Định giá VEF với tầm nhìn trung-dài hạn (tặng các Vefers trung thành) – Tầng 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bentyeuqui, 16/08/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3802 người đang online, trong đó có 291 thành viên. 13:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 247279 lượt đọc và 3003 bài trả lời
  1. hanoian79

    hanoian79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    3.677
    Tối nay có vẻ các anh em VEF tâm trạng nhỉ? Mọi người đang online để tâm sự về niêm tin bị đánh cắp sao?
    devil2623, vietndhn, Tra Ly6 người khác thích bài này.
  2. muopxanh

    muopxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2009
    Đã được thích:
    20.262
    Ý tôi nói là cách thức của nó ý, mồm hô hào đầu tư dài hạn, all in, thề thốt nhưng tay enter sell ngắn hạn lúc nào không biết đâu. Lúc đó lại lý do này nọ phải bán, thế thì đừng có hô, rồi thề giữ vài năm làm gì, lặng lặng mà hành động
    devil2623, Tra Ly, stockping3 người khác thích bài này.
  3. ryudo

    ryudo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Đã được thích:
    8.960
    Cơ trưởng thì phải hô chứ bác :))
    Lúc nào cũng phải "Lên là lên là lên là lên" =))
  4. cakhoto1401

    cakhoto1401 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2016
    Đã được thích:
    2.832
    Đúng rồi bác ạ, mất niềm tin là mất tất cả mà, vì thế kể cả # có quay lại đây mua cả vài trăm k giờ cũng đ' quan trọng nữa rồi, giầu thì đi mà hưởng 1 mình, ae chẳng ai đón chào, kể ra thì cũng quá nhục rồi, ko 1 ai đứng ra bênh mà vẫn còn già mồm được
    devil2623, vietndhn, traidepftu3 người khác thích bài này.
  5. ryudo

    ryudo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Đã được thích:
    8.960
  6. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    hôm trước vào đây bằng nick topgiare bị e đọc vị ;)) cái bản chất của nó vốn cố hữu như thế rồi, có xay nát như cám vẫn nhận ra được .
  7. Soi_Trang

    Soi_Trang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Đã được thích:
    7.490
    Giờ em mới ngộ ra thuyết âm mưu của # là bán xong làm mình làm mẩy kô tạo topic về Vef nửa để rút lui an toàn, đồng thời làm vef chìm luôn kô có pic nữa. Ai ngờ người tính kô bằng trời tính, có pic của bác @bentyeuqui tụ hợp ace vefers lại mà còn mạnh hơn xưa phân tích công minh, giải đáp rõ ràng. Vì vậy bác bent quyết kô bỏ chức chủ top đâu đấy. Vài lời cám ơn bác bent.
    devil2623, Zu1430, stockping2 người khác thích bài này.
  8. ryudo

    ryudo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Đã được thích:
    8.960
    Thế thì bác không đi dự đại hội anh tài được dồi ;))
    devil2623, stockping, Soi_Trang1 người khác thích bài này.
    pigbank đã loan bài này
  9. Soi_Trang

    Soi_Trang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Đã được thích:
    7.490
    Hô hô cái thăng topgiare em đọc vị mấy ngày nay rồi, cứ cmt là có nó theo sau like với bố cáo thiên hạ. Cái gì giả được chứ văn phong là kô giả dc đâu các bác ah.
    devil2623, muopxanhpigbank thích bài này.
  10. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Tuân Tử nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.

    Tuân Tử, còn gọi là Tuân Huống (313-235 trước Công nguyên), nhà triết học, nhà văn lỗi lạc thời Chiến quốc. Ông khuyên phải tích đức, khuyến thiện và được dạy dỗ mới nên người.

    [​IMG]

    Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta…
    Ồng nói về người thầy, người bạn, kẻ thù trong mối quan hệ xã hội, trong sự giáo dục và giáo dường tâm trí, tâm đức rất hay. Câu nói của ông vẫn được người đời truyền tụng như một cách ngôn, một lời giáo huấn:

    “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ chính là kẻ thù của ta vậy”.

