Điện thắp sáng tương lai mùa Covid

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 09/08/2021.

4101 người đang online, trong đó có 337 thành viên. 14:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 132977 lượt đọc và 801 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Làm xuyên Tết, bứt phá tiến độ cao tốc Cam Lộ - La Sơn



    Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh khi kiểm tra thi công cao tốc sáng nay (29/12) là làm xuyên Tết, bứt phá tiến độ cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
    Tin tức trong ngày hôm nay
    Ghi nhận trên công trường, đến nay, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn cơ bản hoàn thành thi công nền đường. Trong đó gần 70km rải xong lớp cấp phối đá dăm loại 2 và đang hoàn thiện lớp cấp phối đá dăm loại 1. Đáng kể, công tác thảm bê tông nhựa (BTN) đang được một số nhà thầu triển khai.

    Trong đó, gói thầu XL10 nhà thầu đã hoàn thành lớp móng CTB và BTN lớp 1 đang tiến hành thi công BTN lớp 2, lộ dần tuyến đường tầm vóc, quy mô dự án.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Lê Đình Thọ chốt thời hạn thi công, hoàn thiện với từng gói thầu hoàn thiện dự án cao tốc Cam Lộ- La Sơn trong năm 2022. Ảnh: Xuân Huy

    Báo cáo với Thứ trưởng, ông Lê Văn Sáu - Phó giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, mưa kéo dài những tháng cuối năm, cùng tác động dịch Covid-19, khan hiếm vật liệu đất đắp... đang là áp lực, khó khăn không nhỏ của dự án.

    Thời gian qua, Ban cùng các đơn vị chức năng, nhà thầu nỗ lực phối hợp chặt chẽ cùng địa phương Huế, Quảng Trị tập trung tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, nguồn vật liệu; đặc biệt sau khi Chính phủ có 2 Nghị quyết 60 và 133 về thủ tục mở rộng mỏ đất, nâng công suất đang khai thác... Thống kê Ban QLDA đường HCM, dự án đạt trên 70% tiến độ, công tác giải ngân đạt hơn 97%.

    Theo ông Sáu, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, Ban QLDA tổ chức các cuộc họp kiểm điểm tiến độ các gói thầu, giải quyết khó khăn và vướng mắc trong quá trình thi công tại hiện trường; tạo điều kiện cho các nhà thầu ứng kinh phí để chủ động trong công tác tập kết vật liệu và thực hiện một số hạng mục khác nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

    Tuy nhiên, trước áp lực dịch bệnh, thời tiết bất lợi, vật liệu khiến dự án gặp khó triển khai, riêng gói thầu XL5, XL6 chỉ đạt chưa đầy 50% tiến độ vì thiếu đất đắp; gói XL7, XL8 vướng mắc xử lý đất yếu và nền đất bổ sung sau khi có mặt bằng... đẩy lùi thời hạn hoàn thành vào quý III và quý IV/2022.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo các gói thầu XL1,XL2,XL3, XL4,XL10, XL11 phải cán đích trước ngày 30/6/2022; gói XL5, XL6,XL9 hoàn thành trước 30/8/2022; gói thầu XL7,XL8 chậm nhất phải cán đích trước 30/10/2022.. Ảnh: Xuân Huy

    Chủ trì họp kiểm đếm tiến độ dự án, Thứ trưởng Lê Đình Thọ ghi nhận nỗ lực triển khai dự án của các đơn vị chức năng trong bối cảnh nhiều khó khăn, áp lực của thời tiết bất lợi, dịch bệnh và khan hiếm nguồn vật liệu...

    Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, cao tốc Cam Lộ - La Sơn từng đạt kết quả khả quan, kỳ vọng công trường kiểu mẫu giai đoạn đầu triển khai, nhưng đến nay chưa đạt được kết quả tương xứng. Nhiều gói thầu, như gói XL1,XL2 triển khai đầu tiên dự án (tháng 10/2019) nhưng tiến độ vẫn còn chậm, chưa thực sự bứt phá.

