Điện thắp sáng tương lai mùa Covid

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 09/08/2021.

4109 người đang online, trong đó có 320 thành viên. 08:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 132952 lượt đọc và 801 bài trả lời
  1. Zack_alex

    Zack_alex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    537
    Theo góc nhìn bạn thì Pc1 hoàn thành nhịp chỉnh test lại đỉnh hoàn tất chưa ạ, thanks b nhìu
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Mỹ công bố dự án 36 triệu USD giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch
    Lê Quân - 25/08/2021 20:56
    Nhà đầu tư Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam
    [​IMG]
    Dự án V-LEEP II sẽ hỗ trợ thực hiện cơ chế Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho phép các doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo.
    Thông cáo nhanh từ Nhà Trắng cho biết, Phó tổng thống Kamala D. Harris cùng lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và đại diện các tổ chức đã nhất trí về tầm quan trọng của việc chống khủng hoảng khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và hợp tác hướng tới một tương lai năng lượng sạch.

    Phía Mỹ khuyến khích khu vực tư nhân trong thực hiện các hành động vì Khí hậu. Theo đó, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, mở rộng cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Mỹ và củng cố chính sách môi trường của Việt Nam.

    Biên bản ghi nhớ trên sẽ hướng trọng tâm của VCCI vào tính bền vững, công nghệ xanh và biến đổi khí hậu. USAID cũng dự định hỗ trợ VCCI xây dựng Chỉ số xanh để giúp các doanh nghiệp Mỹ lựa chọn những địa phương đang đầu tư vào các hoạt động xanh.

    Cũng thông qua USAID, chính phủ Mỹ đã công bố Chương trình Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam II (V-LEEP II) trị giá 36 triệu USD và kéo dài trong 5 năm, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang hệ thống năng lượng sạch, an toàn và theo định hướng thị trường.

    Dự án sẽ giúp cải thiện quy hoạch năng lượng của Chính phủ, tăng cường cạnh tranh để khuyến khích khu vực tư nhân Mỹ tham gia vào cung cấp dịch vụ năng lượng và tăng cường hệ thống năng lượng sạch. Bên cạnh đó, dự án sẽ giúp Việt Nam mở rộng quy mô sử dụng xe máy điện và thực hiện cơ chế Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho phép các doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo.

    Đối với cam kết hỗ trợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu, thông qua USAID, chính phủ Mỹ đã khởi động dự án Bảo tồn môi trường sống ven biển sông Mekong. Đây là một dự án mới kéo dài 3 năm, trị giá 2,9 triệu USD với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Dự án này nhằm bảo vệ các sinh cảnh ven biển quan trọng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm hỗ trợ khai thác thủy sản bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.

    Mỹ cũng hoan nghênh Việt Nam tham gia Sứ mệnh đổi mới nông nghiệp vì khí hậu (AIM4C), một sáng kiến được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì vào tháng 4/2021. Sáng kiến này sẽ được đưa ra tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (gọi tắt là COP-26) vào tháng 11 tới.

    Các bên tham gia AIM4C sẽ cùng hợp tác để tăng tốc đổi mới nông nghiệp toàn cầu và áp dụng các công nghệ thông minh với khí hậu. Mỹ và Việt Nam cùng với các đối tác toàn cầu có thể giải quyết những thách thức chung về khí hậu và đề ra các giải pháp sáng tạo để cải thiện an ninh lương thực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.
  3. Ngocvuhp85

    Ngocvuhp85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    42.634
    Nay dòng điện ổn áp rồi
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    cứ top 1 vã ôm chặt đến 2022-2023
    PC1 TV2 dạo này tây cứ vào ăn hàng của ta bán :))
    Ngocvuhp85 thích bài này.
  5. Kingkong2018

    Kingkong2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2018
    Đã được thích:
    458
    Tâm điểm GEG sóng điện
  6. Zack_alex

    Zack_alex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    537
    Nc ngoài mua như muỗi đốt nhỉ
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    HÀNG lởm bán ngay :))
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Toàn cảnh ngành điện: Thủy điện gặp thời, nhiệt điện gặp khó, điện gió 'lên ngôi'
    Thanh Long - 12:18 19/08/2021
    (VNF) - Chi phí đầu tư năng lượng tái tạo vẫn trong xu thế giảm dài hạn, trong đó, chi phí trung bình của năng lượng điện gió trên bờ hiện đã thấp hơn điện mặt trời, thậm chí "đe dọa" cả thủy điện.
    [​IMG]
    Toàn cảnh ngành điện: Thủy điện gặp thời, nhiệt điện gặp khó, điện gió 'lên ngôi'
    Thủy điện gặp thời

    Các công ty thủy điện hầu hết đều có kết quả kinh doanh tốt trong 6 tháng đầu năm 2021 ở cả 3 miền do được hưởng lợi từ hiệu ứng La Nina diễn ra từ nửa sau năm 2020.

    Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), doanh thu của các công ty này đã tăng từ 20% đến 90%.

    "Do đặc điểm ngành điện đều sử dụng đòn bẩy hoạt động cao nên doanh thu tăng sẽ dẫn tới lợi nhuận tăng nhanh hơn. Lợi nhuận các công ty chúng tôi thống kê tăng tới 27% cho đến 240% như S4A với mức tăng doanh thu chỉ 27% nhưng tăng lợi nhuận sau thuế tăng tới 240%. Hay DNH là một doanh nghiệp thủy điện có công suất khá lớn với 735 MW đã có mức tăng doanh thu tới 68,5% và lợi nhuận sau thuế lên tới 143% trong 6 tháng đầu năm 2021", phía VCBS cho hay.

    VCBS nhận định thủy điện tiếp tục sẽ nhận được lượng nước tốt do hưởng lợi từ La Nina từ mùa mưa năm nay.

    Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn của Đại học Columbia (IRI), xác suất xảy ra La Nina từ tháng 9 đến tháng 11 đã đạt khoảng 50%. Nhiệt độ bề mặt biển phía Tây Thái Bình Dương hiện tại đang cao hơn trung bình khoảng hơn 1 - 2oC, khi gió Đông và gió Đông – Nam hoạt động sẽ kích hoạt cho việc hoạt động của các xoáy thuận nhiệt đới, gặp bề mặt biển nhiệt độ cao sẽ được tiếp thêm năng lượng tạo thành các áp thấp nhiệt đới và bão. Trung tuần tháng 7 đã xảy ra mưa liên tục tại Trung Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là Trịnh Châu với lượng mưa gần 600 mm/ngày, gần bằng lượng mưa cả năm.

    Đối với Việt Nam, La Nina năm nay dự báo sẽ mang lại lượng mưa gần tương đương như năm 2020 và bắt đầu mưa lớn/rất lớn từ tháng 8 với sử ảnh hưởng của các áp thấp nhiệt đới/bão tập trung vào khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ và di chuyền dần vào Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ trong tháng 9 và tháng 10.

    Do đó, các thủy điện khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ có thể sẽ tiếp tục có một năm có lượng nước cao để duy trì hoạt động cho tận mùa khô sang năm.

    Thủy điện khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng sẽ chứng kiến một năm tốt hơn khi năm nay mưa sớm hơn cùng kỳ.

    Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý thủy điện hầu như đã hết tiềm năng kỹ thuật nên chỉ thực hiện một số dự án đã có trong quy hoạch 7 mở rộng và sau đó hầu như không phát triển thêm.

    Nhiệt điện gặp khó tạm thời
    6 tháng đầu năm nay, các công ty nhiệt điện hầu hết đều cho thấy sụt giảm doanh thu, lợi nhuận.

    Cụ thể, tổng doanh thu các doanh nghiệp nhiệt điện theo thống kê sụt giảm 25% so với cùng kỳ, trong đó sụt giảm mạnh nhất là PPC do nhà máy Phả Lại 1 đã cũ kỹ, chi phí hoạt động cao và được huy động điện ít khiến doanh thu giảm 48%, lợi nhuận sau thuế giảm 37% dù đã được bù đắp bởi doanh thu tài chính cao. Các công ty còn lại đều có mức doanh thu sụt giảm từ 10% đến 25% và lợi nhuận sau thuế giảm rất mạnh, lên tới 45% - 76%.

    Chỉ có QTP mặc dù doanh thu sụt giảm 15% nhưng lợi nhuận sau thuế gấp 15 lần cùng kỳ, chủ yếu là do công ty tiến hành giãn khấu hao trong năm 2020 và giảm chi phí lãi vay.

    VCBS cho biết nhiệt điện hồi phục lại một phần trong tháng 6, tháng 7 do nhu cầu sử dụng điện tăng nhất là trong những ngày nắng nóng và La Nina sẽ hoạt động thấp hơn nửa cuối năm 2020.