    Tại sao người chê ta mà chê phải là thầy của ta? Dám chê người là trung thực, thẳng thắn. Chê phải lại càng quý, càng phục. Ta có lầm lỗi, có khuyết điểm, nhược điểm mà được người khác chê, chê phải mới đáng quý, khác nào một con bệnh được uống thuốc do một danh y đem cho. Người có trí tuệ hơn người, có tâm đức cao cả mới nhìn thấy khiếm khuyết của đồng loại, thành thật chê, chê phải, chê đúng. Người đó thật đáng kính, đáng tôn thờ, đúng là thầy của ta. Thầy vì hơn ta một cái đầu về tâm hiểu biết. Thầy vì thương người mà bảo bạn, khuyên nhủ. Thói thường “trung ngôn nghịch nhỉ”. Phải có một tấm lòng mới dám đem điều hay lẽ phải để chê người. Chê phải chi cầu mong con người đó trở nên tốt đẹp, hoàn thiện về nhân cách, tiến bộ về học vấn.

    Ông bà ta vẫn thường nhắc nhở con cháu:

    Mật ngọt thì ruồi chết tươi

    Những nơi cay đắng là nơi thật thà

    “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, người chê ta mà chê phải là thầy của ta. Phải đội ơn và bái phục con người đó.

    Bạn là người như thế nào? Tuân Tử đã chỉ rõ: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta”. Ai mà chẳng có mặt tốt đẹp, việc làm tốt đẹp. Ai mà chẳng muốn được khen. Đó là tâm lí chung của nhiều người khen mà khen đúng là đánh giá đúng bản chất của sự việc, của sự vật, của con người. Khen đúng mực, khen vô tư. Những lời khen phải như luồng gió mát lành thổi qua tâm hồn, có tác dụng nâng đỡ tinh thần, phát huy tính tích cực của mỗi con người. Khen đúng, khen phải là lời vàng ngọc quý báu, làm cho người tốt, tốt thêm, việc tốt đẹp ngày một nhiều thêm. Như ta đã thấy tác dụng to lớn của việc nêu gương người tốt việc tốt.

    Có hiểu ta, có quý ta mới khen phải, mới dành cho ta những lời khích lệ, động viên. Trong trường học, trong gia đình, ngoài xã hội, mỗi chúng ta cần được sự quan tâm, sự đánh giá đúng mức, cần nhận được những lời khen phải. Thật đúng như Tuân Tử đã nói: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta”.

    Tại sao những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy? Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ xấu. Lời nói của họ là một thứ quà để lấy lòng, làm vừa lòng người ta. Loại người này có thủ thuật dùng những lời nói ngon ngọt để mơn trớn, để làm “phổng mũi” người ta! Vuốt, ve, nịnh bợ là để dụ dỗ, mơn trớn, mua chuộc và cầu lợi. Sống gần gũi những kẻ vuốt ve, nịnh bợ, nếu không có bản lĩnh sẽ bị sa ngã. Nịnh thần làm sụp đổ ngai vàng. Có gì cứng như đá, có gì mềm như nước; thê mà “nước chảy đá mòn”. Những lời vuốt ve, nịnh bợ còn mạnh hơn nữa, còn sắc hơn dao có thể mài mòn nhân cách, có thể giết chết bất cứ ai, có thể hủy hoại tâm hồn, làm băng hoại lối sống. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ còn là đầu mối, nguyên nhân của sự mất đoàn kết.

    Trong truyện cười dân gian có truyện Thối thật nhằm châm biếm kẻ nịnh bợ trong xã hội. Mật ngọt chết ruồi, đó là bài học. Bởi vậy, ta phải tránh xa những kẻ nịnh bợ, phải ghi nhớ vào lòng lời nói của Tuân Tử: “Những kẻ vuốt ve, ninh bợ ta, chính là kẻ thù của ta vậy”.

    Câu nói của Tuân Tử là một lời khuyên đẹp. Ông đã nêu lên một phương châm sống giàu ý nghĩa; nêu lên tiêu chí đúng đắn về cách nhận diện người thầy, người bạn, kẻ thù.

    Chọn thầy để học và hành đạo (đạo làm người). Chọn bạn (bạn tốt) để thêm sức mạnh trong cuộc đời. Nhận diện kẻ thù, bọn xu nịnh đổ gạt chúng ra khỏi tâm trí, để tâm hồn trong sạch, sống thảnh thơi.

    ( sưu tầm )
    devil2623, vietndhn, Tra Ly3 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này