    Thứ trưởng yêu cầu với kinh nghiệm quản lý, thi công các công trình trọng điểm của ngành Giao thông thời gian qua, Ban QLDA, nhà thầu nỗ lực gấp đôi, vận dụng tối đa kinh nghiệm, đề xuất phương pháp linh hoạt, hiệu quả để vượt qua khó khăn, giải quyết triệt để các đường găng vướng mắc, kiểm soát chặt tiến độ, chất lượng dự án.

    "Bộ GTVT và địa phương tháo gỡ giải quyết cơ bản hết khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp, công tác GPMB cơ bản hoàn thành, thời tiết trên địa bàn Quảng Trị, Huế sắp vào mùa khô, yêu cầu Ban QLDA chỉ đạo các nhà thi công tăng cường máy móc, thết bị, nhân lực, vật liệu để tập trung triển khai thi công, bứt phá sản lượng công trình", Thứ trưởng Thọ nhấn mạnh.

    Với tinh thần không để chậm trễ tiến độ, Thứ trưởng ấn định thời hoàn thành cho từng gói thầu. Trong đó, các gói thầu XL1,XL2,XL3, XL4,XL10, XL11 phải cán đích trước ngày 30/6/2022; gói XL5, XL6,XL9 hoàn thành trước 30/8/2022; gói thầu XL7,XL8 chậm nhất phải cán đích trước 30/10/2022.

    [​IMG]

    Theo Thứ trưởng, dự án không để "đứt gãy" thi công dịp Tết, các đơn vị thi công triển khai xuyên Tết trên công trường, bứt phá tiến độ cao tốc.

    [​IMG]

    Dự án cơ bản hoàn thiện nền đường, nhiều gói thầu thảm BTN, lộ dần tầm vóc cao tốc nối Quảng Trị - Huế.

    "Thời hạn được ấn định cụ thể, Ban QLDA đường HCM lập tiến độ điều chỉnh của từng gói thầu, ký cam kết của toàn bộ lãnh đạo, trưởng các phòng dự án được giao phụ trách các gói thầu trên. Tinh thần hoàn thiện sớm nhất, nhanh nhất. Trường hợp nhà thầu yếu về năng lực, Ban QLDA xử lý nghiêm theo quy định của hợp đồng, không để nhà thầu yếu làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành chung của dự án", Thứ trưởng nhấn mạnh.

    Lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị Ban QLDA trên thẩm quyền cho phép, có giải pháp linh hoạt để điều chuyển thiết bị giữa các nhà thầu, đơn vị thi công trên tuyến, nhằm kịp thời hỗ trợ, "chi viện" thiết bị, vật tư cho các gói thầu chậm tiến độ, với tinh thần đoàn kết, chia sẻ, hiệp đồng cao nhất.

    Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu Ban QLDA đường HCM, các nhà thầu có kế hoạch thi công xuyên Tết, để bù phụ tiến độ, sẵn sàng vào cao điểm hoàn thiện dự án ngay từ năm 2022.

    "Công tác thi công không thể đứt gẫy trong thời điểm Tết Dương và Âm lịch này. Bộ GTVT sẽ trực tiếp vào động viên, khích lệ tinh thần anh em trên công trường dịp Tết. Giai đoạn cao điểm, việc kiểm soát tiến độ, chất lượng tập trung tối đa, không chủ quan lơ là", Thứ trưởng nhấn mạnh.

    Theo ông Lê Văn Sáu, ngay dịp cuối năm, Ban làm việc với từng gói thầu, mũi thi công để xử lý rốt ráo các đường găng vướng mắc nền đất yếu, gia tải, sạt trượt... Những nhà thầu chậm trễ thi công, Ban QLDA có giải pháp mạnh, yêu cầu thay ngay chỉ huy trưởng công trường, tiếp đến cắt chuyển khối lượng sang cho các nhà thầu khác để đảm bảo tiến độ chung dự án.


    Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020 có chiều dài khoảng 98,3km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3km, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 61,0km, gồm 11 gói thầu xây lắp.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)Qua bank Mỹ tăng được cho hưởng lợi khi FED sớm tăng LS. Vậy bên ta đầu tư công tăng tiếp khi hưởng lợi lớn nhất gói hỗ trợ kinh tế các cụ nhể :>
    --- Gộp bài viết, 05/01/2022, Bài cũ: 05/01/2022 ---
    Đề xuất lập quỹ phát triển hạ tầng giao thông với lãi suất ưu đãi, thu hút nhà đầu tư tư nhân
    https://ndh.vn/thoi-su/de-xuat-lap-...u-dai-thu-hut-nha-dau-tu-tu-nhan-1307190.html
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    https://mbds.tinnhanhchungkhoan.vn/quy-hoach/tp-hcm-nhung-du-an-ha-tang-duoc-trong-ngong-288574.html

    Kế hoạch lớn cho hạ tầng giao thông

    Suốt nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng tại TP.HCM không ngừng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi diện mạo Thành phố từng ngày. Đặc biệt, trong năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát và Thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhiều dự án hạ tầng vẫn được thi công.

    Đơn cử, tại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) - chủ đầu tư dự án cho biết, để đồng thời bảo đảm an toàn thi công và phòng chống dịch bệnh, toàn bộ kỹ sư và công nhân đều tuân thủ nguyên tắc 5K, “3 tại chỗ”.

    Hay tại dự án cầu Thủ Thiêm 2 (bắc qua sông Sài Gòn, nối liền TP. Thủ Đức và quận 1), sau nhiều lần “lỗi hẹn” thì nay đã được hợp long, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Để có được kết quả này, chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh và nhà thầu đã bố trí phương án “3 tại chỗ”, tổ chức xét nghiệm định kỳ cho toàn bộ cán bộ kỹ thuật và công nhân, vừa đảm bảo nguồn lực để thi công được liên tục, vừa đảm bảo bảo chống dịch hiệu quả.

    Ngoài những dự án trên, trong năm 2021, TP.HCM còn đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông khác như mở rộng đường Bùi Đình Túy, hoàn thành sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), thông xe cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè), thông xe một nhánh cầu Bưng mới (nối quận Bình Tân và Tân Phú)...

    Theo ghi nhận của phóng viên, trong năm 2022, sẽ có thêm nhiều dự án giao thông trọng điểm được dự kiến khởi công như xây dựng nút giao An Phú, mở rộng Quốc lộ 50 và đặc biệt là nhóm 5 dự án xóa, giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, dự án Xây dựng nút giao An Phú (TP. Thủ Ðức) đang được chủ đầu tư Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM lập báo cáo nghiên cứu khả thi, bao gồm thi tuyển kiến trúc công trình và lập đánh giá tác động môi trường.

    Kế đến là dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), vừa được TP.HCM bố trí nguồn vốn 120 tỷ đồng để triển khai trong năm 2022, khi hoàn thành vào năm 2024 sẽ giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, chia sẻ áp lực giao thông khu vực cửa ngõ phía Nam Thành phố.

    Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, trong những dự án trên, dự án Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa có khả năng triển khai sớm nhất, bởi Ban Quản lý đang phối hợp chặt chẽ với UBND quận Tân Phú hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để sớm khởi công, tạo kết nối đồng bộ và thuận tiện cho việc khai thác dự án Nhà ga T3 sau này. Ở giai đoạn tiếp theo, các công trình khép kín đường Vành đai 2, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, đường Vành đai 3 và Vành đai 4, các dự án mở rộng cửa ngõ Thành phố... sẽ lần lượt khởi công và hoàn thiện từ nay đến năm 2025.

