Điện thắp sáng tương lai mùa Covid

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 09/08/2021.

4561 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 16:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 132640 lượt đọc và 801 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Đi săn đón sóng quý 4-21 và triển vọng 2022
    Midcap có thể quan tâm: PSH VHC TV2 PC1
    ĐTC: TCD BCC
    Bank: VIB
    BĐS : NTL HDG
    ....
    tùy gu mà chiến :D
    hazefxLINHPLC thích bài này.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Đầu tư công hô hào ace chán chê. Nay đâu đâu cũng đầu tư công nhể :))
    hazefx thích bài này.
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    https://zingnews.vn/chi-147000-ty-dong-ap-dung-co-che-dac-thu-xay-cao-toc-bac-nam-post1288933.html

    Chi 147.000 tỷ đồng, áp dụng cơ chế đặc thù xây cao tốc Bắc - Nam
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Tracodi (TCD): Sức bật trước thềm năm mới
    Được nhiều công ty chứng khoán nhận định có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, mã TCD) bước sang năm 2022 với nhiều thông tin tích cực.
    Vào tuần cuối cùng của tháng 12, tổng thầu TCD dự án Amor Riverside Villas đã làm lễ cất nóc căn mẫu và dự kiến hoàn thành nhà mẫu vào 30/4/2022. Dự án tọa lạc tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, có giá trị hợp đồng xây dựng 240 tỷ đồng, với tổng diện tích xây dựng 1,58 ha bao gồm 33 căn villa và công viên cảnh quan.

    Dự án hiện đang làm chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật nội khu đạt trên 80%. Các căn villas khác hiện đang triển khai đồng loạt san nền và ép cọc. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2022.

    Như vậy, tiến độ thi công các dự án xây dựng đang được TCD đẩy nhanh trở lại sau đại dịch. Ở riêng mảng hoạt động này, TCD đã ký các dự án tới 2023 - 2024 với giá trị Backlog tính đến hết quý 3/2021 đạt xấp xỉ 8.500 tỷ đồng (gấp 03 lần doanh thu xây dựng 4 quý gần đây). Các hợp đồng này đủ để đảm bảo nguồn công việc cho TCD tới năm 2024 dù thị trường xây dựng dân dụng đang chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

    [​IMG]
    Dự án Hoian D'or đang thi công cấp tập

    Gắn với lĩnh vực xây dựng, mảng đá xây dựng của TCD cũng được đánh giá tích cực khi hưởng lợi từ chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến vốn ngân sách đầu tư trong 2021 - 2025 sẽ tăng 37% so với giai đoạn 2016 - 2020.

    Mỏ đá Antraco đã đạt công suất tối đa (1,5 triệu m3) từ năm 2020 và TCD đã xin gia tăng công suất lên 2,5-3 triệu m³/năm và thêm 50 triệu m3 trữ lượng. Đá Antraco có cường độ kháng nén cao, đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của các công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Trong khi đó, chi phí khai thác tại mỏ đá thấp do đây là mỏ lộ thiên, tới nay mới khai thác tới trên mặt đất 10m.

    Bên cạnh đó, đá Antraco có bến cảng vận chuyển riêng, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng diện tích thị trường tiêu thụ. Trong khi, nguồn cung đá xây dựng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thấp nhất cả nước. Đây là lợi thế quan trọng của TCD.

    [​IMG]
    Khai thác đá tại Antraco

    Dưới kịch bản Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19 và không phải áp dụng giãn cách xã hội trong 2021 – 2022, CTCK FPTS đánh giá triển vọng ngắn hạn lĩnh vực đối với lĩnh vực xây dựng và đá xây dựng của TCD. Về dài hạn, chiến lược phát triển của TCD gắn liền với chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tại ĐBSCL của Chính phủ. Không chỉ hướng tới thi công và cung cấp đá cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực, TCD còn đặt mục tiêu trở thành nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua cơ chế Đầu tư đối tác công – tư (PPP – Public-Private Partnership).

    FPTS đánh giá, đây là chiến lược khả thi khi nguồn vốn ngân sách đầu tư cho khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2021 – 2025 chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, dù đã tăng mạnh so với giai đoạn 2016 – 2020.

