Điện thắp sáng tương lai mùa Covid

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 09/08/2021.

5020 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 22:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 132661 lượt đọc và 801 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/giam-than-tang-tai-tao-post288066.html
    Giảm than, tăng tái tạo

    Tác giả Lan Anh

    2 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Năng lượng tái tạo đã được quan tâm trong Quy hoạch điện VIII (phiên bản mới nhất tháng 11/2021) sau 3 lần chỉnh sửa.
    Điều kiện cần để đạt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050 là phải triệt để loại bỏ toàn bộ các dự án nhiệt điện xây mới sau 2021, từng bước đóng cửa các nhà máy điện than đang vận hành.

    Đã đến lúc năng lượng tái tạo lên ngôi - điện than thoái trào

    Đầu tư vào năng lượng tái tạo là tất yếu trong phát triển nguồn điện trên toàn cầu. Đặc biệt, trong năm 2020, công suất nguồn điện lắp đặt mới từ năng lượng tái tạo chiếm 83%, trong khi từ năng lượng hóa thạch và điện hạt nhân chỉ chiếm 17%. Điều này cho thấy điện than đang dần thoái trào và “nhường đất” để năng lượng sạch lên ngôi, phù hợp với xu thế phát triển năng lượng tương lai trên thế giới.

    Một số quốc gia châu Á như Indonesia, Bangladesh, Philippines đã tuyên bố đang tiến hành hủy hoặc rà soát các dự án điện than mới. Riêng Nhật Bản và Hàn Quốc đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 ngay cả trước COP26. GEM nhận định rằng, trong bối cảnh khó huy động vốn cho dự án điện than, chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo có xu hướng giảm, mang lại lợi thế rất lớn, thì các dự án điện than sẽ càng bị trì hoãn hơn nữa và thậm chí bất khả thi về tài chính.

    Điện than, thủ phạm đe dọa tham vọng “phát thải ròng bằng 0”

    Thế giới đang tháo chạy khỏi điện than, trong khi Việt Nam và Trung Quốc đang làm điều ngược lại.

    Mười năm trước, điện than chỉ đóng vai trò thứ yếu trong lưới điện quốc gia, khi chỉ đóng góp 17,6% sản lượng, kém xa so với điện khí (49,4%) và thủy điện (30,1%). Nhưng chỉ cần một thập niên liên tục mở rộng công suất, điện than đóng góp đến 52,9% sản lượng điện, vượt qua thủy điện (25,5%) và “dìm” điện khí xuống hàng thứ yếu (chỉ còn 15,7%).
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố
    29-12-2021 - 13:38 PM | Thời sự

    BÁO NÓI - 1:59

    Tư vấn thiết kế và Nhà đầu tư lập dự án vừa hoàn thành thiết kế tuyến đường Vành đai 4 có tổng mức đầu tư 94.000 tỷ đồng. Phương án thiết kế tuyến đường có tổng cộng 14 làn xe, trong đó làn đường cao tốc đi trên cao với 6 làn xe, vận tốc 100k/h.


    [​IMG]
    Theo phương án thiết kế đường Vành đai 4 vừa được Tư vấn Nhà đầu tư lập dự án hoàn thành để UBND thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, đường Vành đai 4 được thiết kế theo 2 phương án: Đi thấp hoặc đi trên cao. Hình ảnh là phương án tuyến đường đi bằng với 14 làn xe, trong đó có 10 làn dành cho xe cơ giới.
    [​IMG]
    Theo phương án đi bằng, có 6 làn đường cao ở giữa, 2 bên là đường gom - đường đô thị với 3 làn xe. Ngoài ra, hành lang tuyến đường còn có tuyến đường sắt đô thị.

    [​IMG]
    Với phương án đi trên cao, tuyến đường có làn đường cao tốc với 6 làn xe đi trên cao bằng cầu cạn. Bên dưới là dải phân cách để trống, trồng cây xanh, thảm cỏ tạo cảnh quan.

    [​IMG]
    Đường gom (đường đô thị) chạy song song hai bên đi bằng với 3 làn xe, trong đó có một làn khẩn cấp.

    [​IMG]
    Trong phương án đường cao tốc đi trên cao, với tuyến đường sắt đô thị ở hành lang Tư vấn đưa ra 2 phương án thiết kế, đường sắt đi bằng hoặc đi trên cao (xây cầu cạn đi riêng). Trong ảnh là tuyến đường sắt đi bằng.




    [​IMG]
    Phương án thiết kế thứ 2 cho tuyến đường sắt đô thị là đi trên cao bằng cầu cạn độc lập.

    [​IMG]
    Tuyến đường Vành đai 4 được thiết kế hoàn chỉnh theo phương án đường cao tốc đi trên cao, hai bên là đường gom và đường sắt đô thị chạy song song.

    [​IMG]
    Thiết kế kỹ thuật để xây dựng trụ cầu cạn Vành đai 4. Đỡ dầm cầu cạn đường trên cao là trụ chữ Y, bên dưới là hệ thống 4 cọc khoan nhồi mỗi chiều đường.