    “Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị cho những dự án hạ tầng giao thông lớn. Các công trình này sau khi hoàn thành sẽ cơ bản thay đổi bộ mặt giao thông của Thành phố”, ông Phúc nhấn mạnh.
    --- Gộp bài viết, 05/01/2022, Bài cũ: 05/01/2022 ---
    Lâm Đồng 'bật đèn xanh' cho quy hoạch khu vực 15.000ha của Hưng Thịnh - Đèo Cả - Nam Miền Trung
    https://vietnamfinance.vn/lam-dong-...h-deo-ca-nam-mien-trung-20180504224263400.htm
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Đầu tư công đầu tư công :D
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Với ai yêu thích dòng năng lượng tái tạo sau GEG PC1...vẫn còn cơ hội ở HDG TV2
    https://baodautu.vn/nam-2022-se-huy-dong-35-ty-kwh-nang-luong-tai-tao-d158784.html
    --- Gộp bài viết, 05/01/2022 ---
    lãi TPB gần 500 tỏi, lái TCD yếu đuối quá :D
    1 sự so sánh thú vị CTS đồn lãi hơn 400 tỏi đang có giá 5x =))
  6. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.957
    Cái thu phí oto vào nội đô hà nôi và sài gòn có dc thông qua ko a
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    VLB sáng có quả trao tay ghê quá, nay vượt đỉnh không các bạn :))
    --- Gộp bài viết, 05/01/2022, Bài cũ: 05/01/2022 ---
    tạm bỏ rồi mà :D
    stocker_healer thích bài này.
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Trình Quốc hội thí điểm 3 chính sách đặc thù đối với dự án đầu tư công
    Nguyễn Lê - 04/01/2022 11:08
    Cấp thiết đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 trị giá 146.990 tỷ đồng
    [​IMG]
    Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp bất thường tại điểm cầu Diên Hồng.
    Bên cạnh chính sách tài khoá, tiền tệ, Chính phủ còn trình Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng 3 chính sách đặc thù đối với dự án đầu tư công trong phạm vi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.

    Báo cáo Quốc hội sáng 4/1 trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn, Chính phủ đã nghiên cứu kỹ, thận trọng, báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng 3 chính sách đặc thù đối với các dự án đầu tư công trong phạm vi Chương trình.

    Thứ nhất, chính sách thí điểm áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ và gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; chỉ định thầu xây lắp kèm theo yêu cầu tiết kiệm khoảng 5% dự toán giá trị gói thầu để đẩy nhanh công tác đấu thầu và có thể lựa chọn được các nhà thầu tốt, nhất là các nhà thầu mạnh, đã thực hiện tốt các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, các doanh nghiệp xây dựng có uy tín; cho phép chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu trong hợp đồng mức thưởng tiến độ từ kinh phí tiết kiệm được cho các nhà thầu hoàn thành sớm tiến độ gói thầu từ 3 tháng trở lên. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm toán, thanh tra nhất là trước, trong quá trình thi công xây dựng công trình.

    Hai, cho phép chủ đầu tư được khai thác các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng dự án làm vật liệu xây dựng thông thường (chỉ nhằm thực hiện dự án), không phải thực hiện thủ tục cấp phép. Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng mỏ khoáng sản, nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    Ba, phân cấp, phân quyền, bố trí nguồn vốn cho UBND cấp tỉnh của một số địa phương có năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các đoạn tuyến/dự án đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn; Bộ Giao thông vận tải thực hiện các đoạn tuyến/dự án còn lại theo quy định và tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước đoạn tuyến/dự án và phần vốn giao cho địa phương.

    Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng vào cuộc, tham gia giám sát ngay từ đầu việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thuộc Chương trình.

    Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, về cơ chế thứ nhất, Ủy ban Kinh tế cho rằng, theo quy định của Luật Đấu thầu, thẩm quyền nêu trên thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ .

    Thực tế, qua kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các dự án giao thông BOT thời gian qua cho thấy việc chỉ định thầu (trong đó có các gói thầu tư vấn) dẫn đến các nhà thầu không bảo đảm năng lực gây thất thoát và giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, đa số ý kiến cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu. Có ý kiến đề nghị đẩy mạnh đấu thầu qua mạng do ưu điểm rút ngắn được thời gian và bảo đảm sự minh bạch, công khai. Có ý kiến đề nghị nếu Chính phủ thấy cần thiết thì đưa nội dung này vào sửa đổi trong Luật Đấu thầu (đang được Quốc hội xem xét tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số luật).

