chuỗi giá trị than từ khai thác, vận chuyển đến phát điện.


    Hướng dẫn cũng ủng hộ việc Ngân hàng Phát triển châu Á triển khai kế hoạch mua lại các nhà máy nhiệt điện than và sớm đóng cửa các nhà máy này. Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh sẽ ủng hộ MDB hỗ trợ cho các dự án ngừng vận hành than.
    Hướng dẫn mới này được ban hành sau cuộc họp giữa những người đứng đầu các ngân hàng phát triển với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hồi tháng 7/2021.

    Tại cuộc họp này Bộ trưởng Janet yêu cầu các MDB nhanh chóng điều chỉnh danh mục các ngân hàng tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015, đồng thời phát triển các kế hoạch tham vọng nhằm huy động vốn tư nhân để ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Hướng dẫn này, nhằm giúp các ngân hàng đạt được những mục tiêu đó, cũng nêu quan điểm của Bộ Tài chính về việc Bộ này không ủng hộ các dự án khí đốt tự nhiên “thượng nguồn”, chẳng hạn như tìm kiếm, thăm dò, khai thác , nhưng có thể hỗ trợ các dự án khí đốt tự nhiên ở "trung nguồn" (vận chuyển, lưu trữ, phân phối) và hạ nguồn (quá trình làm ra các chế phẩm) ở các nước nghèo, mà đáp ứng các mục tiêu của Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB)./.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Các nước ASEAN bắt đầu "cai nghiện" nhiên liệu hóa thạch
    Hữu Chiến (TTXVN Tại Jakarta) 20:00' - 16/08/2021



    BNEWS Các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu rời xa dầu mỏ, than đá và các tài nguyên gây ô nhiễm khác.
    [​IMG]Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu ngừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng hóa thạch. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
    Theo tờ Nikkei Asia, các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu rời xa dầu mỏ, than đá và các tài nguyên gây ô nhiễm khác, xuất phát từ lực đẩy toàn cầu nhằm cắt giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

    Tổng công ty điện lực Perusahaan Listrik Negara (PLN) của Indonesia đã cam kết ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và có kế hoạch chuyển công suất than hiện nay sang năng lượng tái tạo từ năm 2025-2060.
    Quá trình chuyển đổi dự kiến sẽ gặp nhiều thách thức tại Đông Nam Á, nơi nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò trung tâm trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng đang bùng nổ.
    Đặc biệt, ngành công nghiệp khai thác than đá là một trụ cột kinh tế của Indonesia, vốn đã tích cực khai thác nguồn dự trữ khổng lồ để đáp ứng nhu cầu điện năng của mình.
    Theo Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, 48% năng lượng của quốc gia này có nguồn gốc từ than đá. Đây có thể là một yếu tố cản trở Jakarta cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon giống như nhiều nền kinh tế lớn khác.
    Xu hướng hiện nay là "quay lưng" với than đá. Công ty thương mại Mitsui & Co. của Nhật Bản đã công bố kế hoạch bán cổ phần một nhà điều hành các nhà máy nhiệt điện chạy than ở Indonesia, trong khi chính phủ nước này đang xem xét đánh thuế carbon.
    Trong bối cảnh Indonesia bổ sung thêm nhiều năng lượng tái tạo vào hỗn hợp năng lượng của mình, nước này cũng đang tìm cách phát triển ngành công nghiệp xe điện (EV) trong nước.
    Hiện nay, tỷ lệ sở hữu ô tô chạy bằng xăng ngày càng tăng khiến nhập khẩu dầu mỏ tăng vọt và Chính phủ Indonesia hy vọng việc chuyển đổi sang EV có thể giúp làm giảm tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu hóa thạch này.
    Hiện chính quyền Indonesia đang khuyến khích các công ty thuộc khu vực tư nhân đầu tư xây dựng các trạm sạc dành cho EV, với mục tiêu dự kiến xây mới 168 trạm sạc vào cuối năm nay.
    Jakarta đang tìm cách nâng tỷ lệ EV lên mức 20% tổng doanh số bán xe ô tô mới vào năm 2025, đồng thời hy vọng thu hút các công ty nước ngoài sản xuất pin EV tại nước này nhờ nguồn dự trữ nickel dồi dào.
    Các xu hướng tương tự đang diễn ra trên toàn khu vực. Thái Lan đang soạn thảo kế hoạch trung hòa carbon để trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.
    Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu nâng sản lượng EV lên 30% tổng sản lượng ô tô vào năm 2030, thậm chí có thể đặt mục tiêu tham vọng hơn trước COP26.

    Bangkok cũng đang xem xét yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo lượng phát thải khí nhà kính và bắt các công ty không tuân thủ phải nộp phạt. Theo truyền thông địa phương, Cơ quan Phát điện Thái Lan (EGAT) mới đây đã "đóng băng" kế hoạch xây dựng hai nhà máy nhiệt điện chạy than mới.
    Tại Việt Nam, các ưu đãi thuế dành cho EV cũng đang được xem xét, bao gồm cả việc cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô. Tập đoàn Vingroup đang xây dựng dòng EV của riêng mình với kế hoạch bán hàng bắt đầu vào tháng 11 tới.
    Nhiều nhà quan sát cho rằng các nước Đông Nam Á sẽ gặp khó khăn trong việc loại bỏ than đá trong bối cảnh nhu cầu năng lượng đang tăng vọt. Hồi năm 2019, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu nhiên liệu của khu vực này sẽ tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2018-2040.

    Trong bối cảnh đó, sự hỗ trợ của quốc tế sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Hồi tháng Sáu vừa qua, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp 10 tỷ USD cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tài trợ cho các nỗ lực cắt giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính./.
  10. Ngocvuhp85

    Ngocvuhp85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    42.634
    Bro vào kéo V.O.C hộ em cái, qua thấy có tín hiệu rồi :)

Chia sẻ trang này