    Thêm nữa, cơ chế PPP đang trở nên hấp dẫn hơn với các đầu tư tư nhân do khung pháp lý đang dần được hoàn thiện thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Trong đó, một số thay đổi quan trọng bao gồm: quy định cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, giúp tăng minh bạch và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia vào PPP và Nhà nước có thể tham gia góp vốn vào dự án PPP lên tới 50% tổng mức đầu tư của dự án, giảm yêu cầu vốn cho nhà đầu tư.

    Tới nay, TCD đã đáp ứng đủ yêu cầu tham gia thi công các dự án hạ tầng quy mô lớn (Chứng chỉ năng lực thi công và quản lý dự án hạng I) và đã tham gia một số dự án như nâng cấp, mở rộng ĐT 830 và ĐT 824 ( BOT); đường tỉnh 839 - Long An; hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đại học Quốc gia TP.HCM; đường nội bộ & hệ thống thoát nước Công ty MD Việt Nam; Hương lộ 29 - Ô Môn, Cần Thơ; khu tái định cư Tam Quang 2 – Núi Thành, Quảng Nam; đường Trục chính Khu Đô thị mới Tam Phú - Quảng Nam; đường nối hầm Hải Vân – Túy Loan, Đà Nẵng; …

    Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập hôm 27/12/2021, Tập đoàn mẹ Bamboo Capital đã ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với UBND tỉnh Sóc Trăng và UBND tỉnh Bến Tre. Bamboo Capital sẽ nghiên cứu, khảo sát và đề xuất các dự án phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre. Dự kiến, lộ trình từ năm 2021-2025, Bamboo Capital sẽ đầu tư khoảng 20.000 - 30.000 tỷ đồng để phát triển các dự án trọng điểm tại hai tỉnh này. Trong đó TCD sẽ đề xuất với UBND tỉnh Sóc Trăng để khảo sát, nghiên cứu tiền khả thi dự án trục kết nối nam bắc song hành tuyến nam sông Hậu kết nối cầu Đại Ngãi trong tương lai cũng như quy hoạch một số tuyến giao thông khác đáp ứng hạ tầng giao thông cho cảng nước sâu Trần Đề trong tương lai.

    FPTS đánh giá khả quan về các khoản đầu tư lớn của TCD. Cụ thể, các khoản đầu tư vào bất động sản đóng góp khoảng 270 tỷ lợi nhuận trong 04 quý gần đây (~77% lợi nhuận sau thuế). Bên cạnh đó, khoản đầu tư ngắn hạn 29 triệu cổ phiếu TPB đang có lợi nhuận chưa thực hiện 470 tỷ (tương ứng tỷ lệ sinh lời 49% sau 02 tháng).
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Cổ phiếu xây dựng sôi sục theo đầu tư công

    Thông tin Chính phủ chính thức trình Quốc hội gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng một lần nữa tạo ra hiệu ứng tốt, kéo nhóm cổ phiếu xây dựng đồng loạt tăng giá.
    Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm 2022, VN-Index tăng 30,02 điểm (tương đương tăng 2,02%), lên 1.528,48 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 3,3% lên 128.865 tỷ đồng, khối lượng giảm nhẹ 2,6% xuống 4.111 triệu cổ phiếu.

    HNX-Index tăng 19,85 điểm (tương đương tăng 4,19%), lên 493,84 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 7% xuống 15.343 tỷ đồng, khối lượng giảm 9,4% xuống 535 triệu cổ phiếu.

    Cổ phiếu xây dựng sôi sục

    Mã chứng khoán

    Niêm yết

    Giá đóng cửa ngày 31/12 (VNĐ)

    Giá đóng cửa ngày 07/01 (VNĐ)

    Chênh lệch (%)

    SZG

    UPCoM

    24.900

    43.300

    73,90

    H11

    UPCoM

    7.100

    11.500

    61,97

    SDJ

    UPCoM

    7.400

    11.600

    56,76

    HD2

    UPCoM

    10.500

    15.100

    43,81

    L14

    HNX

    259.900

    371.200

    42,82

    C4G

    UPCoM

    23.700

    29.800

    25,74

    CII

    HOSE

    46.400

    57.900

    24,78

    ROS

    HOSE

    13.600

    16.000

    17,65

    LCG

    HOSE

    21.700

    25.450

    17,28

    FCN

    HOSE

    27.500

    32.200

    17,09

    HTN

    HOSE

    45.000

    51.900

    15,33

    HBC

    HOSE

    30.250

    34.500

    14,05

    Tân binh SZG của Sonadezi Giang Điền được chấp thuận giao dịch hơn 54,8 triệu cổ phiếu trên UPCoM từ ngày 27/12, giá chào sàn là 11.800 đồng/CP. Đến nay, cổ phiếu đã đạt 43.300 đồng/CP, tương đương tăng 266,9%. Riêng tuần qua, SZG tăng 73,90% với 4 phiên tăng trần, nhưng thanh khoản 3 phiên đầu tuần ở mức thấp, trung bình chỉ đạt hơn 300 đơn vị/phiên và phải đến phiên cuối tuần, thanh khoản mới tăng lên 60.400 đơn vị.