    Về cơ chế thứ hai, báo cáo thẩm tra nêu rõ, qua kết quả giám sát của Ủy ban Kinh tế về tình hình thực hiện Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian cấp phép khai thác mỏ vật liệu là do công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế (công tác tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, khảo sát mỏ vật liệu chưa tốt; công tác phối hợp giữa cơ quan trung ương với các cấp chính quyền địa phương trong việc cấp phép mỏ còn hạn chế; một số địa phương chưa quan tâm và quyết liệt trong việc đẩy nhanh quy trình cấp mỏ vật liệu).

    Hơn nữa, theo Tờ trình, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/06/2021 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (sửa đổi bởi Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021). Do vậy, đa số ý kiến đề nghị tiếp tục thực hiện theo các Nghị quyết của Chính phủ và có giải pháp quyết liệt để xử lý những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện.

    Có ý kiến đề nghị quy định thủ tục cấp phép rút gọn để tránh lạm dụng, tràn lan; rà soát nguyên nhân của việc cấp phép khai thác mỏ đất mất nhiều thời gian để khắc phục; phân tích kỹ ưu, nhược điểm của giải pháp Chính phủ đề xuất. Trường hợp cần thiết đối với Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này, không áp dụng cơ chế này đối với các dự án khác.

    Về cơ chế thứ ba, cơ quan thẩm tra cho rằng, Chính phủ đã đánh giá những hạn chế, bất cập của cơ chế này như: chưa phù hợp với nhiều quy định pháp luật (Luật Đầu tư công, Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước…); khó bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, chất lượng và tiến độ của dự án. Chênh lệch lớn trong mức giá đền bù tại các điểm giáp ranh giữa các tỉnh sẽ dễ phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Hơn nữa, năng lực quản lý đầu tư đường cao tốc của các địa phương hiện nay còn rất hạn chế, khi đa số các địa phương chỉ mới quản lý đầu tư các tuyến bộ đường cấp III trở xuống, trong khi đường bộ cao tốc là công trình cấp đặc biệt.

    Đồng thời, các dự án đường bộ cao tốc dự kiến giao cho các địa phương có tổng mức đầu tư lớn (khoảng 20.000 tỷ đồng), hơn cả tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của một số địa phương có dự án đi qua, trong khi đó việc giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện nay của các địa phương còn rất chậm.

    Do đó, đa số ý kiến cho rằng, việc giao thêm cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đường bộ cao tốc có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, việc giải ngân vốn của cả các dự án đường bộ cao tốc và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của địa phương theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội.

    Chiều nay, Quốc hội thảo luân tại tổ về gói chính sách hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có chính sách đặc thù nêu trên.
    --- Gộp bài viết, 05/01/2022, Bài cũ: 05/01/2022 ---
    3 đặc thù như chỉ định thầu hay khai thác mỏ không cần cấp phép là quyết tâm kinh khủng rồi đó :D
    ThanTuDo thích bài này.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ThanTuDo thích bài này.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Đón nguồn lực phục hồi kinh tế từ đại dự án ngành giao thông
    Tác giả Anh Minh / baodautu.vn

    05/01/2022 09:24
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Việc triển khai nhanh, gọn các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn sử dụng vốn đầu tư công sẽ giải phóng một nguồn lực quan trọng giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế -xã hội.

    [​IMG]





























    Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo. Ảnh: A.M

    Đòi hỏi cấp thiết

    Năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng “lão tướng” TS. Nguyễn Ngọc Long, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải (GTVT) vẫn đau đáu với ngành giao thông và nghề cầu đường.

    TS. Nguyễn Ngọc Long đã từng tham gia chỉ đạo việc tư vấn thiết kế tại các dự án khôi phục Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh trong những năm 90 của thế kỷ trước và các đồ án xây dựng 2 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đầu tiên là Pháp Vân - Cầu Giẽ và Trung Lương - Mỹ Thuận đầu những năm 2000.