    [​IMG]
    Đường Vành đai 4 được thiết kế, tương tự như cầu cạn Vành đai 3. Tuy nhiên về quy mô, chiều rộng mặt cắt ngang, chiều dài và tốc độ xe lưu thông lớn hơn. Theo đề xuất của UBND thành phố Hà Nội: tuyến đường, sẽ bắt đầu triển khai các công tác lập dự án cụ thể, thời gian thi công là 4 năm và đi qua các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên (dài 112,8 km ), tổng mức đầu tư là hơn 94.100 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 29/12/2021, Bài cũ: 29/12/2021 ---
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Năng lượng sạch vì sự phát triển bền vững
    29/12/2021 07:30 PM | SỐNG

    Chương trình Phát triển kinh tế năng lượng với chủ đề "Năng lượng sạch vì sự phát triển bền vững" đã được tổ chức.

    [​IMG]



    Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV POWER), đã mang lại nhiều thông tin hữu ích về phát triển năng lượng tái tạo góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

    Những tác động to lớn của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt như: đại dương bị axít hóa, nguồn nước đang thu hẹp lại, năng suất vụ mùa kém dần và những cánh rừng đang cháy rụi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thời gian để phòng tránh những hậu quả tàn khốc nhất của biến đổi khí hậu, bằng cách chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp sử dụng năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch.

    Năng lượng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất ở Việt Nam, chiếm đến 60% tổng lượng phát thải. Dự báo, đến năm 2030, tỷ lệ phát thải của năng lượng còn tăng đến 73%.Bởi thế, để thực hiện được cam kết mới nhất, giảm phát thải 9% với nỗ lực tự thân và 27% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế vào năm 2030, Việt Nam xác định năng lượng là lĩnh vực cần được cắt giảm sâu nhất.


    Nhìn vào những nỗ lực trong việc cắt giảm khí thải Carbon 5 năm qua, liệu việc đạt được những mục tiêu mà 27 quốc gia thành viên của EU đã thỏa thuận, là cắt giảm khí nhà kính lên tới 55% vào năm 2030 có khả quan?

    Đưa khí thải Carbon về 0 theo Thỏa thuận Paris là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng châu Âu vẫn rất kỳ vọng có thể làm được điều này. Chuyển dịch năng lượng, tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những giải pháp được ưu tiên để hiện thực hóa mục tiêu ấy

    Theo các nhà khoa học, nguồn năng lượng tái tạo sẽ giữ một vai trò chủ đạo nhằm thực hiện việc giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Trong số này, năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ cung cấp 80% nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2050 và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, LHQ kêu gọi các chính phủ cần thúc đẩy các chính sách hòa năng lượng tái sinh vào mạng lưới năng lượng quốc gia và đề cao lợi ích của năng lượng tái sinh liên quan đến giảm ô nhiễm không khí và cải thiện sức khoẻ con người. Sử dụng năng lượng tái sinh trên thế giới đang tăng lên, giá loại năng lượng này cũng đang giảm và với chính sách đúng, năng lượng tái sinh sẽ là công cụ quan trọng vừa chống biến đổi khí hậu hiệu quả vừa giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế bền vững.
  5. hoalai

    hoalai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    225
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Chờ lái TCD nay diễn tiếp ko ta :D
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    sau cặp mie con VND IPA
    Liệu 2022 có được chứng kiến TCI SGI không nhỉ :>
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi-h...22-xem-xet-4-noi-dung-cap-bach-post914590.vov

    Quốc hội họp kỳ bất thường từ 4-11/1/2022 xem xét 4 nội dung cấp bách
    Thứ Ba, 11:40, 28/12/2021
    VOV.VN - Kỳ họp diễn ra trực tuyến từ Nhà Quốc hội (gồm cả Đoàn Hà Nội) tới 62 Đoàn Đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    [​IMG]
    Theo dự kiến chương trình, sau khi họp phiên trù bị để thông qua chương trình kỳ họp, 9h sáng 4/1 phiên khai mạc sẽ diễn ra và được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

    Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung quan trọng do Chính phủ trình. Đó là dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

    Ngoài ra có dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự và dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

    Các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ và thảo luận trực tuyến về các nội dung này trước khi biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc (11/1/2022)./.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Sóng dài cổ phiếu xây dựng 'ăn theo' đầu tư công?
    Thanh Long - 11:29 30/12/2021
    (VNF) - Theo MASVN, trong 3-5 năm tới, Chính phủ sẽ tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ở nhóm xây dựng dân dụng, các cổ phiếu được MASVN lựa chọn là CTD, HBC, HTN và VCG; trong khi đó, ở nhóm Công nghiệp & Hạ tầng, VCG, HHV, CII, LCG, FCN, C47, TCD là những cái tên được đánh giá cao.
    [​IMG]
    Sóng dài cổ phiếu xây dựng 'ăn theo' đầu tư công?
    Thời gian gần đây, nhiều cổ phiếu xây dựng tăng "phi mã". Thống kê 3 tháng qua cho thấy, giá cổ phiếu CII đã tăng 170%. Con số này ở HBC, CTD lần lượt là 90% và 54%. Trong khi đó, HHV tăng 32%, VCG tăng 29%...