    Tuy nhiên, VCBS cảnh báo đây vẫn là một năm không khả quan đối với các công ty nhiệt điện, nhất là các nhà máy nhiệt điện khí phía nam với giá đầu vào gia tăng và sản lượng điện thấp, giá bán thị trường lại không cao, cùng với đó là nhu cầu sụt giảm do phong tỏa bởi Covid 19.

    Điểm sáng chủ yếu ở một số doanh nghiệp hết khấu hao, lãi vay và phân bổ chênh lệch tỷ giá như PGV, QTP…

    Mặc dù gặp khó tạm thời nhưng VCBS nhấn mạnh nhiệt điện vẫn là nguồn rất quan trọng trong cơ cấu nguồn điện đặc biệt là an toàn lưới điện khi có thể chủ động huy động trong lúc cần thiết để tăng tính ổn định của nguồn điện. Hiện nay nhiệt điện đang chủ yếu là nguồn chạy nền chính. Đây sẽ là nguồn dự phòng chính trong tương lai. Chính vì vậy, trong dự thảo Quy hoạch điện 8 vẫn đề cao vai trò này và gia tăng công suất các nguồn nhiệt điện song song với các nguồn năng lượng tái tạo.

    Trong đó, nhiệt điện than vẫn là nguồn quan trọng nhất của Việt Nam với sản lượng trung bình năm chiếm hơn 50%. Đây vẫn là một nguồn chính với khả năng cung cấp than trong nước khoảng 35 – 40 triệu tấn/năm (đáp ứng 40% - 45% nhu cầu), phần còn lại nhập khẩu. Nguồn than nhập khẩu khá dồi dào từ Indonesia, Australia, Nam Phi hay Nga. Trữ lượng than trên thế giới hiện tại có thể đáp ứng khai thác thêm hơn 130 năm nữa. Công suất nhiệt điện than theo Dự thảo Quy hoạch điện 8 có tốc độ tăng bình quân đạt 3,5%/năm trong giai đoạn 2020 – 2045.

    [​IMG]
    Công suất phát điện giai đoạn 2016 - 2020 phân theo từng loại hình sản xuất điện. Nguồn: VCBS
    Với nhiệt điện khí, nhiên liệu cung cấp cũng gặp trở ngại về sụt giảm nguồn cung như đối với than và có phần khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn cực kỳ quan trọng trong hệ thống điện với đặc điểm là huy động nhanh và ổn định.

    Với dự báo suy giảm nguồn khí, Quy hoạch điện 8 đã chuyển sang sử dụng nguồn LNG nhập khẩu với các nhà máy mới sử dụng LNG như Nhơn trạch 3&4, Trung tâm điện khí Sơn Mỹ, Cà Ná, Bạc Liêu, Long An…. Theo đó, vào năm 2045, nguồn điện khí sẽ có công suất cao nhất với 66.504 MW.

    Tuy nhiên đây là nguồn nhiên liệu có giá cao, cần phải có các thiết bị, trung tâm hóa khí, kho chứa đặc biệt nên sẽ làm gia tăng giá thành sản xuất điện trong tương lai.

    Điện gió ngày càng 'hot'
    Hiện rất ít các công ty năng lượng tái tạo niêm yết trên sàn, chỉ có một số công ty có hoạt động khác và phát triển thêm mảng năng lượng tái tạo như: ASM, HDG, LCG, GEG, TTA đều cho thấy mức doanh thu từ năng lượng tái tạo khá ổn định do giảm áp lực cắt giảm công suất.

    Chi phí đầu tư năng lượng tái tạo vẫn trong xu thế giảm dài hạn mặc dù đã tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2021. Chi phí trung bình của năng lượng điện gió trên bờ hiện đã thấp hơn điện mặt trời.

    Trên thực tế, nhu cầu tăng mạnh về đầu tư năng lượng tái tạo trên thế giới đã thúc đẩy sản xuất, tăng cường cải tạo công nghệ sản xuất và tăng lợi ích kinh tế theo quy mô giúp cho chi phí đầu tư các loại hình năng lượng tái tạo ngày một giảm và có đủ khả năng cạnh tranh với các loại hình năng lượng khác.

    Trong đó, trong giai đoạn từ 2010 – 2020 đã chứng kiến chi phí đầu tư trung bình cho điện mặt trời giảm mạnh nhất từ hơn 4.700 USD/kW xuống chỉ còn hơn 800 USD/kW (giảm hơn 80%), trở thành loại hình có mức đầu tư thấp nhất/kW công suất.