    Trong bản góp ý về Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV hôm 4/12/2021, TS. Nguyễn Ngọc Long nhiều lần nhấn mạnh việc sớm nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam là điều hết sức cần thiết, như là một trong những tiền đề để đất nước thực sự bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    “Không có đường cao tốc thì khó có thể giúp các địa phương, đất nước làm giàu; không có cảng biển nước sâu, không có cảng hàng không trung chuyển thì không thể kết nối, mở ra các cơ hội làm ăn thuận tiện với thế giới”, TS. Nguyễn Ngọc Long đánh giá và khẳng định, Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sẽ làm thay đổi diện mạo giao thông nước nhà trong 5 - 10 năm tới.

    Chia sẻ quan điểm nói trên, TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ giao thông (VARSI) cho rằng, việc dồn lực đầu tư thật nhanh các tuyến đường cao tốc đã và đang là một đòi hỏi cấp thiết. Đặc biệt, Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang được triển khai xây dựng và Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 chính là hai điểm nổ quan trọng kích hoạt cho cuộc cách mạng đầu tư hạ tầng trong những năm tới.

    Cần phải nói thêm rằng, theo Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài 9.014 km, đã đưa vào khai thác 1.163 km, đang đầu tư 916 km.

    Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có phạm vi từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, tổng chiều dài 2.063 km, quy mô 4 - 6 làn xe, các đoạn cửa ngõ đô thị quy mô 8 - 10 làn xe. Đến nay, tuyến cao tốc xuyên Việt này mới đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư.

    Với 552 km dự kiến đầu tư trong phạm vi Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, dù chưa thể đóng mạch toàn bộ, nhưng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông vẫn sẽ mang lại động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng cho 31 tỉnh, thành phố dọc tuyến đường.

    Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải, nếu không thực hiện kịp thời Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, thì nhu cầu vận tải sẽ sớm vượt quá so với tổng năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông hiện tại.

    Quyết định hợp lý

    Được biết, thực hiện Kết luận số 01 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 558/TB-TTKQH ngày 13/12/2021; góp ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT tiếp thu, hoàn chỉnh Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

    Trên cơ sở đó, vào ngày 21/12/2021, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Tờ trình số 568/TTr-CP đề nghị Quốc hội thông qua Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

    Đây là tờ trình lần thứ 5 về Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 được Chính phủ trình Quốc hội kể từ tháng 9/2021 tới nay đã cho thấy sự cầu thị và quyết tâm của Chính phủ trong việc triển khai công trình để tạo động lực, sức lan tỏa nhằm khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.

    Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tờ trình số 568 là việc Chính phủ kiến nghị chia Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km, quy mô 4 làn xe (gồm các đoạn Hà Tĩnh đến Quảng Trị, Quảng Ngãi đến Nha Trang, từ Cần Thơ đến Cà Mau) thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công.

    Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 146.990 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, gồm 47.169 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, phần còn thiếu (72.497 tỷ đồng) sẽ được cân đối từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và từ nguồn vốn ngân sách đã bố trí cho ngành GTVT trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025; chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng.

    Trong tờ trình của Chính phủ lần này về tổ chức thực hiện Dự án, Chính phủ đề xuất Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện đầu tư dự án, trừ các dự án trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội có đề xuất riêng.

    Theo lãnh đạo Bộ GTVT, nếu chủ trương đầu tư Dự án được Quốc hội thông qua vào tháng 1/2022, thì việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi có thể kết thúc vào tháng 9/2022, tạo điều kiện triển khai công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến (dự kiến kéo dài 17 tháng); lựa chọn nhà thầu từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023; tổ chức thi công từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2025.

    Theo ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Phương Thành, trong lịch sử ngành GTVT, chưa từng có một dự án nào được ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách lớn như Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

    “Đây là quyết định quyết đoán, hợp lý của Chính phủ. Sử dụng vốn đầu tư công không chỉ giúp tiết giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai, mà còn giúp cả trăm ngàn tỷ đồng vốn được đưa vào sản xuất, tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế”, ông Khôi đánh giá.