    Sonadezi Giang Điền hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh nhà, cho thuê mặt bằng, văn phòng. Tài sản đáng giá nhất của Công ty là Dự án Khu công nghiệp Giang Điền với tổng diện tích 529,2 ha. Ngoài ra, SZG cũng sở hữu Dự án Khu dân cư An Bình mở rộng với diện tích 5,7 ha tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    Theo sau đó, mã H11 của CTCP Xây dựng HUD101, SDJ của CTCP Sông Đà 25 và HD2 của CTCP Đầu tư Phát triển nhà HUD2 cũng có diễn biến tương tự. Điểm chung của các cổ phiếu này là thuộc nhóm cổ phiếu xây dựng nhỏ và mới bật lên trong tuần qua.

    Mã H11 tăng 61,97% với 4 phiên tăng trần hưng phấn, giúp cổ phiếu này đóng cửa phiên cuối tuần qua ngày 7/1 tại mức giá 11.500 đồng/CP, trong khi tuần trước đó giao dịch của H11 không có gì nổi bật. Thanh khoản cũng được cải thiện từ trung bình 340 đơn vị/phiên lên 7.673 đơn vị/phiên.

    Tương tự, ở tuần trước nữa, mã SDJ chỉ giao dịch từ vùng giá 7.200 - 7.600 đồng/CP, thanh khoản luôn duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, trong tuần qua, SDJ tăng hết biên độ cả 4 phiên và bước lên mức giá 11.600 đồng/CP, thanh khoản bình quân đạt 15.206 đơn vị/phiên.

    Mã HD2 cũng được hòa vào xu hướng chung ngành xây dựng giúp cổ phiếu tăng 43,81%. Mở đầu tuần giao dịch, HD2 giảm nhẹ nhưng được kéo lên nhờ 3 phiên tăng trần sau đó. Chốt phiên ngày 7/1, cổ phiếu HD2 đạt 15.100 đồng/CP với 235.586 đơn vị được khớp lệnh.

    Ngoài ra, dòng tiền vẫn tiếp tục tìm đến những mã những mã cổ phiếu xây dựng quen thuộc trên thị trường như C4G, CII, ROS, HBC... Điển hình như C4G của Tập đoàn Cienco4 tăng 25,74% lên 29.800 đồng/CP, thanh khoản được cải thiện mạnh mẽ lên hơn 5,92 triệu đơn vị/phiên.

    Hay mã CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ được nhịp tăng ổn định giúp cổ phiếu tăng 24,78% và đạt 57.900 đồng/CP; mã HBC của Tập đoàn Hòa Bình cũng ghi nhận tăng trưởng 14,05%,…

    Đầu tư công vẫn là động lực

    Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu xây dựng đã dậy sóng và ồ ạt tăng giá với 64/96 mã tăng trưởng so với tuần giao dịch trước. Phản ứng tích cực này đến từ thông tin Chính phủ chính thức trình Quốc hội gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng, trong đó, riêng khoản chi cho đầu tư công là gần 114.000 tỷ đồng, chiếm 32,5% gói phục hồi.

    Đến nay, đầu tư công vẫn được kỳ vọng sẽ trở thành lực kéo mũi nhọn của kinh tế vĩ mô khi tiêu dùng đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và xuất khẩu gặp phải nhiều rào cản. Do đó, trong giai đoạn 3 - 5 năm tới, đầu tư công sẽ được Chính phủ đặc biệt quan tâm và tập trung nguồn lực thực hiện các dự án hạ tầng nhằm hỗ trợ khôi phục nền kinh tế.

    Một số công trình hạ tầng tiêu biểu trong giai đoạn hiện hành như 11 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020 tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng; sân bay Long Thành (336.063 tỷ đồng); cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (14.275 tỷ đồng); cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (15.900 tỷ đồng)…

    Trước đó, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 15 - 25% so với giải ngân thực tế năm 2021 nhờ nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm tới.