    Điều này có được là do thị trường tiêu thụ tăng mạnh, các công ty đẩy mạnh sản xuất để giảm giá thành và hiệu suất trung bình của module quang điện cũng tăng lên từ khoảng 10% lên 16% -18% năm 2020, đặc biệt là hiệu suất chuyển đổi từ quang năng sang nhiệt năng cao nhất đã lên tới 25,25% trong đầu năm 2021.

    Điện gió ngoài khơi và trên bờ cũng chứng kiến mức giảm chi phí đầu tư đang kể với lần lượt là 31,5% và 30,5% trong giai đoạn 2010 – 2020. Đồng thời, hiệu suất cũng được cải thiện khá lần lượt từ 38% lên 40 – 45% và nhất là điện gió trên bờ từ trung bình 27% lên tới 36% nhờ cải thiện công nghệ Rotor có thể hoạt động trong khung vận tốc gió rộng hơn giúp tăng công suất 1 turbine lên đáng kể ngoài việc tăng độ dài cánh và trụ.

    Theo số liệu của IRENA, chi phí trung bình của năng lượng giảm mạnh nhất đối với điện mặt trời , từ 37,8 cent/kWh năm 2010 còn 5,7 cent/kWh tại thời điểm cuối năm 2020 (giảm 85%). Chi phí này của điện gió trên bờ đã giảm thấp hơn cả thủy điện trong năm 2021 với 3,9 cents/kWh so với 4,4 cents/kWh. Chi phí của điện gió ngoài khơi vẫn còn cao nhưng cũng giảm đáng kể với 8,4 cent/kWh năm 2020 (giảm 48%).

    Điều này có được chủ yếu là nhờ giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý vận hành và tăng hiệu suất của các loại hình điện.

    Theo nhận định của VCBS, giảm tỷ lệ cắt giảm công suất nhờ đầu tư hệ thống truyền tải sẽ giúp các dự án điện mặt trời cải thiện hiệu suất hoạt động. Mặc dù vậy, tình trạng dư thừa công suất cục bộ vẫn cần thời gian để giải quyết.

    "Công suất tăng thêm của mảng điện mặt trời sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách giá điện trong thời gian tới và có thể sẽ theo cơ chế đấu thầu. Tuy nhiên, sẽ cần thời gian dài hơi hơn để có một cơ chế tốt nhất để tránh việc đầu tư ào ạt, phá vỡ quy hoạch, gây ra sự bất cân đối nguồn điện khiến cho nhiều dự án bị giảm phát do quá tải đường dây. Với việc dư cung trong ngắn hạn, chúng tôi ước tính ít nhất cho tới hết năm 2022 vẫn chưa phát triển thêm các dự án điện mặt trời", chuyên gia của VCBS dự báo.

    Trong khi đó, cuộc đua điện gió trước ngày 1/11/2021 sẽ giúp công suất điện tăng thêm hơn 6.000 MW, chiếm gần 10% công suất hệ thống. Với giá FIT hiện tại, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của các dự án có thể đat 15%-18%, đem lại hiệu quả rất cao nếu được phát hết công suất. Như vậy các công ty hoàn thành kịp các dự án điện gió đúng hạn sẽ là các công ty đáng chú ý với mức sinh lời tốt.

    Các công ty này hiện đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trước những khó khăn về vận chuyển, pháp lý hay mặt bằng…

    Giá FIT 1 cho điện gió ở mức 9,8 cent/kWh và 8,5 cent/kWh tương ứng với điện gió ngoài khơi và trên bờ.

    Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, năng lượng tái tạo không kể thủy điện sẽ chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn điện năm 2045 với 115,7 GW (tương ứng 42% cơ cấu nguồn điện).

    Điện gió chiếm 22% tổng công suất nguồn với hơn 60 GW năm 2045. Trong đó, điện gió trên bờ đạt hơn 39,6 GW và điện gió ngoài khơi chỉ chiếm 21 GW trong khi đây là nguồn khá là ổn định, có thể thay thế các nguồn điện than hay thủy điện.

    Các loại hình năng lượng tái tạo khác như Biomass, điện rác… vẫn sẽ được trú trọng. Tuy nhiên sẽ không chiếm nhiều công suất do nhiều hạn chế về nguyên vật liệu, công nghệ…

    VCBS đánh giá cao triển vọng các doanh nghiệp điện có các đặc điểm sau: phát triển dự án điện gió có thể chạy thương mại trước 1/11/2021 và nằm trong khu vực được đầu tư mạng lưới truyền tải tốt, không bị cắt giảm công suất; xây dựng công trình năng lượng, mạng lưới truyền tải điện, đặc biệt là phục vụ cho điện gió; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà máy điện.