    Bên cạnh yếu tố dòng tiền chảy mạnh vào nhóm bất động sản, triển vọng toàn ngành khả quan "ăn theo" câu chuyện đầu tư công được cho là yếu tố quan trọng nâng đỡ cổ phiếu xây dựng.

    Trong báo cáo cập nhật ngành xây dựng công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cho biết thị trường xây dựng tại Việt Nam đạt giá trị 57,5 tỷ USD trong năm 2020 và dự kiến đạt 94,9 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến 8,7%/năm trong giai đoạn 2021- 2026.

    "Xuất khẩu, Tiêu dùng và Đầu tư công được xem là “cỗ xe tam mã” của Chính phủ trong hoạt động phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh Tiêu dùng chưa hồi phục hoàn toàn do tác động nặng nề của đại dịch thì Xuất khẩu và Đầu tư công là 2 mũi nhọn còn lại mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Vì thế trong thời gian 3-5 năm tới, Đầu tư công là lĩnh vực được dành sự quan tâm đặc biệt và được Chính phủ tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng và hỗ trợ phục hồi kinh tế", nhóm chuyên gia của MASVN nhận định.

    Một số công trình hạ tầng tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay có thể kể đến: 11 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017-2020 với tổng giá trị đầu tư là 118.716 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến là 654 km; sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư 336.063 tỷ đồng (16 tỷ USD), giai đoạn 1 là 109.111 tỷ đồng (giai đoạn 2020-2025); cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành với tổng mức đầu tư 24.275 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2022; cao tốc TP. HCM – Mộc Bài với tổng mức đầu tư 15.900 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2022; sân bay Phan Thiết với tổng mức đầu tư 3.800 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2022.

    [​IMG]
    Nhiều cổ phiếu xây dựng tăng rất mạnh trong 3 tháng qua. Nguồn đồ thị: TradingView
    Trong năm 2021, kế hoạch vốn đầu tư công được giao của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là 43.401 tỷ đồng và dự kiến đến hết tháng 1/2022 sẽ giải ngân 96%. Cho năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ GTVT dự kiến là 50.000 tỷ đồng. Theo phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ triển khai khởi công mới 67 dự án gồm: 6 dự án quan trọng quốc gia, 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B, C.

    Trong đó, 6 dự án quan trọng quốc gia gồm: cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường vành đai 4 Hà Nội; đường vành đai 3 TP. HCM; dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.

    Đáng chú ý, đối với riêng dự án trọng điểm quốc gia là Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, theo Tờ trình 519/TTr-CP ngày 15/11/2021 thì 12 dự án sau được Chính phủ trình Quốc hội đầu tư toàn bộ theo vốn Ngân sách Nhà nước, cụ thể gồm các đoạn: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau. Tổng chiều dài của 12 tuyến là 729 km, đầu tư theo quy mô phân kỳ 4 làn xe, với tổng giá trị 146.990 tỷ đồng.

    "Chúng tôi cho rằng việc trình Quốc hội về chuyển phương thức đầu tư của toàn bộ 12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025 thể hiện Chính phủ đang khẩn trương và quyết liệt sử dụng đầu tư công là một trong những công cụ kích cầu đầu tư, tạo hiệu ứng lan tỏa cho nhiều nhóm ngành nghề, qua đó hỗ trợ phục hồi kinh tế. Vì thế, những doanh nghiệp Xây dựng, Xây lắp, Hạ tầng đang niêm yết được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong làn sóng đầu tư công của Chính phủ", MASVN nhấn mạnh.

    Hiện nay, thị trường xây dựng nhìn chung được phân làm 2 phân khúc: Dân dụng và Công nghiệp & Hạ tầng.

    MASVN đánh giá phân khúc Dân dụng sẽ gặp nhiều khó khăn do rào cản gia nhập ngành thấp, có sự tham gia của nhiều nhà thầu ở nhiều quy mô, dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt về giá. Trong khi đó, phân khúc Công nghiệp & Hạ tầng ít khó khăn hơn do rào cản gia nhập ngành lớn và đặc tính kỹ thuật phức tạp, đặc thù theo từng công trình, vị trí. Thêm vào đó, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đang rất lớn.

    Công ty chứng khoán này đã đưa ra khuyến nghị một số cổ phiếu xây dựng có khả năng hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng đầu tư công hoặc gián tiếp từ tác động lan tỏa của chính sách này. Cụ thể, ở nhóm Dân dụng, các cổ phiếu được lựa chọn là CTD, HBC, HTN và VCG; trong khi đó, ở nhóm Công nghiệp & Hạ tầng, VCG, HHV, CII, LCG, FCN, C47, TCD là những cái tên được MASVN đánh giá cao.

Chia sẻ trang này