DJ vượt đỉnh mọi thời đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Closeup99, 24/08/2024.

3644 người đang online, trong đó có 282 thành viên. 07:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1728 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.384
    Sóng to thì họ phải đạp sâu để gom hàng....Độ tham lam của lái Việt thì anh em hiểu rồi đó ;))
  2. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.384
    ..................................
    Bước ngoặt toàn cầu: Các ngân hàng trung ương lớn đồng loạt hướng tới cắt giảm lãi suất


    Trong một diễn biến đáng chú ý, ba ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã đồng loạt báo hiệu kế hoạch hạ lãi suất trong những tháng tới. Động thái này đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên thắt chặt chính sách và mở ra một chương mới cho nền kinh tế toàn cầu hậu COVID-19.

    Tại cuộc họp thường niên ở Jackson Hole, Wyoming - nơi được ví như "Davos của giới ngân hàng trung ương" - Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát đi tín hiệu rõ ràng: "Đã đến lúc phải điều chỉnh chính sách". Tuyên bố này gần như là một cam kết rằng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 9 tới.

    Không chỉ có Fed, các quan chức từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Olli Rehn của Phần Lan, Martins Kazaks của Latvia, Boris Vujcic của Croatia và Mario Centeno của Bồ Đào Nha đều ủng hộ một đợt giảm lãi suất vào tháng tới. Rehn mô tả quá trình giảm lạm phát ở khu vực đồng Euro “đang đi đúng hướng", trong khi Centeno gọi quyết định nới lỏng thêm là "dễ dàng".

    Tương tự, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey cũng bày tỏ sự cởi mở với việc cắt giảm lãi suất thêm, nhận định rằng rủi ro lạm phát kéo dài dường như đang giảm bớt. Đây là một tín hiệu quan trọng, đặc biệt sau khi BoE đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch vào đầu tháng này.

    [​IMG]
    Chủ tịch ECB Christine Lagarde, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Thống đốc BoE Andrew Bailey
    Xu hướng này không chỉ giới hạn ở ba nền kinh tế lớn. Canada, New Zealand và Trung Quốc cũng đang trong quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngoại lệ duy nhất là Nhật Bản, nơi đang bắt đầu chu kỳ thắt chặt đầu tiên trong 17 năm.

    Tuy nhiên, đằng sau những tín hiệu tích cực này là một bức tranh kinh tế phức tạp. Powell thận trọng không đưa ra quá nhiều chi tiết về kế hoạch sau tháng 9, nhấn mạnh rằng "thời gian và tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu đến, triển vọng và sự cân bằng về rủi ro."

    Điều đáng chú ý là sự thay đổi trong trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách. Thay vì tập trung vào lạm phát, họ đang chuyển sự chú ý sang thị trường lao động. Powell đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ để hỗ trợ thị trường việc làm, bày tỏ lo ngại về sự tăng gần đây trong tỷ lệ thất nghiệp lên 4.3% - mức cao nhất trong gần ba năm.

    Diane Swonk, Chuyên gia kinh tế trưởng của KPMG, nhận định: "Bài phát biểu này làm rõ rằng thị trường lao động giờ đây là trọng tâm số 1 của họ”. Điều này phản ánh một thực tế mới: Mối đe dọa từ lạm phát đang dần được thay thế bởi nguy cơ suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

    Trong bài phát biểu của mình, Powell đã đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ để hỗ trợ thị trường việc làm. Ông đề cập đến sự gia tăng gần đây của tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao nhất trong gần ba năm là 4.3%, gọi sự hạ nhiệt của thị trường lao động là "không thể nhầm lẫn". Đáng chú ý, ông nhấn mạnh rằng Fed sẽ không hoan nghênh bất kỳ sự gia tăng nào thêm nữa trong tỷ lệ thất nghiệp.

    "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để hỗ trợ một thị trường lao động mạnh mẽ khi chúng tôi tiến thêm về phía ổn định giá cả", ông Powell khẳng định.

    Nghiên cứu được trình bày tại hội nghị Jackson Hole cảnh báo rằng thị trường lao động Mỹ đang gần đến điểm bùng phát. Nếu các nhà hoạch định chính sách tiếp tục hạ nhiệt nền kinh tế, họ có thể vô tình kích hoạt một đợt tăng mạnh về tỷ lệ thất nghiệp. Đây là một tình huống mà Fed muốn tránh bằng mọi giá.

    Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic đã nhấn mạnh tính linh hoạt trong chính sách của Fed: "Nó sẽ phụ thuộc vào vài điểm dữ liệu tiếp theo. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt cao hơn, chúng tôi phải hành động mạnh hơn”. Điều này cho thấy Fed đang chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản, từ cắt giảm nhẹ đến những động thái quyết liệt hơn nếu cần thiết.

    Trước thềm cuộc họp quan trọng vào tháng 9, Fed sẽ nhận được thêm một báo cáo việc làm và hai báo cáo lạm phát. Những con số này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình chính sách tiền tệ sắp tới. Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát dự đoán tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 4.4% vào cuối năm - một kịch bản có thể thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.

    Cuộc họp Fed tháng 9 không chỉ quan trọng vì quyết định lãi suất. Các quan chức cũng sẽ công bố dự báo kinh tế mới và đưa ra dự đoán về lãi suất chính sách cho đến năm 2026. Điều này sẽ giúp thị trường và các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về hướng đi của Fed trong những năm tới.

    Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Chia sẻ trang này