    Dựa trên cơ sở trên, VCBS lựa chọn cổ phiếu PC1, TV2 và REE với kỳ vọng đưa vào vận hành các dự án điện gió trong năm 2021 tạo tiền đề tăng trưởng cho các năm tiếp theo.
    hoai_coZack_alex thích bài này.
    linhcdb đã loan bài này
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Nhu cầu điện toàn cầu tăng cao hơn mức trước đại dịch
    Tác giả Hạc Hiên / Theo báo chí nước ngoài

    4 giờ trước
    Tweet
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Theo nghiên cứu mới của tổ chức môi trường Ember có trụ sở tại London, lượng khí thải carbon dioxide từ ngành điện toàn cầu đã tăng vọt lên mức trước đại dịch và đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2021.
    Nhu cầu điện năng và lượng khí thải hiện cao hơn 5% so với mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đại dịch Covid-19 đã khiến toàn cầu rơi vào trạng thái ngừng hoạt động, dẫn đến giảm tạm thời lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Phân tích cho thấy nhu cầu điện cũng vượt qua tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo.

    Phát hiện này báo hiệu sự thất bại trong việc thực hiện mục tiêu “phục hồi xanh” và sẽ dẫn đến việc chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo để tránh những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

    Báo cáo cho thấy 61% điện năng trên thế giới vẫn đến từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2020. Năm quốc gia G20 có hơn 75% lượng điện được cung cấp từ nhiên liệu hóa thạch vào 2020, trong đó Ả Rập Xê Út là 100%, Nam Phi là 89% , Indonesia là 83%, Mexico là 75% và Australia là 75% lượng điện được cung cấp từ nhiên liệu hoá thạch.

    Sản lượng than đã giảm kỷ lục 4% vào năm 2020. Châu Á hiện tạo ra 77% điện than trên thế giới và riêng Trung Quốc tạo ra 53%, tăng từ 44% vào năm 2015.

    Nghiên cứu cũng cảnh báo, quá trình chuyển đổi của thế giới khỏi nhiệt điện than - đóng góp vào khoảng 30% lượng khí thải nhà kính của thế giới - đang diễn ra quá chậm để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo sản xuất than sẽ phục hồi vào năm 2021 khi nhu cầu điện tăng trở lại.

    “Tiến độ không đủ nhanh. Bất chấp sự sụt giảm kỷ lục của than trong thời kỳ đại dịch, nhưng vẫn thiếu những gì cần thiết”, Dave Jones, nhà phân tích hàng đầu của Ember cho biết trong một tuyên bố.

    Ông cho biết việc sử dụng điện than phải giảm 80% vào cuối thập kỷ này để tránh mức độ nguy hiểm của tình trạng ấm lên toàn cầu trên 1,5 độ C (2,7 độ F).

    “Chúng ta cần xây dựng đủ điện sạch để thay thế đồng thời than đá và điện khí hóa nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo thế giới vẫn chưa thức tỉnh trước mức độ to lớn của thách thức”, ông cho biết.

    Phát hiện này được đưa ra trước một hội nghị lớn về khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow, Scotland diễn ra vào tháng 11. Tại đây, các nhà đàm phán sẽ thúc đẩy các hành động tham vọng hơn về khí hậu và cam kết giảm phát thải từ các quốc gia.

    Các nhà khoa học của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C trong vòng 20 năm tới nếu không giảm ngay lập tức, nhanh chóng và quy mô lớn.

    Nghiên cứu cũng nhấn mạnh một số mặt thuận lợi. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời tăng 15% vào năm 2020 và sản xuất gần 10% lượng điện của thế giới vào năm ngoái và tăng gấp đôi sản lượng kể từ năm 2015.

    Một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil đã có đóng góp 10% bởi điện năng từ gió và năng lượng mặt trời. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đã có mức tăng trưởng lớn nhất về năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
    hoai_coNgocvuhp85 thích bài này.
  10. Ngocvuhp85

    Ngocvuhp85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    42.634
    Điện vẫn thơm ngon, ko biết Bro còn để ý tới VOC ko, nay có tín hiệu khá bất thường, kê bắt thêm mà ko khợp.

Chia sẻ trang này