    Mặt khác, giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ở mức thấp, chỉ đạt 85 - 95% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, đến nay, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã hoàn thành công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và sẽ bắt đầu thi công các hạng mục chính vào năm sau. Chính phủ cũng cho biết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng lớn trong năm 2022 như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc - Nam…

    Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp

    “Với việc các hoạt động xây dựng sẽ được đảm bảo không bị gián đoạn trong giai đoạn bình thường mới, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của các công ty xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022 và trở lại mức trước đại dịch”, các chuyên gia của Chứng khoán VNDirect kỳ vọng.

    Có chung quan điểm, ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Smart Invest đánh giá, năm 2022, Việt Nam có thể có gói kích thích về tài khóa, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công giúp nền kinh tế có thể phục hồi nhanh hơn.

    “Xét theo các yếu tố cơ bản, bên cạnh bán lẻ, dệt may, thủy sản..., khả năng dòng tiền trên thị trường sẽ tập trung ở nhóm ngành đầu tư công, xây dựng hạ tầng… Đây là nhóm doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022”, ông Khánh nói.

    Công ty Chứng khoán Mirae Asset đã điểm tên một số cổ phiếu đáp ứng tiêu chí vốn hóa, thanh khoản, mang tính đặc trưng và đại diện cho từng phân khúc xây dựng. Theo đó, các chuyên gia kỳ vọng nhóm cổ phiếu này sẽ được hưởng lợi trong làn sóng đầu tư công của Chính phủ. Đối với nhóm dân dụng là các mã CTD, HBC, HTN, VCG; nhóm công nghiệp, hạ tầng gồm VCG, HHV, CII, LCG, FCN, C47, TCD.

    Hiện nay, FCN của CTCP Fecon là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng nền móng và công nghiệp nặng. Nhiều dự báo cho thấy mảng xây dựng của FCN sẽ hồi phục vào năm 2022 - 2023 nhờ dòng vốn đầu tư công và FDI mạnh mẽ. Các dự án nhà máy điện và phát triển cơ sở hạ tầng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục dự án xây dựng của FCN.

    Trong khi đó, VCG của Vinaconex đang sở hữu quỹ đất gần 2.000 ha và mục tiêu gia tăng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025. Ông lớn này đang thực hiện các gói thầu Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, gói thầu XL-03 và XL-05; Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài…

    Coteccons (mã CTD) và Tập đoàn Hòa Bình (mã HBC) đại diện nhóm xây dựng dân dụng đã ghi nhận tổng giá trị trúng thầu kể từ đầu năm 2021 lần lượt đạt 25.000 tỷ đồng và 16.054 tỷ đồng, cho thấy tình hình kinh doanh khả quan trong năm 2022.
  6. a_muggle

    a_muggle Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Đã được thích:
    4.347
    VNE sẽ là 1 game kỳ thú!!! note
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    Cơ hội để các a cái nắn lại dòng tiền, nay mà ko làm được thì kém quá :))
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022, Bài cũ: 12/01/2022 ---
    sau đó sẽ là xi măng.Cứ BCC xúc nhé :))
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022 ---
    LCG vô đối rồi nhé, PC1 nó cân cổ tức cổ phiếu đã xong giờ vào pha rít nào :D
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022 ---
    1 e đã tím PSH
    Dự đoán tiếp theo VIB :D
    hazefx thích bài này.
  8. quaivatvt9

    quaivatvt9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2019
    Đã được thích:
    64
    cụ thể đi bác
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    NAY các a nắn dòng tiền về đúng dòng làm thật ăn thật. ACE đừng có gì phải sợ, miễn margin an toàn nếu cổ mình thuộc dạng làm thật ăn thật mà đạp quá thì chịu khó nhặt để lướt T0-T1 NHÉ!
    hazefx thích bài này.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.748
    NAY cơ hội cho các a lái thể hiện nhỉ, rồi những cổ phiếu của DN làm thật, ăn thật và tăng trưởng sẽ về đúng giá trị của nó. ACE cứ vững tay chèo nhé :))
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022, Bài cũ: 12/01/2022 ---
    BÀ con có bank chưa, VIB nhé :))
    hazefx thích bài này.

Chia sẻ trang này