    Cần gói cơ chế đặc thù

    Được biết, cùng với việc sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT cũng vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hoàn thiện phương án bố trí vốn các dự án giao thông trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.

    Cho đến thời điểm này, cả 6 dự án dự kiến nhận vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội gồm: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025; cao tốc An Hữu - Cao Lãnh; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và cầu Đại Ngãi, đều là những công trình có quy mô vốn rất lớn, có thể làm thay đổi đáng kể chất lượng hạ tầng giao thông đất nước.

    Tính toán sơ bộ cho thấy, tổng nhu cầu sử dụng vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội của 6 dự án do Bộ GTVT chủ trì thực hiện nói trên là 120.746 tỷ đồng, trong đó, dự kiến vốn phân bổ cho năm 2022 là 2.250,5 tỷ đồng, năm 2023 là 49.206 tỷ đồng, năm 2024 là 69.289,5 tỷ đồng, năm 2025 là 76.662,1 tỷ đồng.

    Cần phải nói thêm rằng, trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, việc thúc đẩy đầu tư công được đánh giá là yếu tố tiên phong để thúc đẩy tổng cầu xã hội, góp phần vực dậy thật nhanh nền kinh tế khi Covid-19 qua đi.

    Về dài hạn, do nguồn vốn đầu tư công chủ yếu dồn vào các dự án hạ tầng, công trình giao thông trọng điểm còn tạo động lực phát triển, đẩy nhanh việc thu hút đầu tư xã hội, giúp nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững.

    Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất lúc này là khả năng hấp thụ vốn từ Chương trình, ngay cả khi danh mục dự án ưu tiên được gói gọn trong 6 công trình do Bộ GTVT đề xuất.

    Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, tiến độ đầu tư các dự án ngành GTVT phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố, như tiến độ giải phóng mặt bằng (đối với các dự án nhóm A trở lên thường mất tối thiểu 2-3 năm); điều kiện cung cấp vật liệu, điều kiện địa chất công trình, điều kiện thời tiết của các vùng miền; năng lực thực hiện của các chủ thể (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu).

    Thực tế hiện nay, bình quân mỗi năm, Bộ GTVT giải ngân 35.000-43.000 tỷ đồng. Với kế hoạch trung hạn đã được phân bổ hiện nay, các năm 2023, 2024, 2025, Bộ GTVT phải giải ngân bình quân mỗi năm khoảng 70.000 tỷ đồng.

    Nếu cộng cả 6 dự án nằm trong danh mục Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội thì từ nay đến hết năm 2025, trung bình mỗi năm, ngành GTVT phải giải ngân tối thiểu 100.000 tỷ đồng. Đây thực sự là một thách thức rất lớn, bởi việc chi tiêu vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giao thông luôn đòi hỏi trình tự phức tạp, thủ tục rất chặt chẽ.

    Theo TS. Nguyễn Ngọc Long, bên cạnh một gói cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật liệu…, để không rơi vào tình trạng bội thực, có vốn mà không hấp thụ được, cần phải có nỗ lực, quyết tâm lớn của các bộ, ngành, địa phương.

    “Đối với Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, trong trường hợp Bộ GTVT được cấp có thẩm quyền giao chủ trì việc tổ chức thực hiện, thì bên cạnh các cơ quan chức năng, cũng nên thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bộ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban, trong đó có tổ chuyên gia về kỹ thuật để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh”, TS. Nguyễn Ngọc Long đề xuất.

    Sau hơn 16 năm kể từ thời điểm xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên, đến nay, cả nước mới đưa vào khai thác khoảng 1.163 km, tốc độ xây dựng bình quân 74 km/năm, bằng 1,5% tốc độ phát triển đường cao tốc của Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua; chưa hoàn thành mục tiêu “đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc” theo Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
    ThanTuDo thích bài này.

Chia sẻ trang này